Giới Thiệu Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm


không căn cứ như sự ngoa truyền của người đời.”. Ý kiến gần đây của Nguyễn Công Lý thì nhìn nhận từ sự đồng cảm và độ lượng của người đắc đạo với những tâm lý nghi ngờ của những người chưa tỏ ngộ đạo như vua Anh Tông và Mạc Đĩnh Chi “Dù trong truyện có nêu vì nàng vu oan cho nhà sư mà bị giáng phạt nhưng người chép truyện không miêu tả nàng là người xấu xa, độc ác và tuy miêu tả Huyền Quang như một cao tăng đắc đạo, có giới hạnh đáng kính nhưng ông cũng tỏ ra thông cảm mối nghi ngờ của vua Trần, của Mạc Đĩnh Chi.” [165, 263].

Rõ ràng, từ sự kiện Điểm Bích cũng khiến cho vua Trần Anh Tông hối tâm và càng minh chứng đạo hạnh của Huyền Quang không có gì có lay chuyển được. Thực tế, Phật giáo đang ở vào thời kỳ hưng thịnh có khả năng chi phối mọi sinh hoạt của quốc gia Đại Việt, ít nhiều cũng động chạm quyền lợi đối với triều thần quan lại Nho giáo. Theo Nguyễn Lang thì vào thời điểm này vì số lượng tăng ni gia tăng, dẫn đến tệ nạn có một số thành viên tăng già phạm giới. Nho sĩ vin vào đó mà công kích. Trong vai trò lãnh đạo Giáo hội không có nghĩa là Huyền Quang chỉ lo thuần túy việc Giáo hội mà ở vị trí ấy dù muốn hay không cũng phải giữ luôn vai trò Quốc sư cố vấn triều đình, nghĩa là cũng phải góp sức cùng triều đình đề ra chính sách đối nội và đối ngoại. Điều này cũng đủ khiến cho các thành phần khác như quan lại Nho gia xung quanh vua tạo ra những sự hiểu lầm đáng tiếc để công kích Tam Tổ. Công kích Tam Tổ là công kích lãnh đạo Giáo hội, là nhằm bài xích Phật giáo nhằm tạo ra thế đứng của Nho giáo trên vũ đài chính trị. Chúng ta chẳng ngạc nhiên gì khi Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu là những Nho thần quan lại luôn lên tiếng bài xích Phật giáo khi họ nói rằng: “…Cố phàm thiên hạ áo khu danh thổ, tự cư kỳ bán. Tri hoàng qui chi, phỉ canh nhi thực, phỉ chức nhi y; thất phu thất phụ vãng vãng ly gia thất, khứ hương lý, tuỳ phong nhi my.” [333, 747] (H 17) (Vì thế, những nơi u nhã thanh kỳ trong nước, chùa chiền đã chiếm mất một nửa. Bọn áo thâm, áo vàng tụ tập ở đấy không cày mà ăn, không dệt mà mặc, những người thất phu thất phụ thường bỏ nhà cửa, bỏ làng xóm quy theo.) [333, 748]. Đây chính là chướng duyên thứ hai mà Huyền Quang phải đón nhận. Cũng vì chướng duyên này mà nhiều tài liệu sau này đều ghi nhận sự suy yếu Phật giáo Trúc Lâm kể từ khi đệ tam Tổ lãnh đạo Giáo hội.

Sự thật không phải thế, Phật giáo Đại Việt trước đó do Điều Ngự, Pháp Loa trong cương vị là những nhà lãnh đạo tối cao của Giáo hội đã góp phần làm rạng rỡ non sông và


đưa đất nước chuyển sang thời kỳ cực kỳ hưng thịnh. Đến thời Huyền Quang lãnh đạo ắt hẳn phải tự thân rút lui vũ đài chính trị để có điều kiện đi vào hoạt động trong lòng xã hội. Đây cũng là chính đặc trưng thứ hai của Phật giáo mà chúng tôi đã đề cập ở tiểu mục

1.1.2. Thời Lý, Vạn Hạnh từng làm thế, đến Huyền Quang cũng vậy, không bao giờ xác lập giáo quyền và thế quyền cho chính mình. Vì vậy, Huyền Quang chủ động an trú trong thâm sơn Thanh Mai và Côn Sơn để xác lập một hướng đi mới cho Phật giáo không gắn quyền lợi triều đình mà gắn liền dân chúng trong sự bình an với một tinh thần vô trụ, vô ngã. Chính hướng đi này không phải đợi đến đệ tam Tổ thực hiện sau khi gánh vác vai trò lãnh đạo Giáo hội mà ngay khi Trần Nhân Tông với cương vị là nhà lãnh đạo Giáo hội, ông đã có tầm nhìn về con đường hoạt động Phật giáo của Huyền Quang là “Tướng người này có đạo nhãn, có thể là bậc Pháp khí, bậc Thánh tăng chân chính vậy.” [232, 80]. Thực tế, Huyền Quang không còn chú trọng phát triển Phật giáo theo con đường tổ chức củng cố cơ sở Giáo hội mà tập trung chú trọng về sự giải thoát tự thân, bước ra khỏi đời sống lợi dưỡng thế tục. Suy cho cùng mục đích tận cùng của Phật giáo là chỉ ra sự khổ đau và tìm cách vượt thoát khổ đau, xây dựng một đời sống hạnh phúc cho con người mà thôi.

Thông qua các sáng tác văn thơ của Huyền Quang như Chư Phẩm kinh, Công văn tập, Thích khoa giáo, Phổ Tuệ ngữ lục, Ngọc tiên tập, nhưng đáng tiếc là chỉ còn lưu giữ 24 bài thơ và một bài phú Nôm, chúng ta sẽ thấy rõ quan điểm, tư tưởng của Huyền Quang đều tập trung bàn về con đường chứng ngộ và lẽ sinh tử trong cõi đời này. Là thiền sư, cũng là một văn tài được Nhân Tông khen ngợi văn “không thể thêm bớt chữ nào”, Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú khen “ý tinh tế, cao siêu”, “lời bay bướm, phóng khoáng”, hẳn nhiên nội dung tư tưởng của ông được trình bày với một bút pháp nghệ thuật khiến người học đạo dễ dàng tiếp nhận. Cũng như Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, quan điểm Thiền của đệ tam Tổ cũng khởi đầu bằng cái nhìn kiến tính để đập vỡ các khái niệm phân biệt đối đãi nhị nguyên, an nhiên tự tại trước hiện thực cuộc sống biến động. Thực chất của một đời sống đạo là con người phải an trú trong thế giới bình đẳng của vạn pháp dưới cái nhìn Duyên khởi mà theo Huyền Quang gọi là “Nhãn phóng quan”. Trực ngộ như thế thì thị - phi, ma - Phật, mê - ngọâ, sinh - tử … chỉ là những cặp phạm trù đối đãi không thật mà con người cần phải bước ra khỏi vòng hệ lụy đó.


Khi trực ngộ, con người hằng sống với cái tâm chân thật của mình, không còn vướng vào vòng tục lụy của danh lợi, địa vị, ham muốn hưởng lạc của cuộc đời. Tất cả chỉ là ảo ảnh phù du có gì để bận tâm, lưu luyến ngay cả khi đối diện với cả vấn đề sinh tử. Cuộc đối thoại giữa Huyền Quang và Pháp Loa cho chúng ta thấy rõ điều đó. Huyền Quang từng phát biểu “muốn đi thì đi, muốn ở là ở” trong một lần vấn bệnh Pháp Loa. Nhờ có thái độ sống an nhiên tự tại, con người không còn sợ hãi trước sự thịnh suy cuộc đời. Bằng cả cuộc đời và sự nghiệp vào đời sống đạo, đệ tam Tổ đã xây dựng và phát triển Thiền phái Trúc Lâm mang bản sắc dân tộc. Có như thế, đất nước Đại Việt mới trở nên hùng cường từ trong nội lực, đạo pháp được hưng thịnh từ trong lòng xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

TIỂU KẾT

Với hào khí Đông A ngút trời, một Phật giáo đời Trần hưng thịnh được xây dựng trên nền tảng lịch sử truyền thừa Thiền phái Trúc Lâm, cả dân tộc Đại Việt đã bước sang một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự chủ để xây dựng đất nước Đại Việt trở nên hùng cường vững mạnh. Những nhân vật như Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông là những gương mặt Thiền gia đắc pháp chứng ngộ bước đầu đặt nền móng tư tưởng cho Thiền phái ra đời để sau đó Trần Nhân Tông đã khai sáng rồi truyền thừa cho Pháp Loa phát triển, kế tục là Huyền Quang. Cả ba vị này đã đóng góp rất lớn trong việc tạo dựng và phát triển Thiền phái này và đã có dấu ấn lớn trong lòng dân tộc đối với việc xây dựng và phát triển đất nước Đại Việt, được người đời tôn vinh là Trúc Lâm Tam Tổ.

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 9

Điểm nổi bật của Thiền phái này là lịch sử truyền thừa luôn đồng hành cùng lịch sử thời đại dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước, mở nước. Trong ý thức tự chủ của một dân tộc khát khao độc lập, Thiền phái Trúc Lâm không chỉ do người Việt Nam sáng lập mà còn là kết quả của quá trình phát triển tất yếu của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Với những sắc thái riêng biệt về lý luận và tính thực tiễn của nó, Thiền phái đã hoạt động rộng rãi trong mọi xã hội qua các triều đại lịch sử để đáp ứng nhu cầu lịch sử từng thời giao phó. Mục đích của Thiền phái là nhằm xây dựng con người giải thoát ngay tại cõi đời này và hết lòng phục đạo pháp – dân tộc.


CHƯƠNG 2

GIÁ TRỊ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG

TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

2.1. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Như đã có giới thiệu ở chương 1, Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đã trước tác, trước thuật khá nhiều tác phẩm. Do nhiều nguyên nhân, hiện chỉ còn lại một số ít văn bản và một số bài thơ, kệ phú của các vị mà sử sách đã ghi chép. Sau đây là phần lược thuật nội dung các tác phẩm của các vị Tổ sư là thiền gia, thiền sư Thiền phái Trúc Lâm:

2.1.1. Tác phẩm của Trần Thái Tông

Thánh đăng ngữ lục là một tập sách chép về hành trạng của năm ông vua đời Trần là Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông. Trong đó, Trần Thái Tông là tác giả các tác phẩm sau: Văn tập (1 quyển); Chỉ nam ca (1 quyển); Thiền tông Khoá hư (10 quyển). Văn tập vaứ Chổ nam ca đã mất, hiện chỉ còn Khoá hư. Cũng theo sách này, ngoài những tác phẩm trên, Trần Thái Tông còn có một số tác phẩm khác nữa, mà những tác phẩm này hiện chỉ còn bài tựa chứ không còn nguyên văn tác phẩm. Sau này, người đời sau gộp chung những bài tựa đó vào Khoá hư lục như: Thiền tông chỉ nam tự, Kim cương tam muội kinh tự, Bình đẳng sám hối văn tự Lục thời sám hối khoa nghi.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngoài những tác phẩm trên, năm 1251, Trần Thái Tông tự tay viết bài minh để răn dạy cho các hoàng tử về đạo trung, hiếu, hoà, tốn, ôn, lương, cung, kiệm. Năm 1264, khi Trần Thủ Độ mất, Trần Thái Tông đã viết bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến của mình đối với người chú ruột có công lao. Theo Lê Quý Đôn trong Nghệ văn chí và theo Phan Huy Chú trong Văn tịch chí của sách Lịch triều hiến chương loại chí thì Trần Thái Tông là tác giả các tác phẩm sau: Triều đình thông phán (20 quyển), sách này viết vào năm Kiến Trung thứ nhất (1226), nội dung sách khảo lại các lệ đời trước, dùng làm phép thưởng và sách Kiến trung thường lễ (10 quyển) sách này chép các sự việc của bản triều. Theo chúng tôi, hai quyển sách là do vua sai sử thần soạn vì lúc này vua mới 8 tuổi (sách hiện không còn). Trần Thái Tông ngự tập (1 quyển) với lời thơ trang nhã đáng đọc. Sách nay không còn truyền, chỉ còn lại một ít bài thơ như


Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh, Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn…; Khố hư lục (1 quyển). Theo Trần Văn Giáp trong Lược truyện các tác gia Việt Nam và theo các nhà nghiên cứu của Viện Hán Nôm trong Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu và cũng theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Trần Thái Tông là tác giả của những tác phẩm sau: Thiền tơng chỉ nam ca, Kim Cương tam muội kinh chú giải, Lục thời sám hối khoa nghi, Bình đẳng lễ sám văn, Khố hư lục, Thái Tông thi tập.

Trước hết là Thiền tông chỉ nam ca: Tác phẩm này chỉ còn bài Thiền tông chỉ nam tự. Theo bài tựa, chúng ta được biết nội dung tác phẩm này là bài ca thể hiện điều sở ngộ của nhà vua. Như vậy, thể tài của Thiền tông chỉ nam là thể ca, giống như thể tài tác phẩm Chứng đạo ca của Huyền Giác ở Trung Hoa hay như Phật tâm ca của Tuệ Trung ở Việt Nam. Kim Cương tam muội kinh chú giải: Tác phẩm này hiện chỉ còn bài tựa Kim Cương tam muội kinh tự được in lại trong Khoá hư lục. Qua bài tựa, người đời sau biết được nỗi niềm nhà vua là mỗi lần đọc kinh Kim Cương tam muội thì trong lòng phát sinh trăm mối cảm hứng nên nhà vua đã “đem hết ruột gan làm lời chú giải”. Lục thời sám hối khoa nghi: Sách này hiện còn đầy đủ, kể cả bài tựa. Nội dung sách là nghi thức sám hối sám hối với mục đích làm cho sáu căn thanh tịnh. Bình đẳng lễ sám văn: Tác phẩm này cũng là một nghi thức sám hối nhưng nghĩa lý vi diệu thâm sâu hơn Lục thời sám hối khoa nghi, vì tác phẩm được viết theo tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Đáng tiếc là toàn văn tác phẩm hiện chỉ còn bài tựa được in lại trong Khoá hư lục.

Khoá hư lục: Tác phẩm có thể được Trần Thái Tông viết lúc còn trẻ, sau sự kiện bỏ ngôi lên núi Yên Tử cầu làm Phật, rồi trở về lại ngôi vua vừa trị nước vừa tu Thiền, tham vấn các bậc cao tăng thạc đức, nghiên cứu kinh điển rồi trình bày lại những điều sở đắc của mình. Nguyên văn của tác phẩm hiện không còn. Bản Khoá hư lục hiện chúng ta nghiên cứu là dựa vào các bản in chữ Hán từ thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Đến năm 1943, Tổng hội Phật giáo Bắc kỳ dưới sự bảo trợ của trường Viễn Đông Bác Cổ cho khắc in lại nguyên tác chữ Hán và dịch nghĩa bằng Quốc ngữ. Nội dung sách bàn về nghĩa lý chân không của đạo Thiền. Qua miêu tả sơ lược trên, có thể nói sự nghiệp trước tác, trước thuật của Trần Thái Tông là tương đối đồ sộ. Vua xứng đáng là một thiền gia, một nhà văn – nhà thơ tiêu biểu cho văn học Thiền phái Trúc Lâm nói riêng, thời Lý - Trần nói chung.


2.1.2. Tác phẩm của Tuệ Trung

Những trước tác, trước thuật của Tuệ Trung chủ yếu được tập hợp trong bộ Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục. Theo thư tịch cổ, sách Thượng sĩ ngữ lục nằm trong bộ “Trần triều dật tồn Phật điển lục”, đây là bộ Phật điển của nhà Trần còn lại: gồm có Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục Tam Tổ thực lục. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang thì sách Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục do Pháp Loa biên tập, Trần Nhân Tông khảo đính, Đỗ Khắc Chung đề bạt. Bản hiện có là bản in năm 1943 của Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ, căn cứ trên bản in cũ của năm 1903 do Sa môn Thanh Cừ chùa Pháp Vũ thực hiện, có bài dẫn tựa của sư Thanh Hanh viết vào năm ấy. Các bản in này đều mang một bài lược dẫn của Tỳ kheo Huệ Nguyên chùa Long Động núi Yên Tử viết trong một dịp trùng san năm 1763. Nội dung của sách gồm có bốn phần: Phần thứ nhất: Ñoái cô, gồm những mẫu đối thoại giữa Tuệ Trung với các môn đệ và các học giả. Phần thứ hai: Cử Công án, gồm 13 công án, mỗi công án có lời niêm (nhận xét) và một bài kệ của Tuệ Trung. Phần thứ ba: Thi tụng, gồm 49 bài vừa thơ vừa kệ của Tuệ Trung. Phần thứ tư: Thượng sĩ hành trạng, do Trần Nhân Tông viết. Sau bài của Trần Nhân Tông là một số bài kệ tụng của các vị đệ tử nổi danh của ông viết.

Thơ văn Lý - Trần, tập 2 cho rằng, sáng tác của Tuệ Trung được tập hợp trong bộ Thượng sĩ ngữ lục. Sách được cấu trúc thành ba phần. Phần thứ nhất là phần Ngữ lục bao goàm Đối cơ, Tụng cổ, trình bày những bài giảng của Thượng sĩ cho các đệ tử và những công án tham Thiền của ông. Phần này do Pháp Loa ghi và Trần Nhân Tông khảo đính. Phần thứ hai gồm 49 bài thơ dưới nhiều đề tài, thể loại khác nhau. Phần thứ ba gồm một bài Thượng sĩ hành trạng do Trần Nhân Tông viết, tám bài tán của tám nhà thiền học phái Trúc Lâm và một bài bạt của Đỗ Khắc Chung. Nhìn chung, Thượng sĩ ngữ lục là bộ sách có nội dung chuyển tải giá trị tư tưởng học thuật về Thiền học, triết học của Thiền phái, mở đường thực sự cho Thiền phái Trúc Lâm tham gia tích cực đóng góp cho đạo pháp hưng thịnh, đất nước phồn vinh, rạng rỡ thời đại.

2.1.3. Tác phẩm của Trần Thánh Tông

Căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư Thánh đăng ngữ lục thì vua đã để lại những tác phẩm Văn tập, Thiền tông liễu ngộ ca, Chỉ giá minh, Phóng ngưu, Cơ cừu tập. Những


tác phẩm này đã bị thất lạc, chỉ còn lại 13 bài thơ. Nội dung các bài thơ trình bày những đề tài khác nhau xoay quanh những chủ đề đất nước, Thiền tông với những tình cảm dạt dào đầy lạc quan. Về thể loại, thơ của Thánh Tông là thơ luật Đường, nhưng có cách tân về hình thức thi pháp, chẳng hạn ở bài Hạnh Thiên Trường hành cung; đây là thơ thất ngôn bát cú, nhưng ông dùng nhịp lẻ ¾ ở một số câu. Mà nhịp lẽ / chẵn này là nhịp của cặp song thất trong thơ song thất lục bát Việt Nam. Phải chăng đây là sự thể nghiệm mới?

Ba văn thư ngoại giao hoàn chỉnh và các đoạn phiến của vua Trần Thánh Tông được chép trong An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 2a11-13 có nội dung trình bày quan điểm của Thánh Tông không chấp nhận các yêu sách nhà Nguyên đưa ra nhằm áp đặt nhân dân Đại Việt thừa hành. Bức thư thứ nhất Trần Thánh Tông gởi cho Hốt Tất Liệt vào tháng 9 năm Chí Nguyên thứ năm (1268), nội dung thư vua Thánh Tông từ chối việc quân Nguyên đòi nạp người buôn Hồi Hột và ngà voi. Bức thứ hai Trần Thánh Tông gởi cho Hốt Tất Liệt vào tháng 12 năm Chí Nguyên thứ 8 (1271), có nội dung là phúc đáp về việc từ chối quân Nguyên đòi phong tước vương cho ta, cũng như vấn đề điển lễ của Đại Việt phải y theo cũ, kể cả cống nạp voi, hay đưa Nho sĩ thầy thuốc giỏi sang họ. Bức thư thứ ba Trần Thánh Tông gởi cho Hốt Tất Liệt vào tháng giêng năm Chí Nguyên thứ 12 (1275) yêu cầu dẹp bỏ chế độ đưa Đạt Lỗ Hoa Xích sang giám sát và tuyên bố nước Nguyên không được chèn ép nước ta. Cuối cùng là bài Tông thân chi nghĩa luận bàn về tình nghĩa anh em thân thiết trong hoàng tộc. Có thể nói tác phẩm còn lại của Trần Thánh Tông có nội dung tư tưởng, có giá trị văn học và triết lý Thiền mang đậm bản sắc dân tộc.

2.1.4. Tác phẩm của Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông đã để lại những tác phẩm mà hiện chỉ còn những đoạn trích in lại trong sách Tam Tổ thực lục Thánh đăng lục. Đó là, Thiền lâm thiết chủy ngữ lục, Trúc Lâm hậu lục, Thạch thất mỵ ngữ, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng già toái sự (chữ Hán). Ba tác phẩm đầu Thiền lâm thiết chủy ngữ lục, Trúc Lâm hậu lục, Thạch thất mị ngữ là những sách tập hợp các bài kệ tụng, Thiền ngữ, những đoạn vấn đáp giữa Tổ và môn đệ. Đại Hương Hải Ấn thi tập là tác phẩm tập hợp những bài thơ của ông, hiện có một số bài còn được giữ lại trong các tuyển tập như Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên rồi Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn. Tăng già toái sự là một tác phẩm viết bằng văn xuôi, theo nhan


đề có thể đoán định nội dung tác phẩm viết về đời sống sinh hoạt Thiền môn. Ngoài ra, Sơ Tổ còn sáng tác hai tác phẩm bằng chữ Nôm là Cư trần lạc đạo phú Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca. Hai tác phẩm này hiện còn được lưu giữ trong Yên Tử sơn Trần triều Trúc Lâm Thiền tông bản hạnh của Chân Nguyên Tuệ Đăng, khắc in năm 1745. Ông cũng là người viết Thượng sĩ hành trạng nói về cuộc đời vị thầy của mình. Bài này được in trong sách Thượng sĩ ngữ lục ở phần cuối.

Thơ văn Lý - Trần, tập 2 cho rằng Trần Nhân Tông có các tác phẩm sau: Trần Nhân Tông thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng già toái sự, Trung hưng thực lục, hiện chỉ còn 31 bài thơ, hai cặp thơ lẻ, một bài minh và một bài tán. Ngoài ra, trong sách Thiền tông bản hạnh còn có hai bài văn Nôm biền ngẫu ghi tên ông là tác giả, một đoạn văn ngữ lục trong Thánh đăng ngữ lục và một lời phát biểu của ông với sứ giả Trương Lập Đạo do chính vị này ghi lại.

Theo Trần Nhân Tông toàn tập của Lê Mạnh Thát, toàn bộ thơ văn của Trần Nhân Tông được chia làm 6 bộ phận. Đó là thơ, phú, bài giảng, ngữ lục, văn xuôi và văn thư ngoại giao. Trong đó, tổng số thơ của Nhân Tông có 32 bài, cộng với ba đoạn phiến chủ yếu là dựa vào Việt âm thi tập bản in năm 1729, và một số bài khác thì dựa vào truyền bản Thánh đăng ngữ lục, Thượng sĩ ngữ lục Thiền Tông bản hạnh in vào các năm 1750, 1745, và 1903. Về phú có hai bài Cư trần lạc đạo phú Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca theo bản in truyền bản in năm 1745 do Sa di ni Diệu Thiền thực hiện dưới sự chỉ đạo của thầy Liễu Viên. Về bài giảng của Nhân Tông thì có hai bài: Bài giảng tại chùa Sùng Nghiêm vào năm Giáp Thìn (1304) thì căn cứ vào bản Thánh đăng ngữ lục năm 1750 và bài giảng tại viện Kỳ Lân vào năm Bính Ngọ (1306) thì căn cứ vào bản Tam Tổ thực lục in năm 1905. Về văn xuôi của Nhân Tông, hiện có bản viết về tiểu sử của Tuệ Trung với nhan đề Thượng sĩ hành trạng in vào cuối sách Thượng sĩ ngữ lục cùng với những bài tán tụng của môn nhân mà bộ Việt Nam Phật điển trùng san khắc in vào năm 1943 có chép lại. Về văn thư ngoại giao, căn cứ vào bốn nguồn chính: An Nam truyện ôû Nguyên sử, Biểu chương của An Nam chí lược, Thiên Nam hành ký và phần Phụ lục của Trần Cương Trung thi tập (Trần Phu – một sứ giả của nhà Nguyên), ta có cả thảy 22 văn kiện ngoại giao hiện còn mà Trần Nhân Tông viết gởi cho vua quan nhà Nguyên để bảo vệ nền độc lập. Nhìn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023