tiên là dán chặt tâm trên đối tượng, từ đó quán chiếu cho đến khi bừng vỡ và lĩnh hội. Hai là, yếu tính của Thiền là trực chỉ, đã trực chỉ thì không cần giải bày cụ thể, nếu có giải bày thì không thể diễn đạt hết chân lý tự mình chứng ngộ cho người khác nắm bắt.
Tư duy của con người có khả năng diễn đạt qua ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngôn ngữ cũng có tính giới hạn của nó. Nhưng ngôn ngữ lại là phương tiện truyền đạt, trong trường hợp cụ thể, các thiền gia chỉ tham gia gợi ý, hướng dẫn, đánh thức; phần còn lại là dành cho người học Thiền tự lĩnh hội chân lý theo tinh thần “dĩ tâm truyền tâm”. Có thể nói đây là tôn chỉ của Thiền mà nó quy định cách biểu đạt của thơ văn Thiền nói chung và của Thiền phái nói riêng. Sử dụng thủ pháp nghịch ngữ, phi logíc trở nên hữu dụng trong cách diễn đạt yếu chỉ Thiền để người tham vấn lấy đó làm đề tài để “dán chặt tâm trên đối tượng” rồi quán chiếu sự thật các pháp. Tại đây, người học đạo Thiền tự bước ra khỏi thế giới tư duy hữu ngã của những trật tự quy định theo lối tư duy logíc, lý tính diễn tiến trong tinh thần phá chấp định kiến, công ước có sẵn mà chứng đạt chân lý. Chính những công án, thoại đầu trong các thể loại văn học Thiền được diễn đạt bằng một ngôn ngữ, hình ảnh, sắc thái, giọng điệu, cấu trúc nghịch ngữ, phi lý, có lắm khi trở nên bí hiểm mà các thiền gia đưa ra lại khiến người học Thiền đi đến sự trực cảm tâm linh, sau đó là sự lĩnh hội với một kiến giải minh bạch nhất.
Cho nên, từ lâu thủ pháp này đã được các thiền sư Trung Hoa vận dụng đưa vào trong các phẩm Thiền học như Ngữ lục, Niêm tụng kệ, Tụng cổ qua các công án, thoại đầu. Theo Chang Chen Chi trong cuoán Thiền đạo tu tập thì mãi đến gần cuối đời Tống ở Trung Hoa vào thế kỷ XI, lối tham Thiền thoại đầu mới được phổ biến rộng rãi là nhờ công lao của thiền sư Tông Cảo (1089 - 1163) [26, 114 -115]. Nói như vậy, thủ pháp nghịch ngữ đã được đưa vào việc sáng tác văn học Thiền đã có trước đó khá lâu. Theo tài liệu sử thì giai đoạn này, nhà Lý nước ta đã cử nhiều phái đoàn sang Trung Hoa – nhà Tống thỉnh Tam Tạng kinh điển. Quá trình tiếp biến ngôn ngữ văn học Thiền của Phật giáo Đại Việt cho ra đời tác phẩmTham đồ hiển quyết của thiền sư Viên Chiếu đời Lý, sử dụng thủ pháp nghệ thuật nghịch ngữ này. Nhưng phải đến nhà Trần (1225 -1400) tức gần 100 năm sau thì thủ pháp nghệ thuật này được vận dụng trong tác phẩm văn học Thiền nước ta, cụ thể là văn học của Thiền phái một cách rộng rãi, tập trung qua các tác phẩm Ngữ lục vấn đáp môn
hạ, Niêm tụng kệ của Trần Thái Tông; Đối cơ, Tụng cổ trong Thượng sĩ ngữ lục của Tuệ Trung; Sư đệ vấn đáp, Thượng sĩ hành trạng của Trần Nhân Tông; Trúc Lâm đại Tôn giả thượng toà thính sư thị chúng của Pháp Loa và một số bài kệ, thơ khác của các tác giả Thiền phái Trúc Lâm.
Khảo sát các tác phẩm nói trên, về từ ngữ mang sắc thái nghịch ngữ, phi logíc, ta thấy xuất hiện khá nhiều lần trong các công án, thoại đầu, hay những câu trả lời cho các thiền sinh, hoặc những bài thơ độc lập của các tác giả Thiền phái như viên ngọc thiêu trên núi; sen nở trong lò; kẻ điếc nghe đàn cầm; anh mù ngắm trăng rằm; nghệ sĩ chơi đàn không dây; chàng người gỗ hát khúc vô sinh; cô gái sắt vào mây thổi ống sáo tất lật; mài đá thành gương… thật là ấn tượng với những hình ảnh và âm thanh mang tính biểu tượng, ẩn dụ, siêu nghiệm. Chúng có khả năng dẫn dắt người đọc bước ra thế giới thực tại vọng động và liên tưởng vào thế giới thực nghiệm tâm linh của Thiền. Về sắc thái ngôn ngữ, các bài thơ, câu thơ, tứ thơ trả lời cho các thiền sinh tham vấn trong các tác phẩm trên mang sắc thái nội dung nghịch ngữ khi so sánh với câu hỏi của người tham vấn. Thông thường, người hỏi thì đặt vấn đề thật nghiêm túc mà thuật ngữ Thiền gọi là “nghi tình”, thì câu thơ, bài thơ, ý thơ trả lời của người thầy đáp lại nghe qua chẳng ăn nhập gì câu hỏi cả. Các nghi tình trong quá trình tu học của thiền sinh có nội dung triết lý cao siêu, uyên áo, thiêng liêng chừng nào thì càng được thiền gia trả lời lại bằng một cách diễn đạt với giọng điệu hết sức bình dị, dí dỏm, hài hước qua những từ ngữ, hình ảnh mang sắc thái mộc mạc, nực cười, nghịch lý trong câu thơ trả lời. Thí dụ:
- Tiến vân: “Như hà thị tự kỷ Phật?”
- Sư vân:“Bất hướng bồ đào tửu, Hy phùng phá ứng nhân.” [333, 314] (H 257)
- Lại hỏi: (Thế nào là Phật chính mình?)
Có thể bạn quan tâm!
- Các Thủ Pháp Nghệ Thuật Trong Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm
- Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 24
- Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 25
- Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 27
- Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 28
- Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 29
Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.
- Sư đáp: (Không nhấp rượu bồ đào, Khó tìm người đập hũ.) [333, 321]
Hoặc trong Niêm tụng kệ của Trần Thái Tông, câu trả lời của các thiền gia cũng theo lối diễn đạt cũng tuân thủ bút pháp nghịch ngữ:
Cử: - Tăng vấn Động Sơn: “Như hà thị Phật?”
Sơn vân: “Bích thượng ma tam cân.”
Niêm: “Hoán tác nhất vật hoán bất trúng.”
Tụng: “Vấn Phật như hà, thuyết báo can, Động Sơn bích thượng sổ ma cân. Tuy nhiên vô hữu phong trần thiệp,
Dã thị do tương cảnh thị nhân.” [333, 130] (H 258) Nêu: (Một nhà sư hỏi Động Sơn: Thế nào là Phật?)
Sơn đáp: (Ba cân vừng trên vách.)
Niêm: (Gọi là một vật vẫn còn chưa đúng.)
Tụng: (Đức Phật là gì? Nói được chăng? Động Sơn chỉ vách, mấy cân vừng. Dù sao, với kẻ chưa từng trải,
Chỉ cảnh bảo người, đỡ nói năng.) [333, 144]
Cách diễn đạt có những trường hợp được các tác giả Thiền phái phóng bút thật cường điệu, hết sức nghịch lý; có khi nói ngược, nói ngoa được đẩy lên cao, tưởng chừng vượt ra qui phạm khiến người học cảm thấy vừa chơi vơi, vừa có cảm giác như siêu thực. Vấn đề là cách diễn đạt này dẫn người tham vấn bước ra khỏi thế giới được giải trình theo tư duy lý tính duy ngã thông thường. Cụ thể:
-“Vô huyền cầm thượng tấu dương xuân, (Đàn không dây gảy khúc dương xuân, Thiên cổ vạn cổ thanh bất tuyệt.” Vang mãi muôn đời âm chẳng dứt.) [333, 123] (H 259) [333, 137]
“Tranh tự nhất chi vô khổng địch, (Thôi lấy ống tre thay sáo trúc, Vị quân xuy khởi thái bình ca.” Vì người dạo khúc thái bình ca. ) [333, 123] (H 260) [333, 137]
Sử dụng thủ pháp nghệ thuật này, dẫn đến các câu thơ trong Đối cơ, Vấn đáp (ngữ lục) và những câu thơ trong phần Niêm của các Niêm tụng kệ hay Tụng cổ có thiên hướng về cách diễn đạt nghịch lý - phi logíc hoàn toàn, nhằm đánh thức tâm trí suy tư vọng động của các môn đồ trên đường trở về chân lý. Trong khi đó, các bài thơ trong phần Tụng của Niêm tụng kệ hoặc Tụng cổ cũng có được trình bày theo bút pháp nghịch ngữ nhưng có xu hướng ẩn dụ, khiến người tham vấn dễ tiếp cận hơn. Người học tiếp tục quán chiếu nghi tình nhờ sự trợ giúp gợi ý của phần Niêm và Tụng cho đến khi bùng vỡ sự thật. Nói cách khác, với thủ pháp này, các thiền gia đã tạo ra những tác phẩm không chỉ có giá trị văn
học mà còn tạo dấu ấn tâm linh cho người học đạo trong vấn đề khai mở tâm thức chứng ngộ giải thoát. Điều này có nghĩa ngôn ngữ diễn đạt yếu chỉ Thiền góp phần làm thăng hoa giá trị thẩm mỹ nghệ thuật mà con người luôn khát vọng vươn tới.
TIỂU KẾT
Nhìn chung, tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm mà chúng ta khảo sát là những tác phẩm tiêu biểu đời Trần, mang nhiều nội dung tư tưởng có giá trị về mặt Thiền học, triết học và văn học, có thể xem như nguồn chủ lưu trong dòng mạch văn học trung đại Việt Nam. Hẳn nhiên, giá trị nghệ thuật cũng theo đó mà đổi thay từ trong quan điểm cho đến hình thức thể hiện. Điều đáng nói là các tác giả của Thiền phái đã tiếp biến các thể tài, đặc trưng ngôn ngữ Phật giáo trên cơ sở y cứ vào hệ thống Tam tạng kinh điển, nên những tác phẩm đó chiếm lĩnh nhiều thể loại văn học mà trước đó chưa có như Luận thuyết tôn giáo, Ngữ lục, Niêm tụng kệ, Phú, Ca,… Riêng kệ thơ đã mang tính trữ tình, thế sự hơn so với văn học trước đó. Điều này như là một thành tựu nổi bật về thể loại. Do các tác giả là những thiền gia, thiền sư chứng ngộ nên tác phẩm được trình bày mang đặc trưng ngôn ngữ Thiền học. Xuất phát từ trực cảm tâm linh, lại chịu ảnh hưởng của tôn chỉ Thiền là “bất lập văn tự, kiến tính thành Phật” nên ngôn ngữ diễn bày bao giờ cũng thể hiện tính “khai thò” của nhà Thiền, gợi nhiều hơn mở, ý ở ngoài lời để người học đạo tự bước vào thế giới chứng ngộ. Bên cạnh chữ Hán được sử dụng trong việc sáng tác thì chữ Nôm cũng là một văn tự chính thức được thể hiện vào các thể loại văn học như phú, ca ở đời Trần. Chứng tỏ khả năng tiếp biến và làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt của nhân dân là rất lớn. Nhờ vậy, nước ta mới có một nền văn học sánh cùng bất cứ nền văn học nào trên thế giới.
Với sự thể nhập kinh điển Phật giáo, các tác giả của Thiền phái đã tạo ra dấu ấn ngôn ngữ riêng biệt qua các tác phẩm của mình. Ngoài ra, việc sử dụng điển cổ từ các nguồn Phật, Nho, Lão, văn, sử cổ, Bách gia chư tử của Trung Hoa cùng với cách biểu đạt tác phẩm qua thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, thí dụ, biểu tượng – ước lệ, nghịch ngữ vào trong tác phẩm như là phương thức truyền đạt hữu hiệu. Chính các thủ pháp này đã góp phần mời gọi các hành giả bước vào thế giới chứng ngộ với sự thuyết phục và tính hấp dẫn cao. Tất cả đã tạo nên giá trị văn học nghệ thuật mang bản sắc riêng biệt của văn học Phật giáo Việt Nam mà tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm là một minh chứng.
KẾT LUẬN
1. Kể từ khi Phật giáo du nhập nước ta, đến đời Trần thì đạo Phật đã thể nhập và có một vị thế đặc biệt và đứng vững trong lòng dân tộc. Trong một bối cảnh đất nước độc lập, tự chủ trên mọi lĩnh vực với hào khí Đông A, Thiền phái Trúc Lâm ra đời là quy luật tất yếu của lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng, trong dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung. Nói cách khác, Thiền phái này đã kề vai sát cánh cùng dân tộc đi đến sự thống nhất đất nước, nhất là góp phần phục hưng mọi giá trị tinh thần văn hoá truyền thống. Đây chính là sức mạnh nội tại để Phật giáo Việt Nam cùng với dân tộc Việt Nam phát triển song hành trong việc tiếp nối mọi giá trị truyền thống, hiện thực hoá trong hiện tại và định hướng cho tương lai trong sự nghiệp giữ nước và dựng nuớc ở mọi thời đại.
Cụ thể, những nhân vật đặt nền móng tư tưởng cho Thiền phái ra đời là những vị vua, vị tướng anh hùng lãnh đạo tối cao của đất nước nhưng đồng thời cũng là những thiền gia chứng ngộ như Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông. Kế thừa truyền thống của cha ông, Trần Nhân Tông đã khai sáng làm rạng danh Thiền phái này rồi truyền thừa cho Pháp Loa, kế tục là Huyền Quang. Từ đây Thiền tông nước ta bước sang một giai đoạn mới “Phật giáo Nhất tông”, trên cơ sở hợp nhất, kế thừa và phát huy tinh hoa của ba Thiền phái đời Lý: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường. Với chủ trương Thiền - Giáo song hành, tuỳ duyên vui với đạo, kết hợp với các giá trị văn hoá truyền thống, Thiền phái trở thành dòng Thiền đầu tiên trong lịch sử nước nhà có nội dung tư tưởng Thiền mang đậm tính dân tộc đặc sắc. Đây chính là cơ sở sở và điều kiện để Thiền phái không chỉ truyền thừa vỏn vẹn qua Trúc Lâm Tam Tổ mà còn tiếp tục truyền thừa và đi sâu vào đời sống tâm thức người dân Việt Nam cho đến ngày nay, góp phần tạo ra sức mạnh Việt Nam trong mọi thời kỳ xây dựng - phát triển đất nước.
2. Thiền phái Trúc Lâm ra đời vào triều đại nhà Trần và tích cực hoạt động trong đời, đã góp phần thúc đẩy diện mạo và đặc trưng đời sống văn học nước ta thay đổi về chất và lượng vượt bậc từ giá trị nội dung tư tưởng cho đến giá trị nghệ thuật mà trước đó đời Lý còn nhiều hạn chế. Tác phẩm của Thiền phái thực sự trở thành đối tượng để chúng ta tiếp cận nền học thuật đỉnh cao Phật giáo thời Lý - Trần nói riêng, sự tiếp nối hoà nhập vào dòng chủ lưu yêu nước và nhân văn của văn học trung đại Việt Nam nói chung. Lần
đầu tiên các giá trị tư tưởng triết lý, văn học Phật giáo Đại Việt, cụ thể là văn học Thiền phái Trúc Lâm được hiển bày qua từng tác phẩm cụ thể. Nếu tác phẩm văn học Thiền đời Lý chỉ xoay quanh đề tài giáo lý, triết học, khái niệm, qua các bài kệ, Thiền ngữ, khá thiên về loại hình văn học duy lý thì sang đời Trần, tác phẩm của Thiền phái đã phản ánh nội dung tư tưởng Thiền gần với đời sống hiện thực mang nhiều màu sắc, đa dạng.
Sở dĩ như thế, là vì các tác giả Thiền phái đã vận dụng tư tưởng Thiền mang tính dân tộc với một quan điểm Phật tại tâm, biện tâm bắt nguồn từ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, tiếp đến sự linh hoạt thực thi đời sống hướng nội theo quan điểm “Hoà quang đồng trần” mà Tuệ Trung đề xuất để mỗi người đi vào đời và làm cho đời thêm sáng tươi. Trên hết là chủ thuyết “Cư trần lạc đạo” hình thành và đi vào thực tiễn đã làm cho tinh thần tùy duyên được thực thi một cách hiệu quả, qua sự lãnh đạo sáng suốt của Tam Tổ. Nhìn từ góc độ quốc gia dân tộc thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử, những giá trị tư tưởng Thiền này được kết hợp tinh thần tuỳ duyên, vô ngã vị tha đã đào tạo ra những mẫu người giác ngộ ngay giữa cõi đời bằng cách niệm Phật, sám hối, thực tập Thiền mà tích cực đóng góp cho đất nước và đạo pháp. Nhờ chủ trương hoạt động như vậy, Thiền phái đã sát cánh cùng dân tộc thực thi thành công ba nhiệm vụ quốc gia đại sự trong cùng giai đoạn lịch sử vào thế kỷ XIII là giữ nước, dựng nước, mở nước. Nó không chỉ góp phần bảo vệ biên cương lãnh thổ phía Nam mà mở ra bước ngoặt lớn trong quá trình Nam tiến của dân tộc ta từ đó và sau này, nhằm tạo thế đứng vững chắc của Việt Nam trong khu vực và thế giới trên mọi lĩnh vực.
Hẳn nhiên, sự thể nhập tích cực của Thiền phái vào đời sống thực tiễn đã tác động mạnh mẽ vào đời sống văn học Phật giáo Thiền tông đời Trần, chủ yếu là văn học Thiền phái Trúc Lâm. Bộ phận văn học này không chỉ đơn thuần với khuynh hướng phản ánh thế giới chứng ngộ, hay triết lý giáo nghĩa Thiền thâm sâu mà còn có sự xuất hiện khuynh hướng phản ánh thế giới thực tại thiên về trữ tình, cảm xúc, bày tỏ cả nỗi niềm về thế sự, nhân sinh thật gần gũi với đời sống văn học nghệ thuật của dân tộc. So với văn học Thiền tông đời Lý, thì văn học Thiền phái Trúc Lâm đời Trần không còn có khoảng cách giữa bộ phận văn học phục vụ cho đời sống tinh thần của tầng lớp quý tộc, tăng lữ mộ đạo mà trực tiếp đi vào đời sống cảm thụ văn học nghệ thuật của toàn bộ dân tộc. Tất cả đều nói
lên tinh thần cống hiến, nỗi niềm thao thức vì dân, vì đạo của thiền sư, thiền gia, Phật tử thời này bằng khối óc tỉnh thức và con tim hoà điệu với cuộc sống đang trôi chảy. Lý giải cho điều này là vì các nhà sáng tác văn học của Thiền phái luôn đặt sự tồn vong và lý tưởng giải thoát trong sự tồn vong và hưng thịnh của dân tộc Đại Việt.
Đây chính nguồn cảm hứng vô tận để các tác giả của Thiền phái làm nên những tác phẩm có giá trị tư tưởng thẩm mỹ văn học nghệ thuật. Tư tưởng Thiền học mà Thiền phái chủ trương sẽ cung cấp cho con người một lý tưởng, lẽ sống cao quý đủ để tạo một cảm hứng sáng tạo, vươn lên cho đến khi mỗi người đều trở thành một vị Phật. Tại đây sự thật thế giới chứng ngộ được diễn trình qua từng tác phẩm và chúng đều bắt nguồn từ cảm hứng bản thế giải thoát khi mỗi người đều nỗ lực tu trì và chứng ngộ ở đời. Nó cũng lý giải vì sao chúng ta hiện hữu ở cõi đời này để chuyển hoá thế giới thực tại trở thành cõi Phật trần thế trong suối nguồn cảm hứng thiên nhiên Phật qua từng tác phẩm văn học của Thiền phái Trúc Lâm.
Ở đó, lòng yêu nước thương dân, yêu quê hương được thể hiện bắt nguồn từ truyền thống quý báu của dân tộc và xuất phát từ triết lý, những giá trị tư tưởng Thiền học để tạo ra những kỳ tích hào hùng với ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, mở mang bờ cõi, phục hưng mọi giá trị văn hoá lịch sử và tâm linh của cha ông ta. Trên hết là đào tạo ra những con người biết kế thừa và phát huy truyền thống thân dân, vì dân, biết chia sẻ những nỗi đau, niềm vui với tấm lòng cao cả, đầy tình người cao quý bằng nguồn cảm hứng nhân văn, thế sự trữ tình. Tất cả đã tạo nên giá trị đặc trưng tưởng văn học Thiền phái, góp phần tác động vào dòng chảy văn học Trung đại Việt Nam nói chung, văn học Phật giáo nước ta nói riêng.
3. Sự phong phú đề tài phản ánh, việc thể hiện qua nhiều nguồn cảm hứng chính khác nhau trong tác phẩm văn học của Thiền phái với những giá trị nội dung tư tưởng về Thiền học, triết học, văn học đã dẫn đến sự thay đổi về chất và lượng của hình thức thể hiện tính nghệ thuật văn học thời này. Điểm nổi bật là các thể loại văn học Phật giáo đời Trần phát triển hoàn thiện các thể loại đã có từ đời Lý và bổ sung thêm nhiều thể loại khác mà trước đó chưa có như Luận thuyết tôn giáo, Ngữ lục, Niêm tụng kệ, Tụng cổ, Phú, Ca, Ngâm…. Riêng kệ và thơ thì đã mang tính trữ tình, ngập tràn cảm xúc, lắm sắc màu
trần thế so với đời Lý. Ngữ lục, Niêm tụng kệ thì đã có sự kết nối giao thoa giữa triết lý Thiền và hồn thơ đất Việt. Ca, ngâm lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn đã để lại dấu ấn trong việc thành tựu về mặt thể loại văn học Thiền, khiến người đọc cảm nhận được triết lý siêu nghiệm nhà Phật, sự thanh thoát của Lão Trang, sự uyên áo nghĩa lý của Nho gia đã có từ đời Lý, cộng thêm sự tươi mát, nồng nhiệt của trần thế sau này. Đáng kể nhất là các bài phú được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoàn chỉnh, trong sáng, dễ hiểu như là đặc trưng của thể loại này tạo ra sức hấp dẫn với người đọc. Tất cả như minh chứng cho sự thành tựu nổi bật về thể loại văn học Thiền, mà các tác giả Thiền phái là những tác gia lớn đi đầu trong bộ phận văn học này. Nó góp phần định hướng cho sự phát triển các giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cho văn học trung đại nước ta từ đó trở về sau.
Do các tác giả Thiền phái là người tu hành, đã có quá trình nghiên cứu hệ thống Tam tạng kinh điển cùng với việc giao lưu văn hoá trong khu vực sẽ có sự tác động qua lại trong quá trình tiếp biến các thể tài, loại hình ngôn ngữ văn học Phật giáo, đã có từ thời đức Phật để vận dụng vào các loại hình văn học Phật giáo Thiền ở nước ta vào đời Trần. Ngôn ngữ được trình bày trong tác phẩm của Thiền phái mang đặc trưng ngôn ngữ Thiền học. Dạng ngôn ngữ này xuất phát từ sự trực cảm tâm linh, mang tính trải nghiệm, siêu nghiệm và luôn thể hiện tính “khai thị” của nhà Thiền, nên ngôn ngữ diễn bày trong từng tác phẩm cụ thể thường là gợi nhiều hơn tả, ý ở ngoài lời. Mục đích là để người học đạo tự cảm nhận mà bước vào thế giới chứng ngộ.
Việc các tác giả Thiền phái sử dụng chữ Hán để sáng tác văn học Phật giáo của Thiền phái, chứng tỏ khả năng sáng tạo, tiếp nhận, tiếp biến chữ Hán theo cách hiểu và cấu trúc ngôn ngữ của người Việt là vô cùng. Trong số 197 đơn vị tác phẩm của 6 tác giả Thiền phái thì đã có 194 tác phẩm được viết bằng chữ Hán, chỉ có 3 tác phẩm viết bằng chữ Nôm theo thể loại phú và ca. Khả năng vận dụng các loại từ ngữ, thuật ngữ Phật học, Thiền học, cách thức sử dụng từ ngữ điển cố Nho, Lão, Phật, các điển có xuất xứ từ tài liệu văn học, sử ký cổ của Trung Hoa; chứng tỏ các tác giả Thiền phái không chỉ am tường triết lý các hệ thống tư tưởng mà còn biết diễn đạt chúng bằng một cảm quan, mỹ cảm Thiền với một số lượng từ ngữ Hán hết sức phong phú. Bên cạnh thành tựu về chữ Hán trong việc sáng tác, thì chữ Nôm được xem như là văn tự chính thức trên văn đàn, nó đánh