Tình Hình Thu Hút Oda Trong Những Năm Qua Ở Việt Nam

trưởng của nền kinh tế và tạo nguồn thu bằng ngoại tệ vay dẫn tới mất khả năng thanh toán. Trước tình thế đó, các nhà tài trợ không thể tiếp tục chuyển tiếp tiền vốn cho Argentina. Với khoản nợ nước ngoài 132 tỷ USD (trong đó nợ công chiếm một phần đáng kể) đã đẩy Achentina nền kinh tế lớn thứ ba của Châu Mỹ Latinh chìm trong khủng hoảng kinh tế mà nguyên nhân chính của nó là nước này vay nợ quá nhiều song sử dụng và giải ngân không có hiệu quả.‌‌

Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng, giải ngân vốn ODA được coi là năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Vì vậy, việc giải ngân vốn ODA rất có ý nghĩa trong việc vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chiến lược của một quốc gia. Để thúc đẩy giải ngân vốn ODA đạt đúng tiến độ, Việt Nam cần khảo sát, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, nhất là kinh nghiệm của các nước có điều kiện kinh tế, xã hội và xuất phát điểm tương đồng với Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

CHÍNH THỨC (ODA) Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA


2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ PHÂN BỔ VỐN ODA

2.1.1. Tình hình thu hút ODA trong những năm qua ở Việt Nam

2.1.1.1. Tình hình cam kết của các nhà tài trợ

Ngày 9/11/1993, Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã khai mạc tại Paris, đánh dấu sự hội nhập trở lại của Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế, tạo ra những cơ hội quan trọng để hỗ trợ Việt Nam tiến hành công cuộc phát triển nhanh và bền vững. Từ đó đến nay, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, gọi tắt là Hội nghị CG (Consultative Group) do Ngân hàng Thế giới WB chủ trì và tổ chức thực sự đã trở thành một diễn đàn hữu ích đối với cả Việt Nam và các nhà tài trợ. Tại đây, Việt Nam và các nhà tài trợ chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến về những kết quả phát triển

kinh tế - xã hội trong năm của Việt Nam, bàn về những biện pháp tăng cường, đẩy mạnh đổi mới kinh tế, thu hút viện trợ cũng như công tác quản lý, giải ngân nguồn vốn này, và đưa ra cam kết lượng ODA hàng năm mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam:

Bảng 2.1: Tình hình cam kết ODA cho Việt Nam giai đoạn 1993 - 2004


Đơn vị: tỷ USD


Năm

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Cam

kết

1,81

1,94

2,26

2,43

2,4

2,2*

2,1**

2,4

2,4

2,5

2,9

3,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA ở Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp - 6

Ghi chú: (*) chưa kể 0,5 tỷ USD hỗ trợ cải cách kinh tế năm 1998 (**) chưa kể 0,7 tỷ USD hỗ trợ cải cách kinh tế năm 1999

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo Chính phủ, tháng 4/2004)

Rõ ràng là, sau khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế, Việt Nam đã liên tục nhận được sự đồng tình ủng hộ của các nhà tài trợ về chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Qua Hội nghị bàn tròn các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam năm 1993 và các Hội nghị CG từ năm 1993 - 2004, Việt Nam nhận được cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế với một quy mô khá lớn với tổng số vốn đạt 28,54 tỷ USD, năm sau cao hơn năm trước và có xu thế ngày càng tăng ổn định. Năm 1993, mức cam kết thấp nhất là 1,81 tỷ USD. Năm 1996 là 2,43 tỷ USD, tăng 630 triệu USD và gấp 1,35 lần so với năm 1993, đặc biệt năm 1998 sau khi xảy ra khủng hoảng kinh tế tài chính - khu vực, các nhà tài trợ vẫn cam kết tài trợ cho Việt Nam 2,2 tỷ USD. Năm 2004 mức cam kết đã là 3,2 tỷ USD.

Trong năm tài chính 2005, mức cam kết tài trợ vốn ODA dành cho Việt Nam đạt trị giá khoảng 3,44 tỷ USD. Điều này càng thể hiện sự ghi nhận và tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với quá trình cải cách và mở cửa của Việt Nam:

Bảng 2.2: Cam kết ODA dành cho Việt Nam năm 2005


Đơn vị: tỷ USD


Các nhà tài trợ chính

Mức vốn cam kết

Nhật Bản

0.902

Liên minh Châu Âu

0.960

Ngân hàng Thế giới

0.750

Các đối tác viện trợ khác

0.828

Tổng cộng:

3.440

(Nguồn: www.mpi.gov.vnwww.vir.com.vn)


Có thể nói, trước bối cảnh quốc tế có nhiều biến động về chính trị, kinh tế những năm gần đây, Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là một trong những nước tiếp nhận ODA tương đối lớn (là một trong 10 nước nhận ODA lớn nhất

thế giới, trung bình trên 2,2 tỷ USD mỗi năm nghĩa là trung bình mức cam kết tài trợ ODA hàng năm cho Việt Nam tương đương 6% GDP, 24% chi tiêu công và khoảng 10% nhập khẩu) với quy mô ngày càng tăng trong khi dòng chảy ODA toàn cầu có xu hướng chung là đi xuống. Mức cung cấp ODA cho nước ta cao hơn các nước đang phát triển khác sẽ tạo ra yếu tố vốn quan trọng giúp Việt Nam đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phục vụ sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam giai đoạn hiện nay và cả thập niên tới.

2.1.1.2. Tình hình ký kết các hiệp định:

Để sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết, Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ phải ký kết các Hiệp định như: Nghị định thư Ban ghi nhớ, văn kiện dự án ODA … hay còn gọi là các Điều ước quốc tế về ODA để thực hiện chương trình, dự án được hai bên thoả thuận.

Bảng 2.3: Tình hình cam kết và ký kết hiệp định tài trợ ODA cho Việt Nam giai đoạn 1993 - 2004


Đơn vị: triệu USD


Năm

Cam kết

Ký kết

Tỷ lệ (%)

ký kết/cam kết

1993

1810


2079

55.44

1994

1940

1995

2260

1656

73.27

1996

2430

1798

74.00

1997

2400

2276

94.83

1998

2200

1421

64.59

1999

2100

1659

79.00

2000

2400

1705

71.04

2001

2400

2130

88.75

2002

2500

2195

87.8

2003

2900

2426

83.6

3200

2755

86.1

Tổng số

28.540

21.100

73.9

2004

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo Chính phủ, tháng 4/2004)

Bảng 2.3 cho thấy, tính từ năm 1993 đến năm 2004, tổng giá trị các hiệp định về ODA đã ký kết đạt 21,1 tỷ USD, đạt gần 74% tổng giá trị ODA cam kết trong cả giai đoạn. Trong đó, tổng giá trị các hiệp định ODA được ký kết tính đến năm 2004 của ba nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á đạt khoảng xấp xỉ 17 tỷ USD, chiếm 80,6% tổng giá trị ODA đã ký kết.

Trong giai đoạn này, về cơ cấu nguồn vốn theo đặc điểm nguồn tài trợ, tổng ODA không hoàn lại là 4,2 tỷ USD, vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể là 29%, ODA vốn vay vào khoảng 11 tỷ USD (chiếm 71%).

Tính riêng năm 2004, đến cuối tháng 12, nguồn vốn ODA được hợp thức hoá bằng việc ký kết các hiệp định với các nhà tài trợ đạt tổng giá trị 2,243 tỷ USD, trong đó vốn vay là 1,981 tỷ USD và vốn viện trợ không hoàn lại là 0,262 tỷ USD.

Có thể thấy, tổng giá trị các Điều ước quốc tế còn thấp, chưa tương xứng với số lượng ODA cam kết dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Đến cuối năm 2004, còn khoảng 7,44 tỷ USD cam kết tài trợ cho Việt Nam nhưng chúng ta vẫn chưa tiến hành ký kết được các Điều ước quốc tế.


2.1.2. Phân bổ ODA theo ngành, lĩnh vực kinh tế

Từ năm 1993, xuất phát từ nhu cầu về vốn đầu tư cũng như chính sách ưu tiên cung cấp ODA của các nhà tài trợ, việc phân bổ sử dụng vốn ODA theo ngành cũng được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tiễn của Việt Nam, trong đó tập trung ưu tiên cho việc khôi phục và phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đang chiếm tỷ trọng lớn nhất với 2 phân ngành quan trọng là ngành năng lượng

điện và giao thông vận tải, tiếp theo là các ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản, y tế, giáo dục, cấp thoát nước, hỗ trợ ngân sách… Kết quả của việc phân bổ đã ký vay ODA được thể hiện ở biểu đồ 1.

Biểu đồ 1: Cơ cấu Hiệp định vay ODA phân theo ngành, 1993 - 2004



12.00%

5.50%

7.29%


26.20%



28.00%


8.01%


13.00%


Năng lượng điện Nông lâm, thuỷ sản và thuỷ lợi

Các ngành khác Giao thông vân tải

Cấp thoát nước Hỗ trợ ngân sách Y tế, xã hội, giáo dục, đào tạo…

Nguồn: Tình hình tổng quan về viện trợ phát triển chính thức tại Việt Nam

- Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, tháng 12/2004


2.1.2.1. Ngành năng lượng điện:

Đây là một trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng của đất nước. Hiện tại, đã có hơn 20 hiệp định vay vốn cho các chương trình, dự án trong ngành điện, bao gồm việc đầu tư cho xây dựng và cải tạo các nhà máy phát điện để phát triển nguồn điện. Khoảng 26,20% (tương đương với 4,2 tỷ USD) nguồn ODA đã ký kết được sử dụng cho ngành điện, trong đó có các nhà máy lớn là Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Hàm Thuận - Đa Mi, Sông Hinh, Phả Lại và dự án thuỷ điện Đại Ninh (tín dụng lần 2 với giá trị 86,95 triệu USD mới được ký với năm 2001), sẽ có tổng công suất lắp đặt chiếm hơn 40% tổng công suất điện Việt Nam giai đoạn 1996 - 2004, tổng công suất phát điện tăng thêm 3.403 MW, bằng tổng công suất nhà nước từ trước cho tới năm 1995.

Ngoài phát triển điện, vốn ODA còn được sử dụng để phát triển nâng cấp, cải tạo và mở rộng hệ thống đường dây tải điện, lưới điện quốc gia và

điện khí hoá nông thôn, trang bị các trạm biến thế, phát triển và nâng cao hiệu quả ngành điện, phát triển hệ thống truyền tải, phân phối và khắc phục thiên tai… Dự án đường dây tải điện 500 kV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm trị giá 114, 5 triệu USD là một trong những dự án quy mô lớn thuộc lĩnh vực này.

2.1.2.2. Ngành giao thông vận tải:

Nguồn vốn ODA đã được ưu tiên tập trung cho việc khôi phục và phát triển hệ thống giao thông vận tải huyết mạch của nước ta. Khoảng xấp xỉ 28% (gần 4,3 tỷ USD) là giá trị nguồn vốn ODA trong tổng số vốn ODA ký kết được sử dụng cho các công trình giao thông chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam như: – Đầu tư cải tạo và nâng cấp 4.665 km đường quốc lộ, khôi phục được 2.297 km quốc lộ 1, nâng cấp và cải tạo 162,2 km quốc lộ 5; 162 km quốc lộ 10; cải tạo 188,4 km quốc lộ 18 và trên 2000 km các đường quốc lộ khác. – Khôi phục và cải tạo trên 3.100 km đường tỉnh lộ. – Xây dựng mới và khôi phục khoảng 14.000 km đường giao thông nông thôn, hơn 600 km đường thuỷ nội địa.

Bên cạnh đó, ODA cũng được chú trọng để đầu tư cho một số dự án khôi phục hệ thống đường sắt (xây mới 18 cầu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, và trên 70 cây cầu lớn với tổng chiều dài là 15.634 km), cảng biển (như cải tạo cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn…) và giao thông đô thị nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài ra, còn ưu tiên đầu tư nhằm tăng cường năng lực trong quản lý giao thông vận tải, đào tạo cán bộ, xây dựng chiến lược ngành và hỗ trợ vốn cho một số doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải. Nhiều công trình, dự án đã hoàn thành và đang phát huy tác dụng tích cực để phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân, từ đó tạo cơ hội tăng thu nhập cho người dân và đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp cận nhanh chóng với các dịch vụ xã hội cơ bản.

2.1.2.3. Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi

Nguồn vốn quốc tế chủ yếu dành cho phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á… Một phần quan trọng của các khoản vay bằng tiền, ví dụ khoản vay điều chỉnh cơ cấu của WB, khoản vay cho các chương trình

nông nghiệp của ADB, các khoản viện trợ không hoàn lại, đều được tập trung sử dụng cho lĩnh vực này như: Dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (102,78 triệu USD), Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc (110 triệu USD vốn vay của WB), Dự án phát triển cây chè và cây ăn quả (40,2 triệu USD vốn vay của ADB), Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tại 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (12,29 triệu USD viện trợ không hoàn lại của Ôxtrâylia) đều là những dự án quy mô lớn mới được ký kết.

Một lượng lớn vốn ODA, khoảng 2,5 tỷ USD, chiếm 13% tổng giá trị ký kết cho mục đích phát triển nông nghiệp, nông thôn và miền núi, bao gồm cả thuỷ sản. Nguồn ODA được thực hiện thông qua một loạt các dự án phát triển cà phê, chè, trồng rừng, xây dựng các cảng cá phát triển chăn nuôi; thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở nhiều tỉnh nghèo. Một số công trình, hệ thống thuỷ lợi lớn ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam, các dự án trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, bảo vệ và tôn tạo các khu rừng tự nhiên, rừng ngập mặn cũng đang được phát triển.

Nhìn chung, các chương trình dự án, đặc biệt là các dự án xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thời gian qua thực sự đã đem lại những lợi ích trực tiếp cho những người dân nghèo trên khắp cả nước, cải thiện đáng kể đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào Việt Nam.

2.1.2.4. Nhóm ngành y tế, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học và môi trường:

Nhóm ngành này cũng nhận được một lượng ODA đáng kể, chiếm 12% lượng ODA đã ký kết (tương đương 2 tỷ USD) vào các dự án phát triển con người như:

Về y tế - xã hội: Với hình thức ODA viện trợ không hoàn lại hoặc hợp tác kỹ thuật, một phần ODA được tập trung đầu tư vào các dự án chăm sóc sức khoẻ ban đầu như các dự án tiêm chủng và phòng ngừa dịch bệnh, dự án phòng bệnh sởi của JICA, dự án tài trợ nâng cấp bệnh viện Bạch Mai của JICA, phòng chống sốt rét của EU, các chương trình tiêm chủng mở rộng của WHO và UNICEF, chương trình của EU, WB và ADB về sức khoẻ, y tế và kế

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí