Tư Tưởng Thiền Học Đại Việt Trong Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm


chung, toàn bộ tác phẩm của Sơ Tổ xoay xung quanh các đề tài phản ánh sinh hoạt của Thiền phái Trúc Lâm và ý thức tự chủ của dân tộc Đại Việt qua văn học, ngôn ngữ chữ Nôm và những xúc cảm chân thành trước quê hương đất nước.

2.1.5. Tác phẩm của Pháp Loa

Pháp Loa trước tác khá nhiều sách Phật học và nghi thức Thiền môn. Những tác phẩm này được đưa vào Đại tạng đời Trần, chứng tỏ chúng có giá trị kinh điển học thuật. Các tác phẩm Pháp Loa biên soạn gồm: Thạch thất mỵ ngữ niêm tụng là tác phẩm ghi lại những lời nhận xét và những bài kệ tụng viết về Thạch thất mỵ ngữ của Trúc Lâm, cũng như trình bày cuộc vấn đáp giữa Trúc Lâm và các môn đệ. Tham Thiền chỉ yếu soạn năm 1332 theo yêu cầu của Thượng hoàng Trần Anh Tông, nói về yếu chỉ tham Thiền. Kim Cương trường đà la ni kinh khoa chú là tác phẩm phân tích, luận giải kinh Kim Cương trường đà la ni. Pháp Hoa kinh khoa sớ, Lăng Già kinh khoa sớ là hai tác phẩm luận giải kinh Pháp Hoa Lăng Già. Bát Nhã tâm kinh khoa sớ là tác phẩm chú giải Tâm kinh Bát Nhã. Pháp sự khoa văn là tác phẩm trình bày nghi thức và sớ điệp dùng trong lễ nghi Phật giáo. Độ môn trợ thành tập là tác phẩm ghi các nghi thức chẩn tế. Nhân vương hộ quốc nghi quỹ, tác phẩm soạn riêng cho Anh Tông sử dụng tham cứu. Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục là tác phẩm ghi lại những Thiền ngữ và thi tụng của Tuệ Trung. Các tác phẩm nói trên hiện không còn, duy chỉ có tác phẩm Tham Thiền chỉ yếu được giữ lại một phần và in dưới đầu đề là Thiền đạo yếu học được xếp sau phần tiểu sử của Pháp Loa trong sách Tam Tổ thực lục. Sách này còn cho rằng chính Pháp Loa viết lời bạt cho Đại tạng kinh đời Trần.

Riêng Thiền đạo yếu học gồm có năm bài: Khuyến xuất gia tấn đạo ngôn là lời Pháp Loa khuyến cáo mọi người tìm thầy học đạo và phân biệt tà chiùnh, thiện ác. Trúc Lâm đại Tôn giả thượng tòa thỉnh sư thị chúng là bài văn mà Pháp Loa thuật lại những lời giảng của Trúc Lâm khai thị cho đại chúng về tự tiùnh thanh tịnh sẵn có của mọi người và ghi lại vài mẩu pháp thoại giữa Trúc Lâm và môn đệ. Thượng thừa Tam học khuyến chúng phổ thuyết có thể xem là tư tưởng của Pháp Loa về triết lý Thiền học. Trong bài này, ông trình bày về vấn đề kiến tính, tham cứu thoại đầu và đưa ra những lời khuyến lệ tu hành. Đại thừa yếu thuyết là một bài văn ngắn diễn giải về việc thực tập hành đạo theo tiến trình tu tập văn tư tu để hướng đến giải thoát. Yếu minh học thuật nói về nhu yếu phải học trước


khi hành động và những điều thiết yếu thực tiễn như chọn bằng hữu để thân cận và hành pháp ở những nơi thuận lợi. Ngoài ra, Pháp Loa còn sáng tác một số thơ và kệ tụng hiện chỉ còn ba bài: Nhập tục tuyền thanh sơn, được chép lại trong Toàn Việt thi lục, Thị tịch được ghi lại trong Tam Tổ thực lục Tán Tuệ Trung Thượng sĩ được tìm thấy ở Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục. Qua các kệ tụng, thơ văn của Pháp Loa, chúng ta thấy đề tài chính mà ông biên soạn có nội dung Thiền học khởi đầu bằng việc khuyến cáo mọi người tu học để thấy tính, sau đó hướng đến việc tịnh giới rồi an trú trong định để bừng sáng trí tuệ, chứng ngộ giải thoát.

2.1.6. Tác phẩm của Huyền Quang

Đệ tam Tổ Trúc Lâm là người sáng tác khá nhiều kinh điển Phật học được lưu hành trong Giáo hội Trúc Lâm. Cụ thể: Chư phẩm kinh, tuyển tập của những kinh thiết yếu và thực dụng. Công văn tập, tuyển tập những bài văn sớ điệp thuộc nghi lễ Phật giáo. Thích khoa giáo là sách giáo khoa viết về đạo Phật.

Theo tác phẩm Tổ gia thực lục, số lượng sáng tác của ông khá lớn. Riêng về thi ca ông viết Ngọc Tiên tập cả nghìn bài chữ Hán. Rất tiếc, hiện tập thơ này chỉ còn lại 24 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn và Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích. Ngoài ra, ông còn là tác giả của một bài phú, một trong ba tác phẩm văn học Nôm hiếm hoi của đời Trần, đó là Vịnh Vân Yên tự phú. Như vậy, ngoài những tác phẩm viết về Phật học thì thơ ca của Huyền Quang là những bài thơ không chỉ thể hiện nội dung triết lý Thiền mà còn là phương tiện để ông giải bày nỗi lòng trước thiên nhiên, con người và thế sự thông qua cảm quan Thiền học. Tại đây, thế giới nhân sinh được hóa hiện qua văn chương rất trữ tình, gần gũi đời thường và rất thánh thiện của hương vị giải thoát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

Từ việc khảo sát toàn bộ nội dung tác phẩm của Thiền phái nói trên, có thể nói văn học Thiền phái Trúc Lâm không chỉ đạt đến đỉnh cao học thuật Phật giáo thời Lý - Trần nói chung mà còn chỉ ra được các giá trị tư tưởng triết lý Thiền học, văn học của Thiền phái nói riêng. Chính những giá trị tư tưởng này đã tạo ra bản sắc riêng biệt của Thiền phái từ trong triết lý hành động cho đến tinh thần nhập thế của Thiền phái vào đời sống hiện thực, nhất là trong thời đại cả dân tộc không chỉ ý thức bảo vệ quyền độc lập tự chủ mà còn có ý thức chấn hưng xây dựng một đất nước Đại Việt hưng thịnh dài lâu.


Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 10

2.2. TƯ TƯỞNG THIỀN HỌC ĐẠI VIỆT TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

2.2.1. Quan điểm Phật tại tâm

Trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử Phật giáo Đại Việt, Thiền phái Trúc Lâm đã gắn chặt với tâm tư tình cảm nhân dân, thể hiện đạo lý tình người và tạo ra sức mạnh toàn dân chiến thắng quân thù. Quan trọng hơn, tư tưởng Thiền phái không chỉ dừng lại ở giá trị đó mà còn để lại cho hậu thế một giá trị văn hóa tư tưởng triết lý, ảnh hưởng đậm đến đạo đức nhân sinh của dân tộc.

Không có gì để ngạc nhiên việc Trần Thái Tông chấp nhận lời khuyên của Quốc sư Viên Chứng trở về kinh đô Thăng Long để vừa làm vua, vừa làm thiền gia mong cầu thành Phật. Đây là sự lựa chọn đúng đắn trước nhu cầu thực tiễn lịch sử thời đó. Lời khuyên của Quốc sư được ông xem như là cơ sở lý luận để xây dựng tinh thần Thiền học mang một nội dung mới. Thật ra, quan điểm này đã được Thế Tôn xác lập ngay từ thời Ngài còn tại thế. Tuy nhiên, các đệ tử của đức Phật chỉ có hoài bão khiêm tốn là chứng quả A - la - hán, giải thoát khỏi sinh tử. Đến thế kỷ thứ II trước Công nguyên, Phật giáo Đại thừa đưa ra quan điểm mới về đức Phật “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính” (H

18) đã mở ra bước ngoặt lớn về sự nhận thức và hành động thực tiễn. Nhân vật trung tâm của Phật giáo Đại thừa là những con người tu tập hạnh Bồ tát, lập nguyện thành Phật cứu độ chúng sinh, không mong cầu trở thành A - la - hán nữa.

Tại nước ta, từ thời Mâu Tử (160 - 220) và Khương Tăng Hội (? - 280), quan niệm về đức Phật được định hình, được ghi trong điều 2, sách Lý hoặc luận của Mâu Tử “… Phật nãi đạo đức chi nguyên tổ, thần minh chi tôn tự. Phật chi ngôn, giác dã. Hoảng hốt biến hoá, phân thân tán thể, hoặc tồn hoặc vong, năng tiểu năng đại, năng viên năng phương, năng lão năng thiếu, năng ẩn năng chương, đạp hoả bất thiêu, lý nhận bất thương, tại ô bất nhục, tại hoạ vô ương. Dục hành tắc phi, toạ đắc dương quang. Cố hiệu vi Phật dã” [255, 484] (H 19) (… Phật là nguyên tổ của đạo đức, đầu mối của thần minh. Nói Phật nghĩa là giác, biến hóa nhanh chóng, phân thân tán thể, hoặc còn hoặc mất, nhỏ được lớn được, tròn được vuông được, già được trẻ được, ẩn được hiện được, đạp lửa không bỏng, đi dao không đau, ở dơ không bẩn, gặp họa không mắc, muốn đi thì bay, ngồi thì loé sáng, nên gọi là


Phật vậy.) [255, 511]. Đến thời Trần, Quốc sư Phù Vân (Viên Chứng) đưa ra quan điểm “tâm tịch nhi tri, thị danh chân Phật.” [333, 27] (H 20) (lòng lặng mà biết, đó chính là chân Phật). Lại một quan điểm mới về Phật được hình thành trong một bối cảnh đất nước Đại Việt đang xây dựng và phát triển, ắt hẳn sẽ tạo sự tác động lớn vào tâm thức con người và đời sống xã hội. Mỗi khi tư duy về đức Phật thay đổi thì nội dung sinh hoạt Phật giáo thay đổi hẳn. Phật giáo Thiền tông bấy giờ đã nhìn nhận đức Phật luôn hiện hữu ở ngay trong lòng, chỉ cần lòng lặng mà biết thì ai cũng trở thành Phật. Nói cách khác, ở đâu có con người, ở đó có sự giác ngộ của chân tâm, có sự sinh hoạt Phật giáo Thiền tông trong bất kỳ môi trường nào.

Quốc sư Viên Chứng đã nêu lên quan điểm về Phật thật cụ thể như trên thì đó chính là điều kiện để trở thành Phật, tức trở thành bậc Giác ngộ giữa đời. Có thể nói đây là lần đầu tiên, quan điểm Phật tại tâm được phát biểu một cách cụ thể theo tâm thức người Việt. Một quan điểm như thế đã tác động và chi phối toàn bộ lịch sử tư tưởng Phật giáo Đại Việt, điều đó có nghĩa nó cũng có ảnh hưởng tương tác với lịch sử tư tưởng dân tộc từ đó trở về sau. Ngay trong bài Niệm Phật luận, Trần Thái Tông đã phát biểu dứt khoát “Phật thân tức ngã thân thị, vô hữu nhị tướng.” [333, 84] (H 21) (Thân ta tức là thân Phật, không có hai tướng.). Tuệ Trung chủ trương Phật tại tâm trong bài Phật tâm ca, còn trong Thượng sĩ ngữ lục thì cho rằng khi mê không biết ta là Phật, hay Phật và chúng sinh là không khác nhau “Mi mao tiêm hoành tỵ khổng thuỳ; Phật dữ chúng sinh đô nhất diện.” [333, 285] (H 22) (Mày ngang mũi dọc cũng như nhau, Phật với chúng sinh không khác mặt.); Trần Nhân Tông trong Cư trần lạc đạo phú thì tuyên bố “Bụt ở cong nhà, chẳng phải tìm xa. Nhân khuấy bn nên ta tìm Bụt, Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.”[333, 506] (N 23). Tại đây, các thiền sư chứng ngộ đời Trần đã thẳng thắn tuyên bố Phật và chúng sinh không khác. Con người thật của chúng ta là Phật. Còn con người mà chúng ta tưởng thật với cái tâm vọng động của tham sân si lại là con người giả. Mỗi người cần trở về với con người thật. Đó chính là giá trị nhân sinh mà Thiền phái Trúc Lâm nhìn nhận như là một lời giải đáp tại sao chúng ta hiện hữu trên cõi đời này như Trần Thánh Tông nói trong bài Tự thuật: “Nhận đắc bản lai chân diện mục, Đáo đầu hà xứ bất hưu hưu.” [333, 406] (H 24) (Nhận được khuôn trăng như nó có, Đến đâu mà chẳng thấy hồn nhiên.) [333, 408]. Với


quan điểm nhìn nhận Phật thể mà Thiền phái chủ trương sẽ cung cấp cho con người một lý tưởng, lẽ sống cao quý đủ để tạo một cảm hứng sáng tạo, vươn lên không những cho một đời, mà nhiều đời, thậm chí, cho đến khi mỗi con người đều trở thành một vị Phật. Sự thật thành Phật ở đây lại không gì khác là nhận chân con người thật của mình ngay chính cõi lòng. Trong Cư trần lạc đạo phú, Sơ Tổ từng nói “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.” [333, 510] (H 25) (Báu sẵn trong nhà thôi tìm kiếm, Vô tâm trước cảnh, hỏi chi Thiền.) [333, 510].

Khi con người chấp nhận Phật tại tâm thì cũng có thể hiểu việc tìm Phật là tìm lại bản tâm, tìm lại tấm lòng mình. Một quan điểm về đức Phật như thế đã tạo ra một cái nhìn mới về bản chất bình đẳng của con người. Mọi người đều bình đẳng, không phân biệt đẳng cấp, nam nữ, sang hèn, giàu nghèo… vì họ cũng đều có khả năng thành Phật. Nói theo Kim Cương tam muội kinh, Đại tạng kinh 273.9. 369c8 mà vua Trần Thái Tông chú giải thì mọi người phải “thâm tín chúng sinh không khác nhau về chân tính.”. Do đó, bất cứ ai đi tìm Phật ở bên ngoài sẽ không bao giờ tìm thấy được. Phật chỉ có mặt ngay chính trong đời sống hiện tại của mỗi người. Trong bài Thượng thừa Tam học khuyến chúng phổ thuyết, Pháp Loa cũng khuyến cáo “Phù học Phật chi lưu, tiên tu kiến tính.” [333, 663] (H

26) (Người học Phật, trước tiên cần thấy tính.” [333, 665]. Nhờ thấy tính mà con người nhìn nhận mọi vấn đề trên cơ sở bình đẳng, từ đó người ta dễ dàng thông cảm, sẻ chia và đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận một vấn đề và cùng nhau có một hướng giải quyết tốt đẹp nhất mà không có bất kỳ một thế lực nào chi phối. Trong bài kệ bằng chữ Nôm viết ở cuối bài Vịnh Vân Yên tự phú, Huyền Quang khẳng định: “Cốc được tính ta nên Bụt thực, Ngại chi non nước cảnh đường xa.” [333, 712] (N 27). Rõ ràng, Huyền Quang luôn ý thức về tự tính giác ngộ sẵn có ở mỗi người. Chính sự bình đẳng giác ngộ sẽ là cơ sở cho mọi người xích lại hiểu nhau để có thể chung lòng đóng góp và xây dựng cho quốc gia, dân tộc, trong đó có chính bản thân và gia đình mình. Sống trong một xã hội, mọi người đều nhận thức được tinh thần này thì sẽ có tác động vào xã hội, tạo ra những chiều hướng, động lực phát triển khác trên nhiều lĩnh vực. Do đó, mọi người phải biết sống theo tinh thần như Thiền phái kiến giải “Mạc vấn đại ẩn tiểu ẩn, hưu biệt tại gia xuất gia; bất câu tăng tục chỉ yếu biện tâm.” [333, 62] (H 28) (Không phân biệt là sống giữa đời


hay sống ẩn dật trong rừng, không phân biệt là tại gia hay xuất gia; tăng hay tục, chỉ cốt biện tâm.) [333, 65] để cùng nhau tu tập và xử lý các vấn đề cá nhân, quốc gia, dân tộc thật chu toàn, như chủ trương Thiền phái vạch định.

Khi Quốc sư Viên Chứng đưa ra quan điểm mới về Phật xuất phát và hình thành từ con người: “Sơn bản vô Phật, duy tồn hồ tâm” thì tự thân quan điểm này đã khẳng định tính bình đẳng giải thoát của con người trước cuộc sống, con người giác ngộ từ trong cuộc sống vốn không bình đẳng. Lời phát biểu này, Quốc sư Viên Chứng không chỉ mong muốn bậc lãnh đạo mà tất cả cá nhân đang sống, cần phải có thái độ “dĩ thiên hạ chi dục vi dục; dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm.” [333, 27] (H 29) (lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng mình.) [333, 29]. Một nếp sống mới định hình trong sinh hoạt Phật giáo đời thường. Con người phải tham gia và vận động vào các môi trường sinh hoạt thực tiễn dù là ở cấp độ gián tiếp hay trực tiếp, tức sống theo tinh thần Phật giáo Thiền tông. Nói cách khác, đời sống đạo yêu cầu con người tự nguyện xả bỏ những ham muốn cá nhân vị kỷ, có thái độ không hệ luỵ bất cứ cái gì, ngay cả cái thân ngũ uẩn giả tạm này. Nhìn từ góc độ quốc gia dân tộc thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, tư tưởng Phật tại tâm, tư tưởng vô ngã, vị tha được vận dụng vào đời sống trên nhiều lĩnh vực. Với một tinh thần vô ngã của đạo lý Thiền tông, nhà vua đã biến những ý muốn của thiên hạ, tấm lòng của thiên hạ thành những ý muốn, những tấm lòng cao đẹp

của sự giác ngộ chân tamâ , bản tính thường lạc.

Con người luôn đối diện với ba nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Đó là nhu cầu sinh tồn, nhu cầu truyền giống, nhu cầu thăng tiến của tinh thần. Bằng trực cảm tâm linh, các vua đời Trần, đồng thời cũng là những thiền gia lãnh đạo Thiền phái đã nhìn nhận vấn đề với tất cả sự trải nghiệm của đời mình. Qua các bài viết về Giới sát văn, Giới đạo văn, Giới vọng ngữ văn, Giới tửu văn… nhất là Lục thời sám hối khoa nghi của Trần Thái Tông, nếu ý muốn cá nhân mà không được chuyển hoá thì thật đáng sợ trước các vấn đề con người phải giáp mặt. Cả ba nhu cầu sinh tồn đó của con người, có bao nhiêu vấn đề cần đặt ra trong cuộc sống mà tự thân phải giải quyết. Là bậc đế vương, Trần Thái Tông cũng phải đối diện biết bao vấn đề chướng ngại, kết quả là phải tự chiến thắng mình. Trong bài tựa Lục thời sám hối khoa nghi, nhà vua đã viết khá cụ thể về mình khi phải trải nghiệm


qua các ham muốn và sống với tinh thần vô trước. Ông cho rằng ý muốn cá nhân được xuất phát từ sáu căn duyên với sáu trần làm nảy sinh nên những ác nghiệp tội lỗi hiện hành như Lục thời sám hối khoa nghi mô tả thật hãi hùng. Thực tế, ý muốn cá nhân chưa dừng lại chỗ đó. Tài sản, tiền bạc, danh vọng, người đẹp, địa vị, tình cảm… không có cái gì hiện hữu trên cuộc đời mà người ta không khát khao sở hữu. Mỗi cá nhân tẩy rửa các ham muốn từ trong tâm thức qua việc sám hối sáu thời trong một ngày thì sẽ tác động đến đời sống người đó, đồng thời có sự ảnh hưởng vào gia đình và xã hội. Dưới sự tác động của tư tưởng Thiền phái, con người càng phải ý thức có thái độ sống vô tham, vô sân, vô si để tập trung trí lực và tài lực xây dựng đất nước phồn thịnh. Trong Cư trần lạc đạo phú, hội thứ sáu, Sơ Tổ cũng nói rõ: “Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên; Chùi cho vặc vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên áo.” [333, 507] (N 30).

Đây là thái độ sống khởi đầu bằng giáo dục tự thân, từng bước hoàn thiện nhân cách, sau đó đi vào con đường tu đạo, thoát ly sinh tử, như Thiền tông chỉ nam tự nói: “Minh sinh tử chi tiệp kính giả” [333, 26] (H 31) (Con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh.) [333, 27]. Để được vậy, con người phải biết sống có mực thước, khuôn mẫu trong xã hội ổn định và thanh bình. Thực tế, Trần Thái Tông cũng nói rõ quan điểm của mình khi thực hiện hai nhiệm vụ đó cùng một thời gian vừa nêu trong khi viết Thiền tông chỉ nam Kim Cương tam muội chú giải. Đó là “phi đặc dĩ vi hậu thế chỉ mê, cái dục kế tiên đại Thánh nhân chi công quảng. Nhân tự vi tự vân.” [333, 27) (H 32) (không riêng để chỉ ra lỗi mê cho đời sau, mà còn muốn tiếp mở mang công nghiệp của các Thánh nhân thuở trước.” [333, 29].

Kinh Kim Cương là bản kinh vô cùng quan trọng đối với Phật giáo Thiền tông Việt Nam. Kinh này bàn về tinh thần vô ngã, các pháp là Phật pháp. Các dòng Thiền Pháp Vân (Tỳ Ni Đa Lưu Chi) và Kiến Sơ (Vô Ngôn Thông) đã vận dụng tư tưởng bản kinh này vào nếp sống đạo trong thời kỳ Phật giáo tham gia hộ quốc, bảo vệ độc lập tự chủ. Điểm bừng sáng của Trần Thái Tông ngộ kinh này là “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm.” (H 33). Do bản thân không có nơi trú chỗ nào, nên mới trụ được trên mọi ý muốn và tấm lòng của thiên hạ. Như thế, kinh Kim Cương trở thành cơ sở lý luận để Phật giáo Thiền tông hoạt động và phát triển nhằm phục vụ cuộc sống mọi người. Trần Thái Tông đã chọn thêm kinh Kim Cương tam muội và đã chú giải (Kim cương tam muội chú giải) để có đủ cơ


sở lý luận giải quyết các vấn đề được đặt ra vào giai đoạn đó. Nội dung tinh thần Thiền học mà Trần Thái Tông kiến giải có chịu sự ảnh hưởng của hai bản kinh này.

Kinh Kim Cương nói cho đủ là Kim Cương Bát Nhã ba la mật đa kinh, thuộc văn hệ Bát Nhã, hiện còn trong Đại tạng kinh chữ Hán mang ký hiệu ĐTK 235.8. Còn Kim Cương tam muội là bản kinh mang ký hiệu ĐTK 273. Bản kinh này cung cấp một cơ sở lý luận giúp chúng ta giải thích vì sao Phật giáo Thiền tông có thể đưa mọi người đi đến sự giác ngộ. Điểm quan tâm của các nhà Phật học đời Trần là tinh thần bản kinh đề cập đến việc mọi người đều bình đẳng trước sự giác ngộ. Bất cứ ai đều có thể trở về chân tâm, tức là bậc Giác ngộ giữa cuộc đời. Nhưng khả năng đó khó thành hiện thực vì con người thường bị bụi bặm phiền não bám vào mà nhà Phật gọi là “khách trần phiền não” (àgantukaklesa). Vì thế, ngay trong phần mở đầu bài Kim Cương tam muội kinh chú giải, nhà vua viết “Bản tính huyền ngưng, chân tâm trạm tịch. Thành khuy câu tuyệt, phi tính trí năng cứu ư đoan nghê; hợp tán tận di, khởi dĩ mục khả tham vu ảnh hưởng. Hữu vô niết tựu; đạo tục tiễn di. Trác nhĩ độc tồn; siêu nhiên vô ngoại. Thử kim cương tính chi yếu xuyên dã.” [333, 32] (H 34) (Bản tính sâu trầm; chân tâm trong lặng. Khuyết tròn đều dứt, tính trí nào tìm được mối manh; tan hợp đều quên, tai mắt há dự vào hình bóng. Hữu vô nắm được; đạo tục san bằng. Sừng sững riêng mình; cao siêu có một. Đó là dòng sông trọng yếu của tự tính kim cương vậy.) [333, 33].

Thực chất việc sống đạo là trở về bản tính thanh tịnh vốn bị che lấp, vây hãm bởi các khách trần phiền não. Khách trần đó chính là kết quả huân tập một đời sống chạy theo sự đắm say do các trần. Con người cần phải có thái độ sống vượt thoát bằng những phương thức hành trì Thiền định khiến bụi bặm phiền não không thể bám vào tâm thức. Bất kể là ai, sống trong môi trường nào cũng có thể trở về chân tâm, chứng ngộ giải thoát. Nói theo tinh thần kinh Kim Cương tam muội, Đại tạng kinh, ĐTK, 273.9.370b4 -11 thì bản tính tự tâm vốn ngộ, không còn sự chấp thủ nào cả: “Người Bồ tát như thế thì không trụ vào hai tướng, tuy không xuất gia mà không trụ tại gia, tuy không pháp phục, không giữ pháp phục, không giữ đủ giới ba la đề mộc xoa, không vào Bồ tát, nhưng vẫn có dùng tự tâm vô vi mà tự tứ để đạt quả Thánh, không trụ nhị thừa, mà đi vào con đường Bồ tát, về sau nhất định khắp nơi sẽ thành Phật Bồ đề. Bồ tát Đại Lực nói “Người như thế Phật không thể nghĩ bàn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023