lượng lương thực và có dư để xuất khẩu. Khả năng trong thời gian tới có thể phải chấp nhận khoản viện trợ không hoàn lại còn thấp hơn nữa.
2.2.3. Giải ngân theo hình thức sử dụng vốn ODA:
Để thống nhất trong phân tích và đánh giá, UNDP đã chia vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA theo 5 loại hình viện trợ khác nhau:
- Hỗ trợ kỹ thuật độc lập
- Hỗ trợ kỹ thuật gắn với đầu tư
- Các dự án đầu tư vốn
- Hỗ trợ cán cân thanh toán và chương trình
- Viện trợ lương thực và cứu trợ khẩn cấp
Bảng 2.5: Cơ cấu giải ngân ODA theo hình thức sử dụng
Đơn vị: %
Tổng vốn ODA giải ngân | Hỗ trợ kỹ thuật độc lập | HTKT gắn với đầu tư | Các dự án đầu tư vốn | Hỗ trợ ngân sách | Viện trợ lương thực, cứu trợ khẩn cấp | |
1993 | 100 | 31.7 | 5.9 | 33.7 | 8.3 | 20.4 |
1994 | 100 | 28.3 | 5.5 | 35.9 | 18.7 | 11.6 |
1995 | 100 | 23.1 | 5.3 | 34.7 | 29.1 | 7.8 |
1996 | 100 | 25.5 | 1.7 | 62 | 9.1 | 1.6 |
1997 | 100 | 29 | 3 | 66 | 1 | 1 |
1998 | 100 | 26 | 3 | 61 | 9 | 1 |
1999 | 100 | 21 | 1 | 71 | 6 | 1 |
2000 | 100 | 21 | 1 | 61 | 16 | 1 |
2001 | 100 | 21 | 1 | 65 | 12 | 1 |
2002 | 100 | 20 | 1 | 66 | 12 | 1 |
2003 | 100 | 18 | 1 | 65 | 15 | 1 |
2004 | 100 | 18 | 1 | 68 | 12 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Thu Hút Oda Trong Những Năm Qua Ở Việt Nam
- Thực Trạng Tiến Trình Giải Ngân Vốn Oda Ở Việt Nam Thời Gian Qua
- Giải Ngân Nguồn Vốn Oda Theo Loại Hình Viện Trợ
- Một Số Hạn Chế Và Những Nguyên Nhân:
- Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội 10 Năm Tới 2001 - 2010
- Khả Năng Vận Động Và Ký Hiệp Định Oda Thời Gian Tới.
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Nguồn: Điều tra ODA của UNDP (12/2004)
Việt Nam cũng như các nước tiếp nhận khác nói chung, phần lớn vốn ODA được thực hiện thông qua các chương trình dự án đầu tư vốn. Những năm đầu thập kỷ 90, vốn ODA chủ yếu được tập trung dưới loại hình viện trợ lương thực và hỗ trợ kỹ thuật độc lập, trong khi hỗ trợ ngân sách cũng nhận được sự quan tâm khá lớn của cộng đồng tài trợ quốc tế, đã giúp nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng lạm phát trầm trọng, từng bước chuyển đổi nền kinh tế. Đến năm 1996 trở về sau này, biểu đồ phân bổ ODA đã có sự thay đổi sau khi hỗ trợ dự án đầu tư trở về vị trí trọng tâm của công tác ODA.
Hỗ trợ kỹ thuật độc lập có xu hướng giảm: năm 1993 chiếm 31,7%, giảm xuống 23,1% năm 1994, tăng lên đôi chút vào năm 1997 rồi giảm nhẹ và duy trì ở mức 21% trong 3 năm 1999, 2000 và 2001, tiếp tục giảm xuống 20% năm 2002 và duy trì mức giảm nhẹ trong hai năm 2003 và 2004 là 18%. Năm 2000, mức giải ngân của loại hình này đạt 346 triệu USD, đến năm 2004 đã đạt trên 500 triệu USD. Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, quản lý kinh tế và hành chính công tiếp tục thu hút rất nhiều hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.
Giải ngân ODA theo loại hình hỗ trợ dự án đầu tư đã tăng lên từ 33,7% năm 1993 lên 66% năm 1997 và 71% năm 1999, đạt mức giải ngân 958 triệu USD rồi giảm xuống 61% năm 2000 và đến 2004 lại tăng lên là 68%. Những dự án đầu tư này chủ yếu được tài trợ bởi JBIC và WB, có tỷ trọng chiếm đến 89% toàn bộ khoản vốn vay.
Hỗ trợ kỹ thuật gắn với đầu tư là hỗ trợ kỹ thuật gắn với các chương trình , dự án đầu tư như tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khả thi và xây dựng các báo cáo khác trong lĩnh vực năng lượng, vận tải và phát triển công nghiệp. Năm 1993, nhóm các dự án đầu tư có liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật đạt mức tỷ trọng cao nhất là 5,9% vì đó là năm Việt Nam bắt đầu nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế, nhất là trong điều kiện khi đó các dự án
ODA rất thiếu các cán bộ, chuyên gia tư vấn giỏi… và duy trì ở mức trên 5% trong những năm trước 1996. Từ năm 1996 đến nay, nhóm này chỉ chiếm tỷ trọng 1% trong tổng số ODA. Tuy nhiên, một phần vốn của loại hình hỗ trợ này được tính cả vào số vốn của các dự án đầu tư.
Hình thức hỗ trợ giải ngân nhanh bao gồm cả hỗ trợ ngân sách nói chung và hỗ trợ liên quan đến các chương trình chiếm tỷ lệ khá cao vào những năm đầu tiên của thập kỷ 90 và đạt tỷ lệ cao nhất năm 1995 là 215 triệu USD. Sau đó, tỷ lệ này giảm xuống 1% vào năm 1997 trước khi tăng lên mức 9% vào năm 1998 và 12% năm 2004. Có được kết quả này là do việc giải ngân khoản vay 174 triệu USD từ quỹ Miyazawa. Khoản vay này được tập trung vào phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống hàng rào thuế quan.
Viện trợ lương thực, cứu trợ khẩn cấp là loại hình viện trợ rất cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn kinh tế khó khăn 1993 - 1995. Sau năm 1995, Việt Nam đã khắc phục được những khó khăn về lương thực nhưng những nguy cơ về thiên tai vẫn là nguyên nhân khách quan rất lớn mà chúng ta không tránh khỏi nên cộng đồng tài trợ quốc tế vẫn duy trì mức tài trợ cho Việt Nam khoảng trên dưới 10 triệu USD cứu trợ khẩn cấp/năm. Cùng với hỗ trợ lương thực, khoản viện trợ này cũng chỉ chiếm khoảng 1% tổng ODA giải ngân trong những năm gần đây.
2.2.4. Giải ngân theo các nhà tài trợ
Những năm qua, cộng đồng tài trợ quốc tế đã đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong số các nhà tài trợ cho Việt Nam, 3 nhà tài trợ lớn nhất là Nhật Bản, ADB và WB và đây cũng là 3 nhà tài trợ luôn chiếm một tỷ lệ giải ngân vốn ODA rất lớn, có thể lên tới 70 - 80% vốn ODA cam kết cũng như ODA đã giải ngân những năm qua.
Năm 2004, nguồn vốn được giải ngân nhiều nhất của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, với tổng vốn giải ngân đạt khoảng 482 triệu USD, chiếm 79% tổng giá trị giải ngân nguồn vốn vay.
Biểu đồ 5: Giải ngân của 10 nhà tài trợ hàng đầu, 1993 - 2004
Nhật Bản
WB ADB IMF
Liên hợp quốc
Pháp Thuỵ Điển
Đan Mạch
óc
Đức
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
Triệu USD
Nguồn: www.vir.com.vn
2.2.4.1. Nhật Bản:
Quả thực trong thời gian qua, theo thống kê chính thức của Nhật Bản, có thể thấy ngay Nhật Bản là nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết lên đến hơn 6 tỷ USD. Tuy vậy, tỷ lệ giải ngân các dự án do Nhật tài trợ lại thuộc vào loại thấp nhất trong số các nhà tài trợ cho Việt Nam, chỉ đạt 48,5% với tổng giá trị giải ngân chỉ xấp xỉ 3,54 tỷ USD. Trong khi lượng vốn ký kết của Nhật Bản chiếm đến 42% thì khối lượng giải ngân chỉ là 31,6% trong toàn bộ các nhà tài trợ mà nguyên nhân rất căn bản là do yêu cầu khắt khe của Nhật trong quá trình rút vốn các dự án bằng đồng Yên của Nhật,
những điều kiện ràng buộc chặt chẽ về chuyên gia tư vấn, đấu thầu cũng như sử dụng trang thiết bị rất đắt đỏ của Nhật Bản trong các chương trình, dự án.
Trong một vài năm gần đây, nhờ những thành công trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, phía Nhật Bản đã rất thiện chí củng cố vị trí hàng đầu của mình cả trong quá trình giải ngân nguồn vốn mà tiêu biểu đáng kể là tốc độ giải ngân đã tăng vọt từ 388 triệu USD năm 1998 lên gấp 2,5 lần năm 2004.
ODA vốn vay của Nhật Bản được giải ngân chủ yếu thông qua JBIC. JBIC đã gia tăng mức độ giải ngân cho nhiều dự án năng lượng và giao thông vận tải có quy mô tầm cỡ, trong đó khoảng 50% vốn ODA giải ngân của JBIC dành cho ngành năng lượng để xây dựng hạ tầng cơ sở. JBIC cũng đóng góp khoảng 20% giải ngân trong quỹ Miyazawa, phần còn lại chủ yếu tập trung cho các công trình giao thông như hệ thống đường giao thông, khôi phục hệ thống cầu cống và hạ tầng nông thôn. Trong năm 2004, nguồn ODA viện trợ không hoàn lại của tổ chức JICA cũng được duy trì tương đương với các năm trước, khi tập trung vào lĩnh vực đào tạo, giao thông vận tải, y tế và quản lý kinh tế. JICA cũng gia tăng mức độ giải ngân đối với các chương trình cấp thoát nước đô thị, cung cấp nước sạch sinh hoạt. Việc hoàn thành dự án cải tạo bệnh viện Bạch Mai trong năm 2000 đã làm giảm mức độ giải ngân cho ngành y tế trong năm 2001 nhưng một dự án hỗ trợ quản lý bệnh viện Bạch Mai được ký năm 2002 đã làm tốc độ giải ngân của ngành y tế gia tăng trong các năm 2003, 2004.
2.2.4.2. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Trong số các nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, ADB có tỷ lệ vốn ODA được giải ngân cao nhất với khoảng 74% vốn được giải ngân (tương đương khoảng 1,78 tỷ USD). Sở dĩ ADB đạt được tỷ lệ giải ngân cao như vậy là do thủ tục rút vốn và các điều kiện giải ngân của ADB dễ đáp ứng hơn. Hơn nữa, các dự án của ADB chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và hạ tầng nông thôn ở miền Trung Việt Nam.
Mức giải ngân vốn ODA của ADB tăng rất mạnh từ mức 139 triệu USD năm 1998 đến năm 2004 đã tăng lên gấp 2 lần. So với Nhật Bản, viện trợ ODA không hoàn lại của ADB ít hơn rất nhiều. Việt Nam chỉ nhận được từ 7
- 7,5 triệu USD không hoàn lại/năm từ năm 1998 - 2004 và mức độ giải ngân vốn viện trợ không hoàn lại cũng chỉ đạt khoảng 7 triệu USD/năm.
Ngành giao thông nông thôn vẫn là ngành nhận được sự quan tâm lớn nhất của ADB với trên 70 triệu USD, kế tiếp là ngành công nghiệp tập trung vào chương trình cải tổ các doanh nghiệp công nghiệp, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước với trên 62 triệu USD.
Nhìn chung, năm 2004, ADB đã giảm mức giải ngân cho các dự án năng lượng, thay vào đó là tập trung giải ngân cho các dự án phát triển hạ tầng nông thôn, nông nghiệp, thuỷ lợi, kiểm soát thiên tai lũ lụt, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường: Dự án cấp nước 7 thị xã đạt 120% kế hoạch, dự án thuỷ lợi đồng bằng sông Hồng giải ngân đạt 110% kế hoạch, dự án Quốc lộ 1, giai đoạn 3 đạt 220% kế hoạch…
2.2.4.3. Ngân hàng thế giới (WB):
Tỷ lệ giải ngân những khoản vốn vay của WB mới chỉ đạt 53% với giá trị giải ngân là 2 tỷ USD, thấp hơn mức trung bình của một số nước trong khu vực. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp trong những năm 2000 - 2004 là do các khoản giải ngân nhanh có xu hướng giảm và các điều kiện giải ngân của WB tương đối nghiêm ngặt (chẳng hạn, thủ tục giải phóng mặt bằng và thực hiện chính sách đền bù, tái định cư của WB quy định thường rất chi tiết và khó thực hiện trong thời gian ngắn).
Năm 2004, WB chỉ giải ngân được 140 triệu USD, thấp hơn khá nhiều mức những năm trước, thường trên dưới 200 triệu USD. Sự chấm dứt các dự án khôi phục năng lượng là nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút đó: mức giải ngân dự án Thuỷ lợi miền Trung đạt 165% kế hoạch; dự án Đa dạng hoá nông nghiệp đạt 161% kế hoạch. Giải ngân của WB tập trung vào lĩnh vực
phát triển nông thôn miền núi, và sự gia tăng giải ngân vào lĩnh vực này cũng minh chứng đây là lĩnh vực đang được ưu tiên hàng đầu của WB. Lĩnh vực giao thông đã tụt xuống vị trí thứ hai, vì các dự án nâng cấp đường quốc lộ đã đi vào giai đoạn hoàn thành, đưa vào sử dụng và cũng vì vậy, mức giải ngân năm 2004 giảm sút đáng kể. Hi vọng, những dự án mới đã được phê duyệt gần đây như dự án chăm sóc người nghèo (đã cam kết 230 triệu USD), chương trình phát triển giao thông và năng lượng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) sẽ thúc đẩy mức độ giải ngân trong những năm tới.
2.2.4.4. Các nhà tài trợ khác:
Ngoài ba nhà tài trợ lớn nhất là Nhật Bản, ADB và WB, Chính phủ các nước phát triển khác như Pháp, Đan Mạch, Ôxtrâylia, Hà Lan, Thuỵ Điển… cũng đã cung cấp các nguồn ODA quan trọng cho Việt Nam với tư cách là các nhà tài trợ song phương.
Điều đáng mừng là các nhà tài trợ này có tỷ lệ giải ngân rất cao, khoảng 80% thậm chí có thể đạt tới trên 90% như Ôxtrâylia, Đan Mạch… Nguyên nhân làm cho các khoản tài trợ của các nước này đạt được tỷ lệ giải ngân cao là do tỷ lệ viện trợ không hoàn lại rất cao từ 70 - 80% trong tổng số vốn ODA mà các nhà tài trợ này dành cho Việt Nam.
Cộng hoà Pháp hiện đang là nhà tài trợ hàng đầu trong số các nước phát triển Châu Âu dành viện trợ cho Việt Nam. Trong năm 2004, Pháp đã giải ngân được 65 triệu USD. Số vốn hỗ trợ của Pháp tập trung phần lớn vào phát triển con người, nông nghiệp, viễn thông và hạ tầng cơ sở.
Cùng với Chính phủ Pháp là Chính phủ các nước như Đan Mạch (60 triệu USD), Thuỵ Điển (45 triệu USD), Hà Lan (41 triệu USD), Đức (28 triệu USD)… là năm trong số 10 nhà tài trợ cho Việt Nam có mức giải ngân cao nhất trong năm qua. Điều đặc biệt là viện trợ ODA của các nước thuộc Liên minh Châu Âu có tỷ lệ vốn không hoàn lại rất lớn, vốn viện trợ không hoàn lại của Hà Lan dành cho Việt Nam thường trên 60%. Vương quốc Đan Mạch
thậm chí còn cung cấp ODA không hoàn lại trên 90% vốn ODA đã giải ngân trong năm qua.
Ôxtrâylia và các tổ chức của Liên Hợp Quốc cũng là các nhà tài trợ có mức giải ngân cao trong năm 2004. Trong khi mức giải ngân của Ôxtrâylia nhà tài trợ cung cấp thuần tuý nguồn viện trợ không hoàn lại giảm đi 1/3 lần so với những năm trước do dự án cầu Mỹ Thuận đã hoàn thành thì mức giải ngân của các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc lại có xu thế gia tăng do các lĩnh vực mà các tổ chức tài trợ này đầu tư viện trợ thường có lợi thế trong quá trình giải ngân. Các tổ chức hỗ trợ nhiều nhất là UNDP, thực hiện chủ yếu bằng hình thức hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài ra, có các tổ chức như UNICEF, WHO, UNFPA… chủ yếu tập trung vào phát triển con người và cải thiện các vấn đề xã hội.
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ GIẢI NGÂN VỐN ODA Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA:
2.3.1. Những kết quả đạt được:
Có thể nói rằng, giai đoạn 1993 - 2004 là giai đoạn gặt hái được nhiều thành công trong công tác thu hút và sử dụng dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Việt Nam. Điều đó thể hiện trên nhiều phương diện: khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho nguồn viện trợ này được cải thiện, ODA đã đáp ứng một nhu cầu khá lớn về vốn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và việc sử dụng nguồn vốn ODA cũng đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể. Năm 2004, kinh tế tăng trưởng 7,7%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 26%, cung cấp nước sạch cho 58% dân số nông thôn, cải thiện các chỉ tiêu phát triển con người, thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy đầu tư tư nhân đồng thời cải thiện thể chế, chính sách quản lý kinh tế.
Riêng trong công tác giải ngân vốn ODA trong thời gian qua, thấy nổi lên một số thành tựu đáng lưu ý: