Thực Trạng Tiến Trình Giải Ngân Vốn Oda Ở Việt Nam Thời Gian Qua

hoạch hoá gia đình, phần còn lại tập trung cho phát triển xã hội như văn hoá, phòng chống tội phạm, AIDS và ma tuý…

Về giáo dục và đào tạo: ODA được sử dụng để hỗ trợ đào tạo ở tất cả các cấp từ tiểu học, trung học đến đại học và sau đại học, góp phần thực hiện mục tiêu năm 2001 là phổ cập giáo dục tiểu học trên cả nước, xây dựng, kiên cố hoá trường lớp trong mùa lũ, nhất là các tỉnh thành có nhiều thiên tai. Một số lượng lớn cán bộ, học sinh, sinh viên Việt Nam giỏi ngoại ngữ và có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ, về công nghệ đã được đào tạo và đào tạo lại thông qua các chương trình đào tạo tay nghề, các chương trình học bổng từ nguồn ODA.

Trong lĩnh vực khoa học - môi trường, một số dự án có lượng vốn ODA khá lớn đã ký kết là: dự án vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở thành phố Hồ Chí Minh (166,5 triệu USD vốn vay của WB), dự án quản lý và xử lý chất thải rắn tại Hải Phòng (19,61 triệu USD tài trợ của Hàn Quốc) và dự án xử lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường tại Hội An trị giá 8 triệu USD tài trợ của Chính phủ Pháp.

2.1.2.5. Ngành cấp thoát nước:

Thực hiện tốt chỉ thị số 200/TTg ngày 29 tháng 04 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về cấp và thoát nước sinh hoạt, khoảng 7,29% lượng ODA đã ký kết với giá trị trên 1 tỷ USD, đã được tập trung cho việc cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống cấp thoát nước ở tất cả các thành phố, thị xã lớn trong cả nước, xây dựng được hàng vạn nguồn nước sạch ở nông thôn, miền núi bằng các dự án của UNICEF và các nhà tài trợ song phương như Phần Lan, Đan Mạch, Ôxtrâylia… giải quyết căn bản vấn đề cấp thoát nước tại các thành phố lớn, đông dân cư. Đến nay, hầu hết các thành phố, thị xã của các tỉnh đều đã có dự án ODA về phát triển hệ thống cung cấp nước sinh hoạt.

2.1.2.6. Hỗ trợ ngân sách:

Là một nội dung được các nhà tài trợ rất quan tâm nhằm thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Các dự án đầu tư đạt trị giá hơn 800 triệu USD, chiếm 5,5 % tổng vốn ODA đã ký kết là các khoản tín dụng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rộng, các

chương trình điều chỉnh cơ cấu của quỹ Miyazawa, các chương trình phục hồi nông nghiệp, viện trợ hàng hoá, vay tài chính, giải ngân nhanh thời gian qua… đã có tác dụng làm lành mạnh hoá cán cân thanh toán và cải thiện chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

2.1.2.7. Các nhóm ngành khác:

Ngoài những nhóm ngành được ưu tiên sử dụng ODA ở trên, các nhóm ngành khác cũng nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng tài trợ quốc tế, tương đương 8,01% lượng vốn ODA đã ký kết, điển hình là ngành công nghiệp với các chương trình, dự án qua nhiều giai đoạn đầu tư về nâng cấp, mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy phân đạm Bắc Giang…

Trong lĩnh vực pháp lý, rất chú trọng sử dụng ODA nhằm cải thiện thuận lợi “kết cấu hạ tầng mềm” (hệ thống khung pháp lý), vốn bị coi là trở ngại đáng kể trong môi trường đầu tư ở Việt Nam - góp phần tích cực phát triển thể chế kinh tế và giữ vững ổn định nền kinh tế.


2.2. THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH GIẢI NGÂN VỐN ODA Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Sau nhiều năm tiếp nhận và sử dụng vốn vay ODA, thời gian qua có thể thấy mức giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Việt Nam tăng lên nhanh chóng và đã có những dấu hiệu cho thấy giải ngân ODA bắt đầu đạt mức ổn định (xem biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: Cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA giai đoạn 1993 - 2004


3500


3000


2500


2000


1500


1000


500


0

1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004



Tổng số vốn cam kết Ký kết theo các hiệp định Giải ngân

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 12/2004


Cùng với sự gia tăng mức cam kết và ký kết các hiệp định ODA thì mức giải ngân cũng đã tăng lên đáng kể. Tổng số vốn ODA giai đoạn 1993 - 2004 đã giải ngân là 14,269 tỷ USD. Mức giải ngân năm sau đều có xu hướng cao hơn năm trước: Năm 1993 mức giải ngân rất thấp là 413 triệu USD, đến năm 1998 tăng gấp 3 lần là 1242 triệu USD và đạt mức cao nhất trong hai năm 2000 và 2004 với con số 1650 triệu USD. Tốc độ giải ngân vốn ODA của Việt Nam nhìn chung tăng trung bình khoảng 20%/năm, tăng nhanh hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Myanma chỉ tăng dưới 10%. Xét về quy mô

vốn thì lượng ODA giải ngân tăng mạnh, đạt trên 1 tỷ USD/năm, nhất là từ giai đoạn 1998 - 2004 và tổng giá trị vốn ODA được giải ngân năm 2004 gấp 4 lần giá trị vốn ODA được giải ngân năm 1993.

Biểu đồ 3: Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA giai đoạn 1993 - 2004



1800


1600


1400


1200


1000


800


600


400


200


0


413


725 737


900


1000


1242


1350


1650


1500 1528


1574 1650


Năm

1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004


Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 12/2004


Riêng năm 2004, giải ngân ODA đạt 1,65 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 1,4 tỷ USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 0,25 tỷ USD. So với các năm trước không đạt kế hoạch năm, mức giải ngân vốn ODA trong năm 2004 được đánh giá là đạt kế hoạch năm, nhưng mức giải ngân nói chung đến năm 2004 vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu tăng trưởng. Tính trung bình tỷ lệ giải ngân chỉ khoảng 49% so với vốn cam kết. Hơn nữa, thời gian thực hiện các dự án ODA tại Việt Nam vẫn ở mức cao so với trung bình của thế giới

(thế giới trung bình thực hiện ODA là 5 năm thì ở Việt Nam là 6,5 năm).

So với 21,1 tỷ USD tổng giá trị ODA đã ký kết thì kể từ năm 1993 đến nay, còn khoảng hơn 6,8 tỷ USD ODA đã ký kết vẫn chưa được giải ngân. Con số này đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA. Thực tế xu hướng giải ngân vốn ODA của Việt Nam hàng năm đều có tiến bộ, và với những đổi mới thuận lợi về môi trường đầu tư Việt Nam trong thời gian qua, tin tưởng rằng trong thời gian tới

nguồn vốn ODA cùng với FDI sẽ đóng góp tích cực hơn nữa cho sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2005, tổng giá trị giải ngân vốn viện trợ chính thức Chính phủ (ODA) ước đạt 740 triệu USD, tuy chỉ đạt 42% kế hoạch giải ngân của cả năm 2005 nhưng đã nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước. Mức giải ngân vốn vay thương mại đạt khoảng 610 triệu USD, 130 triệu USD còn lại là giải ngân vốn viện trợ không hoàn lại. Các dự án vốn ODA lớn là dự án năng lượng nông thôn II có tổng vốn 220 triệu USD, dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II trị giá 105 triệu USD. Các dự án lớn được viện trợ không hoàn lại gồm chương trình phát triển nông thôn Quảng Trị trị giá khoảng 12,16 triệu USD, chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trị giá 11,23 triệu USD.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết từ đầu năm 2005 đến nay, nguồn vốn ODA được hợp thức hoá thông qua các Hiệp định ký kết với các nhà tài trợ đạt hơn 1,34 tỷ USD, trong đó vốn vay là 1,18 tỷ USD và vốn vay viện trợ không hoàn lại đạt 155,5 triệu USD.

2.2.1. Giải ngân theo các ngành, lĩnh vực kinh tế:

Để phân tích và đánh giá tốc độ cũng như quy mô của giải ngân vốn ODA trong những năm qua ở Việt Nam, một trong những phương pháp chính là tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn (các báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP, của các nhà tài trợ và của các cơ quan quản lý nhà nước) về tỷ lệ giải ngân theo các ngành và lĩnh vực kinh tế. Căn cứ vào đó, có thể ước lượng mức độ và tỷ lệ giải ngân so với số vốn được ký kết.

Bảng 2.4: : Thực trạng giải ngân theo các ngành kinh tế giai đoạn 1993 - 2004


Ngành

Giá trị ký kết

(triệu USD)

Giải ngân

(triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân

(%)

Tổng số

21.100

14.269

67.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA ở Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp - 7

4631

2200

47.5

Giao thông vận tải

4951

2920

57,8

Nông nghiệp - nông thôn

2764

2350

85.0

Phát triển con người

2572

2400

93.3

Cấp, thoát nước

2204

1220

55.0

Hỗ trợ ngân sách

1504

1504

100

Các ngành khác

2474

1675

67.6

Năng lượng điện

Nguồn: Tổng hợp và ước tính của tác giả


Mức giải ngân luôn có sự khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế. Trong các ngành xây dựng cơ sở hạ tầng thì các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường có mức giải ngân cao vì chủ yếu là chi tiêu phục vụ chuyên gia, mua sắm thiết bị, tư vấn, đào tạo… nên thường được triển khai và kết thúc suôn sẻ còn các dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể thường có mức giải ngân vốn thấp nhất do quy mô lớn, quá trình thực hiện phức tạp và lâu dài, gặp nhiều trở ngại chủ quan và khách quan như những khó khăn trong tiến độ thi công thực hiện dự án, những khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu…

Trong các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển con người và hỗ trợ ngân sách, tỷ lệ giải ngân lại rất cao do ít gặp phải những vướng mắc trong công tác giải phòng mặt bằng và thường có những chính sách đền bù dễ được chấp thuận.

Gần đây, giải ngân ODA đã tăng trên diện rộng, giải ngân cho hỗ trợ kỹ thuật bao gồm hỗ trợ kỹ thuật độc lập và hỗ trợ kỹ thuật gắn với các dự án đầu tư, cũng tăng lên đáng kể về giá trị tuyệt đối. Điều đó thể hiện xu thế ưu tiên sử dụng vốn ODA của Chính phủ ta cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật, khẳng định vai trò “kết cấu hạ tầng kỹ thuật cần đi trước một bước” so với các ngành kinh tế khác và phản ánh nỗ lực đáng kể nhằm tăng cường năng lực con người và thể chế kinh tế ở Việt Nam.

2.2.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Từ năm 1993, các chương trình, dự án cơ sở hạ tầng (bao gồm ngành năng lượng, giao thông vận tải và ngành cấp thoát nước) ngày càng trở thành lĩnh vực tiếp nhận ODA nhiều nhất, chiếm đến 50% tổng số vốn ODA được giải ngân của cả nền kinh tế.

Xuất phát từ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ những năm qua, ngành năng

lượng đã thu hút nhiều ODA nhất. Trên thực tế, mặc dù Việt Nam hiện là một trong những nước tiêu thụ ít năng lượng nhất ở Châu Á, song mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Năm 1996 chiếm 42% đến năm 1998 chiếm 50% và năm 2000 đã đạt khoảng 52%, trở thành một ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất giai đoạn 1993 - 2004. Đến nay, ngành năng lượng (và ngành giao thông vận tải) đang có mức giải ngân vốn ODA thuộc loại cao nhất, khoảng 2,2 tỷ USD nhưng tỷ lệ giải ngân lại thấp nhất là 47,5% do các dự án năng lượng chủ yếu tập trung vào việc xây dựng nhà máy phát điện. Hầu như toàn bộ mức tăng giải ngân đều xuất phát từ việc thực hiện xây dựng, mở rộng 3 nhà máy phát điện: Phú Mỹ, Hàm Thuận - Đa Mi và Phả Lại do JBIC (Nhật Bản) hỗ trợ. Đây là các dự án lớn, lên đến hàng trăm triệu USD, nên thời gian triển khai thực hiện và giải ngân vốn ODA bị kéo dài.

Trong hai năm qua, mức giải ngân cho ngành giao thông vận tải tăng lên hơn gấp đôi từ 110 triệu USD năm 1996 lên đến 250 triệu USD trong năm 2004. Cũng như những năm trước đây, năm 2004, nguồn vốn dành cho việc khôi phục cầu và đường quốc lộ đã chiếm trên 80% vốn đầu tư cho toàn ngành.

Tính chung cho đến nay, tỷ lệ giải ngân của ngành giao thông đạt 57,8% (tương đương 2,92 tỷ USD) cao hơn khá nhiều so với ngành năng lượng nhưng vẫn còn thấp so với tỷ lệ chung. Các chương trình tập trung chủ yếu vào một số ít các nhà tài trợ là JBIC, WB và ADB. Đáng chú ý là 10 dự án đường giao thông đô thị lớn nhất đã chiếm khoảng 90% tổng vốn viện trợ cho mục đích này, trong khi hệ thống giao thông nông thôn có thể sử dụng trong

mọi thời tiết nhìn chung vẫn kém phát triển. Việc chưa có đủ đường giao thông tốt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa sẽ hạn chế các cơ hội tạo thu nhập của người nông dân, sẽ làm khó khăn thêm cho việc tiêu thụ sản phẩm và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của các đối tượng rất cần được sử dụng nguồn vốn này.

Năm 2004, các chương trình khôi phục hệ thống cấp nước và phát triển

đô thị đạt mức giải ngân từ 45 - 50 triệu USD/ năm và đạt tỷ lệ giải ngân cả giai đoạn là 55%. Con số này được duy trì khá ổn định từ năm 1998 đến nay. Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường rõ ràng có ý nghĩa hết sức quan trọng để tiếp tục nâng cao sức khoẻ cho người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Trong những thập kỷ vừa qua, Chính phủ đã phát động một số phong trào nhằm cải thiện hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, số liệu điều tra chính thức cho thấy chưa đến một nửa dân số được cung cấp nước sạch và có điều kiện vệ sinh thực sự. Điều này chứng tỏ rằng tuy rất cố gắng trong công tác quản lý, điều hành sử dụng ODA nhưng các cơ quan nhà nước cũng cần có cái nhìn thực tế và khách quan hơn về hiệu quả sử dụng ODA.

2.2.1.2. Lĩnh vực hỗ trợ chính sách và thể chế được giải ngân khá cao do chủ yếu sử dụng vốn ODA không hoàn lại. Từ năm 2000 đến nay, hỗ trợ chính sách và thể chế vượt lên trở thành một trong số những ngành được giải ngân nhiều nhất, với hơn 250 triệu USD/năm, trong đó hỗ trợ ngân sách thường đạt được tỷ lệ 100% mức giải ngân/tổng giá trị ký kết. Kết quả đạt được này chủ yếu là do công tác giải ngân nguồn vốn vay của quỹ Miyazawa trị giá 174 triệu USD được tập trung vào tăng cường quản lý kinh tế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và cải cách chính sách thuế quan chuyển sang hàng rào, hạn ngạch thuế quan. Hỗ trợ chính sách và thể chế có một phần là trợ giúp kỹ thuật cho công tác hoạch định chính sách và đào tạo các cán bộ cấp cao. Một số chương trình như vậy dược xây dựng trên cơ sở phối hợp với các dự án SAC – Tín dụng điều chỉnh cơ cấu và ESAF – Quỹ điều chỉnh cơ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023