Giải Ngân Nguồn Vốn Oda Theo Loại Hình Viện Trợ

cấu tăng cường. Hỗ trợ chính sách và thể chế bao gồm các khoản vay như dự án của ADB giúp ngành tài chính xây dựng hệ thống quản lý tài chính theo định hướng thị trường, UNDP hỗ trợ củng cố thể chế và xây dựng năng lực cũng như cải thiện các chính sách kinh tế xã hội và tạo lập môi trường phát triển cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mà điển hình là đã hỗ trợ thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 1999. Những khoản viện trợ này là vô cùng cần thiết đối với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Nguồn viện trợ giải ngân nhanh dành cho hỗ trợ cán cân thanh toán chủ yếu được triển khai thông qua các chương trình của SAC và ESAF từ năm 1994 - 1996. Năm 1998, WB đã cung cấp 34 triệu USD cho mục đích giảm nợ mà thực chất đó là xoá nợ cho Việt Nam. Tương tự như vậy, năm 1999, cán cân thanh toán cũng được hỗ trợ giảm nợ bởi Thuỵ Sĩ và Đan Mạch. Năm 2000, Chính phủ Bỉ đã cung cấp cho Việt Nam 7 triệu USD từ chương trình giảm nợ của mình. Giai đoạn mới của các chương trình này hiện đang được đàm phán, song các khoản giải ngân chỉ tiếp tục triển khai giải ngân sau năm 2000.

2.2.1.3. Phát triển nông thôn

Các chương trình ODA ngày càng tập trung nhiều hơn cho công tác nông

nghiệp và phát triển nông thôn, phù hợp với việc Chính phủ khẳng định lại ưu tiên dành cho lĩnh vực này từ năm 1997. Trong cả giai đoạn 85% số vốn ký kết đã được giải ngân với tổng giá trị lên tới 2,35 tỷ USD. Các khoản ODA dùng để cho vay lại phục vụ tín dụng nông thôn cũng như đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn đều tăng. Năm 2004 có rất nhiều dự án “phát triển theo vùng lãnh thổ” lồng ghép quy mô nhỏ đã tiếp nhận được sự đóng góp tổng hợp gần 30 triệu ODA từ ADB, WB, IFAD, JBIC… nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo ở nông thôn trên cơ sở xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quy mô nhỏ, có liên quan đến các khoản nhằm phát triển tài chính - tín dụng nông thôn, cải thiện mạng lưới đường giao thông nông thôn và hỗ trợ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Các dự

án như vậy thường lồng ghép hợp phần nâng cao năng lực địa phương trên cơ sở áp dụng các phương thức phát triển có tham gia của người dân. Trong cùng năm, dự kiến mức đầu tư ODA cho phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tăng thông qua một số chương trình hỗ trợ là chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình hỗ trợ 1.715 xã nghèo và là các dự án được thực hiện trong khuôn khổ xoá đói giảm nghèo của Chính phủ với mục tiêu: đến năm 2005, xoá bỏ các hộ đói và giảm từ 17% số hộ nghèo năm 2000 xuống 5% vào năm 2010.

Sau một thời gian đứng ở vị trí thứ 3 trong các ngành tiếp nhận ODA, mức giải ngân để phát triển nông thôn đứng ở vị trí thứ 4, trong đó tỷ trọng cho việc giải ngân vốn phát triển vùng lãnh thổ luôn cao hơn phần giải ngân đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp.

Xấp xỉ 100 triệu USD đã được đầu tư trực tiếp vào phát triển nông nghệp. Đó là các dự án trong lĩnh vực hỗ trợ ngành, phát triển thuỷ lợi và chống lũ ở miền Trung được cung cấp bởi WB và ADB, là các công trình nghiên cứu vào bảo tồn nông nghiệp vùng duyên hải miền Trung của IFAD và một số chương trình tài trợ cho các tiểu ngành nông nghiệp là dự án hỗ trợ thoát nước, chương trình 5 triệu hecta rừng, chăn nuôi và dịch vụ thú y… của JICA, các dự án cho ngành đánh cá và nuôi trồng thuỷ sản ven bờ của Đan Mạch.

2.2.1.4. Phát triển con người (bao gồm ngành y tế - xã hội, giáo dục - đào tạo) những năm qua với khoảng 2,4 tỷ USD đã được giải ngân, ứng với tỷ lệ giải ngân là 93,3%, là tỷ lệ giải ngân cao nhất trong số các lĩnh vực tiếp nhận ODA nếu không kể đến lĩnh vực hỗ trợ ngân sách. Lý do chính có thể thấy là phần lớn lượng ODA cung cấp cho nhóm ngành này thuộc về vốn viện trợ không hoàn lại, với các điều kiện giải ngân thuận lợi và ít gây áp lực trả nợ cho Chính phủ. Tuy số lượng dự án là khá nhiều, nhất là các dự án giáo dục nhưng quy mô của các dự án này không lớn, được thực hiện theo phương thức giải ngân một lần nghĩa là các nhà tài trợ thường không phải chuyển vốn

nhiều lần khiến cho các thủ tục rút vốn trong nước thực hiện nhanh và dự án sớm được giải ngân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Trong những năm 1995 - 1998, phát triển con người luôn đứng vị trí thứ 3 về mức độ giải ngân ODA, chỉ hơi giảm nhẹ vào những năm 1999 - 2000 và ổn định vị trí thứ 3 trong các năm 2001 - 2004. Tỷ trọng vốn sử dụng cho mục đích y tế và đào tạo được xem là tương đương nhau, khoảng trên dưới 40% hàng năm. Còn lại dành cho phát triển xã hội như phòng chống tội phạm, AIDS và ma tuý… thì mức giải ngân thường thấp hơn, khoảng 15 - 20%/năm: năm cao nhất là 1997 với trên 21% và năm thấp nhất là 1993 với 4%.

Mức giải ngân cho ngành y tế tăng đáng kể, trung bình hàng năm trong giai đoạn 1998 - 2004 là 100 triệu USD/ năm, trước hết là do việc triển khai các dự án về dân số và sức khoẻ gia đình, góp phần nâng cao chỉ số sức khoẻ của người Việt Nam lên ngang tầm với các nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Chiều hướng tăng mức chi cho lĩnh vực này là điều rất đáng hoan nghênh vì tình trạng sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam hiện vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Hiện nay, các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đang được triển khai với phạm vi và mức độ sử dụng cao, song tỷ lệ nạo phá thai, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh vẫn cao chứng tỏ khả năng lựa chọn các biện pháp tránh thai còn hạn chế và tình trạng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ còn yếu kém.

Giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA ở Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp - 8

Về phía các nhà tài trợ, hỗ trợ nhiều nhất cho y tế Việt Nam là các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc (WHO, UNFPA, UNICEF), WB, ADB và Chính phủ Đức. Các Chính phủ và cộng đồng tài trợ đều cam k ết dành 20% ngân sách của mỗi bên cho các dịch vụ xã hội cơ bản. Xét về mặt lịch sử, Việt Nam luôn coi trọng các dịch vụ xã hội, và do vậy mức đầu tư cho các dịch vụ này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu ngân sách của Chính phủ, với mức giải ngân hàng năm khoảng 10 triệu USD.

Quy mô của các dự án trong ngành giáo dục - đào tạo thường không lớn, chỉ ở tầm trung hạn và được tập trung vào phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Khoảng 80 triệu USD của hơn 150 dự án đã được giải ngân

cho ngành giáo dục đại học và dạy nghề thông qua các chương trình hợp tác giữa các trường đại học và cơ sở giáo dục trong và ngoài nước cũng như các chương trình đào tạo và học bổng. Một khoản 60 triệu USD khác được chi cho các dự án giáo dục tiểu học, tăng mức giải ngân cho cấp tiểu học lên 45%. Tỷ lệ nhập học tiểu học trên toàn quốc rất cao là do WB và Nhật Bản tăng tốc độ giải ngân cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và hỗ trợ cải thiện các điều kiện học tập ở vùng núi phía Bắc. Tuy nhiên, việc đảm bảo khả năng tiếp cận bình đẳng về giới, dân tộc và vùng lãnh thổ cũng như chất lượng giáo dục vẫn là những thách thức cần giải quyết.

2.2.1.5. Các ngành khác:

Nhóm ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển công nghiệp giải ngân được trên 200 triệu USD vào năm 2004, tỷ lệ giải ngân đạt 67,6% so với giá trị ký kết, tức là tăng khoảng 40 - 50 triệu mỗi năm so với những năm đầu thế kỷ 21. Trong quản lý tài nguyên, Đan Mạch được xem là nhà tài trợ song phương lớn nhất với chương trình vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch nông thôn. ADB tập trung đầu tư cho việc ổn định mùa màng lưu vực sông Hồng. Mức giải ngân cho phát triển công nghiệp cũng tăng hơn 20 triệu USD so với năm 2003, chủ yếu vẫn là từ ADB với chiến lược phát triển công nghiệp và thương mại trung hạn, trong đó nhấn mạnh vai trò của khu vực đầu tư tư nhân, đồng thời tăng cường cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Các chương trình cứu trợ khẩn cấp được triển khai đặc biệt tích cực vào những năm đầu thập kỷ 90, chủ yếu thông qua hai dự án hỗ trợ tái hoà nhập cho người Việt Nam hồi hương do Liên minh Châu Âu (EU) và Cao uỷ Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR) tài trợ. Các khoản viện trợ cho mục đích cứu trợ và viện trợ khẩn cấp là các khoản viện trợ cho không và rất khẩn thiết cần viện trợ ngay nên giải ngân rất nhanh. Tỷ lệ giải ngân các khoản viện trợ này hầu như đạt 100%. Tuy nhiên, từ năm 1995, các nhà tài trợ chỉ cung cấp khoảng 2% tổng vốn ODA cho lĩnh vực này. Năm 2004, mức giải ngân cho lĩnh vực này đã giảm đáng kể so với các năm trước đây, chỉ đạt hơn 10

triệu USD. Sự giảm sút này chủ yếu là do một số dự án lớn trong phòng chống thiên tai của Thuỵ Điển và EU, các dự án hỗ trợ nhân đạo, hỗ trợ quân nhân phục viên của EU và UNHCR đã kết thúc. Các chương trình cứu trợ khẩn cấp hiện nay thường có mục tiêu cụ thể là chỉ dành phần lớn cho những nạn nhân bị thảm hoạ thiên tai như lũ lụt, sóng thần, khủng bố… nếu xảy ra.

2.2.2. Giải ngân theo đặc điểm nguồn viện trợ:

Có thể nói, tỷ lệ giải ngân ODA viện trợ không hoàn lại khá cao, đạt tới 90% so với mức cam kết. Nguyên nhân dẫn đến mức độ giải ngân cao của loại hình này là do vốn ODA không hoàn lại không có các điều kiện ràng buộc về trả nợ nước ngoài, phần lớn được triển khai thông qua hình thức hỗ trợ kỹ thuật và tập trung vào các lĩnh vực y tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, cải cách chính sách - thể chế hoặc hỗ trợ cán cân thanh toán. Đây là các ngành, các lĩnh vực như đã phân tích ở trên thì mức độ giải ngân nhanh hơn các chương trình, dự án sử dụng vốn vay.

Tỷ lệ giải ngân vốn ODA có hoàn lại hiện nay ở mức rất thấp, chỉ đạt 60 - 65% có nghĩa là phần lớn lượng vốn ODA ở Việt Nam chưa được giải ngân (khoảng hơn 6 tỷ USD) do vốn ODA vay thường được đầu tư vào các dự án, công trình cơ sở hạ tầng quy mô lớn và các điều kiện ràng buộc giải ngân của vốn ODA hoàn lại rất nghiêm ngặt, đòi hỏi Chính phủ nước tiếp nhận phải cân nhắc rất cẩn thận khi giải ngân vốn vay. Việc triển khai thực hiện dự án và các thủ tục rút vốn phải kéo dài qua nhiều giai đoạn, đòi hỏi phải có một khoảng thời gian dài, khiến cho quá trình giải ngân không thể diễn ra nhanh chóng cũng như tốc độ giải ngân vốn vay phải luôn gắn liền và đi kèm với tiến độ thực hiện, triển khai dự án.

Biểu đồ 4: Giải ngân nguồn vốn ODA theo loại hình viện trợ


2500


2000


1500


1000


500


0

1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004



Viện trợ không hoàn lại Vốn vay

Nguồn: Bộ Tài chính (2005)


2.2.2.1. Viện trợ không hoàn lại:

Trong số các nhà tài trợ, hiện chỉ có một vài nhà tài trợ cung cấp thuần tuý viện trợ không hoàn lại như Ôxtrâylia bình quân hàng năm cung cấp cho Việt Nam khoảng 70 triệu đôla Úc và Canada với mức bình quân là 20 triệu đôla Canada, còn lại phần lớn các nhà tài trợ cung cấp viện trợ cho Việt Nam bao gồm cả ODA không hoàn lại và ODA vốn vay.

Đối với viện trợ không hoàn lại, lượng ODA ngày càng có xu hướng gia tăng về giá trị tuyệt đối nhưng lại giảm tỷ trọng tương đối trong tổng số ODA ở Việt Nam nghĩa là các dự án sử dụng ODA không hoàn lại thường được giải ngân nhanh nhưng tỷ trọng chi phí tư vấn cao và mua sắm thiết bị từ nước cung cấp ODA thường có giá rất cao so với mua sắm quốc tế. Điều đó thể hiện mức ưu đãi trong nguồn vốn ODA không hoàn lại ngày càng có xu hướng giảm, khiến cho việc thu hút và sử dụng ODA không hoàn lại ngày càng trở nên khó khăn, buộc Chính phủ Việt Nam phải có thêm những dự án cụ thể và chi tiết nhằm thu hút, sử dụng hợp lý và vận dộng được nhiều hơn nữa nguồn vốn không hoàn lại này. Thời gian qua, giá trị ODA không hoàn

lại mà Việt Nam nhận được hàng năm dao động khoảng trên dưới 400 triệu USD. Ở Việt Nam, các ngành được ưu tiên sử dụng ODA không hoàn lại là:

- Hỗ trợ kỹ thuật để phát triển thể chế, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý của Việt Nam, chuyển giao công nghệ thông qua việc cung cấp chuyên gia, người tình nguyện, trang thiết bị, hỗ trợ nghiên cứu, điều tra cơ bản, chuẩn bị và theo dõi thực hiện nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.

- Hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế bằng hàng hoá hay hiện vật…

- Cấp tín dựng ưu đãi theo dự án nhằm thực hiện các công trình xây dựng, lắp đặt trang thiết bị hoặc chỉ cung cấp thiết bị nội dung dự án có thể bao gồm cả dịch vụ tư vấn, chương trình đào tạo của cán bộ Việt Nam.

Nhìn chung, ODA không hoàn lại đã có tác dụng rất tích cực, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội Việt Nam nhiều năm qua.

2.2.2.2. Viện trợ có hoàn lại (ODA vốn vay):

ODA vốn vay cũng có nhiều hình thức khác nhau. Nhật Bản là nhà tài trợ chỉ cung cấp vốn vay ưu đãi với mức lãi suất thấp thường chỉ 1 - 2%/ năm, thời gian trả nợ dài tới 20 - 40 năm, thậm chí có nhiều dự án không phải trả lãi. Nhà tài trợ Tây Ban Nha thường cung cấp vốn vay hỗn hợp nghĩa là một phần vốn vay ưu đãi và một phần vốn vay thương mại từ các ngân hàng.

Giai đoạn 1993 - 2004, tỷ trọng giải ngân vốn vay từ mức thấp nhất chỉ có 10% năm 1993 đã tăng tới 54% năm 1996, tiếp tục tăng đến 69% năm 1999, đạt mức cao nhất ở năm 2001 với 73,3% và dao động từ 60 - 65% những năm 2003 - 2004. Tỷ trọng cao ở năm 2001 - 2002 là do việc thực hiện các khoản vay giải ngân nhanh của WB thông qua chương trình tín dụng hỗ trợ xoá đói giảm nghèo (PRSC), của IMF thông qua chương trình hỗ trợ tăng trưởng xoá đói giảm nghèo (PRGF). PRSC đã giải ngân hơn 100 triệu USD và PRGF đã giải ngân 53 triệu USD.

Vốn vay ODA của Việt Nam thường được tập trung đầu tư cho các công trình thuộc về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật là các công trình thuộc về các ngành năng lượng, giao thông vận tải, cấp thoát nước … Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế nước ngoài và Việt Nam, những năm tớ i, tỷ lệ vốn vay sẽ tiếp tục tăng do mức chi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có quy mô lớn sẽ tăng lên. Mọi khoản đầu tư của WB cho “Quỹ điều chỉnh cơ cấu mới” hay của IMF cho “Quỹ điều chỉnh cơ cấu tăng cường” sẽ được cung cấp dưới dạng vốn vay.

Có thể nói, từ năm 1993 trở lại đây, tỷ lệ giữa viện trợ không hoàn lại và vốn vay thay đổi theo xu hướng tăng nhanh tỷ lệ vốn vay, giảm tỷ lệ viện trợ không hoàn lại. Cơ cấu sử dụng ODA cũng thay đổi, tỷ lệ đầu tư phát triển có xu hướng tăng lên, chi tiêu ODA gần đây cho cứu trợ lương thực và viện trợ khẩn cấp giảm xuống. Sở dĩ như vậy là do gần đây nước ta đã đảm bảo đủ

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí