Nhận Xét Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Trong Thời Gian Qua.


huyện. Huyện Phong Điền cũng đang gấp rút hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện.

Việc xây dựng và thực thi đồng bộ giữa quy hoạch du lịch với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đóng vai trò quang trọng. Nội dung quy hoạch du lịch được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp của những cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành thì sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế về mức độ quan tâm của “ những người trong cuộc” có phản ứng như thế nào về vấn đề quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh thì cho thấy tỷ lệ nắm bắt thông tin rất thấp.

Thật vậy, trong số khảo sát 20014 người, là lãnh đạo các Doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch, thì có trên 20% - 30% trong số đó hoàn toàn không biết gì về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh nhà là như thế nào có phù hợp với tiềm năng không, có tập trung không hay dàn trãi, có quy hoạch với các ngành khác tốt không….

Điều này cho thấy tính khả thi của Quy hoạch sẽ bị hạn chế, bởi vì bản thân các doanh nghiệp là người trực tiếp ảnh hưởng đến việc quy hoạch thì một lượng lớn hoàn tòan không biết đến. Thêm vào đó, kết quả khảo sát cũng thể hiện được chất lượng quy hoạch của Huế thấp. Vì với các cá nhân và tổ chức tâm đến vấn đề này thì đều cho rằng, quy hoạch còn quá dàn trãi, không tập trung, không chi tiết.

b) Về nghiên cứu khoa học ngành du lịch:

Phối hợp với TCDL, một số ngành, địa phương liên quan thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học: xây dựng kế hoạch Marketing du lịch VN; giải pháp khai thác tiềm năng du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây; điều tra tài nguyên du lịch; điều tra, khảo sát xây dựng chương trình tăng cường năng



14 Sở VHTT-DL tỉnh Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


lực kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch; cung cấp thông tin du lịch cho đề tài GISHuế,…

Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 - 9

Phối hợp sở KH-CN tỉnh hỗ trợ và chọn:

+ Công ty TNHH Saigon-Morin Huế làm điểm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14.000 về môi trường. Hiện công ty đã và đang thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như: lắp ráp 30 giàn năng lượng mặt trời, cung cấp nhiệt cho bình nước nóng của 120 phòng; lắp 20 đồng hồ điện nhánh nhằm quản lý việc sử dụng điện của từng bộ phận; tổ chức phân loại rác theo tiêu chí 3R;... Đặc biệt, đã có 19 cán bộ chủ chốt được cấp chứng chỉ chuyên gia đánh giá nội bộ, là nguồn đào tạo lại cho CB-NV trong KS nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ. Sau khi hoàn thiện, KS sẽ được cấp Nhãn hiệu môi trường, một trong những tiêu chí thu hút khách du lịch.

+ Công ty CP DL Hương Giang xây dựng thương hiệu cho nhóm dịch vụ ẩm thực Cung đình Huế nhằm xác định quyền sở hữu cho thương hiệu này, một trong những công việc hết sức cần thiết trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

+ Chọn doanh nghiệp có đủ điều kiện phối hợp thực hiện đề tài Nghiên cứu và xây dựng mô hình thử nghiệm du lịch đầm phá dựa vào cộng đồng, tạo tiền đề cho việc khai thác du lịch đầm phá, tài nguyên đặc trưng, riêng có của TTH.

c) Đầu tư:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 3915 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, với tổng vốn đầu tư khoảng 34.990 tỷ đồng, trong đó có 19 dự án đang khởi công xây dựng với số vốn đăng ký khoảng hơn 3.000 tỷ đồng, 12 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và chuẩn bị khởi công với số vốn đăng ký là 31.278 tỷ đồng, 8 dự án còn lại đã có chủ trương của UBND tỉnh cho phép nghiên cứu đầu tư với vốn đăng ký khoảng 2.802 tỷ đồng.


15 Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế


Công tác đầu tư đang được triển khai mạnh, tại TP Huế, một số khách sạn tiếp tục xây dựng như KS Duy Tân 2, Hùng Vương, Mondial, Sky Gardan,...; một số khách sạn khác đang hoàn thành thủ tục đầu tư để triển khai xây dựng như KS Petrolimex, Thuận Phú,…

Tại Khu kinh tế Chân mây - Lăng Cô đã có gần 20 dự án đầu tư về du lịch đang triển khai. Trong năm 2009 sẽ có hàng loạt dự án được động thổ, trong đó có 3 dự án nước ngoài với giá trị đầu tư 1,3 tỷ USD như khu Laguna Huế với số vốn 875 triệu USD, khu du lịch Bãi Chuối của công ty Cattigana 102 triệu USD, khu du lịch nghĩ dưỡng Dream Palace 640 tỷ VNĐ, khu resort Thuận An với vốn 300 tỷ VNĐ.

Dự án ADB thông qua TCDL về phát triển du lịch cộng đồng tại A Lưới, đã thành lập ban quản lý dự án của ngành, chọn vị trí cụ thể tại A Lưới để triển khai dự án trong năm 2009.

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào ngành du lịch yếu, chưa đủ sức hấp dẫn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch của Tỉnh trong thời gian qua. Các khu du lịch tuy đã được quy hoạch tổng thể nhưng đầu tư manh mún nên chưa phát huy được hiệu quả thu hút du khách. Vấn đề đầu tư phát triển nhà vườn còn mang tính tự phát, chưa có một chính sách thống nhất, việc ràng buộc người chủ vườn vào quy chế trước khi đầu tư đã làm người dân ngần ngại, không dám tham gia.

Công tác phục hồi các công trình kiến trúc còn chậm, công nghệ trùng tu và kỹ thuật còn yếu kém, còn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu. Những giá trị văn hóa này để lâu có thể bị mất đi hay bị thiên nhiên tàn phá.

2.2.2.6 Công tác quản lý nhà nước về du lịch.


Có thể nói, du lịch đã được lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế xác định là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của Tỉnh. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2010 là từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo


hướng lấy du lịch - dịch vụ làm ngành kinh tế mũi nhọn để khai thác lợi thế và tạo động lực cho phát triển kinh tế.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2006-2010) đã xác định tập trung phát triển, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, với mức tăng trưởng bình quân trên 15%/năm. Trong đó, Tỉnh ưu tiên phát triển các nhóm ngành: Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin; bất động sản; dịch vụ y tế, giáo dục, nhất là dịch vụ du lịch.

Để thực hiện được mục tiêu Đại Hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ XIII, Tỉnh dự tính huy động tổng mức vốn toàn xã hội từ 40.000 đến 45.000 tỉ đồng để đầu tư phát triển, tăng từ 3 đến 4 lần so với nhiệm kỳ trước. Trên cơ sở đó, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến tới hình thành các trung tâm thông tin quốc tế, hệ thống dịch vụ trình độ cao ở khu vực kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Tỉnh sẽ đầu tư nâng cấp cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân nối với Lào, gắn xây dựng trung tâm giao dịch ngoại thương để khai thác tốt trục hành lang kinh tế Đông - Tây, và tuyến đường Hồ Chí Minh qua A Lưới.

Ngoài ra, Tỉnh cũng có chính sách khuyến khích việc liên doanh liên kết đầu tư trong nước và nước ngoài để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch và thiết lập thêm các tour mới thu hút khách du lịch đến với Cố đô Huế.

Về việc phát triển các ngành nghề liên quan đến du lịch thì những năm trở lại đây, các ngành nghề thủ công truyền thống ở Huế từng bước được vực dậy nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp chính quyền. Một số chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề, ưu đãi về thuế đất, ưu đãi về thuế, chính sách một giá đã được áp dụng. Đặc biệt, từ năm 2002, Tỉnh và Thành phố đã đề ra chương trình phát triển


sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, trong đó tập trung phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ cho du lịch và xuất khẩu.

2.3 Nhận xét thực trạng phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua.


2.3.1 Những cơ hội và thách thức của du lịch Huế


Cơ hội:


o Các chính sách thông thoáng mở cửa của Việt nam sau khi gia nhập WTO.

o Tình hình bạo loạn, mất an ninh của thế giới sẽ hướng khách du lịch tìm

đến nơi an toàn tốt.

o Có nền văn hóa đặc sắc đa dạng.

o Được nhà nước hỗ trợ, quan tâm phát triển (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Huế trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam).

Thách thức:


o Nền kinh tế đang bị suy thoái nặng. Việc chi tiêu cho du lịch giảm.

o Du lịch Việt Nam chậm chuyển hướng sang thị trường mới.

o Cộng đồng dân cư còn chưa mạnh dạn tham gia vào phát triển du lịch vì cơ chế chính sách không rõ ràng của các cấp quản lý.

o Công nghệ du lịch còn yếu, chưa khai thác mạnh kênh thông tin internet. Hiện nay, theo thống kê của Tổ chức du lịch Thế giới thì 78% du khách Mỹ, 50% du khách Pháp và khoảng 10% du khách Trung Quốc tìm kiếm thông tin du lịch qua mạng.

o Sự cạnh tranh của các địa phương trong tỉnh và các nước trong khu vực

2.3.2 Những kết quả đạt được


- Về quy hoạch: Đã được góp ý của Lãnh đạo tỉnh và hiện đang điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định


hướng đến năm 2020, bên cạnh là dự án Quy hoạch do Sigapore lập và nhiều quy hoạch chi tiết khác.

- Tài nguyên du lịch từng bước được khai thác có hiệu quả, hệ thống cơ sở vật chất từng bước được phát triển, các dự án đầu tư phát triển du lịch tăng nhanh về số lượng, quy mô và chất lượng, nhiều loại hình du lịch đa dạng như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch lễ hội hình thành và phát triển mạnh, xu hướng xã hội hoá các hoạt động du lịch ngày càng tăng…

- Vị trí vai trò của du lịch trong nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân được nâng cao tạo là một điều kiện thuận lợi giúp quá trình phát triển du lịch ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ và có môi trường xã hội thích hợp với quá trình phát triển.

- Tổ chức kinh doanh du lịch ở Thừa Thiên Huế khá phát triển, số lượng doanh nghiệp khá lớn; loại hình doanh nghiệp đa dạng về cả hình thức sở hữu lẫn hình thức tổ chức; đa dạng về các loại hình dịch vụ như khách sạn, vận chuyển, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, lữ hành…

- Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch và kết cấu hạ tầng xã hội được đầu tư phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển du lịch.

- Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được tiến hành dưới nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện đã góp phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư, bước đầu tạo lập được thương hiệu du lịch của Thừa Thiên Huế.

- Đội ngũ lao động du lịch Thừa Thiên Huế tăng trưởng mạnh tích cực về trình độ và năng lực ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nguồn nhân lực được đầu tư nâng cấp phát triển đảm bảo phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo. Tỉnh đã có kế hoạch đào tạo nhân lực hàng năm, được báo cáo vào tháng 10 hàng năm về kết quả đào tạo trong năm và kế hoạch cho năm sau.


- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được củng cố, kiện toàn, ngày càng nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý du lịch tạo điều kiện thuận lợi hoạt động kinh doanh và đầu tư của các thành phần kinh tế. Đặc biệt là việc ra đời của cổng thông tin điện tử Huế với nhiều tiện ích đã giúp mọi cá nhân, tổ chức có thể nắm bắt thông tin kịp thời về các kế hoạch cũng như các hoạt động trọng điểm khác trong tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng

- Thừa Thiên Huế đang dần trở thành thành phố Festival và là một trong những điểm đến độc đáo của văn hoá, lễ hội hấp dẫn khách du lịch quốc tế.

2.3.3 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân


Hạn chế:


- QH 1995 tuy đã góp phần đạt được những kết quả khả quan nhưng tồn tại một số hạn chế:

+ Các chỉ tiêu dự báo làm cơ sở xây dựng định hướng phát triển và các giải pháp của QH 1995 không còn phù hợp với thực tế do những biến động của tình hình thế giới và trong nước.

+ QH 1995 chưa đánh giá được toàn bộ tiềm năng du lịch của tỉnh, dẫn đến việc khai thác mới chỉ tập trung chủ yếu vào di tích văn hoá lịch sử, các tiềm năng du lịch khác như biển, đầm phá, giá trị văn hoá dân tộc thiểu số, di tích lịch sử cách mạng chưa được quan tâm khai thác.

+ Về định hướng phát triển du lịch, QH 1995 mới chỉ đề cập đến: Định hướng về tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch; Định hướng tổ chức không gian; Định hướng các dự án ưu tiên đầu tư trong khi chưa đề cập đến một số định hướng có vai trò quan trọng như: Định hướng phát triển thị trường khách du lịch; Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch; Định hướng quảng bá xúc tiến du lịch, Định hướng đào tạo nguồn nhân lực…

Hiện nay đang có quy hoạch tổng thể cho việc phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng tất cả vẫn còn đang trong giai đoạn hiệu chỉnh, còn nằm trên


giấy. Để đem vào áp dụng thực tế các quy hoạch này, phải mất rất nhiều thời gian cho sự chờ đợi báo cáo, xét duyệt ..và nhiều bước kiểm tra khác.

- Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm gắn liền với di sản văn hoá thế giới cố đô Huế; Chưa có nhiều nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới. Các sản phẩm gắn với các tiềm năng du lịch khác như các bãi biển, hệ thống đầm phá, hệ thống di tích lịch sử cách mạng… chưa được quan tâm phát triển. Việc trùng tu di tích chưa đạt chất lượng cao.Các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, các dịch vụ bổ trợ, hàng hoá lưu niệm chưa phong phú, chất lượng chưa tương xứng với giá cả… Hiện nay, Huế chỉ làm du lịch từ sáng đến tối chứ chưa khai thác du lịch từ đêm đến sáng, lúc mà khách cần giải trí chi tiêu nhất. Do đó mức chi tiêu của khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế còn thấp so với tiềm năng. Ngày lưu trú của khách còn quá thấp so với các khu vực lân cận.

- Môi trường đầu tư khuyến khích phát triển du lịch tuy đã có những biến đổi theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng chưa có các giải pháp đồng bộ nên chưa thúc đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch.

- Việc đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Huế và phụ cận, các khu vực khác đặc biệt khu vực A Lưới hầu như chưa được quan tâm đầu tư nhiều.

- Hoạt động xúc tiến, tìm kiếm khai thác thị trường mới chưa được thực hiện chủ động do đó chưa phát triển được các thị trường mới. Với tình hình kinh tế như hiện nay, xu hướng khách du lịch cũ cần được duy trì, nhưng chuyển đổi thị trường là một việc làm cần thiết và cấp bách, nhưng dường như chưa thấy có động thái gì rõ ràng cho xu hướng này, chậm hơn so với các khu vực lân cận.

- Đào tạo nguồn nhân lực tuy có kế hoạch hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của tỉnh. Thừa lao động nhưng thiếu lao động có chất lượng.

- Để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách, hiện trên địa bàn Huế chỉ có vài siêu thị cỡ nhỏ và chợ Đông Ba. Còn lại là hằng hà sa số những cửa hàng đồ lưu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022