Phương Pháp Thu Thập Và Xử Lý Dữ Liệu Thứ Cấp


giải pháp nâng cao hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 2017 - 2020.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch Phú Yên.

Phân tích thực trạng hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch Phú Yên.

Đề xuất nhóm giải pháp nâng cao hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch Phú Yên trong giai đoạn 2017 - 2022.

2.2 Đối tượng nghiên cứu:

Các hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch do các Cơ quan quản lý du lịch của tỉnh Phú Yên tiến hành.

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tình hình phát triển du lịch Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016 như thế nào?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng các hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch giai đoạn 2011

- 2016 thông qua các công cụ chiêu thị như thế nào?

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động chiêu thị promotion điểm đến du lịch tỉnh Phú Yên - 3

Những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016?

Những giải pháp nào trong hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch Phú Yên nhằm đưa hình ảnh du lịch tỉnh Phú Yên đến gần khách du lịch, đặc biệt khách du lịch nội địa?

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu được thu thập và xử lý cho mục đích nào đó, nhà nghiên cứu sử dụng lại cho nghiên cứu của mình. “Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho các mục đích khác, từ hai nguồn đó là bên trong và bên ngoài”(Đinh Bá Tùng Anh & Tô Ngọc Hoàng Kim, 2017). Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động phát triển du lịch của Trung tâm Xúc Tiến Du


Lịch và Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Phú Yên. Các dữ liệu bên ngoài được thu thập từ các kết quả nghiên cứu khác, sách, báo, tạp chí và các trang web điện tử.

3.2 Phương pháp chuyên gia:

Thu thập ý kiến các chuyên gia và các quản lý có liên quan đến công tác xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Phú Yên, làm căn cứ đưa ra các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, có khả năng thực thi và sức thuyết phục cao, làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp trong hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch.

Dựa trên câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng dàn bài thảo luận gồm các câu hỏi định tính, sử dụng các câu hỏi mở mang tính chất gợi ý nhằm mục đích gợi mở hướng thảo luận khi phỏng vấn chuyên gia (Xem chi tiết bảng câu hỏi phỏng vấn ở Phụ lục 7).

Đối tượng được phỏng vấn bao gồm 3 nhóm đối tượng là nhóm các nhà quản lý trong các cơ quan nhà nước như SVHTT&DL và TTTTXTDL, nhóm các nhà quản lý hay nhân viên làm việc trong các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên và nhóm các đối tượng khách du lịch. Số lượng đồng ý tham gia phỏng vấn là 10 chuyên gia (4 chuyên gia thuộc nhóm quản lý nhà nước, 3 chuyên gia nhóm các nhà quản lý và nhân viên làm việc trong các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch và 3 khách du lịch đã từng đến Phú Yên) (Xem danh sách các chuyên gia ở Phụ lục 8)

Phương pháp khảo sát chia làm 2 vòng phỏng vấn:

Vòng 1: phỏng vấn tay đôi, phỏng vấn trực tiếp từng chuyên gia dựa trên bảng khảo sát đã xây dựng. Độ dài phỏng vấn 90 phút trên một chuyên gia. Sau vòng 1, tác giả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, từ đó làm cơ sở dữ liệu để chuẩn bị cho phỏng vấn vòng 2.

Vòng 2: phỏng vấn nhóm để đưa ra những ý kiến khác nhau để họ thảo luận và trao đổi những nhận định của mình về vấn đề đang nghiên cứu. Tác giả tổng hợp đưa ra kết luận.

Đối với nghiên cứu định tính quá trình thu thập và phân tích không tách rời nhau. Đó là quá trình tương tác qua lại giữa người phỏng vấn và chuyên gia để thu


thập, phân tích dữ liệu có ý nghĩa cho vấn đề nghiên cứu. Vì vây, tác giả linh hoạt trong việc đặt câu hỏi thảo luận để thu được thông tin hữu ích.

Cuộc phỏng vấn được ghi chú, tổng hợp thành bảng tường thuật chi tiết(transcript) ghi lại toàn bộ nội dung các buổi phỏng vấn. Sau đó, tác giả tóm tắt bảng ghi chú ngắn gọn (brief notes) và phân loại thành nhóm các thông tin khác nhau. Mỗi nhóm thông tin có khả năng mô tả và làm sáng rò vấn đề nghiên cứu đang tìm kiếm.

3.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Hệ thống hóa và chọn lọc các tài liệu thu thập được từ nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch.

4. Tổng quan công trình nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu xúc tiến du lịch, hiện tại có một số đề tài thạc sĩ tập trung nghiên cứu ở một số điểm đến du lịch. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005) “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm” là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Đây là công trình nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch, kinh nghiệm tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch của các nước trên thế giới, khu vực và thực trạng ở Việt Nam, đề xuất các tiêu chí đánh giá các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm như tiêu chí về sự phát triển kinh tế - xã hội, thị phần khách, tốc độ tăng trưởng, thu nhập từ thị trường, thị phần tương đối so sánh với các nước cạnh tranh, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, cầu du lịch phù hợp định hướng phát triển Quốc gia... Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của quốc gia tại thị trường du lịch quốc tế trọng điểm.

Năm 2015, luận văn thạc sĩ Từ Ánh Nguyệt nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu xúc tiến du lịch tỉnh Kiên Giang”. Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch của Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch ở tỉnh Kiên Giang và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang. Từ đó tác giả đề xuất có vận dụng sáng tạo những giải pháp cụ thể và đồng bộ các nội dung thực hiện xúc tiến du


lịch, các điều kiện đảm bảo thành công của hoạt động xúc tiến du lịch nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2014 - 2020. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng thứ nhất là thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, Cục thống kê tỉnh về du lịch Kiên Giang và các tài liệu liên quan đến xúc tiến du lịch như các công trình nghiên cứu, sách báo, tài liệu xuất bản, trên trang web... Thứ hai, Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảo câu hỏi khảo sát các 53 nhà đầu tư các dự án tại Kiên Giang giúp đánh giá một các khách quan thực trạng đầu tư, xúc tiến đầu tư du lịch và cách thức thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch, những khó khăn trong quá trình đầu tư các dự án du lịch tại tỉnh Kiên Giang góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư vào phát triển du lịch nhằm hỗ trợ hoạt động xúc tiến du lịch.

Năm 2012, luận văn thạc sĩ Đào Bảo Minh nghiên cứu về “Một số giải pháp Marketing địa phương nhằm phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2020”. Luận văn nghiên cứu những tác nhân (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) đối với ngành du lịch Phú Yên trên cơ sở các số liệu thống kê của ngành du lịch giai đoạn 2001 - 2011, và 6 tháng đầu năm 2012 từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thu hút khách du lịch như đơn giản hóa các thủ tục hành chính hơn nữa để thu hút đầu tư vào Phú Yên, tăng lượng nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư, tăng khu du lịch và từ đó thu hút khách du lịch nhiều hơn nữa, đầu tư mở rộng và liên kết với các trung tâm đào tạo phục vụ việc học tập và trao đổi kinh nghiệm của các bộ quản lý cũng như nhân viên trong ngành du lịch của tỉnh với các thành phố lớn trong nước hay việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch của tỉnh, kết hợp giữa tính truyền thống và hiện đại, tạo ra được sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, có tính đặc thù và là điểm nhấn của du lịch Phú Yên, tăng cường quảng bá du lịch thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo về du lịch, mời các công ty lữ hành trong và ngoài nước, báo chí trong nước và quốc tế...

Năm 2015, luận văn thạc sĩ của Mai Khanh nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hướng đến chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Phú Yên” thông qua thang đo chất


lượng dịch vụ SERVPERF trên 5 yếu tố tác động là môi trường du lịch, cơ sở vật chất, hoạt động du lịch, giải trí, năng lực phục vụ, an ninh trật tự. Mức độ cảm nhận của khách du lịch đối với các yếu tốt không có sự chênh lệch lớn và đều ở mức khá. Từ đó, tác gả kết luận chất lượng dịch vụ tại tỉnh Phú Yên mặc dù đồng đều nhưng lại chưa có yếu tốt nào là thế mạnh, tác động nhiều đến sự hài lòng của khách du lịch khi đến đây.

5. Ý nghĩa của đề tài

Tổng hợp có chọn lọc một số vấn đề lý luận về các hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch và vận dụng vào thực tiễn ở Phú Yên. Đề tài đã phân tích những mặt hạn chế và tích cực trong hoạt động chiêu thị điểm đến du lịch Phú Yên. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch tỉnh Phú Yên.

6. Bố cục luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động chiêu thị (promotion) điểm đến du lịch

Chương 2: Thực trạng hoạt động chiêu thị (promotion) điểm đến du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016

Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động chiêu thị (promotion) điểm đến du lịch tỉnh Phú Yên


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ (PROMOTION) ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch

1.1.1. Khái niệm điểm du lịch và điểm đến du lịch

1.1.1.1. Điểm du lịch

Trong Luật du lịch Việt Nam sửa đổi năm 2017 (Quốc hội, 2017) có đưa ra khái niệm như sau: “Điểm du lịch (tourist spot) là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”

1.1.1.2. Điểm đến du lịch

“Điểm đến du lịch là một điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch” (Hà Nam Khánh Giao, 2011). Theo Nguyễn Văn Đảng (2007) “Điểm đến du lịch là nơi các yếu tố hấp dẫn, các yếu tố bổ sung và các sản phẩm kết hợp những yếu tố này để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của du khách”. Trần Thị Minh Hòa (2011) có nêu rò: “Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nỗi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”

Như vậy, theo gốc độ tiếp cận quản trị kinh doanh và marketing du lịch, các điểm đến du lịch được coi là một dạng thức sản phẩm của một quốc gia, là tập hợp những điểm đến riêng lẻ của từng vùng trong quốc gia đó tại từng thời điểm nhất định và theo một ý định và chủ đề cụ thể. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 2005): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”

Tóm lại, Điểm đến du lịch là một khái niệm rất rộng trong hoạt động kinh doanh du lịch, là nơi có sức hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch. Điểm đến du lịch dựa vào tài nguyên du lịch, không chỉ những tài nguyên tự nhiên, các tài


nguyên nhân văn mà cả các sự kiện xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao… để trở nên sản phẩm du lịch hấp dẫn. Để trở thành một điểm đến thu hút du khách, đòi hỏi phải có sự quản lý kinh doanh điểm đến bao gồm từ việc thiết kế sản phẩm cho đến các vấn đề marketing, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến điểm đến.

1.1.2. Phân loại điểm đến du lịch

Trên cơ sở khái niệm về điểm đến du lịch và xét theo tiêu chí về địa lý, theo Hà Nam Khánh Giao (2011) có thể phân chia điểm đến du lịch theo các mức độ hay qui mô cơ bản sau đây:

Megadestination (điểm đến có qui mô lớn): là điểm đến của một vùng lãnh thổ hay ở cấp độ châu lục như khu vực Đông Nam Á, Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Phi...;

Macrodestination (điểm đến vĩ mô): là các điểm đến ở cấp độ của các quốc gia như: Việt Nam (Việt Nam is destination of new millennium), Mỹ, Pháp...;

Microdestination (điểm đến vi mô): bao gồm các vùng tỉnh, thành phố, quận huyện thậm chí là một xã, thị trấn...trong lãnh thổ của một quốc gia.

1.1.3. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch

Từ góc độ cung du lịch, điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế đáp ứng nhu cầu của du khách. Hầu hết các điểm đến du lịch bao gồm một hạt nhân cùng với các yếu tố cấu thành như sau:

Điểm hấp dẫn du khách (attractions)

“Điểm hấp dẫn du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách” (Trần Trị Minh Hòa, 2011). Vậy, điểm hấp dẫn là nguyên nhân tạo ra động lực ban đầu, động cơ cho chuyến thăm viếng của du khách. Trong công trình Tài Nguyên du lịch (Bùi Thị Hải Yến, 2011) đưa ra khái niệm về tài nguyên du lịch: “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường”. Theo tác giả trên thì, tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Trong đó, “Tài nguyên tự nhiên gồm các thành phần của tự nhiên


là tài nguyên địa hình, địa chất, khí hậu, nước, sinh vật, đất, khoáng sản, khoảng không ngoài vũ trụ và các thể tổng hợp tự nhiên” (Vò Văn Thành, 2015). “Tài nguyên nhân văn gồm các loại tài nguyên nhân văn vật thể và tài nguyên nhân văn phi vật thể” (Vò Văn Thành, 2015)

Xét về mức độ thì đây là yếu tố quan trọng nhất để có thể hình thành nên một điểm đến du lịch. Tất cả các điểm đến du lịch đều bao gồm trước hết là nơi có điểm đến hấp dẫn du lịch với du khách, song một điểm hấp dẫn du lịch chưa chắc đã là một điểm đến du lịch. Một điểm hấp dẫn du lịch nếu thiếu những yếu tố như: khả năng tiếp cận, dịch vụ ăn uống và lưu trú...thì cũng khó trở thành một điểm đến du lịch.

Hệ thống giao thông (Access)

Hệ thống giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận điểm đến của các thị trường khách du lịch và cũng là nhân tố tạo nên sự thành công của các điểm đến. Nếu những điểm đến du lịch được phát triển hệ thống giao thông với việc sử dụng đa dạng các loại phương tiện thì sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thị trường khách du lịch và điểm đến. Khách du lịch sẽ cảm thấy thuận tiện và dễ dàng hơn khi đi du lịch tại đó.

Ngoài hệ thống giao thông và những phương tiện vận chuyển để tiếp cận các thị trường khách thì việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển và giao thông địa phương phục vụ tham quan hoặc chuyên chở khách đến các cơ sở lưu trú cũng rất quan trọng. Nó cũng góp phần tạo nên sự tiện nghi, hấp dẫn và thú vị đối với du khách. Sự sáng tạo trong việc phát triển các dịch vụ vận chuyển tại điểm đến như: đi cáp treo, xe điện để ngắm phong cảnh, đi xe ngựa, cưỡi voi, xe buýt hai chiều cho khách bộ hành... làm cho điểm đến du lịch càng thêm thu hút khách.

Như vậy, hệ thống giao thông bao gồm khả năng tiếp cận điểm đến cũng như các phương tiện sử dụng trong điểm đến đều có một vai trò nhất định trong việc phát triển điểm đến du lịch. Hoạt động du lịch cần đầu tư hợp lý cho hệ thống giao thông đi lại tạo điều kiện để phát triển điểm đến du lịch.

Dịch vụ lưu trú, ăn uống (Accommodation)

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí