Công Nghệ Thông Tin Trong Ngành Thuế


hoá. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã làm xuất hiện những thay đổi ranh giới giữa vai trò của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế [47, tr.7]. Trong những năm tới, quá trình hội nhập toàn cầu diễn ra nhanh chóng và sự phát triển của cơ chế thị trường sẽ có tác động chuyển đổi nền tảng quản lý thuế của Việt Nam [48, tr.29].


Ngày nay môi trường ứng dụng CNTT ở Việt Nam đã được xây dựng, phát triển mở rộng hết sức nhanh chóng, qua đó các thực thể trong nền kinh tế mới có điều kiện triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công việc của mình. Thực tế hiện nay cho thấy hạ tầng truyền thông Việt Nam đã phủ kín hầu hết các địa bàn dân cư, chất lượng và giá cả đang ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tốt, phù hợp với môi trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, do sự phát triển hết sức nhanh chóng về công nghệ, các sản phẩm phục vụ trong lĩnh vực CNTT đã được cải tiến về chất lượng, tính năng, đồng thời giá thành ngày càng giảm. Những điều kiện đó đã tạo nên động lực thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các đơn vị quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và toàn bộ xã hội. Nếu ở Việt Nam có được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn nữa của các nhà lãnh đạo cao cấp, có chủ trương kèm theo biện phát thu hút và tập hợp được các nhân tài trong và ngoài nước về lĩnh vực CNTT để xây dựng và phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì trong tương lai không xa, Việt Nam có thể sẽ được một vị trí quan trọng trên thế giới thông qua tiềm lực về CNTT. Định hướng chiến lược phát triển CNTT và truyền thông của nước ta đã dự báo đến năm 2020, với CNTT và truyền thông là nòng cốt, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại hoá, xây dựng Việt Nam trí tuệ thuộc những nước có vị thế cao trong khu vực ASEAN về CNTT và truyền thông, hình thành xã hội thông tin.


Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ cao theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và chịu ảnh hưởng mạnh của sự phát triển của mạng Internet và CNTT. Chính những điều đó sẽ gây áp lực lớn đối với cả hệ thống quản lý nhà nước. Để đáp ứng được nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam chắc chắn phải đẩy nhanh tiến độ cải cách, hiện đại hoá và ứng dụng CNTT ở mức độ cao hơn để tạo ra khả năng thích ứng tốt hơn đối với sự thay đổi, có khả năng xử lý và phân tích khối lượng thông tin khổng lồ để điều hành, quản lý theo chức năng.


Có thể thấy rằng ứng dụng CNTT và mạng toàn cầu Internet có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, góp phần xây dựng nhà nước minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành, từng bước xây dựng và phát triển các hình thức giao dịch chính phủ điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử và hướng đến mục tiêu thực hiện giao dịch và thương mại điện tử đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN.


Trong lĩnh vực kinh tế, công nghiệp CNTT cũng đã trực tiếp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt ở khâu quan trọng trong dây chuyền gia công, sản xuất và cung cấp toàn cầu, đảm bảo tăng trưởng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sản xuất nhiều sản phẩm ngày càng có hàm lượng sáng tạo cao. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực điện tử, phần cứng, phần mềm đạt trình độ nhóm nước phát triển trên thế giới. Phát triển mạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.


công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số, coi trọng sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.

Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam - 6

1.1.3.3. Công nghệ thông tin trong ngành thuế

Đối với ngành thuế, CNTT có vai trò hỗ trợ cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Trong bối cảnh gia tăng số lượng NNT, đa dạng hóa hình thức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, ngày từ giai đoạn đầu, CNTT hỗ trợ công tác quản lý thuế bằng các công cụ bảng tính (như Lotus 123, Excel,…) hoặc các chương trình phần mềm để tính toán số thuế phải thu, số thuế đã nộp; ở giai đoạn tiếp theo, CNTT đã trợ giúp cơ quan thuế ghép nối số liệu quản lý từ những cán bộ thuế khác nhau, từ các cơ quan thuế trên các địa bàn quản lý để tổng hợp, phân tích số liệu thuế trên phạm vi một đơn vị quản lý hoặc tổng hợp trên phạm vi toàn quốc; hiện nay CNTT đang phát huy thế mạnh ở giai đoạn xử lý tự động trong quản lý thuế với việc nhận dữ liệu từ hệ thống ứng dụng CNTT của NNT qua các hình thức giao dịch điện tử và từng bước tự động hóa việc trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan thuế với nhau và giữa cơ quan thuế với các cơ quan liên quan khác như Kho bạc, Hải quan, Ngân hàng. Với cơ sở đó, ứng dụng CNTT đang có điều kiện để thực hiện giai đoạn xử lý thông tin thông minh đối với công tác quản lý thuế trong thời gian tới.


1.2. Thuế và quản lý thuế trong nền kinh tế

1.2.1. Thuế và chức năng của thuế

1.2.1.1. Khái niệm

Thuế xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với Nhà nước nên bản chất của thuế gắn với Nhà nước - đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước. Để đảm bảo sự tồn tại, Nhà nước cần có nguồn tài chính nhất định


để duy trì bộ máy hoạt động, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều hòa thu nhập của xã hội. Trước đây, trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của Nhà nước”, F.Engels đã viết: “Đặc trưng thứ hai của Nhà nước là thiết lập một trật tự công cộng…. Để duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có sự đóng góp của công dân của Nhà nước, khoản đóng góp đó gọi là thuế”. K.Marx đã nghiên cứu về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và cho rằng: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho Kho bạc thu tiền”. Phát triển tư tưởng kinh tế của K.Marx, V.I.Lenin nêu: “Thuế là cái Nhà nước thu của dân mà không bù lại”. Trong cuốn từ điển kinh tế của mình, hai tác giả người Anh là C.Pass và B.Lowes đã cho rằng thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản.


Ở nước ta, đến nay cũng chưa có định nghĩa thống nhất về thuế. Giáo trình Lý thuyết thuế có nêu: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng” [14, tr.25].


Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường xuất bản năm 1998 thì thuế là một hình thức phân phối thu nhập tài chính của Nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế bắt buộc không hoàn lại [34, tr.669].


Như vậy, thuế là một phạm trù kinh tế khách quan, đồng thời cũng là một phạm trù lịch sử. Thuế ra đời gắn liền với sự ra đời của Nhà nước, do đó thuế ở chế độ xã hội nào thì mang bản chất của Nhà nước đó. Tuy nhiên, thuế


có những thuộc tính bên trong, vốn có tạo nên đặc trưng riêng để phân biệt thuế với các công cụ tài chính khác, đó là:


Thứ nhất, thuế có tính bắt buộc, đây là thuộc tính cơ bản để phân biệt giữa thuế với các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách nhà nước. Nhà kinh tế học Joseph E. Stiglitz cho rằng:“Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia; Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc” [22, tr.456]. Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, nhằm sử dụng cho mục đích công cộng và có tính bắt buộc mà Nhà nước áp đặt đối với NNT phải chuyển giao một phần thu nhập của mình cho Nhà nước mà không kèm theo bất kỳ lợi ích trực tiếp cho NNT. Tuy nhiên, tính bắt buộc của thuế thể hiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của người công dân đối với Nhà nước, điều đó khác với tính bắt buộc của các khoản tiền phạt đối với người vi phạm pháp luật.


Thứ hai, thuế có tính không hoàn trả trực tiếp thể hiện dưới hai khía cạnh: Mức thuế mà các thể nhân và pháp nhân chuyển giao cho Nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ NNT thừa hưởng những dịch vụ và hàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp. Mức độ cung cấp dịch vụ công cộng của Nhà nước cũng không nhất thiết ngang bằng mức độ chuyển giao thu nhập của NNT. Mức thuế nhiều hay ít là căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu phát triển kinh - xã hội và đặc biệt là nhu cầu về tài chính của Nhà nước; và Khoản chuyển giao thu nhập của NNT dưới hình thức thuế không được hoàn trả trực tiếp, nghĩa là NNT có thể sẽ nhận lại một phần các dịch vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp chung cho toàn xã hội và giá trị dịch vụ công này không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước.


Thứ ba, thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, điều này được quyết định bởi quyền lực chính trị của Nhà nước và được thể hiện bằng việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế được qui định bằng pháp luật. Cơ quan Thuế là đại diện của Nhà nước thực hiện chức năng thu thuế và được người dân thừa nhận thông qua đại diện cao nhất của mình là Quốc hội. Quốc hội là cơ quan lập pháp có trách nhiệm xác lập quyền thu thuế bằng hệ thống pháp luật về thuế.


Thứ tư, thuế là nguồn thu chính của ngân sách đối với Nhà nước. Nguồn thu từ thuế và các đóng góp khác được xác định bởi các lựa chọn về chính sách của nhà nước về việc đánh thuế ở đâu và như thế nào và bởi các thay đổi về cấu trúc của nền kinh tế [46, tr.293]. Thuế là hình thức động viên thu nhập của ĐTNT từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Vì vậy, thuế chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố như mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá cả thị trường, sự biến động của NSNN,... Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tác động trở lại nền kinh tế, ưu tiên, khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế theo yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước. Thuế có quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các tầng lớp dân cư trong xã hội, mà vấn đề lợi ích vật chất thường gắn với các vấn đề về chính trị, xã hội. Do đó, thuế chịu sự chi phối bởi các yếu tố chính trị, xã hội, đó là: thể chế chính trị của Nhà nước, tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hóa, xã hội của dân tộc.

1.2.1.2. Vai trò và chức năng của thuế

Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, với sự thay đổi phương thức


can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.


Trong ý kiến phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Bộ Chính trị nêu rõ: “Nền tài chính Việt Nam đã dần dần được lành mạnh hơn, quy mô tài chính được mở rộng và tăng cường phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ngân sách nhà nước từng bước được cơ cấu lại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Huy động nguồn lực trong nước ngày càng tốt hơn. Số thu từ thuế trong nước đã đảm bảo đủ bù đắp được chi thường xuyên và có tích luỹ, tăng dần cho đầu tư phát triển2, bội chi NSNN đã được kiểm soát ở mức dưới 5% trong nhiều năm. Nợ nước ngoài đã được xử lý, giải quyết tốt, tỷ lệ nợ nước ngoài đã được khống chế ở mức giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế...” [1, tr.17].


Thời gian qua, các nghiên cứu về thuế ở Việt Nam đã xác định vai trò của thuế trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cụ thể là: Thuế là công cụ chủ yếu huy động tập trung nguồn lực tài chính cho Nhà nước; và Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường. Trong công tác quản lý thuế, cần chú ý về tính đầy đủ, khả năng dự báo và độ tin cậy của nguồn thu thuế đối với Chính phủ; Tính hiệu quả trong công tác thu thuế; và tính công bằng.


Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hướng đến mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển trong thời gian tới. Để thực hiện được yêu cầu phát triển kinh tế, Nhà nước phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn trước và do đó tất yếu phải gia tăng nguồn tài chính từ NSNN. Vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN nên do đó thuế trở thành yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế. Nguồn tích luỹ cho NSNN chỉ có thể



2 Chi tiết tại Phụ lục 03


gia tăng nhanh chóng và ổn định dựa trên cơ sở nền kinh tế phát triển và đạt hiệu quả cao.


Bên cạnh đó, thuế còn phải thực hiện được mục tiêu bồi dưỡng và khai thác tốt nguồn thu nhằm đảm bảo huy động khả năng đóng góp từ dân cư phù hợp nhất, qua đó đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế một cách ổn định và bền vững cho đất nước. Trong xã hội, sự phát triển kinh tế là kết quả đóng góp của toàn dân, mọi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định và vì vậy họ đều có quyền được hưởng lợi ích chung. Thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, điều tiết nguồn thu nhập trong xã hội, qua đó góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay.


Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, tính công bằng là một đòi hỏi khách quan và được các nước cam kết thực hiện, trước hết là đối với việc phân chia gánh nặng từ thuế. Muốn được lòng dân, Nhà nước phải thực hiện một chính sách công bằng xã hội. Thực hiện công bằng trong lĩnh vực thuế là một yêu cầu luôn được coi trọng và vận dụng phù hợp với thực tế khách quan của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ. Giữa mục tiêu động viên phân phối của cải vật chất của xã hội và mục tiêu bảo đảm công bằng xã hội luôn luôn gắn kết chặt chẽ và đan xen lẫn nhau, động viên phải công bằng và muốn công bằng thì phải có chính sách động viên hợp lý. Khái niệm công bằng trong lĩnh vực thuế được áp dụng đối với từng đối tượng, từng khu vực, trong từng hoàn cảnh và từng thời gian. Các nhà kinh tế cho rằng tính công bằng của thuế khóa phải dựa trên nguyên tắc công bằng theo chiều ngang và nguyên tắc công bằng theo chiều dọc [14, tr.46].


+ Công bằng theo chiều ngang: nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người đều giống nhau. Mọi tổ chức và cá nhân, mọi thành phần kinh tế có điều kiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2023