Tổng Quan Về Công Nghệ Thông Tin Và Vai Trò Của Công Nghệ Thông Tin Trong Ngành Thuế



CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ


1.1. Tổng quan về công nghệ thông tin và vai trò của công nghệ thông tin trong ngành thuế

Ngày nay nhân loại đang bước vào thời đại của xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức trong đó kết cấu hạ tầng thông tin, tri thức được coi là tài nguyên có ý nghĩa là nền tảng phát triển. Trong quá trình dịch chuyển này, CNTT có vai trò hết sức quan trọng - là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân loại.

1.1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin


Công nghệ thông tin là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. CNTT có các chức năng quan trọng như sáng tạo, xử lý, lưu trữ và truyền tải thông tin. CNTT có những đặc trưng riêng biệt, có tính toàn cầu và bao trùm; là cơ sở để phổ biến, trao đổi thông tin, tri thức, công nghệ, phát huy sáng tạo; hỗ trợ giảm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh; loại bỏ các quá trình trung gian, dư thừa. CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin.


Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử


dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.


Luật công nghệ thông tin của Việt Nam ban hành ngày 29/6/2006 đã định nghĩa: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.


CNTT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm các thành phần như quy trình hoạt động (nghiệp vụ), phần mềm máy tính, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình, và các cấu trúc dữ liệu. Những gì liên quan đến dữ liệu, thông tin hoặc tri thức ở các định dạng, thông qua các hình thức truyền tải đa phương tiện đều là thành phần của CNTT. Hoạt động trong lĩnh vực CNTT bao gồm quản lý dữ liệu, mạng, phần cứng máy tính, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quản lý, điều hành hệ thống.

1.1.2. Nội dung và xu hướng phát triển của công nghệ thông tin


Máy tính điện tử là một trong những thành tựu có tính đột phá và có tác động quan trọng đến mọi mặt đời sống xã hội loài người. Máy móc được lập trình điều khiển tự động không chỉ từng bước thay thế lao động trí óc của con người, mà còn góp phần tạo ra sự đổi mới, sáng tạo gấp nhiều lần đối với trí tuệ con người. Trong thời gian gần đây, sự biến đổi của nền kinh tế công nghiệp đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức; nhiều biến động to lớn và có tác động quan trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Nền kinh tế ngày nay đòi hỏi phải có một kết cấu hạ tầng thông tin phù hợp và đáp ứng các giai đoạn của quá trình lao động sản xuất. Kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia là hệ thống các mạng truyền thông, máy tính, các cơ sở dữ liệu, các phương tiện điện tử được xây dựng và sẵn sàng cung cấp lượng thông tin


khổng lồ thông qua các hình thức khác nhau. Hệ thống đó có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, tạo điều kiện hình thành những phương thức hoạt động mới cho con người. Có 4 thành phần chủ yếu, có thể gọi là 4 trụ cột cơ bản trong CNTT, cụ thể là:

(1). Kết cấu hạ tầng CNTT bao gồm mạng máy tính và viễn thông;


(2). Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này;

(3). Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp các sản phẩm CNTT, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm, và nội dung thông tin số;

(4). Nguồn nhân lực CNTT.


Các thành phần chủ yếu của CNTT gắn với Người sử dụng, Chính phủ, Doanh nghiệp và đặt trong mối liên kết giữa pháp lý, chính sách; đầu tư, nghiên cứu và phát triển; thị trường hình thành đặc trưng của CNTT. Hình 1.1: Các thành phần đặc trưng của CNTT mô tả các thành phần đặc trưng và các liên kết chính giữa các thành phần trong hệ thống CNTT.


Pháp lý, chính sách

Thị trường

Ứng dụng

Nhân lực


Hạ tầng


Công nghiệp

Người sử dụng


Chính phủ

Đầu tư, nghiên cứu và phát triển

Doanh nghiệp


Hình 1.1: Các thành phần đặc trưng của CNTT


Công nghệ thông tin được các nhà nghiên cứu xác định mốc khởi đầu từ khi có những sáng chế thiết bị tự động có tính năng xử lý thông tin, trước hết là các máy tính điện tử. Trong thời gian qua kỹ thuật máy tính điện tử và viễn thông đã phát triển rất mạnh mẽ và liên tục, tạo tiền đề cho sự thâm nhập sâu rộng của CNTT vào mọi mặt hoạt động kinh tế, xã hội. Quá trình phát triển CNTT được xác định có bốn giai đoạn chính:

- Giai đoạn xử lý thủ công: sử dụng phương pháp thủ công để thu thập, xử lý thông tin.

- Giai đoạn xử lý cơ giới: máy tính được sử dụng trong một số công đoạn trong quá trình thu thập, xử lý thông tin như tính toán, phân tích, thống kê, tổng hợp.

- Giai đoạn xử lý tự động: toàn bộ quá trình thu thập, xử lý thông tin được tự động hoá trên những hệ thống máy tính. Do đó, thông tin được xử lý, phân tích với khối lượng lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, từ đó có thể đưa tới những phát hiện mới, tri thức mới.


- Giai đoạn xử lý thông tin thông minh: hệ thống máy tính tích luỹ được một khối lượng rất lớn thông tin và một phần đã trở thành tri thức, từ đó hệ thống máy tính có khả năng xử lý rất lớn, giúp con người phân tích các tình huống, chọn ra các giải pháp, trợ giúp đắc lực cho con người nâng cao tri thức, phát triển khả năng sáng tạo của con người.


Máy tính điện tử, mạng truyền thông và phần mềm là thành phần cơ bản của CNTT. Trong giai đoạn vừa qua, máy tính điện tử và truyền thông có những bước phát triển đột phá về kỹ thuật và từ đó tạo cơ sở cho việc ứng dụng CNTT trở nên sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Máy tính điện tử bắt đầu xuất hiện từ năm 1946 và thế hệ thứ nhất, thứ hai được sản xuất hàng loạt trong các thập kỷ tiếp theo, chủ yếu được ứng dụng trong tính toán khoa học - kỹ thuật. Các máy tính điện tử thế hệ thứ ba với kỹ thuật mạch tích hợp và các bộ nhớ bán dẫn ra đời giữa thập kỷ 60 được sử dụng trong các trung tâm tính toán lớn đã được mở rộng ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, quản lý kinh tế.


Cuối những năm 60 thế kỷ 20, mạng máy tính xuất hiện đáp ứng nhu cầu kết nối các trung tâm tính toán. Năm 1969 mạng máy tính ARPANET thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ - tiền thân của mạng Internet ngày nay xuất hiện. Tới giữa thập kỷ 70, các bộ vi xử lý ra đời - đây là tập hợp các linh kiện thực hiện chức năng của cả bộ xử lý trung tâm của một máy tính điện tử được chứa trong một thiết bị “chip” bán dẫn có diện tích khoảng 1 - 2 cm2. Kỹ thuật vi xử lý khởi đầu một cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin, tạo cơ sở cho

sự ra đời của máy tính cá nhân vào đầu thập kỷ 80. Từ đó đến nay, máy tính cá nhân với năng lực xử lý ngày càng cao, chức năng ngày càng phong phú, giá ngày càng rẻ đã được ứng dụng rộng khắp trên thế giới và trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống kết nối mạng truyền


dữ liệu phạm vi quốc gia và phạm vi quốc tế cùng với kỹ thuật xử lý của máy tính điện tử đã hình thành các hệ thống “siêu xa lộ thông tin” ở các mức độ khác nhau tùy theo từng tổ chức, từng quốc gia.


Năng lực tính toán của máy tính tăng lên rất nhanh chóng, theo dự báo của Gordon E. Moore (người đồng sáng lập ra công ty Intel) vào năm 1965 thì số lượng bóng bán dẫn (transitor) được tích hợp trong mỗi 1 inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi trong khoảng thời gian 18 tháng (thường được gọi là quy luật Moore) và chi phí cho tính toán giảm khoảng 25% mỗi năm. Các bộ vi xử lý ngày càng có mật độ tích hợp bán dẫn cao hơn, có nhiều chức năng hơn, kích thước nhỏ hơn, dễ sử dụng hơn, chi phí ngày càng giảm.


Máy tính điện tử ENIAC, ra đời ngày 15/2/1946 tại trường Đại học Pennsylvania (Mỹ), có thể thực hiện khoảng 5.000 phép tính cộng, trừ đơn giản trong mỗi giây. Máy tính ENIAC chứa hơn 17.000 đèn điện tử chân không, công suất khoảng 150 kW, chiếm diện tích khoảng 167 m2, nặng 27 tấn và trị giá 500.000 đô la Mỹ tại thời điểm đó. Bảng 1.1: Mật độ tích hợp bóng bán dẫn trong các bộ vi xử lý mô tả mật độ tích hợp bóng bán dẫn trong các bộ vi xử lý sau đây đã nói lên bước phát triển cao về công nghệ và chất liệu kỹ thuật để thiết kế và sản xuất thông qua các số liệu về số lượng các

bóng bán dẫn sử dụng trong bộ vi xử lý gia tăng nhanh chóng trong các quãng thời gian ngắn.

Bảng 1.1: Mật độ tích hợp bóng bán dẫn trong các bộ vi xử lý

Năm

Bộ vi xử lý

Số bóng bán dẫn

1978

8086

29.000

1982

286

134.000

1985

386

275.000

1995

Pentium Pro

5.500.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam - 4


Nguồn: Tài liệu bồi dưỡng về quản lý CNTT - Bộ Nội vụ (năm 2006)


Bảng 1.2: Chi phí ước tính bóng bán dẫn và bộ vi xử lý minh họa cho xu hướng giảm giá thành sản phẩm.

Bảng 1.2: Chi phí ước tính bóng bán dẫn và bộ vi xử lý



Năm


Bộ vi xử lý

Chi phí (cent) cho một bóng bán dẫn

Chi phí (USD) cho một bộ vi xử lý

1978

8086

1.2

480

1985

386

0.11

50

1995

Pentium Pro

0.02

4

Nguồn: Tài liệu bồi dưỡng về quản lý CNTT - Bộ Nội vụ (năm 2006)


Gần đây, hệ thống siêu máy tính Blue Gene/L của hãng IBM được chế tạo tại phòng thí nghiệm Lawrence Livermore (Mỹ) có tốc độ xử lý tối đa lên tới hơn 280 teraflop, tức là hơn 280 nghìn tỷ phép tính mỗi giây là một ví dụ về khả năng xử lý tính toán ngày càng mạnh của máy tính điện tử. Cùng với sự gia tăng về năng lực tính toán, dung lượng bộ nhớ và các thiết bị lưu trữ của máy tính cũng tăng với tốc độ tương tự. Máy tính điện tử đã góp phần tạo điều kiện để nhiều lĩnh vực tích hợp và hội tụ với nhau. Máy tính điện tử ngày nay không chỉ là thiết bị tính toán thuần túy mà đã được ứng dụng hết sức rộng rãi trong mọi mặt của đời sống xã hội.


Cùng với những thành tựu về công nghệ mạng và đặc biệt là sự xuất hiện mạng lưới toàn cầu World Wide Web (www) vào cuối năm 1991, Internet bắt đầu được dùng cho mục đích thương mại và trong vài năm đầu đã có tới khoảng 1.000.000 người sử dụng. Để mạng Internet đạt mức 50 triệu người sử dụng thì mất 4 năm, trong khi đó với điện thoại là 74 năm, radio là 38 năm, máy tính cá nhân là 16 năm, máy truyền hình là 13 năm. Năm 2006,


với số liệu thống kê chưa đầy đủ ước tính có hơn 1 tỷ người dùng các ứng dụng trên mạng Internet trên thế giới (chiếm gần 16% dân số).


Cuối năm 1996, hơn 200 trường đại học của Mỹ cùng với một số cơ quan Chính phủ, trung tâm nghiên cứu, các công ty lớn, đối tác trong nước và quốc tế đã nghiên cứu triển khai thí điểm thế hệ Internet 2 với nhiều công nghệ và ứng dụng mới. Mục tiêu chính của Internet 2 nhằm gia tăng tốc độ xử lý, truyền tải dữ liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu các ứng dụng đa phương tiện (multi-media) trong các phòng thí nghiệm ảo, thư viện điện tử, chẩn đoán y học từ xa. Gần đây, công nghệ Web thế hệ 2 (WEB 2.0) trên Interrnet xuất hiện. Đặc trưng quan trọng nhất của công nghệ này cho phép người khai thác dịch vụ web có thể tùy biến theo yêu cầu, sở thích cá nhân khi tham gia vào cộng đồng trực tuyến và tính năng của các ứng dụng web không khác biệt nhiều với tính năng của các phần mềm ứng dụng chạy trên máy đơn lẻ. Công nghệ Web 2.0 tạo ra “các trang web cá nhân hóa” đang làm thay đổi phương thức thu thập, phân phối, xử lý thông tin, phá vỡ các mô hình quản lý, kinh doanh trước đây; nhiều phần mềm nổi tiếng, có thị phần lớn đang bị lấn át bởi khả năng của người khai thác Internet có thể xây dựng rất nhanh chóng các chương trình phần mềm nhỏ có khả năng tùy biến. Hàng triệu người trên thế giới hiện nay đã tạo nên các cộng đồng trực tuyến như Facebook, Twitter, Hi5,… hoạt động trên mạng Internet để trao đổi, chia sẻ thông tin về những vấn đề cùng quan tâm với mức độ truyền tải thông tin nhanh chóng và vượt xa các cách thức chia sẻ thông tin trước đó. Mức độ sử dụng Internet trên thế giới được dự tính tại bảng 1.3: Thống kê dân số và sử dụng Internet trên thế giới – năm 2006 cho thấy nhu cầu sử dụng Internet trên thế giới là rất lớn.

Bảng 1.3: Thống kê dân số và sử dụng Internet trên thế giới – năm 2006

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 28/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí