Sự Tiếp Biến Từ Đặc Trưng Ngôn Ngữ Kinh Điển Phật Giáo Đến Đặc Trưng Ngôn Ngữ Tác Phẩm Của Thiền Phái


cao để khẳng định Trúc Lâm Yên Tử cũng là cảnh Phật của Đại Việt không khác gì Ấn Độ xưa kia như Tây Trúc, Linh Thứu, Phi Lai…; lớp từ mô tả thiên nhiên cũng xuất hiện với tần số cao, chiếm lĩnh toàn bộ bài phú so với lớp từ Phật học xuất hiện trong bài phú và ca của Trần Nhân Tông như tiếng ca chim thuỵ, đất tựa vàng ròng, cõi Thánh thênh thênh, phong nguyệt, thảy áng phồn hoa, vằng vặc trăng soi, hai hàng loan phượng, non nước cảnh đường xa… là những thí dụ điển hình.

Tất cả đủ minh chứng sức sáng tạo cũng như khả năng tiếp biến và làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt của nhân dân ta, trong đó vua Trần Nhân Tông, sau đó là Huyền Quang là những đại biểu cho Thiền phái chủ trương thực thi hoá tiếng Việt – chữ Nôm vào đời sống văn học, thể hiện tư tưởng dân tộc trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, mà sau này chúng ta có một nền văn học tiếng Việt sánh cùng bất cứ nền văn học nào trên thế giới.

3.2.2. Sự tiếp biến từ đặc trưng ngôn ngữ kinh điển Phật giáo đến đặc trưng ngôn ngữ tác phẩm của Thiền phái

3.2.2.1. Đặc trưng ngôn ngữ kinh điển Phật giáo

Phật giáo vốn được xem là một tôn giáo có hệ thống Tam tạng kinh điển vĩ đại nhất so với tất cả các tôn giáo trên thế giới. Đây chính là cơ sở để xác lập nền văn học Phật giáo phong phú từ nội dung cho đến hình thức thể hiện. Điều đó có nghĩa, hễ ai muốn tiếp cận các loại hình ngôn ngữ uyên áo nhất của kho tàng văn học Phật giáo, cần phải tìm hiểu ngôn ngữ văn học được giải trình qua tác phẩm kinh điển. Yếu tố ngôn ngữ sẽ giải mã các thông điệp mà các bản kinh đề cập, nhất là việc xác định tầm vóc tư tưởng triết lý, phạm vi của lịch sử trong một tác phẩm văn học Phật giáo. Mặt khác, sự phân định ngôn ngữ sẽ là những điều kiện tất yếu cần thiết đối với việc nghiên cứu và phân tích văn bản. Thực tế, người ta sẽ không thể hiểu nội dung một cách rõ ràng nếu như không xác định được hình thức cơ bản của nó như xuất xứ, thời gian, không gian địa điểm, thể loại, đặc trưng ngôn ngữ…

Mục đích của đức Phật thuyết pháp độ sinh là nhằm khai thị ngộ nhập tri kiến Phật vốn sẵn có trong lòng mỗi người. Đức Phật quán chiếu có bao nhiêu tâm lý, trình độ, chiều hướng tư duy, môi trường, phong tục tập quán, xúc cảm khác nhau mà có bấy nhiêu hình thức ngôn ngữ khác biệt được Ngài biểu đạt. Vấn đề đặt ra ở đây là sự tìm hiểu về các đặc


trưng ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo, từ đó thấy rõ quá trình tiếp biến ngôn ngữ kinh điển Phật giáo trong tác phẩm văn học của Thiền phái Trúc Lâm. Đặt vấn đề như thế, bởi lẽ ngôn ngữ kinh điển bao giờ cũng mang theo hai giá trị: giá trị thông điệp và giá trị hướng đến sự giải thoát. Giá trị thông điệp chính là giá trị nội dung của kinh mà đức Phật muốn truyền đạt cho chúng sinh. Giá trị hướng đến sự giải thoát là mục tiêu tối hậu đức Phật muốn truyền đạt. Nói một cách cụ thể, tất cả các kinh điển của Phật giáo đều hướng chúng sinh đi đến giải thoát. Vì thế, khi tiếp cận kinh văn, người đọc dù ít hay nhiều đều nhận được sự giải thoát tuỳ theo khả năng nắm bắt giá trị chân lý (nội dung thông điệp) [269, 17]. Ở đây, ngôn ngữ là phương tiện để diễn giải thông điệp. Do đó, sự sáng tạo về ngôn ngữ càng phong phú thì khả năng nhận diện chân lý và mức độ giải thoát càng được thể hiện rõ. Tuy nhiên, sự sáng tỏ ngôn ngữ ở đây cần được hiểu như là sự nắm bắt được những giá trị nội dung của thông điệp, chứ không phải là sự hiểu biết trên bề mặt của ngôn từ. Tuỳ theo môi trường con người tiếp cận, trao đổi với nhau mà ngôn ngữ được thể hiện và sẽ biểu thị sự linh hoạt, diệu dụng của nó. Trường hợp Huệ Năng là thí dụ điển hình, vốn là người mù chữ nhưng chỉ cần nghe câu kinh Kim Cương “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (H 199) mà ngộ đạo [131, 5 - 23]. Trong khi đó, A Nan là người được tôn vinh là “đệ nhất đa văn”, đại chúng vẫn yêu cầu A Nan phải chứng ngộ thì mới có khả năng trùng tuyên lời Phật dạy [300, 247 - 249].

Như vậy, nội dung kinh điển mang cả hai giá trị thông điệp và giá trị hướng đến giải thoát đều xây dựng trên cơ bản của tâm thức. Và mỗi khi tâm thức sáng tỏ cũng là lúc ngôn ngữ hoàn thành công việc truyền tin. Ngôn ngữ là hình thức của tư duy, nó tồn tại và phát triển thành những quy ước và được cộng đồng chấp nhận. Khi ngôn ngữ được sử dụng, vận hành nghĩa là nó được nói ra, hoặc ghi chép thì nó bắt đầu gợi lên những khái niệm, hình ảnh, biểu tượng và những khái niệm đó luôn thống nhất với quy luật của ngôn ngữ. Theo Phật giáo thì những gì được xây dựng trên cơ sở của tư duy và ý thức đều được xem là vọng tưởng. Nó không thật có, không phải là thực tại, không có giá trị bền vững. Chính lẽ đó mà lập trường Trung Quán mà Bồ tát Long Thọ chủ trương: “Chúng nhân duyên sinh pháp, Ngã thuyết tức thị không. Diệc vi thị giả danh, Diệc danh trung đạo nghĩa.” (H 200) (Các pháp do duyên khởi (pratìtya samutpàda) nên ta nói là Không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.


(Sùnyatà), là Giả danh (Upàdàya-prajnapti) và cũng chính là nghĩa Trung đạo (Madhyamà pratipat). (Đại tạng kinh/ Đại Chính Tân tu, tập 30).

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 22

Suy cho cùng, ngôn ngữ cũng được xác lập từ duyên khởi tính, nên thực chất là giả danh, là trung đạo trong một quan hệ đồng nhất mà nó vận hành. Theo thiền sư Nguyệt Xứng thì Sùnyatà (Không), Upàdàya-prajnapti (Giả danh) Madhyamà pratipat (Trung đạo) là những danh tự tuy khác nhau với chữ Pratìtya samutpàda (Duyên khởi) [dẫn lại, 66, 275 - 276].

Như vậy, những gì Phật dạy đều là “nhân duyên thuyết pháp”, là phương tiện để cho người đời tỏ ngộ. Do đó, những gì Phật nói là nói cho chúng sinh, cũng có nghĩa là nói bằng một thứ ngôn ngữ của chúng sinh. Vai trò của nó – tức ngôn ngữ – là ở chỗ chỉ dẫn đi đến cứu cánh, chứ không phải là cứu cánh, cũng như ngón tay chỉ mặt trăng, chứ không phải mặt trăng. Điều này được Phật xác định trong kinh Pháp Hoa như sau “Ba đời mười phương chư Phật, duy chỉ có Phật thừa, không hai không ba, trừ phi Phật dùng phương tiện nói.”. Cái mà gọi là Phật, Niết bàn, … cho đến các khái niệm như Không, Vô thường, Vô ngã cũng chỉ là phương tiện được diễn đạt qua ngôn ngữ. Và nếu nó thật sự là chân lý thì Phật không cần nói ra. Huống chi, Phật tuyên bố “Trong 49 năm thuyết pháp độ sinh, Ta chẳng nói điều gì, chỉ nói khổ và con đường diệt khổ”. Do đó, những gì được diễn trình ở trong kinh điển chỉ là sự thể hiện vì “nhân duyên mà thuyết pháp”, từ đó có “cách trình bày khi thuyết pháp”, chúng được giải bày qua “cách ghi nhận thuyết pháp”, cuối cùng có được “nội dung thuyết pháp” mà thôi. Cốt lõi là hành trì pháp và thăng tiến trí tuệ, giải thoát trong ý nghĩa “Chính pháp còn bỏ đi, huống là phi pháp.” mà kinh Kim Cương nói. Đây là điểm được xem như là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ kinh điển Phật giáo.

Chẳng hạn, khi Phật thuyết pháp về đề tài Dục vọng, Ngài cũng tuỳ nhân duyên, tuỳ theo tâm lý, căn cơ, trình độ của đối tượng nghe pháp, cũng như không gian thời gian cụ thể mà sử dụng ngôn ngữ khác nhau cụ thể. Đối với những nông dân hiền lành quanh năm đồng áng, sống trong những mái nhà tranh vách lá, thì ngôn ngữ Phật diễn đạt cũng mang tính chất bình dân dễ hiểu qua hình ảnh gần gũi với họ. Kinh Pháp Cú, phẩm Song yếu, kệ 13 ghi: “Như mái nhà vụng lợp, Mưa liền xâm nhập. Cũng vậy, tâm không tu, Tham dục dễ xâm nhập.” [xem 128].


Cũng đề tài ấy, đối với các tu sĩ, bậc trí thức đức Phật sử dụng ngôn ngữ đầy hình ảnh sinh động mang tính trừu tượng, thể hiện triết lý tư tưởng quen nếp tư duy của của bậc thức giả. Kinh Tương Ưng, phẩm Biển [xem 121] ghi như sau: “Này các tỳ kheo, mắt của người là biển cả. Lực kích thích của nó làm bằng các sắc. Ai điều phục được xung lực làm bằng các sắc ấy, này các tỳ kheo, người ấy được gọi là “người đã được qua biển cả của mắt”, với các sóng và nước xoáy, với các loại cá mập và dạ xoa, người Bà la môn ấy đã đến bờ bên kia và đứng trên đất liền. Tương tự tai của ngươi là biển cả… Mũi…, lưỡi…, thân, ý….cũng vậy.”…

Hai ví dụ nêu trên đều bao hàm cùng diễn đạt về giáo lý trí tuệ có giá trị biểu đạt thông tin, đồng thời thể hiện giá trị tu tập tâm linh dù được diễn đạt bằng các ngôn từ khác nhau. Đây là ý nghĩa của lời dạy “Đức Phật đã dạy diệu dụng pháp bằng nhiều cách khác nhau cho các hội chúng khác nhau.”.

Trong một trường hợp khác, như thấy các đệ tử của mình ở xứ Kàlamas bị chao đảo bởi các bản kinh truyền thống của ngoại đạo sư, nhân họ kéo đến xin Thế Tôn chỉ dạy, Phật bảo “Này, các Kàlamas, đừng để bị dẫn dắt sai lạc bởi các báo cáo hay truyền thống, hay nghe người ta nói, đừng bị dẫn dắt sai lạc bởi sự truyền tụng trong kinh tạng, cũng đừng để bị dẫn dắt sai lạc bởi thấy hợp lý, cũng đừng để bị dẫn dắt sai lạc sau khi tư duy và chấp nhận lý thuyết, cũng đừng để bị dẫn dắt sai lạc do vì hợp định kiến, cũng đừng để bị dẫn dắt sai lạc do vì kính trọng vị sa môn. Nhưng này các Kàlamas, khi các người tự biết rằng: các pháp này là bất thiện, các pháp này dẫn đến có tội, các pháp này bị các người trí chỉ trích, các pháp này nếu thực thi, thực hiện thì sẽ dẫn đến thiệt hại và khổ đau. Này các Kàlamas, quả thực các người hãy từ bỏ chúng”. Rõ ràng, ngôn ngữ kinh điển chỉ có giá trị biểu đạt của phương tiện ngữ nghĩa truyền đạt, vấn đề là sự thực nghiệm tự thân để đạt sự chứng ngộ. Chính tư duy và chính tinh tấn khi đi vào thế giới Thiền định bằng cách thực thi con đường hành Tứ niệm xứ. Phật khẳng định “Này các tỳ kheo, có một con đường độc nhất làm cho chúng sinh thanh tịnh vượt qua mọi sầu não, đoạn trừ hết khổ đau, buồn bã để thành tựu đạo, chứng đắc Niết bàn, đó là Tứ niệm xứ”.

Thế nên, các hình thức ngôn ngữ được trình bày trong kinh điển, không có ngôn ngữ nào thoát ly tính chất Thiền học. Nghĩa là ngôn ngữ mang thuộc tính này phải được diễn đạt theo một hình thái tư duy thể cách Thiền học “như lý tác ý” (hãy quan sát và để hiện


hữu hiển lộ như là chính nó). Mặt khác, ngôn ngữ mang tính chất Thiền học được định hình trong quá trình “văn – tư – tu” của người học đạo, tức huân tập con đường tư duy theo chân lý. Do đó, các bản kinh của Phật giáo đều chỉ ra hai con đường: chính tư duy tà tư duy. Con đường chính tư duy cần được thực thi để thành tựu giải thoát. Con đường tà tư duy cần phải đoạn trừ, vì nó dẫn đến việc đề cao cái tôi, cái của tôi, tự ngã của tôi. Ngôn ngữ trong các tác phẩm kinh điển đều chỉ rõ cho con người không chỉ đoạn tận điều ác mà còn thực thi điều thiện, thiết lập hạnh phúc. Thế nên, ngôn ngữ Thiền học có tính chất xả ly cấu nhiễm, mang giá trị thanh tịnh giải thoát.

Hẳn nhiên, thế giới chứng ngộ không diễn đạt bằng tư duy qua ngôn ngữ thực tại mà chỉ thấy được trực tiếp khi có trí tuệ toàn giác. Hay nói cách khác Phật dạy có 4 pháp không thể bất khả thuyết “Này, các tỳ kheo, Phật xứ là không thể tư duy được; thế giới tâm không thể tư duy được; cảnh giới Thiền của các thiền giả không thể tư duy được; và quả dị thục của nghiệp không thể tư duy được.”. Tại đây, cho chúng ta cái nhìn đặc trưng ngôn ngữ Thiền học của các tác phẩm Thiền phái Trúc Lâm trong quá trình tiếp biến ngôn ngữ kinh điển Phật giáo.

3.2.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ Thiền học trong tác phẩm của Thiền phái

Có thể nói, tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm đều để lại dấu ấn của ngôn ngữ mang nội dung Thiền học rõ nét. Đó là sự thể hiện quá trình tư duy theo theo thể cách Thiền học mà tác giả hành trì. Người học đạo khi tiếp cận nó, đòi hỏi một sự suy niệm, nỗ lực dụng tâm mà thuật ngữ Phật học gọi như lý tác ý. Nếu không như thế, người học chẳng thu thập được giá trị gì, ngoài niềm tin tôn giáo. Nếu chức năng “như lý tác ý” ở đây có công dụng soi sáng các hiện tượng thì người tiếp nhận sẽ có cái nhìn đúng như thật về con người. Từ đó, người học đạo nỗ lực hành trì con đường “tư duy tu”, tiếp cận một cảnh giới Phật quốc mà các tác giả Thiền phái khát khao xây dựng là nhằm mục đích hiện thực hoá cuộc đời không còn bóng dáng sự khổ đau, “xả ly” sự cấu uế của trần tục hoàn toàn, thay vào đó là thế giới an bình nội tại trong tâm thức. Đọc bất cứ bài văn, bài kệ, bài thơ nào của các tác giả Thiền phái, ta cũng đều nhận thấy tinh thần trên. Như khi diễn giải sự thật về con người đáng thương với bao nghiệp chướng đọa đày, Trần Thái Tông đã xót xa cảnh tỉnh: “Đô lư nhất đại cơ bì xú, Ám đoạn nhãn trường bất dụng đao.” [333, 97] (H 201)


(Thịt da bọc tanh nồng đó, Ngầm cắt lòng người chẳng mượn dao.) [333, 98). Thân phận con người là thế, cần thực thi nếp sống hướng thượng khởi đầu bằng cái nhìn tỉnh giác hướng nội, nhìn nhận sự thật cuộc đời là “Quang âm lưu thy, Phú quý phù vân. Phong hoả tán thì, Lão thiếu thành trần.” [333, 295] (H 202) (Tháng ngày nước chảy, Giàu sang mây trôi. Gió lửa tan rồi, Trẻ già thành bụi.) [333, 299]. Từ đó, mỗi người cần phải có thái độ sống theo con đường Giới định tuệ để vượt thoát khổ đau. Đây cũng là con đường tu tập mà Pháp Loa khuyến cáo mọi người trong Tam học khuyến chúng phổ thuyết [333, 665 - 667]. Chứng tỏ, các tác giả Thiền phái đã rất thành công khi vận dụng Thiền ngữ để diễn giải thế giới tâm linh qua con đường tu chứng.

Điều đáng nói, khi tiếp cận các tác phẩm văn học của Thiền phái, chúng đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc không chỉ về giá trị tâm linh mà còn về các hình thức biểu đạt ngôn ngữ với những đặc trưng của nó. Mặc dù, các tác phẩm được tác giả viết bằng nhiều thể loại, nhưng chúng không đi ra ngoài đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của từng tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần.

Tôn chỉ của Phật giáo Thiền tông là “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật.”. Để giúp người đọc tiếp nhận thông điệp giải thoát, các thiền sư cũng phải sử dụng ngôn ngữ như là phương thức biểu đạt truyền trao yếu chỉ. Trong khi đó, đặc trưng văn học trung đại, xuất phát từ quan điểm mỹ học phương Đông là “Chân lý thì vô cùng, sự diễn đạt bao giờ cũng hữu hạn.”. Một trong những đặc trưng thẩm mỹ của văn chương phương Đông là nghệ thuật “biểu đạt cái không lời”. Đó cũng là lý do tại sao các phẩm nghệ thuật tuyệt tác phương Đông lại đề cao tính hàm súc, tính gợi mở nhiều hơn là mô tả.

Nếu Lão Tử chủ trương xây dựng thế giới nghệ thuật qua hình thức biểu đạt “ngôn vô ngôn” thì Trang Tử tuân thủ nguyên tắc “thính hồ vô thanh”, còn các Tổ sư Thiền luôn đề cao “bất lập văn tự”. Tại điểm này, các tác phẩm văn học Phật giáo Lý - Trần, nổi bật nhất là các tác phẩm văn học Thiền phái đã trở nên lung linh huyền ảo, nhưng cũng đầy chất hiện thực. Trên hết, chúng tạo ra khả năng tiếp nhận sáng tạo của người đọc, người hành trì. Sở dĩ như thế, Thiền tông không muốn người đọc đi theo lối mòn tư duy lý tính


định ước đã thiết lập trước đó, mà phải có thái độ tiếp cận thông điệp tác phẩm với một tinh thần khám phá, cởi mở, vượt qua hàng rào giới hạn của ngôn ngữ.

Trước hết, Khoá hư lục là tác phẩm do Trần Thái Tông viết bằng nhiều thể loại văn học Phật giáo khác nhau. Điều đó có nghĩa, tác phẩm đã được thực thi bằng nhiều phương thức biểu đạt ngôn ngữ khác biệt để người đọc tiếp cận các giá trị nghệ thuật. Do đóù, khi tiếp cận bài nào, dù được viết bằng thể loại gì, chúng đều được thể hiện tính hàm súc, gợi nhiều hơn tả. Ngay cả tên gọi của Khoá hư lục cũng đủ gợi cho ta suy nghĩ khá nhiều vấn đề để lý giải đúng nội dung ý nghĩa giá trị tư tưởng nghệ thuật và giá trị tâm linh mà thông điệp tác phẩm muốn chuyển tải.

Đi sâu vào tác phẩm, tính chất ý ở ngoài lời của ngôn ngữ Thiền tông lại được sử dụng khá rộng rãi nhằm đánh thức người học tỉnh giác. Lắm khi, các bài Phổ thuyết về Thiền học, hay nhiều bài luận khác trong Khoá hư lục lại được đúc kết lại bằng một bài kệ thơ được giải trình bằng những hình ảnh ngôn ngữ siêu thực, đẩy đưa người tiếp nhận đến chỗ bùng nổ ý thức, thể nhập chân lý. Hình ảnh “Vô vị chân nhân xích nhục đoàn” [333, 54] (H 203) là hình ảnh khiến người học phải tham cứu, cho đến khi vỡ ra, để giã từ thế giới sắc thân, bước vào thế giới Pháp thân. Tại đây, “bất lập văn tự” sẽ trở nên hữu hiệu đối với các hành giả trong vấn đề tiếp nhận thông điệp giải thoát. Bởi lẽ, nếu người học đạo căn cứ trên cái ngữ nghĩa bình thường, một sản phẩm của tư duy hữu ngã “chấp có”ù “chấp không” thì sẽ rơi vào lớp sương mù bao bọc xung quanh ngôn ngữ. Huống chi, tinh thần Thiền luôn mời gọi các hành giả phải phá chấp những định ước, khái niệm vốn được xác lập từ sự giả danh không thật. Ở đó, hành giả phải khởi tâm vô trước, vô trú, vô niệm trước bất cứ vấn đề gì .

Khảo sát các cuộc đối thoại giữa các tham vấn Thiền, ta thấy các môn đồ Thiền phái, nếu họ không thể hiện sự quyết tâm nắm bắt yếu chỉ Thiền lý thì sẽ rơi vào sự khủng hoảng tư duy khi đi tìm chân lý thông qua ngôn từ. Ở nước ta, Thiền là sự thể nhập vào đời sống thực tiễn nhằm giải quyết vấn đề tư tưởng là Phật có mặt ở đời, chứ không phải là đức Phật lịch sử, càng không phải là đức Phật mang tính huyền sử. Xuất phát từ một khởi điểm như vậy, Thiền Việt Nam trong quá trình phát triển tất yếu phải chịu tác động của yêu cầu thực tiễn đời sống. Vì vậy, các thiền sư, thiền gia luôn chủ định mỗi


người phải tự làm hiển lộ đức Phật ở ngay trong lòng ta, chứ không phải bên ngoài ta. Hay nói cách khác, chân lý nằm trong cuộc sống đời thường, chứ không phải bên ngoài cuộc sống vốn có. Cuộc đối thoại về Thiền giữa Tuệ Trung và môn đồ sau đây trong Thượng sĩ ngữ lục, phần Ñoái cô là một thí dụ điển hình để ta thấy ý chỉ của Thiền nằm ngoài cấu trúc ngữ nghĩa ngôn ngữ:

- Tiến vân: Cổ nhân đạo:“Tức tâm tức Phật”, vị thập ma Phật bất hiện tiền?”

- Sư vân: “Bảo châu phẫu bạn tuy nan đắc, Mạc hướng khoa ngư tác biệt tầm.”

- Tiến vân: “Bất khả dĩ tri, bất khả dĩ thức thức”, thời như hà?”

- Sư vân: “Mộc nhân nhập hải vô sinh xướng, Thạch nữ xuyên vân tất lật xuy.” [333, 314] (H 204)

- (Lại hỏi: Người xưa nói “tức tâm tức Phật”, mà sao không hiện ra trước mắt?

- Sư đáp: Mổ trai, dầu vẫn khó tìm châu, Mổ cá, đừng mong dễ kiếm đâu.

- Lại hỏi: Không thể dùng “tri” mà biết, không thể dùng “thức” mà biết, mà hiểu, thế thì làm thế nào?

- Sư đáp: Người gỗ tìm xuống biển, Ca hát khúc vô sinh. Gái đá lướt mây xanh, Thổi điệu buồn tất lật (hạt dẻ). [333, 321 - 322]

Cuộc đại tham về Thiền giữa Nhân Tông và các thiền sinh mà Pháp Loa ghi lại vào ngày mồng chín tháng giêng năm Bính Ngọ (1306), tại chùa Kỳ Lân cũng cho ta cái nhìn như thế. Sau phần niệm hương, Trúc Lâm đã nói tất cả mọi người nếu hướng vào “đệ nhất nghĩa đế”, đi vào suy nghĩ là sai, mở miệng là nói nhầm, như vậy tìm được đế mới là gì? “quán” mới là gì? (Đại chúng nhược hướng đệ nhất nghĩa đế giả, thuyết động niệm tức sai, khai khẩu tức thác. Tác ma sinh đế? Tác ma sinh quan?) [333, 657] (H 205). Xem ra, vấn đề khai tâm mở trí cho các thiền sinh có khi lại vượt ra ngoài sự diễn đạt của ngôn từ. Chính sự y cứ vào ngôn từ, ngữ nghĩa để biểu đạt có khi làm cho các thiền sinh không trực nhận được chân lý. Vì thế, thiền sư mới hướng tâm cho thiền sinh thoát ra khỏi sự biểu đạt nghĩa lý thù thắng, cái gọi là “đệ nhất nghĩa đế” đã được “lập trình” sẵn, thậm chí phải dừng bặt sự tư duy ngã tính thường tình và im lặng để thể nhập vào một thế giới vô biên bằng sự đánh thức của người thầy, cái gọi là “đế” mới, “quán” mới. Cho nên, khi có một vị tăng hỏi thế nào là Phật, thế nào là Pháp, thế nào là Tăng? Chỉ nêu “thế nào” như vậy, sự thể sẽ như thế nào? Thay vì có câu trả lời cụ thể, thì thiền sư tiếp tục đẩy đưa vấn đề đó

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023