Làng Nghề Và Các Sản Phẩm Thủ Công Truyền Thống


nhiều di tích quan trọng khác như Đàn Nam Giao, Hổ Quyền, Điện Hòn Chén

Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã chấm dứt triều đại nhà Nguyễn nhưng không lâu sau đó thì Thành phố lại nằm trong vùng Mỹ - Ngụy quản lý. Nhiều công trình văn hóa trong thời kỳ này không được tôn tạo mà còn bị xâm phạm do xây dựng các công trình quân sự. Đến năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, thành phố Huế từng bước được khôi phục phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa.

Người dân Thừa Thiên Huế văn minh, lịch thiệp, có truyền thống hiếu học bao đời nay và trong mỗi con người đều chứa đựng nét đặc thù sâu sắc văn hoá Huế. Đại học Huế gồm 7 trường Đại học thành viên (Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học, Đại học Y khoa, Đại học Nông lâm, Đại học Nghệ thuật, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Ngữ), cùng với Trường Đại học dân lập Phú Xuân và hệ thống các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

2.1.3 Tài nguyên du lịch

Hệ thống đầm phá: Đây là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái cũng như văn hoá, hệ thống đầm phá của Thừa Thiên Huế gồm:

- Phá Tam Giang: kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông với biển Đông qua cửa Thuận An, chiều dài 25 km, chiều rộng từ 0,5 - 4 km, chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến từ 1 - 1,5 m và gần cửa Thuận An lên đến 4 - 6 m, diện tích mặt nước khoảng 52 km2.

- Đầm Thủy Tú: gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và Thuỷ Tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km, chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5 - 5,5 km, chiều sâu đầm phổ biến từ 1,5 - 2 m, diện tích mặt nước khoảng 60 km2.


- Đầm Cầu Hai: kéo dài từ Cồn Trai đến cửa sông Rui với chiều dài 9 km và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần 13 km, chiều sâu trung bình khoảng 1,4 km, diện tích mặt nước khoảng 104 km2. Đầm Cầu Hai thông với biển Đông qua cửa Tư Hiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Đầm An Cư: là thuỷ vực biệt lập, kéo dài theo hướng Bắc - Nam, chiều dài tư 5 - 6 km, chiều rộng từ 2 - 4 km, diện tích mặt nước 15 km2, chiều sau phổ biến từ 1 - 3 m. Đầm An Cư thông với biển Đông qua cửa Lăng Cô.

Hệ sinh thái:

Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 - 5

Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của biển Đông, có kiểu khí hậu chuyển tiếp bắc - nam Việt Nam, do đó hệ sinh thái của Thừa Thiên Huế rất đa dạng phản ánh sự giao thoa nhiều luồng sinh vât thuộc khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam Việt Nam.

Bên cạnh đó, với chiều dài bờ biển trên 120km, Thừa Thiên Huế có nguồn hải sản phong phú đảm bảo cung cấp đặc sản cho du khách và tạo điều kiện tổ chức các loại hình du lịch như câu cá, tôm, mực, lăn biển…

Sự đa dạng của hệ sinh thái Thừa Thiên Huế tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn liền với môi trường thiên nhiên như du lịch sinh thái, du lịch giáo dục môi trường…

Tài nguyên du lịch tự nhiên nỗi bật

Các tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật của Thừa Thiên Huế bao gồm:


- Tài nguyên du lịch biển với các bãi biển Cảnh Dương; Thuận An; Lăng Cô; bãi Cả; bãi Chuối (Lăng Cô), Đông Dương, Hàm Rồng (huyện Phú Lộc), Quảng Ngạn (Quảng Điền), Phong Hải - Điền Lộc (Phong Điền), Vinh Thanh - Tư Hiền, Ngũ Điền, đảo Sơn Chà….

- Các điểm thắng cảnh với đèo Hải Vân; núi Ngự Bình; Đồi Vọng Cảnh; đồi Thiên An và hồ Thuỷ Tiên; núi Ngọc Trản; núi Thiên Thai…

- Các nguồn nước khoáng như nguồn Thanh Tân; nguồn Hương Bình; nguồn A Roàng; nguồn Pahy; Mỹ An; nguồn Thanh Phước và nguồn Tân Mỹ.


- Các điểm du lịch sinh thái như Vườn Quốc gia Bạch Mã; thác Phướn; thác Mơ; thác Trượt; thác Kazan, Khu bảo tồn tự nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước tràm chim Bắc Biên (Quảng Điền), các điểm du lịch sinh thái khu vực Nam Đông…

- Các điểm du lịch sông nước, đầm phá, sinh thái hồ như Sông Hương; Phá Tam Giang; Hồ Truồi; đầm Lập An; cồn Dã Viên; cồn Hến…

Tài nguyên du lịch nhân văn:

Hệ thống di tích lịch sử quan trọng có giá trị phục vụ du lịch.

Nổi bật nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Thừa Thiên Huế là quần thể di tích cố đô Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các công trình kiến trúc tôn giáo, kiến trúc dân dụng… thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Champa, Việt, Trung Hoa và phương Tây tạo thành sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Ngoài quần thể di tích Huế, còn có 34 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Trong số đó nhiều di tích được coi là có giá trị đặc biệt quan trọng cần tập trung đầu tư tôn tạo, bảo vệ và tổ chức khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu là khu di tích kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu địa đạo huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường mòn Hồ Chí Minh...

Các lễ hội.

Như bao miền quê khác trên dải đất Việt Nam, các lễ hội dân gian ở Huế thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống. Bên cạnh những nét chung của lễ hội Việt, các lễ hội ở Huế còn mang những nét riêng của vùng ven biển. Các lễ hội dân gian nổi bật ở Thừa Thiên Huế là lễ hội Cầu Ngư, giống như lễ hội cầu mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp; lễ hội Điện Hòn Chén, tế lễ thánh mẫu Ponaga diễn ra vào dịp thanh minh trong các ngày 2 tháng 3 và từ ngày 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch); các lễ hội Phật giáo có lễ hội Phật Đản (15/4), Vu Lan (15/7)… thu hút đông đảo nhất người dân xứ Huế và các tỉnh lân cận.


Bên cạnh lễ hội dân gian một trong những nét đặc trưng của lễ hội Thừa Thiên Huế là các lễ hội cung đình như lễ tế giao, lễ đại triều, lễ đăng quang v.v... Các lễ hội này có thể khôi phục, khai thác như một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.

Nghệ thuật truyền thống.

Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại. Ta có thể tìm thấy ở đây vẻ trang trọng kiêu sa của nhạc cung đình như giao nhạc, yến nhạc, tế nhạc..., vẻ bình dị sâu lắng của dân gian như các làn điệu dân ca.

Các làn điệu dân ca của Huế có nét đặc trưng riêng biệt. Nó mang chất trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn nhưng không bi lụy. Tiêu biểu là các điệu hò như hò mái đẩy, mái nhì, hò nện, hò giã gạo, giã vôi, giã điệp..., các điệu lý như lý Con Sáo, lý Hoài Xuân, lý Hoài Nam, lý Tình Tang... mà mỗi khi thoáng nghe ta đã liên tưởng ngay tới Huế.

Với giá trị đặc sắc về văn hoá, ca múa nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Nghệ thuật ẩm thực.

Nghệ thuật ẩm thực của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là thành phố Huế rất phong phú, độc đáo, mang bản sắc độc đáo địa phương. Nó được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài chủ yếu là giai đoạn Huế đóng vai trò kinh đô của đất nước dưới thời Nguyễn. Nghệ thuật ẩm thực của Huế vừa mang phong cách sang trọng, cung đình (với các các món ăn trong cung đình) vừa mang phong cách giản dị, dân dã (với các món ăn bình dân) nhưng đều có màu sắc, hương vị rất hấp dẫn và thể hiện sự khéo léo của người dân Huế. Nghệ thuận ẩm thực của Huế được xem là một nguồn tài nguyên du lịch và là nội dung của hầu hết các tour du lịch đến Huế..

2.1.4 Làng nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống

Huế là một trong những địa phương có hệ thống làng nghề đa dạng. Làng nghề và nghề thủ công truyền thống của Huế vốn có từ lâu đời, hình thành từ


nhu cầu phục vụ công việc xây dựng và sửa sang cung điện và nhu cầu trao đổi buôn bán cũng như sản xuất, sinh hoạt. Nhiều làng nghề nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại như Phường Đúc (hiện nay là 5 dãy thợ đúc nằm dọc theo đường Bùi Thị Xuân, cách trung tâm thành phố Huế 3 km về phía Tây Nam), nghề sơn son Tiên Nộn... Các làng nghề này là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với văn hoá như du lịch làng nghề, các loại hàng hoá lưu niệm.

2.1.5 Các loại hình du lịch chủ yếu của Thừa Thiên Huế

- Du lịch văn hóa: Khai thác tiềm năng văn hoá đặc biệt là các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của di sản văn hoá cố đô Huế.

- Du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Bạch Mã (Phú Lộc), thác Ka Giang (Nam Đông), du lịch nước khoáng nóng Thanh Tân (Phong Điền); Chuỗi thác A Nôr (xã Hồng Kim), suối nước nóng Tôm Trung, thác Pông Chất, hang động Kềnh Crâm (xã A Roàng), hồ mặt nước ngầm A Co (xã Phú Vinh, Hồng Thượng), đèo Pê Ke (xã Hồng Vân, Hồng Thuỷ), hầm A Roàng (xã A Roàng).

- Du lịch nghỉ dưỡng:Với lợi thế về vị trí địa lý và là bãi biễn đẹp của thế giới, Lăng Cô đang là nơi đã và đang được đầu tư trở thành khu nghĩ dưỡng thu hút du khách lớn của Huế.

- Du lịch biển: Phát triển ở các khu vực dọc theo bờ biển phía Đông tại các bãi tắm đẹp như Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương với các sản phẩm chính như tắm biển, thể thao trên biển như lặn biển, dù bay, xuồng máy tốc độ cao.

- Du lịch nhà Vườn: Là loại hình du lịch mà du khách đến Huế rất ưa thích. Loại hình du lịch này ngày càng thu hút những lọai du khách hướng về làng quê, thích khám phá những nét văn hóa trong đời sống thật của người dân.

2.2 Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua


2.2.1 Phân tích tác động của các yếu tố bên ngoài:

2.2.1.1 Môi trường kinh tế chính trị thế giới và trong khu vực.

- Về tình hình kinh tế:

Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, kinh tế công nghiệp trên thế giới chuyển dần sang kinh tế tri thức với các. đặc trưng như lấy tri thức làm cơ sở, trong đó nhân tố con người là quyết định; công nghệ thông tin đóng vai trò chủ đạo; thị trường toàn cầu; nền kinh tế phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Với bối cảnh kinh tế như trên, trong các năm qua kinh tế thế giới tiếp tục có tốc độ tăng trưởng ổn định và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã trở thành một xu hướng tất yếu khách quan mà các quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình đều phải tham gia vào. Các Hiệp định Thương mại Tự do theo từng khu vực và toàn thế giới ngày càng được nhiều quốc gia tham gia, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kết nạp thêm được nhiều thành viên mới, trong đó có Việt Nam.

Toàn cầu hóa đã dẫn đến mức độ cạnh tranh của các quốc gia ngày càng cao hơn, không chỉ đơn thuần như trước đây là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mà là sự cạnh tranh của các quốc gia, các nhóm quốc gia và ngay cả của các châu lục với nhau.

Tuy nhiên, Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 vừa qua là giai đoạn đầy khó khăn của nền kinh tế thế giới nhất là các nền kinh tế phát triển, với một loạt cú sốc lớn, như khủng hoảng tín dụng và cho vay thế chấp, đang khiến kinh tế nhiều nước lâm vào tình trạng điêu đứng và buộc các nhà phân tích phải đưa ra những dự báo u ám về bức tranh kinh tế toàn cầu. Việc suy thoái kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu du lịch khi người dân thắt chặt chi tiêu. Trong năm 2008, tăng trưởng của ngành du lịch thế giới giảm xuống mức 2%.

- Về chính trị:

Về chính trị, an ninh thì trong vài năm trở lại đây, thế giới đã đối diện với những thách thức vô cùng to lớn, đó là nạn khủng bố quốc tế, một nguy cơ đe dọa đến an ninh của nhiều quốc gia trên tất cả các châu lục. Cho đến nay, thách đố của


cuộc chiến chống khủng bố từ sau vụ 11/9 là một vấn đề nan giải của các quốc gia để đảm bảo việc gìn giữ hòa bình, ổn định chính trị. Với danh nghĩa tiêu diệt khủng bố, Mỹ và một số nước đã gây ra cuộc chiến ở Afganistan, Irắc và tài trợ giúp đỡ cho một số nước chống khủng bố. Tuy nhiên, trái với những gì người ta mong đợi về kết quả của các hoạt động chống khủng bố, chủ nghĩa khủng bố vẫn tiến hành những vụ đánh bom lớn ở Châu Âu (Tây Ban Nha) và Châu Á (Philippin, Indonesia, Thái Lan), tạo tâm lý lo ngại cho khách khi muốn đi du lịch.

2.2.1.2 Tình hình kinh tế chính trị của Việt nam

- Về tình hình kinh tế:

Trong những năm đầu thế kỷ 21, kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được những chuyển biến tích cực; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy.

Với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, chúng ta tiếp tục thu hút các luồng đầu tư của các quốc gia cũng như các tổ chức kinh tế trên thế giới. Đặc biệt, sự kiện ngày 07/11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thúc đẩy tốc độ đầu tư của các quốc gia khác vào Việt Nam nhiều hơn.

Tuy nhiên, đến năm 2008, Cơn bão suy thoái kinh tế thế giới đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm. Những tác động này đã kéo theo mức sống của người dân ngày càng khó khăn hơn,


đồng tiền giảm giá. Tăng trưởng giảm từ mức trung bình 7,5% những năm trước xuống còn 6,2 % năm 2008.1

- Về chính trị:

Trong vài năm gần đây, do tình hình bạo động và bất ổn chính trị tại một số nước như Phillipines và Thái Lan, nên Việt Nam đã được chọn là điểm đến an toàn của các du khách quốc tế. Vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao; hình ảnh một Việt Nam hòa bình, ổn định và mến khách được tạo lập, được dư luận quốc tế bình chọn là điểm đến an toàn - thân thiện. Lượng khách quốc tế tìm đến Việt Nam ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng do ảnh hưởng chung về sự suy thoái kinh tế toàn cầu nên trong năm 2008 và đầu năm 2009, lượng khách du lịch không gia tăng mạnh như chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

2.2.1.3 Tình hình phát triển du lịch trên thế giới và khu vực


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, du lịch là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng nhanh nhất trong nửa sau của thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21. Du lịch được xem như ngành chủ lực để phát triển kinh tế ở cả quốc gia đã phát triển cũng như quốc gia đang phát triển và là giải pháp nhanh nhất và dễ dàng nhất trong việc chống lại sự suy yếu của nền kinh tế. Ngày càng có nhiều quốc gia lựa chọn phát triển và xúc tiến các nguồn lực của mình để thu hút khách du lịch nhiều hơn. Điều này tạo nên sự cạnh tranh và thách thức mới cho các quốc gia để đạt được mục tiêu của mình trong thời gian tới.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất trên thế giới, với 207 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp; 75% hành khách của ngành hàng không quốc tế là du khách; du lịch toàn cầu mỗi năm mang lại thu nhập hơn 514 tỉ USD; tại 83% nước trên thế giới, du lịch là


1 http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/kttrongnuoc/2009/3/17623.html

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022