Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 8


trình phát triển tất yếu của lịch sử. Với những sắc thái riêng biệt về lý luận và tính thực tiễn của nó, Thiền phái đã hoạt động rộng rãi trong xã hội qua các triều đại để đáp ứng nhu cầu lịch sử từng thời giao phó. Nêu lịch sử truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm như thế để thấy dòng Thiền này vẫn còn truyền đến hôm nay. Nhưng như Mở đầu ở mục 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tự giới hạn nghiên cứu tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm ở giai đoạn cực thịnh của nó vào đời Trần mà thôi.

1.3.2. Hành trạng Trúc Lâm Tam Tổ

1.3.2.1. Sơ Tổ Trần Nhân Tonâ g

Về Trần Nhân Tông Đại Việt sử ký toàn thư ghi “Tên húy là Khâm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu, sinh năm Mậu Ngọ Nguyên Phong năm thứ 8, tháng 11, ngày 11, được tinh anh Thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. Hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim

Tiờn đồng tử. Trờn vai bờn trỏi cú nốt ruồi đen, cho nờn cú thể cỏng đỏng được viecọ lớn, ở

ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân núi Yên Tử, đưa về ở Đức Lăng.Vua nhân từ hòa nhã, có kết lòng với dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần. Song để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của Thánh nhân.” [150, 44].

Giới sử gia đã đánh giá rất cao về thân thế cuộc đời sự nghiệp Trần Nhân Tông đối với đất nước và đạo pháp. Ngay từ nhỏ ông đã được vua cha là Thánh Tông quan tâm giáo dục kỹ lưỡng, ngõ hầu sau này là người kế tục sự nghiệp lãnh đạo quốc gia. Thánh đăng ngữ lục ghi nhận về sự nỗ lực tiếp nhận nguồn tri thức mà ông được trao truyền “Ngài rất thông minh và hiếu học, có nhiều tài năng xem hết các sách, thông suốt cả nội điển lẫn ngoại điển. Những lúc nhàn rỗi, ngài thường mời các thiền khách đến bàn hỏi về tâm tông. Ngài tham học với Thượng sĩ Tuệ Trung, đạt sâu tới chỗ thiền tủy và thờ Thượng sĩ làm thầy.” [319, 103]. Cũng vì lý do này mà năm 16 tuổi ông đã được vua Trần Thánh Tông lập làm Thái tử. Ông đã từ chối và xin phép cha nhường ngôi cho em mình là Đức Hiệp. Rồi ông phải kết duyên cùng với trưởng nữ của Quốc mẫu Nguyên Từ. Lòng ông rất buồn, chỉ còn biết vượt thành lúc nửa đêm để lên núi Yên Tử học đạo nhưng bị vua cha cho người đi tìm về. Từ đó, ý chí xuất trần của ông trở nên mạnh mẽ, ngay cả trong giấc ngủ trưa tại chùa Tư Phúc, Trần Nhân Tông mơ thấy mình trở thành vị Phật Biến Chiếu.


Chỉ hai tháng sau, vua phải đối diện cuộc chiến với quân thù có nguy cơ xảy ra. Trong thời gian này, vua chủ trương đoàn kết, an dân, củng cố lực lượng, mềm dẻo về ngoại giao với các nước lân bang, tất cả nhằm chuẩn bị đối phó chống ngoại xâm Nguyên Mông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

Cụ thể, vua Trần Nhân Tông đã tổ chức hội nghị Bình Than để bàn kế hoạch chống quân xâm lược. Trong hội nghị này, có hai sự kiện đáng chú ý: thứ nhất vua đã phục chức Phó tướng quân cho Trần Khánh Dư, thứ hai là Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì không được tham dự hội nghị. Điều đó chứng tỏ, trước khi quân xâm lược tiến vào nước ta thì vua đã khơi dậy sức mạnh đoàn kết, cương quyết chống giặc ngay trong giới lãnh đạo quân sự và cùng cả toàn dân. Thời gian này, vua tiếp tục đấu tranh ngoại giao bằng cách sai Trung Phụng đại phu Phạm Chí Thanh cùng Triều Thỉnh Lang Đỗ Bào Trực đem thư đến gặp A Lý Hải Nha trả lời tại sao không thể giúp lương trong việc đánh Chiêm Thành và bản thân vua không thể vào chầu vua Nguyên. Tháng 8, 1284, vua còn phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Tiết chế Quốc công chỉ huy mặt trận Đông Bắc, còn Chiêu Vương Trần Nhật Duật chỉ huy măt trận Tây Bắc. Bảo Nghĩa Hầu Trần Bình Trọng trấn giữ các cứ điểm phòng ngự ở phía Nam kinh thành. Cuối cùng là sự trưng cầu ý dân qua hội nghị Diên Hồng, nhằm phổ biến chủ trương kháng chiến của Trần Nhân Tông và triều đình. Chiến tranh xảy ra, vua đã trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến vệ quốc. Dưới cái nhìn chiến lược của một nhà quân sự thiên tài, vua cùng quân dân lập nên những chiến công lừng lẫy. Kỳ tích nhất là trận Bạch Đằng lịch sử vào năm 1288, dưới sự lãnh đạo của Trần Nhân Tông, quân Nguyên chết vô số, nước sông hóa thành màu đỏ. Quân ta đại thắng hoàn toàn.

Rõ ràng, nhà vua không phải là người chỉ “để tâm ở nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của Thánh nhân” như Ngô Sĩ Liên phát biểu. Phải nói Trần Nhân Tông là vị vua suốt đời lo cho dân, cho nước. Tư tưởng thân dân, gần dân khoan thứ với dân được vận dụng trong lúc nước nhà có chiến tranh cũng như trong hòa bình. Nhờ chủ trương này mà ông đập tan mưu đồ xâm lược của đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất. Đồng thời ông cũng là vị vua xây dựng một nền hòa bình lâu dài không chỉ cho đất nước mà cho các quốc gia láng giềng. Suốt cả cuộc đời, ngay cả khi xuất gia, vua cũng nỗ lực thiết lập hòa bình ở biên giới phía Nam của Tổ quốc, giáp

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 8


với nước Chiêm Thành, cũng như cầm quân đi bình định ở Ai Lao quấy rối biên giới ở phía Tây. Nhờ chính sách ngoại giao, vua Trần Nhân Tông đã sáp nhập hai châu Ô và Lý vào bản đồ Việt Nam, tạo tiền đề cho việc thực thi con đường Nam tiến sau này.

Ý thức độc lập tự chủ của dân tộc của vua còn được thể hiện bởi quyết tâm thực thi tâm nguyện của ông nội là Thái Tông và cả phụ vương Thánh Tông, cùng với vị thầy của mình là Tuệ Trung Thượng sĩ để tự đứng ra thành lập Thiền phái Trúc Lâm và tổ chức một Giáo hội thống nhất. Trong vai trò đệ nhất Tổ, ông chủ trương đường lối sinh hoạt của Thiền phái hoạt động nhằm phục vụ cho đạo pháp và dân tộc. Đây là một Thiền phái có một bản sắc, ý thức hệ của dân tộc Đại Việt làm hạt nhân liên kết các thành phần trong xã hội để xây dựng và phát triển đất nước. Theo Tam Tổ thực lục, ông từng “đi khắp các chốn thôn quê, trừ bỏ dâm từ và dạy dân thực hành thập thiện” [232, 20]. Như vậy, Trần Nhân Tông muốn xây dựng một nền đạo đức Phật giáo làm nền tảng cho xã hội Đại Việt. Khi đạo đức con người được hoàn thiện thì đất nước mới hưng thịnh bền vững.

Trong sự nghiệp trước thuật, trước tác, Trần Nhân Tông là nhà văn, nhà văn hoá. Có thể nói, trong tình hình tư liệu hiện nay, ông là người đầu tiên dùng tiếng Việt chữ Nôm để sáng tạo các tác phẩm hiện còn đầy đủ: Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Cư trần lạc đạo phú. Theo thư tịch cổ ghi chép thì ông là tác giả của: Thiền Lâm thiết chủy ngữ lục, Trúc Lâm hậu lục, Thạch thất mị ngữ, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng già toái sự. Rất tiếc, những tác phẩm này đều bị thất lạc, chỉ còn Cư trần lạc đạo phú Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, cùng với hơn 30 bài thơ chữ Hán, 22 lá thư viết cho quan quân nhà Nguyên, cùng 2 bài giảng ở chùa Sùng Nghiêm và Kỳ Lân. Hai tác phẩm chữ Nôm Cư trần lạc đạo phú Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca là bản tuyên ngôn của con đường sống đạo của Phật giáo Việt Nam có tác động vào đời sống người dân nước Việt. Dưới ngòi bút của một nhà lãnh đạo, 22 lá thư do vua gởi cho quân Nguyên có ý nghĩa về đường lối ngoại giao của nước ta. Chúng ta cũng thấy rõ tinh thần lạc quan yêu đời trước những cảm quan thế sự, sự rung động tinh tế, sâu lắng trước thiên nhiên qua thơ văn của ông. Cảnh vật dưới mắt ông bao giờ cũng trầm tịch, thường gắn liền với những ý niệm về cuộc đời, sự khát khao hòa bình. Dù ở cương vị nào, Trần Nhân Tông cũng thể hiện tư tưởng yêu nước, yêu


đạo. Ông trở thành Sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm và tạo mọi điều kiện cho đệ nhị Tổ Pháp Loa tổ chức Giáo hội thống nhất có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong lòng dân chúng.

1.3.2.2. Đệ nhị Tổ Pháp Loa

Kế tục sự nghiệp của Trần Nhân Tông là Pháp Loa trong vai trò đệ nhị Tổ Trúc Lâm. Theo Tam Tổ thực lục thì ông sinh ngày 7 tháng 5, năm Giáp Thìn 1284, tại thôn Cửu La, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Cha Pháp Loa là Đồng Thuần Mậu, mẹ là Vũ Từ Cứu. Mẹ ông mang thai sau một đêm nằm mộng thấy điềm chiêm bao rất lạ. Do sinh liên tiếp tám người con gái nên bà có ý định hủy thai nhi nhưng không thực hiện được. Vì vậy, ông được đặt tên là Kiên Cương.

Pháp Loa sinh ra trong một gia đình có truyền thống theo đạo Phật. Thuở nhỏ, ông vốn có tư chất thông minh, khác hẳn người thường. Ông không bao giờ ăn thịt cá và những chất cay nồng hàng ngày. Năm Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12, nhân chuyến du hóa đến phủ Nam Sách, Điều Ngự gặp người trai trẻ 21 tuổi xin xuất gia. Thấy dung mạo khác thường, Trúc Lâm tự bảo: “Người trai trẻ này có đạo nhãn, sau này chắc sẽ trở thành pháp khí.” [232, 38], nên thu nhận và đặt tên là Thiện Lai. Điều Ngự dẫn ông về viện Kỳ Lân núi Linh Sơn thế phát và gửi đến tham học với thiền sư Tính Giác ở Quỳnh Quán. Ở đây, Thiện Lai tập trung nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm, đến đoạn “bảy lần trình bày tâm, cuối cùng ví dụ khách trần” mới thể nhập. Sau đó, sư xin phép trở về thăm Trúc Lâm, nghe Tổ cử bài tụng Thái Dương Ô Kê thì lòng chợt tỉnh. Trúc Lâm biết thế nên bảo theo hầu mình. Một hôm, sư trình Trúc Lâm một bài tụng tâm yếu, bị Tổ nhổ toẹt. Bốn lần cầu thỉnh, Tổ vẫn không chỉ giáo. Trở về phòng, nỗ lực Thiền quán, đến nửa đêm thấy hoa đèn rơi, sư bỗng nhiên hoát ngộ và trình lên Tổ ấn chứng. Năm 1305, Điều Ngự cho thụ giới Tỳ kheo, Bồ tát và ban hiệu Pháp Loa. Năm sau 1306, nhận thấy Pháp Loa ngộ đạo và tinh thông nội ngoại điển, Điều Ngự cử sư làm giảng sư tại chùa Báo Ân. Vào ngày rằm tháng 5, năm 1307, Tổ lấy y bát và viết tâm kệ giao cho sư, tại am Ngọa Vân. Ngày mồng một, tháng giêng, năm 1308, tại giảng đường, Pháp Loa được suy tôn lên ngôi vị đệ nhị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với sự tham dự của vua Anh Tông. Trúc Lâm tận tay trao cho Pháp Loa 100 hộp kinh sử và 20 hộp Đại tạng cỡ nhỏ viết bằng máu mà ý nghĩa của việc này chúng tôi có nêu ở trên.


Sau khi Điều Ngự viên tịch vào tháng 11 năm 1308, Pháp Loa tiếp tục thực hiện các Phật sự mà Trúc Lâm giao phó. Nhị Tổ không ngừng củng cố và hoàn thiện tổ chức Giáo hội và tìm người truyền thừa mạng mạch Thiền phái. Trong dịp Đại lễ Vu Lan năm 1309, Nhị Tổ khéo léo nhắc Huyền Quang “Ngươi quên những lời di chúc của Điều Ngự rồi sao? Từ ấy, Huyền Quang theo sư học đạo, không rời nửa bước.” [232, 42]. Cụ thể, Nhị Tổ không ngừng tiếp tăng độ chúng. Trong vòng 22 năm hoạt động, Pháp Loa đã tổ chức 13 giới đàn, tiếp độ khá đông hàng vương thân quốc thích, trong đó có Tuyên Từ Hoàng Thái hậu, cung phi Thiên Trinh Trưởng. Số đệ tử xuất gia khoảng 15 ngàn, đệ tử đắc pháp khoảng 3000 người. Việc thuyết giảng kinh điển đại thừa được Nhị Tổ chú trọng, trước sau sư đã mở được 18 khóa giảng, tạo nên phong trào học và thực hành theo giáo lý nhà Phật. Để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni và Phật tử, sư đã đứng ra khai sơn các ngôi chùa, xây bảo tháp, kiến tạo 200 tăng xá. Công lao lớn nhất của Pháp Loa là in Đại tạng kinh và xây dựng Giáo hội Trúc Lâm. Dù Đại tạng ấy không còn nữa, nhưng với tấm lòng thiết tha xây dựng nền văn hóa nước nhà, sư kêu gọi Tăng Ni Phật tử hiến máu để in Đại tạng Việt Nam. Về Giáo hội, tuy Điều Ngự là người vạch ra phương hướng và đặt viên đá đầu tiên, nhưng người đứng ra hoàn thành xuất sắc hoài bão ấy là Pháp Loa. Việc sư hình thành một Giáo hội thống nhất các hệ phái mang một bản sắc dân tộc là việc làm thể hiện đúng nguyện vọng người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Về trước tác, trước thuật, Pháp Loa biên soạn khá nhiều. Sư là người vừa diễn giảng, vừa ghi chép các tư liệu đã tham khảo và biên tập thành sách, gồm các tác phẩm sau: Thạch thất mị ngữ niêm tụng (viết niêm tụng về quyển Thạch thất mị ngữ của Trúc Lâm năm 1308), Tham Thiền chỉ yếu, Kim Cương trường đà la ni kinh khoa chú, Niết Bàn đại kinh khoa sớ, Pháp Hoa kinh sớ, Lăng Già kinh khoa sớ, Bát Nhã tâm kinh khoa sớ, Pháp sự khoa văn, Độ môn trợ thành tập, Nhân vương Hộ quốc Nghi quỹ, Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục. Những tác phẩm trên, hiện nay phần lớn bị mất cả, chỉ còn một ít tư liệu tập họp thành sách Thiền đạo yếu học đang lưu hành. Thông qua khảo sát văn bản, ta thấy quan điểm của Pháp Loa là trở về nhìn thấy bản tính thanh tịnh, bằng cách không cho thức duyên theo các trần. Đó được gọi là giới Đại thừa, giới Vô thượng, giới Vô đẳng đẳng dành cho tiểu tăng và đại tăng phải tu như trong Khuyến chúng thượng thừa tam học


Pháp Loa chỉ dạy. Việc giữ gìn 250 giới của Tỳ kheo, 10 giới của Sa di, hay 5 giới của Phật tử thực sự là giữ sáu căn thanh tịnh. Điều này trùng với quan điểm sám hối các căn của Trần Thái Tông, hay pháp an tâm của Trần Nhân Tông. Nhờ sám hối các căn tâm mới thanh tịnh, giới được thành tựu, từ đó an trú trong định và đi vào tuệ giác. Pháp Loa cũng thế, nghĩa là “Do giữ giới kiên cố không dao động mới bắt đầu tu Thiền, yếu chỉ của Thiền là định tâm … Khi có trí tuệ đầy đủ liền bố thí cho chúng sinh, nguyện lực không cùng, tự giác, giác tha, tứ sinh, cửu loại, tất cả thấm nhuần. Bởi vì, có tuệ mà không định, gọi là tuệ khô, có định mà không tuệ gọi là Thiền si.” [232, 66 - 68]. Như vậy, quan điểm Thiền của của Pháp Loa chẳng khác gì các nhân vật tiền bối đặt nền móng cũng như vị khai sáng Thiền phái trước đó. Chính sự nhất quán trong tư tưởng, thống nhất trong lãnh đạo, mà sau khi Pháp Loa viên tịch vào năm 1330, người kế thừa Pháp Loa để lãnh đạo Giáo hội là đệ tam Tổ Tôn giả Huyền Quang.

1.3.2.3. Đệ tam Tổ Huyền Quang

Ông tên thật là Lý Đạo Tái, sinh năm Giáp Dần (1254), tại làng Vạn Tải, lộ Bắc Giang, huyện Gia Định, tỉnh Hà Bắc. Thân phụ là Tuệ Tổ, thuộc dòng “Trâm anh thế phiệt”, từng tòng quân đánh giặc và lập công trạng. Thân mẫu là Lê thị, một người phụ nữ đức hạnh, kính chồng thương con vô hạn. Từ khi sinh ra cho đến khi hành đạo, được sử sách ghi lại với nhiều yếu tố huyền thoại. Tổ gia thực lục ghi “Khi mới sinh ra có tia sáng mờ ảo, mùi hương thơm phức. Người ta gọi đó là đứa hài đồng có mùi hương thanh tịnh. Lê thị mang thai đến mười hai tháng mà bụng không chuyển động, bà nghi mắc bệnh nên uống nhiều thuốc phá thai mà thai không hư. Khi Tổ sinh ra, lại là một đứa trai cứng cáp. Đến tuổi đồng ấu, thể mạo dị thường, có chí của bậc trác tuyệt vĩ nhân, cha mẹ đều yêu thương, dạy cho học nghề. Tổ nghe một hiểu mười, có tài như Nhan hồi Á Thánh, nên được gọi là Tải Đạo.” [232, 79]. Hiện tượng kỳ dị lúc mang thai như muốn báo hiệu một Thánh tăng ra đời, khiến cho sư Tuệ Nghĩa trú trì chùa Thiên Hoàng sau khi tụng kinh trở về phòng, ngồi Thiền định mơ thấy các tòa trong chùa, đèn chong sáng rực. Chư Phật tôn nghiêm, Kim Cương long thần, hộ pháp đông đúc. Đức Phật chỉ Tôn giả A Nan bảo người hãy tái sinh làm pháp khí Đông Độ và phải nhớ lại chuyện xưa. Khi viết như thế, sử muốn hậu thế hiểu Huyền Quang là vị Thánh đệ tử do Phật tái sinh hóa độ cho đời.


Niên hiệu Bảo Phù thứ 11, năm 1274, đời vua Trần Thánh Tông, Đạo Tái đỗ khoa thi Hương, năm sau vào lại đỗ đầu khoa thi Tam giáo. Ông thường xuyên được vua cử đi sứ Trung Hoa và được kính nể bằng tài thơ văn. Tuy được phò tá vua giúp nước, nhưng luôn khát khao xuất trần thượng sĩ nên ông đã từ chối cuộc hôn nhân với công chúa Liễu Nữ, cháu của An Sinh Vương. Ở chốn quan trường 30 năm, một hôm nhân theo vua Trần Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm nghe Pháp Loa thuyết giảng, ý chí xuất trần của Đạo Tái càng mãnh liệt nên dâng sớ xin từ quan để thực hiện hoài bão xuất gia và được vua chấp thuận. Cuối cùng, ông đã đến chùa Vũ Ninh tu học và thụ giới thiền sư Bảo Phác vào năm 51 tuổi, chứ không phải trực tiếp cầu đạo và thụ giới với Pháp Loa như Tam Tổ thực lục ghi [232, 34] mà chúng tôi đã trình bày ở phần tiểu mục 1.3.1. Tuy nhiên, theo tôn ý của Điều Ngự, sư đã y chỉ và hộ trì Nhị Tổ Pháp Loa và được đặt pháp hiệu là Huyền Quang. Công việc hoằng pháp độ sinh của Huyền Quang từ đây bắt đầu khởi động. Sư cùng Điều Ngự và Pháp Loa đi khắp mọi nơi trong nước khuyến cáo mọi ngưới bỏ ác làm lành. Theo ý của Điều Ngự, Huyền Quang đã biên soạn Chư phẩm kinh Công văn tập, Trúc Lâm Sơ Tổ đã ngự bút khen “Phàm sách đã qua tay Huyền Quang thì không thể thêm hay bớt một chữ nào nữa.” [232, 81]. Điều này chứng tỏ Huyền Quang là người rất giỏi văn chương và Phật học. Bằng chứng là lúc Huyền Quang đến thăm bệnh Pháp Loa, một cuộc pháp thoại giữa hai người diễn ra khá lý thú về vấn đề thức hay ngủ, bệnh hay không bệnh, đi hay ở, và cái đạp của Pháp Loa với Huyền Quang, qua đó chúng ta thấy rõ sự đắc pháp của Huyền Quang như Tam Tổ thực lục ghi nhận. [232, 54 - 56].

Tuy nhiên, vấn đề này theo Nguyễn Lang viết trong Việt Nam Phật giáo sử luận và Thích Thanh Từ trong Thiền học đời Trần có ý kiến khác nhau. Nguyễn Lang cho rằng “Những cuộc vấn đáp giữa Huyền Quang và Pháp Loa cho ta thấy rằng chính Huyền Quang có ý giúp Pháp Loa trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Câu trả lời “tùy xứ tát bà ha” và bài kệ “Thị tịch” có lẽ đã là một khích lệ cho Huyền Quang. Những câu hỏi đầu của Huyền Quang hình như có mục đích để tìm xem Pháp Loa đã sẵn sàng trước cái chết chưa. Thức và ngủ đã là một chưa và bệnh với không bệnh đã là một chưa, đã khiến cho Pháp Loa giật mình, thấy đạo nghiệp của mình chưa thực sự chín muồi và mình chưa thực sự sẵn sàng để đón nhận giờ phút quan trọng. Phản ứng của Pháp Loa biểu lộ một chút giận hờn có tính cách trẻ thơ. Tuy ông đưa chân đạp nhẹ Huyền Quang một cái nhưng


ông đã nhờ các câu hỏi của Huyền Quang mà nhận ra mình phải sống để hoàn thành cái mà mình tưởng đã chín muồi nhưng thật sự chưa chín muồi ở nơi mình.” [145, 437]. Thích Thanh Từ không đồng tình ý kiến của Nguyễn Lang đã lập luận rằng: Chưa đầy một tháng kể từ lúc Huyền Quang đến thăm lần thứ nhất (11/2 đến 3/3), chẳng lẽ nhờ các câu hỏi của Huyền Quang mà Pháp Loa nhận ra mình phải sống thêm để hoàn thành cái tưởng đã chín muồi thì không hợp lý. Bởi một vị chứng đắc như Pháp Loa thì đã làm chủ sự thức và ngủ, bệnh và không bệnh, sinh hay tử cũng thế. Non một tháng sau, Pháp Loa ra đi tự tại là theo ý nguyện của Tổ. Hơn nữa, truyền thống ấn chứng cho đệ tử trong nhà Thiền bằng cái đạp, cái duỗi chân đã từng xảy ra. Tương truyền, Phật khi nhập diệt, thân đã được đặt vào kim quan đóng chặt. Ca Diếp đi nhiễu ba vòng, Phật duỗi chân ra cho Ca Diếp rờ chân Phật. Thiền sư Hy Thiên (695 - 783) ở Trung Hoa được sư Hành Tư dạy mang thư đến sư Hoài Nhượng và sư hứa khi trở về sẽ cho chiếc búa ở núi. Sau khi đến chùa Tịnh Cư, Hy Thiên trở về thưa rằng “Tin cũng chẳng thông và thơ cũng chẳng đến”. Hành Tư mới hỏi là thế nào? Hy Thiên liền thuật lại lúc đến gặp sư Hoài Nhượng cho Hành Tư. Sau đó, Hy Thiên thưa rằng “khi đi nhờ ơn hòa thượng hứa cho chiếc búa, tiện đây xin nhận lấy.”. Hành Tư liền duỗi một chân, Hy Thiên lễ bái. Sau đó Hy Thiên lên núi Nam Nhạc ẩn tu. Xem ra, “Hành động đạp một cái của Pháp Loa có phải là lối truyền pháp trong nhà thiền từ trước đã có? Cho nên khi sắp tịch, Pháp Loa lấy áo cà sa của Điều Ngự và viết tâm kệ cho Huyền Quang bảo phải khéo hộ trì.” [192, 183]. Dù có ý kiến khác nhau, nhưng chúng ta phải thừa nhận Huyền Quang là người không chỉ rất uyên thâm Phật học mà còn chứng đắc Phật lý nữa.

Có điều khi đứng ra gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo Thiền phái, đệ tam Tổ luôn gặp chướng duyên. Chướng duyên thứ nhất mà Tổ gia ghi về mối quan hệ giữa Huyền Quang và Điểm Bích [232, 83 - 89] mà sau này đã có nhiều ý kiến khác nhau tranh luận về vấn này. Những người bênh vực Huyền Quang như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàn và Ngô Thì Sĩ thì cho đây nỗi hàm oan của đệ tam Tổ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm bài Giải trào (giải tỏa lời cười chê), còn Ngô Thời Sĩ thì bài Hành giải (Giải tỏa nỗi oan Huyền Quang) và đi đến kết luận “Cái khí tượng núi rừng, mây sáng đã thể hiện ra lời thơ, con người thanh đạm, giản dị cũng có thể hình dung mà thấy được, đâu có chuyện thêu dệt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023