Như vậy, vấn đề quan trọng không phải là sống ở thành thị hay núi rừng mà giác ngộ, nhất là ở giữa cuộc đời trần tục có sự giác ngộ mới đáng thật tự hào. Chính Trần Nhân Tông là người tìm thấy giác ngộ ngay giữa những ngày với cương vị nhà lãnh đạo tối cao, đang ráo riết chuẩn bị đối phó cuộc chiến tranh do Hốt Tất Liệt tiến hành vào năm 1287 và nhất là rơi vào thời điểm khi thân mẫu nhà vua Trần Nhân Tông mất, như sử liệu ghi [150, 59] và [315, 61 - 63]. Rõ ràng, giữa bao nhiêu biến động và phiền lụy của cuộc đời, con người có thể chuyển hóa thân tâm “muôn nghiệp lặng, an nhàn thể tính.” [333, 505] (N 50), chẳng khác nào Pháp Loa nói trong bài kệ Thò tòch [333, 648]. Khi con người cắt đứt vạn duyên hão huyền, tức là đoạn tận các nghiệp để chấm dứt hệ lụy. Và Phật luôn hóa hiện giữa đời, mỗi người chỉ cần đoạn xan tham, sống đạo đức với người khác thì ai cũng là Phật Thích Ca, Phật Di Lặc. Đây là giá trị thiết thực mà tư tưởng Cư trần lạc đạo đem lại “Tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích Ca, Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thực ấy là Di Lặc.” [333, 506] (N 51).
Phật giáo Trúc Lâm là thế. Người Phật tử có thể sống và trở thành những vị Phật như Thích Ca và Di Lặc. Chính tư tưởng mới này đã tác động vào tâm thức mọi người với mọi khả năng tự tin, đầy bản lĩnh sáng tạo để cống hiến. Đây chính là tinh thần tuỳ duyên của Thiền phái.
2.2.3. Tinh thần tuỳ duyên
Khi đức Phật Thích Ca chứng ngộ chân lý, thành đạo là chứng đạt sự thật duyên sinh vô ngã “Cái này có thì cái kia có, Cái này sinh thì cái kia sinh; Cái này không thì cái kia không, Cái này diệt thì cái kia diệt”. Chính nguyên lý này, nó quy định đặc trưng giáo lý Phật giáo và sự thể nhập tinh thần tuỳ duyên vào trong đời sống thực tiễn.
Tinh thần tuỳ duyên của Thiền phái Trúc Lâm trở thành một trong những đặc trưng nổi bật của Thiền tông Việt Nam khi nhìn nhận nó trong dòng chảy lịch sử nước nhà. Trong bài Vài nét tìm hiểu về Trần Nhân Tông, vị Tổ sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm, Mạn Đà La viết “Tinh thần của Thiền học Trúc Lâm là Thiền học dân tộc, nghĩa là một mặt không ngừng phát triển tận cùng khả năng giác ngộ giải thoát để vươn lên đỉnh cao của con người: giác ngộ giải thoát hoàn toàn; mặt khác, không ngừng tích cực, xây dựng an lành
cho chúng sinh bằng cách trước hết phục vụ đất nước, dân tộc những người gần mình và có ân nghĩa đối với cuộc sống của mình.” [139, 6].
Rõ ràng, Thiền phái Trúc Lâm đã theo tinh thần tuỳ duyên mà đồng hành cùng dân tộc, góp phần mở ra trang sử huy hoàng cho thời đại. Nó không chỉ tạo ra bản sắc Thiền tông Đại Việt mà còn tác động vào đời sống chính trị văn hóa xã hội nước nhà. Việc định hướng bảo vệ chủ quyền dân tộc, mở rộng biên cương, chấn hưng văn hóa Đại Việt của nhà Trần đều mang dấu ấn quan điểm Phật giáo, nhất là tư tưởng Cư trần lạc đạo của Thiền phái. Sự thành công của nhà Trần là có các ông vua lãnh đạo đất nước biết vận dụng tư tưởng Cư trần lạc đạo để tuỳ duyên huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân. Tiềm lực dân tộc trước hết nằm ở lòng yêu nước của toàn dân để xây dựng Đại Việt thành một quốc gia hùng cường mà không có một thế lực nào ngăn cản được.
Tinh thần “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên” của kinh Hoa Nghiêm, đã quy định tính chất tuỳ duyên mà vui với đạo của Thiền phái. Khi Phật còn tại thế, tinh thần này đã Phật đề xướng “Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần sinh, vì an lạc cho quần sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người.” [121, 126]. Và các đệ tử của Phật từ xưa đến nay đã đi từ thành thị đến nông thôn… để làm lợi cho đời. Bài văn Cảnh sách của Quy Sơn (771 - 853) rất phổ biến trong các Thiền đường Việt Nam đã nêu lên mục đích của tinh thần tuỳ duyên khá rõ “Phù xuất gia giả phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu” [207, 108] (H 52) (Người xuất gia là cất bước thì muốn vượt tới phương cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma phái rúng động, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi.) [207, 108 - 109].
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm
- Tư Tưởng Thiền Học Đại Việt Trong Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm
- Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 11
- Những Cảm Hứng Chính Trong Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm
- Cảm Hứng Cõi Thiên Nhiên Phật Nhiệm Mầu
- Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 15
Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.
Phật giáo Đại Việt thời Lý - Trần là Phật giáo thế sự, lấy chủ trương tuỳ duyên để đi vào đời sống thực tiễn. Thông Thiền - đệ tử của Thường Chiếu đã khái quát tinh thần này như sau: “Chỉ xem ngũ uẩn đều không, tứ đại vô ngã, chân tâm không tướng, không đi không lại, khi sinh tính không đến, khi chết tính không đi, tròn đầy vắng lặng, tâm cảnh như một. Chỉ cần trực nhận tức khắc như thế thì không còn bị ba đời ràng buộc” [256, 241]. Với việc quy định nội dung tuỳ duyên như thế, con người không nhất thiết phải cạo đầu xuống
tóc xuất gia, chỉ cần ngộ cái lý năm uẩn là không, chân tâm không tướng… mà vào đời trong mối tương quan để có thái độ sống thích hợp, cống hiến cho đời và cũng là cho đạo. Huống nữa, Thiền phái còn y cứ kinh Pháp Hoa [xem 133] làm cơ sở lý luận đi vào đời đã trở thành nét đặc trưng với lời dạy nổi tiếng về nhiệm vụ của một vị Phật là “khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật cho chúng sinh”. Và quan điểm vào đời ấy tùy thời, tùy yêu cầu từng giai đoạn của lịch sử giao phó mà Phật giáo tham gia đóng góp cho nước nhà. Nó trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho đường lối Thiền phái hoạt động từ đó và sau này: “Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc; Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ công.” [333, 506] (N 53).
Chính tư tưởng tu hành và giác ngộ ngay giữa trần tục đã hình thành nên mẫu người Phật tử biết đem đạo ứng dụng vào đời thật hữu ích. Không chỉ Thái Tông mà một loạt thiền sư hay giới tu hành tại gia của giai đoạn này đều tích cực tham gia vào các hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị của đất nước. Họ có thể là những nhà tư tưởng chiến lược, tướng cầm quân, nhà thơ, thầy thuốc tùy theo sự phân công và khả năng của mình mà sẵn lòng đóng góp tích cực. Hình tượng này là tiêu biểu cho mẫu người Đại Việt thời đại Đông A nói chung, chứ không phải riêng gì cho Phật giáo. Những người làm nên sự nghiệp hào hùng của dân tộc ta vào thời này hầu hết là Phật tử. Họ có thái độ sống theo tinh thần tuỳ duyên, tuỳ thời mà vì dân, vì nước, chứ không vì sự giải thoát riêng mình.
Tinh thần tuỳ duyên mà vui với đạo còn được thể hiện vào chính sách đại đoàn kết
toàn dân. Trần Hưng Đạo viết Dụ chư tỳ tươnù g hịch văn để cụ thể hóa vấn đề đó với toàn
bộ tướng lĩnh dưới quyền của mình. Còn Trần Nhân Tông thì với chủ thuyết Cư trần lạc đạo, hướng đến việc xây dựng mẫu người Phật tử nhằm bảo vệ độc lập và chấn hưng đất nước. Mỗi khi sự tồn tại quyền lợi của người này là điều kiện nhân tố cho quyền lợi người kia thì tất cả cùng phát triển. Từ đó, mọi người dân hiểu yêu nước là yêu đạo; yêu gia đình là yêu cha mẹ, bà con, yêu vợ chồng, con cái trẻ thơ; yêu mộ phần tổ tiên là yêu hồn thiêng sông nước nuôi dưỡng con người. Vì vậy, Thiền phái cứ thế mà tuỳ duyên tích cực đóng góp cho đời. Sau thời kỳ Bắc thuộc, Đại Việt không ngừng vạch định chính sách phát triển đất nước bằng cách mở rộng bờ cõi. Nhà Lý đã sáp nhập ba châu Đại Lý, Ma Linh và Bố Chính, cùng với việc thành lập Thiền phái Thảo Đường. Đến đời Trần, yêu
cầu phát triển kinh tế, phục hưng các giá trị văn hóa, việc gia tăng dân số trong thời bình trở nên vấn đề hàng đầu. Trần Thánh Tông đã cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi chiêu mộ dân nghèo các địa phương khai hoang, dãn dân nhằm đáp ứng việc gia tăng dân số mà Đại Việt sử ký toàn thư ghi rất rõ “Mùa Đông, tháng 10 (1266) xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang. Vương hầu có trang thực từ đấy.” [150, 36].
Rõ ràng, sự phát triển đất nước sau chiến tranh khiến nhà Trần có chính sách lâu dài về vấn đề dân số, kéo theo vấn đề kinh tế, an ninh chính trị. Bốn năm sau, Trần Nhân Tông tiếp tục sự nghiệp Nam tiến của cha mình là sáp nhập hai châu Ô Mã và Việt Lý vào bản đồ Đại Việt. Từ đây, Đại Việt không chỉ giải quyết được vấn đề áp lực gia tăng dân số mà còn thiết lập được một nền an ninh vững mạnh. Về mặt lý luận, Thiền phái ra đời với quan điểm Phật tại tâm tạo ra sự bình đẳng về con người giải thoát, bình đẳng về quyền lợi xã hội. Khi đi vào hoạt động thực tiễn với tinh thần “ở đời tuỳ duyên mà vui với đạo”, nó đã tác động mạnh mẽ trong công cuộc Nam tiến của dân tộc. Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã cắm cột mốc phía Nam của Tổ quốc trên núi Đá Bia ở Phú Yên, đến triều Nguyễn thì cuộc Nam tiến mở mang bờ cõi của dân tộc mới hoàn thành.
Hơn nữa, công cuộc chấn hưng đất nước đòi hỏi phải thực hiện việc tái thiết các công trình văn hóa do kẻ thù tàn phá. Dưới tác động của chủ trương xây dựng mẫu người Phật tử lý tưởng của Thiền phái, mọi người dân đã tích cực tái thiết. Trong Cư trần lạc đạo phú, Trần Nhân Tông nói rõ việc tái thiết quốc gia đó thật là sinh động: “Dựng cầu đò, giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu.” [333, 508] (N 54). Việc Trần Nhân Tông đem mười điều thiện dạy khắp nơi đã phản ánh chính sách dùng Chính pháp để an dân mà trước đó hơn một nghìn năm đã được ghi vào Lục độ tập kinh. Một bản kinh được Phật giáo nước ta vận dụng phù hợp với đạo lý truyền thống. Nó được các nhà lãnh đạo quốc gia dùng làm “pháp luật quốc gia” nhằm đem lại sự bình an cho xã hội. Kết quả, Tổ quốc sau bao năm nỗ lực kiến thiết quốc gia là kiến lập cõi Phật ngay giữa cõi đời, được mô tả qua bài “Vịnh Vân Yên tự phú”ù của Huyền Quang mà ta đã biết. Vậy là Thiền phái
với tinh thần tuỳ duyên đã góp phần giải quyết một loạt vấn đề đặt ra cho Phật giáo Đại Việt, đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của dân tộc.
2.2.4. Phương thức hành Thiền tu chứng
Thiền phái Trúc Lâm chủ trương sống ở đời tùy duyên mà vui với đạo, thực chất là một cuộc sống Thiền. Thiền giả có thể dùng các phương thứùc hành Thiền khác nhau, nhưng đến đích là giác ngộ, chân như. Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông rồi Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang và các vị thừa kế Thiền phái đều nhất quán quan điểm như thế.
Phương thức Thiền có khác nhau là do căn cơ, căn trí khác nhau, nhưng chân lý chỉ là một. Do đó, mỗi tác phẩm trước tác của các vị trong Thiền phái đều bàn đến những khía cạnh khác nhau về Thiền. Đặc biệt, các tác phẩm ấy còn đề cập đến những phương thức hành Thiền được hướng dẫn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, hợp với từng căn cơ đối tượng tham Thiền học đạo. Mục đích cuối cùng là kiến tính thành Phật.
Phương thức đầu tiên là pháp môn niệm Phật. Mục đích niệm Phật theo Thiền phái là loại bỏ niệm xấu thay vào đó là niệm tốt. Niệm Phật ngõ hầu dập tắt ba nghiệp thân khẩu ý. Trong bài Niệm Phật luận, Trần Thái Tông viết “Ư niệm Phật thì chánh thân đoan toạ, bất hành tà hạnh, thị tức thân nghiệp dã. Khẩu tụng chân ngôn, bất đạo tà ngữ, thị tức khẩu nghiệp dã. Ý tồn tinh tiến, bất khởi tà niệm, thị tức ý nghiệp dã.” [333, 84] (H 55) (Trong lúc niệm Phật thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà, như vậy là tắt được nghiệp
thõn. Miệng tụng lời chõn chớnh, khụng núi đieuà xằng bậy, thế là tắt được nghiệp mieng.ọ í
chăm chú ở sự tinh tiến, không nảy sinh ý nghĩ tà, thế là tắt được nghiệp ý.) [333, 85]. Công năng niệm Phật là thế, nhưng phương thức hành trì của mỗi đối tượng dựa trên sự phân chia căn trí cao thấp. Thực tế, trong xã hội có ba loại trí: thượng trí, trung trí, hạ trí, ứng với ba cách thức hành trì niệm Phật.
Cách thứ nhất dành cho bậc thượng trí là những người tự thân biết tâm mình chính là tâm Phật, sống trong bụi trần mà không nhiễm trần, không cần tu niệm thêm gì cả “Thượng trí giả, tâm tức thị Phật, bất giả tu thiêm. Niệm tức thị trần, bất dung nhất điểm. Trần niệm bản tịnh, cố viết như như bất động, tức thị Phật thân. Phật thân tức ngã thân thị, vô hữu nhị tướng; tướng tướng vô nhị, tịch nhiên thường tồn, tồn nhi bất tri, thị vi hoạt
Phật.” [333, 84] (H 56) (Bậc thượng trí thì tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sự tu hành. Ý nghĩ là bụi trần không vướng một mảy. Ý nghĩ bụi trần vốn tịnh, cho nên nói “như như không động là thân Phật”. Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng và tướng không phải là hai, lặng lẽ tồn tại hằng thường. Tồn tại mà không biết, đó là Phật sống.) [333, 85].
Cách thức thứ hai dành cho đối tượng có căn trí bậc trung. Ngưới có căn trí bậc này thì phải huy động ý chí, dùng niệm thiện để đẩy lùi các niệm ác, không cho chúng có cơ hội xuất hiện. Cuối cùng, họ cũng đạt được trình độ như người có trí tuệ cao hơn “Trung trí giả, tất tạ niệm Phật, chú ý tinh cần, niệm niệm bất vong, tự tâm thuần thiện. Thiện niệm ký hiện, ác niệm tiện tiêu. Ác niệm ký tiêu, duy tồn thiện niệm. Dĩ niệm ý niệm, niệm niệm diệt chi. Niệm diệt chi thì, tất quy chính đạo. Mệnh chung chi thì, đắc Niết bàn lạc.” [333, 84] (H 57) (Bậc trung trí ắt nhờ niệm Phật. Chú ý tinh cần, luôn luôn niệm mà không quên thì tâm mình ắt tự thuần thiện. Ý nghĩ thiện đã hiện ra thì ý nghĩ ác sẽ bị tiêu tan. Ý nghĩ ác đã bị tiêu tan thì chỉ còn ý nghĩ thiện. Dùng ý nghĩ mà ý thức về nghĩ thì mọi ý nghĩ đều bị diệt hết. Khi ý nghĩ đã bị tiêu diệt ắt trở về chính đạo; lúc mệnh hết qua đời sẽ được niềm vui cõi Niết bàn.) [333, 85].
Cách thức thứ ba dành cho người có căn cơ hạ trí, đông nhất trong xã hội. Đối với những người này, tâm họ chỉ hướng về nước Phật, mong sao thoát khỏi những bụi bặm ở đời này. Khi lâm chung lòng thanh tịnh, thác sinh về Phật quốc “Hạ trí giả, khẩu cần niệm Phật ngữ, tâm dục kiến Phật tướng, thân nguyện sinh Phật quốc; trú dạ cần tu, vô hữu thoái chuyển. Mệnh chung chi hậu, tuỳ kỳ thiện niệm đắc sinh Phật quốc; hậu đắc chư Phật sở tuyên chính Pháp, chứng đắc bồ đề, diệc nhập Phật quả.” [333, 84] (H 58) (Kẻ hạ trí miệng chuyên cần niệm lời Phật, lòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyện sinh ở nước Phật, ngày đêm tu hành chăm chỉ, không thối chí thay đổi, như vậy đến khi mệnh hết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sinh ở nước Phật; sau đó lĩnh hội chính pháp mà chư Phật nêu ra và chứng được Bồ đề cũng được Phật quả.) [333, 85].
Tuy căn trí mỗi hạng người khác nhau nhưng sở đắc giải thoát phải là một. Trong ba cách thức niệm Phật, Trần Thái Tông đánh giá cao phương thức hành trì niệm Phật sau cùng vì nó được xây dựng trên một nền tảng vững chắc, thích hợp với quần chúng số đông. Ông khuyên mọi người hãy bắt đầu tẩy rửa thân tâm từ cách thức này, hai cách kia
nói thì dễ nhưng thực sự đòi hỏi căn duyên cao, không phải ai cũng thực hiện được. Niệm Phật trở thành phương thức tu tập loại bỏ tạp khí dần dần, hướng đến thuần thục để tâm trở nên tịch tịnh. Nhà vua có lý khi nhắm vào thành phần đông nhất của xã hội là bậc hạ trí. Đối tượng để tu tập là nhớ nghĩ về Phật. Tập trung nghĩ vào một đối tượng là một hình thức “chỉ”, sâu hơn nữa thấy rõ tâm thức ấy biểu hiện những hành động gì, có sai trái thì phải sám hối. Đây là một hình thức “quán”. Khi đã quán thấy rõ sự vật, tỉnh thức với những việc sai trái thì sẽ điều chỉnh. Đây là một phương thức “chỉ quán song tu”, thực chất là những bước đi đầu tiên của Thiền.
Sự vận dụng pháp môn niệm Phật truyền thống vào việc hành Thiền, chứng tỏ Thiền phái khéo léo hướng quần chúng bước vào con đường Thiền đi từ thấp đến cao, chú tâm hướng nội, tìm lại Phật thân. Đây là kết quả biến đổi từ một nội dung mang màu sắc tịnh độ sang sắc thái “Thiền” mà vua cố tình xây dựng và phát triển ở Thiền phái Trúc Lâm. Chủ trương này đã thành hiện thực mà các tác phẩm của Thiền phái đã ghi chép. Trong Thượng sĩ ngữ lục của Trần Tung có ghi lại một bài thất ngôn tứ tuyệt Thị tu Tây phương bối: “Tâm nội Di Đà tử má khu, Đông tây nam bắc pháp thân chu.” [333, 242] (H
59) (Thân báu Di Đà ẩn đáy lòng, Bốn phương thân pháp tỏa mênh mông.) [333, 242]. Đến Trần Nhân Tông, phương thức niệm Phật theo quan điểm Thiền, được ghi lại trong Cư trần lạc đạo phú, ở hội thứ hai “Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc.” [333, 505] (N 60).
Cách lý giải tư tưởng niệm Phật của Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông trở thành phổ biến trong quần chúng Phật tử, mang phong thái Thiền. Vô niệm là phạm trù lớn của Thiền tông mà bất cứ hành giả nào cũng trải nghiệm để chứng đạt. Nói như ngài Vĩnh Gia Huyền Giác (665 - 713) trong “Chứng đạo ca” là “Thuỳ vô niệm, thuỳ vô sinh” [333, 84] (H 61), Trần Thái Tông cố tình trích dẫn để kết thúc phần nhập đề của bài Niệm Phật luận. Phương thức niệm Phật theo tinh thần Thiền tông từ đó trở thành phương thức hành Thiền và phát triển cho đến ngày nay trong các Thiền đường Việt Nam.
Phương thức thứ hai là lục thời lễ sám. Đây là một trong những phương thức hành trì được diễn dịch theo phong cách Thiền. Trần Thái Tông viết trong Bình đẳng sám văn tự: “Lễ pháp thân vô tướng chi thể. Đáo giá lý nhập, tự tha thụ dụng giao tham; hướng ná biên
cầu, diện mục man han tự hiện.” [333, 91] (H 62) (Lạy là lạy cái thể vô tướng của pháp thân. Lạy được như thế thì cái thể tự thụ dụng giao tham, đến bờ bên kia thì mặt mũi xưa nay tự nhiên hiển lộ.) [333, 92].
Như vậy, sự lễ lạy bái sám theo Lục thời sám hối khoa nghi có giá trị tẩy rửa các tội lỗi, đưa con người trở về bản tâm thanh tịnh mà Thiền tông chủ trương. Theo đó, phương thức sám hối cũng có chức năng tẩy rửa các khách trần cấu bẩn, huỷ diệt ác nghiệp tích lũy nhiều đời. Nó có một vai trò quan trọng trong đời sống tu tập mỗi cá nhân, bước đầu an trú trong giới, sau đó hướng tâm đến định và cuối cùng là tuệ bừng khởi. Bái sám là hình thức tu tập có từ lâu trong các ngôi chùa Việt Nam. Điều đáng nói, vua vận dụng phương thức tu tập này vào đời sống Thiền định. Việc biên soạn ra Lục thời sám hối khoa nghi nhằm ứng dụng pháp môn này theo chủ trương của Thiền phái.
“Sám” là chữ phiên âm từ tiếng Phạn “Ksama”, nghóa đen “chịu đựng”, nghĩa là muốn yêu cầu người mình xúc phạm đến, chịu đựng những lỗi lầm do mình gây ra và xin tha thứ. “Hoái” là bản thân nhận thức sai lầm, tự kiên quyết thay đổi hành vi để chúng không tái diễn nữa [259, 686]. Sám hối như thế là một hành động tự giác, trong Thiền gọi là tự phản tỉnh. Từ đó, người học Thiền an trú sâu vào định mà chứng ngộ chân lý [122, 36
- 47]. Pháp Loa trong bài Khuyến xuất gia tiến đạo ngôn đã chỉ rõ người học đạo muốn phân biệt thiện ác thì phải sám hối, diệt trừ tội căn nhằm đi ra khỏi vùng tâm lý bất thiện, tự mình khai mở nguồn tâm, thăng tiến đạo nghiệp: “Nhược hậu tri thiện ác giả, nhược thân cận thiện hữu, khuyến linh sám hối, diệt tội tiền khiên, cần cầu tri thức, tu đạo tinh tiến dã.” [333, 651] (H 63) (Và về sau hết biết điều thiện ác là gần gũi bạn tốt, khuyên bảo sám hối, diệt trừ tội căn, tu việc đạo ngày đêm tinh tiến.) [333, 652].
Đây là công phu trực tiếp, thiết thực và hữu hiệu, nó có tác động hướng tâm người học đạo thành tựu tri kiến đoạn trừ, phũng hộ đoạn trừ, thụù dụng đoạn trừ, kham nhẫn đoạn trừ, trỏnh nộ đoạn trừ, trừ diệt đoạn trừ, tu tập đoạn trừ. [122, 21] trong tiến trình hướng đến Thiền quán, dập tắt các ngã niệm tưởng điên đảo. Đó cũng là quá trình giác ngộ mà Pháp Loa mong chờ đối với người học đạo, khởi đầu bằng công phu sám hối dưới ánh sáng Thiền tông. Trong ý nghĩa công phu sám hối, Trần Nhân Tông cũng khuyến cáo đoạn lục căn, lục tặc để trở về bản tính thường tịnh với niềm tin vào trí Bát nhã như Sơ Tổ