Các Thủ Pháp Nghệ Thuật Trong Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm


đến chỗ thiền sinh phải trực chỉ chân tâm qua cái nhìn tri kiến liễu ngộ của chính mình, được diễn tả bằng một hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc: “Một huyền cầm thượng tri âm thiểu, Phụ tử đàn lai cách điệu cao.” [333, 658] (H 206) (Đánh đàn không dây tri âm vắng, Cha gảy con nghe cách điệu cừ.) [333, 661].

Sự trực cảm tâm linh giúp người ta có thể tiếp nhận thông điệp của tác phẩm một cách dễ dàng, dù nó được diễn đạt bằng hình thức gì. Cứ mỗi lần đọc và tiếp cận các tác phẩm văn học Thiền phái, người học sẽ cảm nhận, khám phá thế giới nghệ thuật được hiển bày qua từng lớp nghĩa của ngôn từ. Sự “trực chỉ chân tâm” của một hành giả trong nhà Thiền chính là “sự trực cảm tâm linh” của người tiếp cận văn chương Phật giáo. Tính hàm súc, cô đọng, gợi mở của tác phẩm văn học Thiền phái sẽ diễn bày tất cả các tầng sâu ý nghĩa được chất chứa qua hệ thống ngôn ngữ, chất liệu, thi liệu làm nên các tác phẩm. Tất cả đã tạo nên giá trị văn học mang bản sắc riêng biệt của văn học Phật giáo Việt Nam mà các tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm là một minh chứng.

3.3. CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

3.3.1. Điển cố

Theo Đoàn Ánh Loan, trong Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố thì từ “Điển cố” xuất hiện trong Hậu Hán thư, thiên Đông Bình Tân vương Thương truyện. Đông Bình Tân vương Lưu Thương nhân lúc làm lễ thọ ân, viết sớ tâu Bhạ chí đức quảng thi, từ ái cốt nhục, mỗi tứ yến kiến, chiếp hứng tịch cải dung, trung cung thân bái sự quá điển cố.” (Bệ hạ đức độ to lớn yêu thương người thân ruột thịt. Mỗi khi ban yến tiệc, thì đổi nét mặt vui vẻ, hoàng hậu đích thân vái chào, sự việc qua thành điển cố)… Hán ngữ đại từ điển thì cho là “điển cố” chính là “Thi văn lý dẫn dụng đích cổ thư trung đích cổ sự hoặc từ cú” (Những chuyện xưa thời cổ đại hay từ cú có nguồn gốc xa xưa được dẫn dụng trong các tác phẩm văn học) [dẫn lại 152, 19 - 20]. Từ đó, tác giả sách này đi đến kết luận “Điển cố là những từ ngữ về chuyện xưa, tích cũ, về tư tưởng, hình tượng trong sách xưa được tác giả dùng làm phương tiện để diễn đạt ý tưởng một cách ngắn gọn, hàm súc. Điển cố bao gồm: 1. Từ hay nhóm từ được lấy ra từ những câu chuyện trong kinh sử, truyện, các sách ngoại thư …về

nhõn vật lịch sử, sự kiện lịch sử, địa danh, những quan niemọ trong cuộc sống. 2. Từ hay


nhóm từ mượn ý, lời từ câu thơ hoặc bài thơ của người trước, hay được trích dẫn từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao có tích chuyện được lưu truyền hoặc đã nổi tiếng” [152, 20].

Căn cứ vào định nghĩa và tiêu chí phân loại điển cố nói trên và y cứ nguồn gốc xuất xứ các điển cố mà các tác giả Thiền phái Trúc Lâm sử dụng, chúng tôi phân loại các điển cố được khảo sát như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

- Về điển cố Phật giáo là từ hay nhóm từ, thuật ngữ Phật học, thành ngữ Thiền tông… nói về sự tích nhà Phật, giai thoại Thiền, các nhân vật lịch sử, Bồ tát, thiền sư; các thời điểm khai thị giáo pháp; địa điểm tổ chức các pháp hội; nơi xuất gia, thành đạo, nhập diệt; hình tượng tiêu biểu trong các loại kinh sách Phật giáo, được các tác giả của Thiền phái lấy ra để làm phương tiện diễn đạt ý tưởng một cách ngắn gọn và hàm súc. Những từ hay nhóm từ đó được trích dẫn từ những câu chuyện xảy ra thời đức Phật có trong Tam tạng kinh điển, hoặc là các tích truyện được lấy ra từ pháp thoại của các Tổ sư, thiền sư được ghi trong các bộ ngữ lục thuộc Tục tạng.

- Tương tự, điển cố Nho gia là những điển có xuất xứ tư liệu kinh điển, thư tịch của học thuyết Nho giáo. Chúng bao gồm các từ ngữ, thành ngữ chuyển tải chuyện xưa tích cũ được lấy ra từ Kinh Thi, Kinh Lễ, Luận ngữ, những lời dạy của các triết gia Nho giáo như Khổng Tử, Tuân Tử… về đạo lý làm người, làm Thánh… được các nhà sáng tác thơ văn của Thiền phái đưa vào tác phẩm của mình.

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 23

- Điển cố Lão Trang là những điển có xuất xứ từ nguồn thư tịch cổ của Lão Tử, Trang Tử, gồm các từ ngữ, thành ngữ, câu văn được các nhà sáng tác Thiền phái rút từ các sách Lão tử, sách Trang Tử. Thông qua các câu chuyện, các nhân vật được tôn kính như Lão Tử, Trang Tử, nội dung trích dẫn thường diễn đạt các triết lý, quan niệm sống của người xưa đối với vũ trụ, thiên nhiên, con người để đưa vào tác phẩm của Thiền phái với tính nghệ thuật cao.

- Cuối cùng là các điển cố có xuất xứ từ các nguồn tài liệu khác nhau. Có thể chúng là các từ ngữ, nhóm từ, câu thơ, bài thơ, đoạn văn, câu văn của các tác giả văn học cổ, sử ký, Bách gia chư tử nổi tiếng của Trung Hoa, có tích truyện và tính hình tượng nghệ thuật. Những điển cố này có tích truyện khá hấp dẫn, đã ăn sâu trong tiềm thức mọi người, được tác giả sử dụng như phương thức diễn đạt hữu hiệu.


Do đó, điển cố là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng được sử dụng trong văn học trung đại nói chung, thơ văn Thiền phái nói riêng. Việc sử dụng điển cố không chỉ là một biện pháp tu từ mà còn góp phần vào việc nâng cao khả năng biểu hiện tính chất hàm súc, cô đọng của ngôn ngữ văn học cũng như hình tượng nghệ thuật. Điển cố trở thành phương thức sáng tác văn học Thiền tông theo chiều hướng tư duy trực cảm tâm linh và sự cảm thụ cái đẹp đối với người tiếp nhận tác phẩm. Căn cứ vào các tác phẩm của 6 tác giả Thiền phái Trúc Lâm được tuyển tập trong Thơ văn Lý - Trần để khảo sát và thống kê thì các nhà văn thơ Thiền phái sử dụng điển cố có xuất xứ từ các nguồn tư liệu nói trên.

Khảo sát 204 điển cố trong tổng số 197 đơn vị tác phẩm của Thiền phái, chúng tôi thấy có 116 điển cố Phật giáo trong 45 tác phẩm, chiếm tỷ lệ 56,86%; 10 điển cố Nho gia trong 8 tác phẩm, chiếm tỷ lệ 4,90% trong; 10 điển cố Lão Trang, trong 11 tác phẩm chiếm tỷ lệ 4,90% và 68 điển cố thuộc các nguồn tư liệu khác nhau (văn học cổ có 39 điển, sử ký có 25 điển, Bách gia chư tử có 4 điển), trong 35 tác phẩm của Thiền phái, chiếm tỷ lệ 33,33%. Rõ ràng, việc sử dụng điển cố Phật giáo vào trong tác phẩm với tỷ lệ trên 50% so với các điển cố của Nho gia, Lão Trang, hay các nguồn khác; chứng tỏ tác phẩm của Thiền phái mang đậm màu sắc Phật giáo Thiền tông, phản ánh đúng thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo dưới cái nhìn chứng đạt Thiền lý. (Xin xem Phụ lục 2).

Có điều lý thú, cách sử dụng các điển cố Nho gia, Lão Trang của các tác giả Thiền phái vào tác phẩm với số lượng tương đương nhau, sau đó sử dụng các điển cố từ các nguồn sách khác như đã nêu trên. Điều đó, khế hợp tinh thần và chủ trương của Phật giáo Đại Việt như đã nói ở chương 2 là “Phật pháp bất ly thế gian giác”, chú trọng việc nghiên cứu nội điển và ngoại điển trong việc hoằng dương Phật pháp. Nhất là trong việc tiếp nhận các nguồn văn hoá tư tưởng khác nhau để làm phương tiện chuyển tải nội dung mà các tác giả Thiền phái cần phản ánh trong các tác phẩm. Việc vận dụng các điển cố có xuất xứ từ kinh văn Phật giáo, Nho gia, Lão Trang và văn học cổ, sử ký, Bách gia chư tử của Trung Hoa có chọn lọc một cách thiện xảo, tài tình, đầy hấp dẫn trong các tác phẩm văn học Thiền tông là một trong những thành tựu về thủ pháp nghệ thuật. Ta hãy phân tích một vài điển cố nói trên để thấy rõ cách sử dụng thủ pháp nghệ thuật này trong các tác phẩm của Thiền phái.


Trước hết là điển cố Phật giáo. Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang là những người người sử dụng điển Phật giáo thuần thục và chiếm lĩnh khá nhiều trong toàn bộ tác phẩm được viết bằng chữ Hán của mình. Chẳng hạn, Niêm tụng kệ thứ 38, Trần Thái Tông viết: “Giá ngôn chân thị anh linh hán, Thâu tận căn cơ tiếp hữu tình. Nhất vấn Lư Lăng hà mễ giá, Toàn nhiên tổng bất thiệp đồ trình.” [333, 134] (H 207) (Nghe lời thật rõ người thông tuệ, Thâu tóm căn cơ, hiểu ngọn ngành. Giá gạo Lư Lăng vừa chợt hỏi, Chẳng ai cần mở cuộc hành trình) [333, 148].

Trong phần tụng của Niêm tụng kệ này, Trần Thái Tông sử dụng điển “Lư Lăng mễ giá” được rút ra từ một Thiền ngữ nổi tiếng của Trung Hoa. Đó là câu chuyện giữa một nhà sư hỏi hoà thượng Hành Tư (học trò Huệ Năng) về đại ý Phật pháp, cũng như yếu chỉ Thiền. Hoà thượng trả lời giá gạo ở Lư Lăng bây giờ ra sao? Nhà sư không biết đành thú nhận không thể lường tính được. Ý của hoà thượng Tư muốn nói Phật pháp huyền diệu, không thể hỏi, không thể lường tính được. Bởi vì cốt lõi của Thiền là thực tại những gì đang xảy ra cuộc sống: “bây giờ” và “tại đây”. Do đó, người học phải lấy cái tâm thành mà lĩnh hội chứ không thể suy lường tính toán được. Nhờ sử dụng điển cố này trong một văn cảnh như thế mà hoà thượng đã khai đạo cho nhà sư. Như vậy, thông qua câu chuyện của điển cố, tác giả đã chuyển hoá một nội dung chứa đựng triết lý đạo Thiền khó nắm bắt đối với người học, thành một hình ảnh hết sức cụ thể, sinh động, dễ hiểu diễn ra hằng ngày. Đây là sự thiện xảo của người cầm bút.

Tuệ Trung đã sử dụng các điển cố từ các công án Thiền được trích ra trong các bộ ngữ lục Thiền Trung Hoa. Các Thiền ngữ đó thường mang tính hình tượng, gây ấn tượng cho người đọc với một lối nói nghịch ngữ, giọng điệu phá chấp. Đơn cử như trong bài Thị học, câu thơ “Đồ tương linh đích khổ tương ma” [333, 232] (H 208) (Gạch đem mài gạch, nhọc nhằn thay) [333, 232] được Thượng sĩ rút ra từ công án Ma Chuyên tác kính ôû Cảnh Đức truyền đăng lục, quyển 5, mà giới học Thiền biết khá rõ: Khoảng Đường Khai Nguyên (731 - 741), có Đạo Nhất trú trì ở viện truyền pháp, hằng ngày chuyên toạ Thiền. Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng biết là bậc pháp khí, liền đến hỏi: “Đại đức toạ Thiền để mong cầu cái gì?”. Đạo Nhất đáp “để mong thành Phật”. Sư Hoài Nhượng bèn lấy một cục gạch đem mài trên phiến đá trước am Mã Tổ Đạo Nhất. Đạo Nhất hỏi “Sư làm gì


thế?” Sư đáp “Mài gạch để làm gương soi”. Đạo Nhất hỏi tiếp “Mài gạch há có thể thành gương sao?” Sư nói “Mài gạch nếu đã không thành gương soi thì toạ Thiền há có thể thành Phật sao?” Đạo Nhất hỏi “Vậy thế nào mới đúng”. Sư đáp “Như người đánh xe bò, khi xe không chạy thì nên quất xe hay quất con bò?” Đạo Nhất im lặng. Sư lại nói “Người học toạ Thiền hay học toạ Phật? Nếu học toạ Thiền thì Thiền không phải là chuyện nằm ngồi, nếu học toạ Phật thì Phật không định tướng. Sự vật biến hoá bất tịnh, cho nên không cần thủ xả làm chi”. Rõ ràng, hình tượng “mài gạch thành gương” là điển được đưa vào thơ Tuệ Trung trong việc dạy học trò, gợi cho người nghe hiểu toàn bộ ý tứ bài thơ như là sự khai thị để hiểu về một thông điệp Thiền.

Trần Nhân Tông, Huyền Quang là hai tác giả đã sử dụng các điển cố Phật giáo vào trong tác phẩm viết bằng chữ Nôm khá điêu luyện và sáng tạo. Cư trần lạc đạo phú là một thành tựu về việc sử dụng điển cố trên nhiều phương diện như tính trong sáng, dễ hiểu và Việt hoá điển cố. Trong hội thứ tư, tác giả viết “Tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích Ca; Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thật ấy là Di Lặc.” [333, 506] (N 209). Ta thấy có hai điển cố Thích Ca Di Lặc có nguồn gốc từ các bộ kinh điển lớn mang tính phổ thông, dễ hiểu. Khi đọc lên người học nhận thức được công hạnh tu hành của Phật Thích Ca từ khi xuất gia, thành đạo, hoằng pháp độ sinh, Niết bàn được ghi lại qua nhiều kinh quen thuộc Nikaya hay Đại thừa. Còn Di Lặc là vị Bồ tát được Phật Thích Ca thọ ký làm Phật vị lai (Nhất sinh bổ xứ) được đề cập ở kinh Pháp Hoa. Theo kinh Di Lặc thượng sinh và kinh Di Lặc hạ sinh viết, ngài xuất thân từ Bà la môn giáo, được Phật hoá độ, dùng thân Bồ tát trụ ở cõi Đâu Suất thuyết pháp. Ngài tu hạnh từ bi hỷ xả và phát nguyện không ăn thịt chúng sinh nên còn có hiệu là Từ Thị. Hai điển Phật này được diễn đạt trong hai câu phú đối xứng nhau từ kết cấu, từ ngữ, ý nghĩa hình tượng giữa hình tượng Phật - Bồ tát và chúng sinh như để người đọc tự đối chiếu, dễ lĩnh hội mà hướng tâm tu tập. Chứng tỏ thủ pháp sử dụng điển cố có tác dụng tạo tính thẩm mỹ nghệ thuật cao từ nội dung thông điệp cho đến hình thức biểu đạt trong bài phú theo cấu trúc ngôn ngữ tiếng Việt.

Ta còn thấy sự Việt hoá trong cách sử dụng điển trong bài phú Nôm Cư trần lạc đạo

khá rõ nét qua các điển như : Trà Triệu Lão, bánh Thiều Dương, sư tử ông Đoan, trâu Thầy


Hựu, Vương Lão chém mèo,… Thí dụ trong hội thứ 9 của bài phú, Trần Nhân Tông viết: “Trà Triệu Lão, bánh Thiều Dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát.” [333, 509] (N 210). Tích điển Trà Triệu Lão” được Việt hoá từ câu chuyện giữa Thiền sư Triệu Châu và các vị sư đến tham Thiền học đạo được ghi trong Cảnh Đức truyền đăng lục như sau: Sư Triệu Châu đang tham Thiền với sư Phổ Nguyện ở chùa Nam Tuyền. Một ngày kia ngã lăn ra giữa tuyết mà kêu “Cứu với!”. Một thầy khác đến đứng bên cạnh. Sư Triệu Châu hỏi “Đến lâu chưa?” Vị tăng trả lời “Dạ lâu rồi”. Sư bảo “Uống chè đi”. Một vị tăng khác lại đến, sư cũng hỏi “Đến lâu chưa”. Vị tăng liền đáp “Chưa lâu”. Sư lại bảo “Uống trà đi”. Vị Tri sự thấy lạ liền hỏi “Đến lâu hay chưa lâu, sư đều bảo uống trà”. Sư nghe và gọi Tri sự. Vị Trị sư liền “Dạ”. Sư dạy uống trà đi. Nguyên tắc của Thiền là nắm bắt thực tại, thực tại bây giờ là uống trà. Do đó thực tại thì không có trước, không có sau; lâu hay chưa lâu. Thấu rõ nguyên lý này là nắm được yếu chỉ Thiền. Đây là cách khai tâm của Thiền sư Triệu Châu.

Bánh Thiều Dương là một điển cố được trích dẫn từ câu chuyện giữa thiền sư Văn Yển và sư Thiều Dương trong Cảnh Đức truyền đăng lục. Một hôm sư chỉ thiền sư Vân

Yển nói: “Nhà sư này thường hỏi các đệ tử ranè g Minh Giáo hôm nay ăn được mấy cái

bánh?” Đáp “Năm cái”. Lại hỏi “Lộ trụ hôm nay ăn được mấy cái bánh?”. Thưa rằng “Mời hoà thượng vào phòng uống trà.”. Thật là thi vị, sư khai đạo bằng cách mời bánh, chẳng khác nào mời uống trà. Xem ra Thiền là cuộc sống hiện tại với những gì đang xảy ra xung quanh ta theo tinh thần “Bình thường tâm thị đạo” mà các nhà sư hay chủ trương để khai thị tâm thức cho người mới bước chân vào cửa Thiền.

Để khuyến cáo cuộc đời là vô thường, con người cần phải vượt qua mọi chướng duyên để thành tựu đạo quả, Tuệ Trung đã sử dụng điển Trinh vĩ ngữ Vũ môn bất dị [333, 295] (H 211) (Cá đuôi đỏ Vũ môn không dễ có) của Nho gia trong bài Trữ từ tự cảnh văn. Điển này được rút ra từ Kinh Thi, thiên Chu Nam, bài Nhữ phần, có câu “Phường ngư trinh vĩ, vương thất như huỷ.” (Cá mè đỏ đuôi, việc nhà vua như lửa). Còn Vũ môn tức là Long môn là một nơi hiểm trở. Theo Tam Tần ký thì các loài cá, nếu con nào vượt qua được nơi đây sẽ hoá rồng. Ở đây, tác giả muốn nói xử sĩ (hạc) thì có nhiều nhưng vượt qua được


chướng duyên trong lúc tu hành thì ít, cũng như loài cá khó vượt qua Vũ môn vậy. Nhờ vậy, bài thơ trở nên ấn tượng với người học đạo.

Trần Nhân Tông khi tán thán công đức tu hành của Tuệ Trung đã đưa điển Chiêm chi tại tiền [333, 485] (H 212) (Nhìn lại thấy ở phía trước) vào trong bài thơ Tán Tuệ Trung Thượng sĩ. Điển này tác giả lấy ý từ trong sách Luận ngữ, thiên Tử Hãn: “Ngưỡng chi di cao, Toàn chi di kiên. Chiêm chi tại tiền, Hốt yên tại hậu” (Nhìn lên càng thấy cao, Dùi vào càng thấy càng cứng. Bỗng nhiên vừa ở phía trước, nhìn lại đã thấy ở phía sau). Rõ ràng, Trần Nhân Tông mượn ý lời của Khổng Tử ca ngợi cái “đạo” lý vũ trụ cuộc đời để khái quát nhân cách, phẩm hạnh con người chứng đạo của Tuệ Trung. Không cần nhiều lời, người đọc vẫn có thể nhìn thấy được chân dung bậc rường cột của đạo Thiền.

Điển Hồ điệp mộng (Giấc mộng hồ điệp) là một điển nổi tiếng của Lão Trang, có xuất xứ từ sách Trang Tử, thiên Tề vật luận được Trần Thái Tông đưa vào trong bài Thử thời vô thường kệ với câu kệ “Hồ điệp mộng cừ cừ” [333, 211] (H 213) (Hồn bướm chìm trong mơ). Điển này có tích chuyện Trang Tử nói mình nằm mơ thấy mình hoá ra một con bướm bay giỡn nhơ giữa trời đất. Khi tỉnh dậy, ông thấy trong lòng phân vân, không hiểu mình nằm mơ hoá ra bướm hay con bướm hoá ra mình. Câu chuyện từ đó được ngụ ý nói cho sự hư ảo của cuộc đời. Hình tượng giấc mơ bướm của Trang Tử được tác giả Thiền phái đưa vào tác phẩm của mình để nói cuộc đời như giấc chiêm bao. Sử dụng điển này không chỉ đem lại cho người đọc có cảm xúc mạnh mẽ về sự biến chuyển không ngừng của vạn vật mà còn đem đến một sự luyến tiếc, ngậm ngùi giữa cái được và cái mất của một đời người.

Huyền Quang là tác giả sử dụng nhiều điển cố có nguồn gốc từ sử ký Trung Hoa khá thành công trong tác phẩm của mình như điển Tưởng Hủ, Tây hồ xử sĩ trong chùm thơ Hoa cúc nói về nỗi lòng tâm sự của nhà thơ với thế thái cuộc đời. Chẳng hạn, khổ thơ đầu bài Cúc Hoa, ông viết “Tùng thanh Tưởng Hủ tiên sinh kính, Mai cảnh Tây hồ xử sĩ gia. Nghĩa khí bất đồng nan cầu hợp. Cố viên tuỳ xứ thổ hoàng hoa.” [333, 700] (H 214) (Đường nhà Tưởng Hủ thông reo gió, Lều ẩn Tây hồ mai gội sương. Nghĩa khí khác nhau đành khác cảnh, Vườn xưa trước rộ hoa vàng.) [333, 702]. “Tưởng Hủ” là nhân vật đời Hán, ở đất Đỗ Lăng, giữ chức Thứ sử Duệ Châu thời vua Ai Đế. Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán,


Tưởng Hủ buồn lòng, cáo quan về ở ẩn. Dưới hàng trúc trước nhà, ông mở ba lối đi hẹp dành riêng cho đôi bạn tri kỷ là Cầu Trọng và Dương Trọng theo lối đi đó đến chơi. Còn “Tây hồ xử sĩ” là nhân vật Hàn Thế Trung, tự Lương Thần đời Tống, người Diên An, nổi tiếng về võ công. Trong cuộc kháng chiến chống nhà Kim, thấy Tần Cối chủ hoà, triều đình nhu nhược, ông từ quan, mang rượu đi ngao du Tây Hồ để khuây khoả. Sau khi chết, ông được ban tên là Trung Vũ. Huyền Quang mượn hai điển “Tưởng Hủ” “Tây hồ xử sĩ” để làm đề dẫn cho hai câu tả và thực của khổ thơ đầu, nói nên nỗi lòng của ông trước thời khắc biến động, lòng người thường thay đổi.

Cũng trong chùm thơ này, ở khổ thơ cuối có câu kết “Hậu điêu nhan sắc thuộc Đông ly” [333, 700] (H 215) (Thì nhan sắc phai nhạt sau cùng là bông hoa ở giậu phía Đông” [333, 702]. Hình ảnh hoa cúc được khắc hoạ trong ý thơ như để tác giả tự giải bày nỗi lòng đa cảm, đa sự khi tự nhìn lại chính mình trong một khung cảnh an tịnh, đối thoại một mình với hoa lá, hương khói nghi ngút. Để có câu thơ kết mang tính hình tượng và biểu cảm cao như vậy, Huyền Quang đã sử dụng điển văn học cổ Trung Hoa “Đông ly” được xuất xứ từ hai bài thơ của hai tác giả. Đào Tiềm đời Tấn với câu thơ mô tả câu chuyện tình người đàn ông hái hoa tặng người yêu thật lãng mạn dưới dậu phía Đông “Thái cúc Đông ly hạ” (Hái cúc ở dưới dậu phía Đông). Từ đó, hoa cúc được người đời gọi là Đông ly. Đỗ Mục, nhà thơ đời Đường cũng có vần thơ hay về hoa cúc. Nội dung bài thơ được xuất phát từ câu chuyện tình của người bạn tên là Trân. Vợ của Trân là người rất nghiêm nghị, ba năm mới cười một lần. Trân đem chuyện này tâm sự với bạn. Các bạn ông bày cho một kế. Nhân tiết Trùng dương đi chơi núi, khi về ông hái hoa cúc dắt đầy đầu làm cho vợ thấy ngộ nghĩnh phải bật cười. Đỗ Mục nhân chuyện đó làm một bài thơ tuyệt cú, trong đó có câu “Trần thế nan phùng khai khẩu tiếu, Cúc hoa tu tháp mãn đầu quy” (Trên đời khó gặp được lúc mở miệng cười, Hãy cắm hoa cúc đầy đầu mà trở về). Sự tài hoa của nhà thơ Huyền Quang khi sử dụng điển đến thế là cùng, người đọc có khi chỉ cần ngâm nga một câu kết mà cũng có thể mở ra một trường liên tưởng về sự cảm nhận cuộc đời là gì.

Và còn nhiều điển cố hấp dẫn, có giá trị nghệ thuật cao khi đưa vào tác phẩm của Thiền phái sẽ có tác dụng hữu hiệu trong sự biểu đạt văn chương, tạo ra những câu văn, lời thơ thêm trang trọng, sinh động, hấp dẫn, bảo đảm tính cô động súc tích cần có. Nhờ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023