Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam Nói Chung Và Huế Nói Riêng.


Các Bộ, Ngành như môi trường, đầu tư, giáo dục, chính quyền địa phương đều tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, các quy định và cử đại diện vào các Uỷ ban liên ngành để cùng phối hợp quản lý, giám sát sự hoạt động và kịp thời có những điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Thái Lan phát triển.

1.4.1.2 Chu Hải -Trung Quốc.

Đặc điểm nổi bật của chiến lược phát triển của thành phố Chu Hải là vận dụng tối đa điều kiện tự nhiên sẵn có kết hợp với chính sách đầu tư cho du lịch để phát triển. Trong chiến lược ấy, yếu tố con người, yếu tố sản phẩm du lịch nhân tạo là quan trọng hơn. Trên thực tế, Chu Hải đã thành công trong việc sáng tạo và đưa các sản phẩm du lịch nhân tạo vào khai thác. Bởi lẽ, nếu Chu Hải chỉ đơn thuần dựa vào điều kiện tự nhiên, Chu Hải khó có thể thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm như hiện nay vì nếu so sánh với các địa phương khác ở Trung Quốc, điều kiện tự nhiên ở Chu Hải chưa phải là lý tưởng.

- Chu Hải tự xây dựng cho mình những danh hiệu hết sức ấn tượng như “thành phố hoa”, “thành phố màu xanh”, “thành phố lãng mạn”, “thành phố của tình yêu”, “thành phố mỹ nhân ngư”; hoặc xây dựng con đường đẹp nhất ven biển Chu Hải thành “con đường tình yêu” v.v. Đi đôi với việc xây dựng các danh hiệu ấy là chính sách quản lý, duy trì và phát triển danh hiệu. Trên thực tế, Chu Hải đã phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của để bảo vệ các danh hiệu của mình trước sự phát triển vũ bão của các địa phương khác trên đất nước Trung Quốc rộng lớn.

- Chu Hải đã tích cực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất phục vụ du lịch và công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.

- Chu Hải có tầm nhìn xa và rộng. Người Chu Hải không chỉ thu hút du khách đến một lần mà ngược lại khiến cho du khách coi vùng đất này là một điểm hẹn lý tưởng. Mặt khác, Chu Hải đã và đang muốn giới thiệu với thế


giới về một Chu Hải năng động không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên, những bờ biển lý tưởng v.v. mà còn là một thiên đường giải trí.

1.4.1.3 Malaysia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Malaysia là Cục Xúc tiến Du lịch thuộc Bộ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch, bao gồm các bộ phận: Vụ Phát triển, Vụ Xúc tiến, Vụ Nghiên cứu và Đào tạo, Vụ quản lý Hội thảo quốc tế, Vụ Tổng hợp, Các Văn phòng tại nước ngoài và các Trung tâm Thông tin. Malaysia là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vào bậc nhất Đông Nam Á. Chính phủ Malaysia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, nên đã đi trước chúng ta một bước dài trong công tác phát triển du lịch. Chỉ trong vài năm, với chính sách đầu tư hợp lý, ngành du lịch Malaysia đã vươn lên dẫn đầu khu vực với việc thu hút trung bình từ 14 - 15 triệu lượt du khách quốc tế/năm, với thời gian lưu trú trung bình của mỗi du khách vào khoảng 5 - 7 ngày. Ngân sách của cơ quan du lịch quốc gia khoảng trên 40 triệu USD mỗi năm, Hàng không quốc gia Malaysia đã mở nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế, phát triển nhiều trung tâm du lịch mạo hiểm, các khách sạn được phân bố đều khắp cả nước. Cơ sở hạ tầng và nền kinh tế có mức tăng trưởng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Malaysia rất chú trọng phát triển du lịch sinh thái. Thị trường thu hút khách trọng điểm là các nước trong khu vực, đặc biệt là Singapore, Thái Lan; chú trọng khai thác thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Anh… Ngoài ra, Malaysia rất coi trọng công tác quảng bá sản phẩm du lịch trên cơ sở đa dạng sản phẩm - thỏa mãn khách hàng. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch (mỗi năm chi hàng triệu Ringgit cho công tác này) và duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy, chỉ sau 5 năm Malaysia đã tăng gấp đôi lượng khách quốc tế từ 7,93 triệu lượt người năm 1999 lên 15,7 triệu lượt người năm 2004; doanh thu từ du lịch đạt hơn 12 tỷ USD, tỷ trọng du lịch


Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 - 4

trong GDP là 5,6%, xếp hàng thứ 2 trong các ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất nước


1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Huế nói riêng.


Từ những kinh nghiệm về tổ chức và quản lý phát triển du lịch của Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia cho thấy, để phát triển du lịch các nước đã tập trung đầu tư và giải quyết những vấn đề cơ bản sau :

- Chính phủ các nước Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia đều rất chú trọng đến phát triển du lịch, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách nên đã dành sự ưu tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất.

- Ngành du lịch của các nước Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia đều đã xây dựng được chiến lược, sách lược phát triển du lịch phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển rất linh hoạt và uyển chuyển.

- Các bộ, ngành hữu quan của các nước Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia đều có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch; tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu cho đất nước, tạo một vị thế nhất định với nước ngoài.

- Các nước Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia đều đã biết xây dựng kế hoạch phát triển ưu tiên cho du lịch có trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ; đồng thời, rất coi trọng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác phát triển thị trường của ngành du lịch ra nước ngoài nói chung và ở một số thị trường trọng điểm…

Có thể thấy rằng, ngành Du lịch nước ta nói chung và Huế nói riêng, cần tham khảo và học tập các nước về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, bao gồm năm vấn đề chủ yếu: Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch. Hai là, mạnh dạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch. Ba là, tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự


chú ý của du khách. Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch.

Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch


TÓM TẮT CHƯƠNG I

Nội dung chương I đã khái quát cho chúng ta các khái niệm cơ bản liên quan đến du lịch như khái niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch và vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, nội dung trong chương cũng đã nêu bật các yếu tố bên ngoài như yếu tố về kinh tế chính trị trên thế giới, trong khu vực và trong nước, về nhu cầu khách hàng, về chính sách điều tiết của nhà nước, điều kiện tự nhiên, văn hóa, công nghệ thông tin… và các yếu tố bên trong như quản lý ngành, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, hiệu quả sử dụng vốn… đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến ngành du lịch.Các nội dung này làm cơ sở cho việc đánh gía thực trạng phát triển du lịch của tỉnh và cũng là nền tảng cho việc định hướng các giải pháp có khoa học. Ngoài ra, trong chương I cũng đã thể hiện được kinh nghiệm của các nước có ngành du lịch phát triển để từ đó chúng ta có thể học hỏi một cách có chọn lọc, áp dụng phù hợp với tình hình hiện tại của tỉnh nhà.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Giới thiệu tổng quan ngành du lịch tỉnh TTH.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên


Tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc trung bộ của Việt Nam mà trung tâm là thành phố Huế, cách thủ đô Hà Nội 650 km và thành phố Hồ Chí Minh 1080km, vị trí này tương đối bất lợi vì xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như các tỉnh ở phía nam, Hà Nội, Hải Phòng. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Huế, các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, với phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng với ranh giới là đèo Hải Vân, phía tây là dãy Trường Sơn chạy dọc miền Trung và phía đông tiếp giáp với biển Đông với đường bờ biển dài khoảng 120 Km, có cảng Thuận An và vịnh chân Mây có độ sâu 18 – 20m có khả năng xây dựng cảng nước sâu.

Về khí hậu, Thừa Thiên Huế nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, không có mùa đông và mùa khô rõ rệt. Chỉ khi có những đợt không khí lạnh tràn về thì thời tiết lạnh, thời tiết khô khi có ảnh hưởng của gió Lào thổi về. Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên lượng bức xạ khá lớn, lượng bức xạ cao dẫn đến nhiệt độ tăng. Ở Huế nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 đến tháng 8 trung bình 29

– 29,5oC, tháng 12 đến tháng 1 là những tháng có nhiệt độ thấp 19 – 20oC, có

thời điểm thấp nhất là 10 – 14oC. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25oC, số giờ nắng trung bình ở Huế là 2000 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm tại Huế là 2.740mm, mùa mưa chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, độ ẩm dao động từ 72 – 90%. Số lượng bão ở Thừa Thiên Huế khá nhiều thường bắt đầu từ tháng 6 và nhiều nhất là tháng 9, tháng 10 hàng năm. Ngoài ra, Tỉnh còn chịu


ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Điều kiện khí hậu như vậy gây ra rất nhiều khó khăn cho việc phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, kể cả du lịch

2.1.2 Đặc điểm văn hóa, xã hội tỉnh TTH:


Từ năm 179 trước Công nguyên đến cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên, Huế là vùng đất thuộc quận Nhật Nam dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Sau đó, trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất Thừa Thiên Huế thuộc địa đầu phương bắc của Vương quốc Chămpa. Năm 1306, vua Chăm là Chế Mân đã dâng vùng đất châu Ô và châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của bắc Quảng Nam ngày nay) làm sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân. Năm sau, vua Trần đổi tên hai châu này thành châu Thuận, châu Hóa, và đặt chức quan cai trị. Về sau, hai châu được gộp lại, lấy tên là Thuận Hóa. Vào nửa cuối thế kỷ XV, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện.

Với lời sấm truyền "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành Sơn, có thể yên thân muôn đời), năm 1558 Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hóa mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Sự nghiệp mở mang của 9 đời chúa Nguyễn ở “Ðàng Trong” đã gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân.

Năm 1636 phủ chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - Thành nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ XVIII, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của xứ “Đàng Trong” và từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn thống nhất.

Từ năm 1802 đến năm 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam dưới sự trị vì của các vua nhà Nguyễn. Cũng trong thời gian này, nơi đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế và Đại Nội (253 công trình) cùng các lăng tẩm của 7 đời vua Nguyễn và

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí