các nhà quản lý ngân hàng đã nhận ra rằng việc quản lý và giám sát thẻ tín dụng là vô cùng quan trọn vì có một số lượng lớn thẻ bị đánh cắp hoặc sử dụng gian lận. Tuy nhiên trong tương lai, thẻ tín dụng sẽ rất phát triển vì công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho người sở hữu thẻ tín dụng có thể tiếp cận 1 số lượng lớn các dịch vụ tài chính vao gồm cả tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán cũng như hạn mức tín dụng.
1.1.5 Vai trò của cho vay tiêu dùng
- Đối với Ngân hàng
Ngoài hai nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao, cho vay tiêu dùng có những lợi ích quan trọng như:
Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng.
Tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
- Đối với khách hàng
Được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt là đối với các khoản chi tiêu có tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế.
Đối với thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, vay tiêu dùng giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì cho vay tiêu dùng rất tai hại vì nó có thể làm cho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai, nghiêm trọng hơn thì có thể gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.
- Đối với nền kinh tế
Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu không được dùng đúng như vậy thì có thể làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước.
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng lớn. Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, cho vay tiêu dùng thúc đẩy thành phần tiêu dùng và do đó gia tăng cầu trong nước, trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội, hạn chế sự phụ thuộc vào cầu nước ngoài, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững hơn: (AD = C +G + I + X – M)
Thứ ba, góp phần xóa bỏ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít – sản lượng thấp
Thứ tư, cho vay tiêu dùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và từ đó lại làm tăng thu nhập, tạo khả năng tăng tiết kiệm, mở rộng cơ hội huy động vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
1.2 Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại
1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng
Để đánh giá vè hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng của một ngân hàng người ta phải chú ý tới 2 vấn đề đó là: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng từ phía ngân hàng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng từ phía khách hàng.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từ phía ngân hàng
- Tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng.
Để tính được mức độ hiệu quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng là như thế nào thì chúng ta phải biết được tỉ trọng lãi của hoạt động này trong toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. Không chỉ có vậy, tỉ lệ này còn cho chúng ta biết được mức độ cho vay tiêu dùng cần được mở rộng ra trong thời gian tới. Tỉ lệ này được tính theo công thức:
(Tỉ trọng thu lãi từ hoạt
động cho vay tiêu dùng) =
- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ tổn thất trong cho vay tiêu dùng
Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng = Tỷ lệ nợ khó đòi trong cho vay tiêu dùng =
Phân tích tình hình nợ quá hạn để biết được thêm chất lượng của hoạt động tín dụng, khả năng rủi ro và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà từ đó có thể đưa ra các biện pháp để phòng ngừa và khắc phục trong tương lai.
- Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng.
Tỷ lệ dư nợ CVTD trong tổng DNTD =
Chỉ tiêu này cho ta thấy được mức độ thực hiện cho vay tiêu dùng so với các hoạt động tín dụng khác trong toàn bộ hoạt động tín dụng nói chung và từ đó đưa ra các biện pháp, mục tiêu để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng trong tương lai
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng.
Tốc độ tăng trưởng
dư nợ cho vay tiêu dùng
Mức tăng dư nợ CVTD = Dư nợ CVTD(t) – Dư nợ CVTD(t – 1)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho ta biết % tăng lên dư nợ tín dụng của năm hiện tại so với năm trước. Chỉ số này có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng cho vay tiêu dùng đặt ra.
1.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Để mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng thì ngân hàng luôn phải thay đổi, cải tiến chất lượng sản phẩm của mình cũng như quy trình,
thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Một ngân hàng khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác nếu không biết đổi mới, phát triển, đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình. Sự đổi mới có thể đo lường qua các chỉ tiêu sau:
Số lượng các sản phẩm cho vay tiêu dùng cung cấp mới.
Sự mở rộng và tạo mối quan hệ đối với các đơn vị hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Số lượng các phòng giao dịch, Chi nhánh mới.
Các điều kiện mở rộng về: đối tượng cho vay; tỷ trọng số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo, các phương thức cho vay mới.
Mức độ cải tiến trong quy trình, thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu
dùng
1.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt cho vay tiêu dùng đối với khách hàng.
Để đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng đối với khách hàng người ta thường sử dụng các chỉ tiêu về lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn và chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng vay cho mục đích tiêu dùng:
- Các chỉ tiêu về lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn.
Hệ số lợi nhuận = x 100%
Hiệu quả sd vốn = x 100%
Về phía khách hàng thì hiệu quả sự dụng vốn thể hiện sự thành đạt qua quá trình sử dụng vốn để tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh của ngân hàng, qua đó củng cố được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.
- Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng.
Bảng 1.1: Bảng đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu | Điểm số | |
I | Hướng dẫn thủ tục cho khách hàng vay | |
1 | CBTD hướng dẫn tận nơi cho khách hàng có nhu cầu vay | 10 |
2 | Gửi email cho khách hàng (về thủ tục điều kiện vay) | 8 |
3 | Khách hàng chỉ được hướng dẫn khi đến tận trụ sở ngân hàng | 6 |
II | Điền thông tin trong tờ khai về nhân thân lai lịch khách hàng, về mục đích sử dụng tiền vay | |
1 | CBTD đặt câu hỏi cho khách hàng rồi tự tay điền vào tờ đơn | 10 |
2 | Để khách hàng tự điền vào đơn | 4 |
III | Thời gian thẩm định khách hàng, thẩm định TSĐB và ra quyết định tín dụng. | |
1 | Từ 4 – 5 ngày | 10 |
2 | Từ 6 – 8 ngày | 6 |
IV | Đánh giá của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng | |
1 | 80% - 100% đánh giá tốt | 10 |
2 | 50% - 79% đánh giá tốt | 7 |
3 | 30% - 49% đánh giá tốt | 5 |
4 | Dưới 30% đánh giá tốt | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô - 1
- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô - 2
- Hình Thức Cho Vay Tiêu Dùng Gián Tiếp
- Khái Quát Về Ngân Hàng Tmcp Bưu Điện Liên Việt – Chi Nhánh Đông Đô
- Sơ Đồ Tổ Chức Của Ngân Hàng Tmcp Bưu Điện Liên Việt – Chi Nhánh Đông Đô
- Những Quy Định Về Thấu Chi Tài Khoản Tiền Gửi Của Khách Hàng Cá Nhân
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Do đó việc các ngân hàng phải tăng cường hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng là rất cần thiết. Nhưng đây là một khái niệm trừu tượng chúng ta không thể tính được một cách chính xác được chất lượng dịch vụ mà một ngân hàng có thể cung cấp mà phải đánh giá nó qua quan điểm chủ quan của khách hàng, những tín
hiệu mà cán bộ tín dụng nhận biết được qua quá trình giao dịch: sự tin cậy, cảm tình, sự yêu thích của khách hàng đối với hoạt động này. Chất lượng của hoạt động chăm sóc khách hàng được thể hiện qua những mặt sau:
Thủ tục giao dịch khi khách hàng đến vay nhằm mục đích tiêu dùng.
Độ an toàn, chính xác trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Tốc độ xử lý các giao dịch là nhanh hay chậm: thủ tục thẩm định tài chính,
mục đích sử dụng vốn, thủ tục thẩm định tài sản đảm bảo.
Tính khách quan và công tác chăm sóc khách hàng cũng như mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại
1.3.1 Các nhân tố bên trong
- Quy mô vốn của ngân hàng:
Quy mô vốn của ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô cấp tín dụng của ngân hàng và qua đó tác động tới quá trình mở rộng hoạt động của ngân hàng. Quy mô vốn càng lớn càng tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng. Ngoài ra, việc cải tiến, mở rộng các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới, ứng dụng công nghệ cao luôn gắn liền với việc đầu tư mua sắm thiết bị mới, phần mềm mới… Giá trị các khoản đầu tư này thường khá lớn nên với các ngân hàng có quy mô nhỏ thì không thể thực hiện nổi. Do vậy, với một ngân hàng có quy mô vốn lớn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
- Chính sách về gói vay của Ngân hàng:
Là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Thông thường chính sách tín dụng có các khoản mục sau: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức cho vay, cách thức thanh toán nợ… Chính sách tín dụng
vạch ra cho các cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng về những căn cứ để xem xét nhu cầu vay vốn. Vì vậy những yếu tố trong chính sách tín dụng đều tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
- Chính sách về giá:
Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, tháng.
Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kỳ.
Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.
Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.
- Hệ thống thu thập thông tin bên ngoài:
Đây là một hệ thống rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Nhờ hệ thống này mà ngân hàng có thể tìm hiểu được các thông tin về tình hình kinh tế, các chính sách mới của chính phủ và ngân hàng nhà nước, các nhu cầu về sản phẩm của khách hàng trên thị trường,.. qua đó giúp ngân hàng đưa ra những biện pháp kịp thòi. Hệ thống thông tin bên ngoài cung cấp tốt sẽ là cơ sở để ngân hàng lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Trình độ của hoạt động marketing tại ngân hàng:
Marketing ngày càng trở thành một hoạt động được quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Chất lượng của hoạt động này ảnh hưởng tới tên tuổi, lượng khách hàng đến với ngân hàng. Những chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp ngân hàng mở rộng đối tượng khách hàng của mình trên thị trường, xác định được các loại sản phẩm phù hợp với khách hàng và đưa ra phương hướng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Trình độ của cán bộ ngân hàng (yếu tố con người):
Cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng qua quá trình giao dịch, đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Do đó, kĩ năng, sự thành thạo về nghiệp vụ, và khả năng giao tiếp thuyết phục là những đặc điểm cần thiết đối với cán bộ tín dụng tại ngân hàng. Với các vị trí khác thì trình độ chuyên môn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Cán bộ ngân hàng là những người trực tiếp tạo nên hiệu quả và quyết định sự phát triển của ngân hàng nói chung và đối với hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
- Khách hàng
Năng lực vay vốn của khách hàng: đây là chỉ tiêu tổng hợp của các nhân tố như thu nhập, nhân thân, trình độ văn hoá và đạo đức của khách hàng. Nhân thân của khách hàng sẽ có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Thu nhập của khách hàng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của họ và quá trình ra quyết định cho vay của ngân hàng. Khách hàng vay cần có thu nhập ổn định để có thể đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng và đặc biệt là cần có thiện chí trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Trình độ văn hóa và đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Nếu khách hàng cố tình không trả nợ đúng hạn thì sẽ gây ra tổn thất cho ngân hàng, nếu có nhiều khoản vay quá hạn tới một mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng.
Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: điều đó nghĩa là khách hàng liệu có đáp ứng được các điều kiện quy định của ngân hàng hay không, có thu nhập ổn định để có thể trả nợ ngân hàng đúng hạn hay không, … cùng với đó là các điều kiện như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng mình quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản của khách hàng. Các điều kiện về chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của tài sản sẽ đảm bảo cho ngân hàng không cho