Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Của Luận Án 93874


Phần cuối của luận án là những ý kiến đề xuất, kiến nghị để đảm bảo khả năng ứng dụng thực tiễn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động của ngành thuế và quá trình ứng dụng CNTT trong ngành thuế; nhiệm vụ, đặc điểm, yêu cầu, hệ thống tổ chức thực hiện Luật thuế và quá trình ứng dụng CNTT: đặc điểm, phương hướng, lĩnh vực theo tiến trình tiến bộ của CNTT.

- Phạm vi nghiên cứu:


Về không gian: luận án nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến nhiệm vụ thu thuế nội địa cho ngân sách nhà nước của ngành thuế Việt Nam.

Về thời gian: luận án đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong ngành thuế từ năm 1990 - 2010 và định hướng, đề xuất giải pháp thực hiện giai đoạn 2011 - 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện những lý luận về yêu cầu đổi mới nghiệp vụ quản lý thuế trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế nước ta, phân tích nhu cầu cải cách, hiện đại hoá trong lĩnh vực thuế và những biện pháp chuẩn bị cần thiết cho triển khai thực hiện. CNTT đối với ngành thuế không chỉ là công cụ thực hiện có hiệu quả đối với các hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công mà còn là yếu tố có tính động lực thúc đẩy cải cách, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của ngành thuế. Bên cạnh đó, chiến lược ứng dụng CNTT có tính khả thi cao được trình bày thông qua những kế hoạch cụ thể gắn liền với nghiệp


Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam - 3

vụ thuế và với những đề xuất cụ thể, nếu được vận dụng vào thực tế ngành thuế Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho cơ quan thuế và NNT. Việc áp dụng các ứng dụng CNTT sẽ góp phần thực hiện giảm thời gian, chi phí trong hoạt động quản lý nhà nước về thuế đối với cơ quan thuế và NNT; tạo điều kiện cần thiết để xây dựng hệ thống thông tin về thuế phục vụ nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó có việc hạn chế gian lận về thuế, góp phần tạo môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh bình đẳng trong nền kinh tế, đồng thời đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho NSNN trong giai đoạn sắp tới.

Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn đã được xác lập, kết quả nghiên cứu đề tài nêu trên sẽ đề ra phương hướng và những giải pháp cơ bản ứng dụng CNTT nhằm đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành thuế Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như:

Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu quá trình phát triển, cải cách và hiện đại hóa ngành thuế về chính sách và mô hình quản lý được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Các cải cách về chính sách thuế chủ yếu được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian, và được đặt trong bối cảnh chung của toàn bộ quá trình cải cách, hiện đại hóa ngành thuế nước ta.

Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành thuế qua các giai đoạn.


Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng mảng công việc, luận án đưa ra những đánh giá chung có tính khái quát về toàn bộ hệ thống quản lý thuế trong giai đoạn cải cách.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nhu cầu đổi mới hoạt động quản lý thuế và nhu cầu ứng dụng CNTT trong lĩnh vực thuế được xem xét trên cơ sở có sự so sánh giữa các biện pháp chính sách áp dụng và kết quả đạt được qua từng giai đoạn, cũng như với thực tiễn vận dụng ở một số nước khác.

6. Những đóng góp mới của luận án

Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành thuế, luận án nghiên cứu các nội dung cốt lõi cần ứng dụng CNTT để thực hiện cải cách, hiện đại hóa và tăng cường hội nhập quốc tế của ngành thuế Việt Nam. Luận án đã thực hiện một số nội dung và có những đóng góp mới sau đây:

Từ lý luận vai trò của CNTT trong ngành thuế, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về sự cần thiết ứng dụng CNTT trong bối cảnh có sự phát triển nhanh chóng về số lượng NNT, sự đa dạng về hình thức kinh doanh và mức độ phức tạp trong các giao dịch kinh tế có liên quan đến thuế.

Luận án nêu các nguyên tắc đầu tư ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao trong ngành thuế, cụ thể là: (1) Ứng dụng CNTT phải đảm bảo tính hệ thống; (2) Ứng dụng CNTT phải đảm bảo tính đồng bộ; (3) Ứng dụng CNTT yêu cầu an toàn kỹ thuật; (4) Ứng dụng công nghệ thông tin có khả năng mở rộng; (5) Ứng dụng CNTT phải đảm bảo tính hiệu quả.

Luận án nghiên cứu và xác định các điều kiện ứng dụng CNTT trong quản lý thuế, bao gồm: (1) Nghiệp vụ quản lý thuế được xác định rõ ràng, đầy


đủ và công khai, minh bạch. Ngành thuế cần quy trình hóa các nghiệp vụ quản lý thuế; (2) Nguồn nhân lực của ngành thuế đảm bảo cho yêu cầu xây dựng, phát triển và quản lý, duy trì vận hành hệ thống CNTT; (3) Nguồn tài chính phải đảm bảo không chỉ ở giai đoạn phát triển ban đầu mà cần tính toán và đảm bảo các giai đoạn nâng cấp, mở rộng, duy trì.

Luận án đã đóng góp làm rõ vai trò của CNTT, nội dung ứng dụng CNTT, nguyên tắc ứng dụng và các yếu tố, điều kiện đảm bảo ứng dụng CNTT. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý nói chung và quản lý thuế nói riêng. Luận án đánh giá một cách toàn diện thực trạng ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chỉ rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Luận án phân tích các điều kiện cần thiết để đề xuất phương hướng, lộ trình ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam

Luận án đề xuất hệ thống giải pháp tổng thể nhằm đẩy mạnh các ứng dụng CNTT trong ngành thuế bao gồm nhóm giải pháp về quản lý nhà nước, nhóm giải pháp về kỹ thuật, nhóm giải pháp về đầu tư, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện. Các nghiên cứu trong luận án xuất phát từ lý luận và thực tiễn ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế ở ngành thuế Việt Nam, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT ngành thuế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Luận án phân tích quá trình phát triển của ngành thuế trong thời gian vừa qua gắn với tác động của các yếu tố mới trong nền kinh tế. Những tác động do sự gia tăng về số lượng NNT, mức độ phức tạp của các hoạt động kinh doanh có phát sinh doanh thu hoặc thu nhập chịu thuế là những thách thức lớn đối với công tác quản lý thuế. Những phân tích về nhu cầu đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thuế nhằm gia tăng mức độ thuận lợi cho việc thực hiện


nghĩa vụ nộp thuế, đồng thời góp phần thực hiện yêu cầu tăng cường tính minh bạch, giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động liên quan đến thuế.

Luận án đã phân tích các tác động qua lại giữa yêu cầu nghiệp vụ quản lý thuế và ứng dụng CNTT nhằm đưa ra những giải pháp khoa học nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành thuế tạo ra hiệu quả cao hơn trong hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời mang lại hiệu quả về kinh tế đối với cơ quan thuế và NNT, cụ thể là:

- Đề xuất hình thức, bước đi, loại hình ứng dụng CNTT phù hợp với nghiệp vụ quản lý thuế. Từ đó, xây dựng chiến lược phát triển ứng dụng CNTT ngành thuế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với các đề xuất xác định các nội dung cần ưu tiên ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương thức quản lý theo hướng sử dụng thông tin được phân tích trong chỉ đạo điều hành và cung cấp dịch vụ điện tử trong lĩnh vực thuế. Các nghiên cứu trong luận án cho thấy ngành thuế cần thay đổi mô hình ứng dụng xử lý thông tin từ mô hình xử lý dữ liệu phân tán sang mô hình xử lý dữ liệu tập trung nhằm đáp ứng ứng yêu cầu phát triển về mô hình hoạt động của một đối tượng (Người nộp thuế - là các tổ chức/cá nhân) diễn ra trên phạm vi nhiều địa bàn do cơ quan thuế quản lý (mô hình xử lý hiện tại có thể tạo ra kẽ hở để NNT tránh thuế hoặc trốn thuế, gian lận về nghĩa vụ nộp thuế), bên cạnh đó việc chuyển sang mô hình xử lý dữ liệu tập trung còn giúp giải quyết khó khăn về thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ thuật CNTT có chất lượng mà ngành thuế cần có. Đề xuất quan trọng tiếp theo là triển khai các giải pháp ứng dụng giao dịch thuế điện tử nhằm giảm thời gian, công sức, chi phí giấy tờ, in ấn và phát hành hóa đơn thuế đối với cả NNT (thực hiện nghĩa vụ thuế) và cả cơ quan thuế (thực hiện chức năng quản lý thuế). Các nghiên cứu cho thấy việc đầu tư ứng dụng CNTT sẽ đem lại các lợi ích không chỉ về tài chính như tổng chi phí toàn xã


hội giảm đi (tổng lợi ích toàn xã hội tăng thêm) mà còn góp phần quan trọng nhằm thực hiện được việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng các dịch vụ công trong lĩnh vực thuế.

- Đề xuất giải pháp ứng dụng CNTT phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành thuế Việt Nam, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta trong từng giai đoạn phát triển; bên cạnh đó là phân tích được điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sự phát triển nhanh chóng của CNTT và viễn thông trong nước và quốc tế, qua đó nêu ra tác động qua lại với nhu cầu ứng dụng CNTT ngành thuế Việt Nam với sự phát triển về nghiệp vụ thuế nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung. Luận án nghiên cứu các nguồn vốn có thể huy động để ngành thuế Việt Nam đầu tư cho ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2011 - 2020 (nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp, vốn vay viện trợ phát triển, vay ưu đãi, vốn huy động từ xã hội) trong đó phân tích hiệu quả đối với từng loại vốn và đề xuất những nội dung sử dụng nguồn vốn tương ứng để phát huy hiệu quả cao nhất do được hưởng lợi từ các chính sách hoặc chất lượng, quy trình giám sát sử dụng nguồn vốn.

- Giải quyết những vấn đề chưa được nghiên cứu trong lĩnh vực ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động về thuế. Trong đó nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng dụng CNTT cung cấp hóa đơn điện tử phù hợp với bối cảnh hiện nay ở Việt Nam nhằm thúc đẩy khả năng giám sát các giao dịch mua bán sử dụng hóa đơn trong nền kinh tế, qua đó hạn chế và đi đến ngăn chặn các gian lận trốn thuế, đồng thời cắt giảm chi phí cho toàn xã hội (cơ quan thuế và người nộp thuế).

Nội dung luận án nghiên cứu hướng phát triển ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế và hỗ trợ NNT nhằm đảm bảo khả năng thực hiện được


những nội dung đã xác định trong chiến lược phát triển ngành thuế, góp phần thực hiện công cuộc cải cách, hiện đại hoá ngành thuế.

Trên đây là những vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần hoàn thiện công tác quản lý của ngành thuế ở Việt Nam trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các bảng số liệu, các hình và các từ viết tắt, các phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương như sau:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế có mục đích chủ yếu xác định vai trò của CNTT trong quản lý, các khái niệm về thuế và quản lý thuế trong nền kinh tế và xác định nội dung ứng dụng CNTT trong quản lý thuế nói chung và sự cần thiết tăng cường ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, chương 1 còn nêu một số kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng CNTT trong quản lý thuế.

- Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế Việt Nam nêu khái quát hệ thống quản lý thuế Việt Nam và thực trạng ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam. Từ kết quả phân tích thực trạng để rút ra bài học kinh nghiệm để xác định phương hướng ứng dụng CNTT ngành thuế trong thời gian tới.

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế là những nghiên cứu và đề xuất về phương hướng và kế hoạch phát triển hệ thống CNTT ngành thuế dựa trên những yêu


cầu phát triển về nghiệp vụ và phù hợp với khả năng thực tế trong giai đoạn 2011 - 2020. Nội dung của chương này còn nghiên cứu các giải pháp ứng dụng CNTT nhằm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển và từ đó mang lại hiệu quả cao của hệ thống thông tin quản lý thuế, đáp ứng nhu cầu thực hiện cải cách, hiện đại hóa ngành thuế Việt Nam.

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 28/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí