Những Cảm Hứng Chính Trong Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm


đã viết trong Cư trần lạc đạo phú, hội thứ tư: “Đoạn lục căn nên trừ lục tặc. Tìm đường hoán cốt, chỉn xá năng phục dược luyện đan;” [333, 506] (N 64). Còn Huyền Quang sớm hôm chí thành sám hối, tẩy rửa thân tâm bằng trái tim Thiền định như Vịnh Vân Yên tự phú mô tả: “Khuya sớm sáng chong đèn Bát nhã, Hôm mai rửa sạch nước ma ha. Lòng Thiền vặc vặc trăng soi giại, Thế sự hiu hiu gió thổi qua.” [333, 712]. (N 65).

Không có phương thức gì hữu hiệu hơn là mọi người hãy thực hành khoa nghi sám hối. Với tất cả ý nghĩa cao cả, nghi thức sám hối sáu căn được Trần Thái Tông biên soạn, phổ biến mọi nơi thực hành. Thời buổi sáng dành cho việc sám hối do nhãn căn (mắt) đem lại, thời trưa dành cho nhĩ căn (tai), thời chiều dành cho tỷ căn (mũi), thời đêm dành cho thiệt căn (lưỡi), thời nửa đêm dành cho thân căn (thân), và thời khuya dành cho ý căn (ý). Nghi thức sám hối biên soạn theo trình tự có kết cấu chặt chẽ, súc tích, ngắn gọn: Có 11 bước cho buổi lễ đầu:1. Đọc kệ cảnh sách khuyên răn mọi người. 2. Lễ đọc văn dâng hương. 3. Đọc kệ dâng hương. 4. Đọc kệ dâng hoa. 5. Đọc lời tâu bạch. 6. Đọc văn sám hối tội căn do mắt. 7. Dốc lòng khuyến thỉnh. 8. Dốc lòng tuỳ hỷ. 9. Dốc lòng hồi hướng.

10. Dốc lòng phát nguyện. 11. Đọc kệ vô thường buổi sáng. Đến thời lễ sám buổi trưa, lễ sám nửa đêm, khuya cũng thực hiện những bước tương tự, chỉ trừ hai bước đầu.

Nghi thức sám hối nói trên có nội dung tác động chuyển đổi tâm lý, từ rong ruỗi theo sáu trần, đi đến sự tỉnh thức và cuối cùng là loại trừ các phiền não. Cứ như thế, trải qua sáu thời khoá trong mỗi ngày đêm, con người trở nên giác tỉnh với sắc thân thường hữu. Con người lễ sám ở đây không phải là lễ sám trước đức Phật thờ tự trong mỗi ngôi chùa, mỗi gia đường, mà thực sự lễ lạy bái sám cái thân mình, tức là ông Phật ở cõi lòng “Phật thân tức ngã thân” “Phật thân tức ngã thân thị.” (Niệm Phật luận) [333, 84] (H 66), và lễ Phật ở đây là “lễ Pháp thân vô tướng chi thể.” [333, 91] (H 67), nghĩa là lễ chân lý cuộc đời theo như Lục thời sám hối khoa nghi diễn bày.

Phương thức thứ ba là phương thức hành Thiền. Bước chân đầu tiên của việc thực tập Thiền định là phải điều chỉnh tâm ra khỏi vùng tâm lý rối loạn thường xuyên quấy nhiễu tâm thức. Tâm thức con người trở nên lắng đọng, đi vào chính niệm nhằm tẩy rửa các hạt giống chứa sự nhiễm ô, thu góp toàn bộ năng lực để bước sâu vào con đường Thiền định mà Thiền phái chủ trương.


Thông qua các văn bản như Giới định tuệ luận, Thụ giới luận, Toạ thiền luận, Tuệ giáo giám luận để đủ minh chứng con đường Thiền định của Trần Thái Tông là hành trì giới định tuệ. Quán triệt tinh thần này, vua nói rõ “Phù, học đạo chi nhân, duy cầu kiến tính. Tuy thụ kỳ nhất thiết tịnh giới nhi vô toạ Thiền tắc định lực bất sinh. Định lực bất sinh tắc vọng niệm bất diệt, nhi dục kiến tính giả, bất diệc nan hồ.” [333, 87] (H 68) (Người học đạo chỉ cốt thấy được bản tính. Tuy chịu tất cả mọi tịnh giới mà không ngồi Thiền thì định lực không sinh. Định lực không sinh thì ý nghĩ sai lầm không diệt được, thế mà muốn thấy bản tính chẳng cũng khó sao!) [333, 87 - 88]. Tiếp nối truyền thống của Thiền phái, Pháp Loa trong bài Thượng thừa Tam học khuyến chúng phổ thuyết cũng đề cập đến vấn đề kiến tính với viêc giữ tịnh giới khi sáu căn tiếp xúc sáu trần. Pháp Loa nói rõ rằng, tâm an định, thức không có sự phân biệt đối đãi với sáu trần và bừng sáng trí tuệ: “Vân hà tịnh giới? Dĩ nhập nhị thời trung; ngoại tức chư duyên, nội tâm vô suyễn. Tâm vô suyễn động, cảnh đáo như nhàn.” [333, 665] (H 69) (Thế nào là tịnh giới? Ấy là trong khoảng mười hai thời khắc của một ngày, bên ngoài tắt lặng mọi nhân duyên, bên trong tâm không xao động. Tâm không xao động thì cảnh dù hiện đến cũng như không.) [333, 666].

Như vậy, giữa giới định tuệ có một mối liên hệ hữu cơ. Nó là quy trình biện chứng giải thoát mà Trần Thái Tông giải trình trong Tuệ giáo giám luận “Phù tuệ giả sinh ư định lực. Nhược tâm định tắc tuệ giám sinh. Nhược tâm loạn tắc tuệ giám diệt… Cố tri tuệ do định hiện, định ư tuệ sinh, định tuệ tương y, lưỡng vô di nhất.” [333, 89] (H 70) (Nói chung tuệ sinh ra từ định lực; nếu như tâm định thì gương tuệ sinh; nếu tâm loạn thì gương tuệ mất… Cho nên biết rằng tuệ xuất hiện từ định; định này sinh từ tuệ. Định và tuệ nương nhau, không bỏ sót một bên nào.) [333, 90]. Pháp Loa cũng thế: “Cái tuệ nhi bất nhi bất đắc định giả, do danh càn tuệ, định nhi bất đắc tuệ giả, diệc danh si Thiền.” [333, 665] (H

71) (Tuệ mà không đạt định thì còn gọi là tuệ cằn, định mà không đạt được tuệ, cũng gọi là Thiền si.) [333, 667]. Mỗi khi tuệ giác bừng khởi là lúc con người thấy rõ các pháp, trong đó bao gồm bản chất, mà thuật ngữ Thiền tông gọi là “kiến tính”. Con người do thấy tính mà giác ngộ thành Phật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

Con đường Thiền định là con đường trở về thực tại, thấy rõ bản tính của mình. Đây chính là phương thức hành trì mà Trần Thái Tông đã đề xuất trong Phổ thuyết Bồ đề tâm văn “Nhược năng phản chiếu hồi quang, giai đắc kiến tính thành Phật.” [333, 62] (H 72)


Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 13

(Nếu hay phản chiếu hồi quang, ai ai cũng được rõ tính thành Phật.) [333, 65]. Tuy nhiên, những ham muốn cá nhân thật quá tế nhị đến nỗi con người bị chúng dẫn dắt đi, cần quay đầu trở về mà nhà Thiền gọi là “phản chiếu hồi quang”. Tuệ Trung từng bảo Trần Nhân Tông quay về nhìn lại cái bản lai của mình để thấy tông chỉ Thiền “Phản quan tự kỷ bản phận sự. Bất tòng tha đắc.” [333, 544] (H 73) (Hãy quay về nhìn lại cái gốc cuả tôn chỉ Thiền.) [333, 546].

Bên cạnh đó, các thiền sư của Thiền phái còn đưa ra những thoại đầu để thực nghiệm. Thoại đầu là một câu nói hay một mẩu đối thoại có tác dụng thúc đẩy phát khởi sự đạt ngộ của thiền giả. Nó có thể là một câu trích dẫn lời Phật dạy đã chép trong kinh, một lời gợi ý hay lời đối đáp của vị Tổ sư. Theo Nguyễn Lang, Trần Thái Tông đã từng tham thủ thoại đầu bất hủ của thiền sư Lâm Tế với đề tài “Vô vị chân nhân”. Thoại đầu đó “Này quý vị, trên đống thịt đỏ au kia, có một con người thực không vị trí, hay ra vào trước mặt quý vị. Nếu quý vị không biết con người thực không vị trí ấy là ai thì chỉ cần hỏi lão tăng đây.”. Có một vị tăng khác hỏi “Xin cho biết con người thực không có vị trí ấy là gì?”. Thiền sư liền đánh vị tăng ấy, và nói “Con người thực không vị trí là cái cứt khô gì đâu?” [145, 262].

Trần Thái Tông đi tìm con người thực này. Đó chính là tự tính, là thể kim cương bất hoại. Ông diễn giải đống thịt đỏ au đó là sắc thân con người mà bài Phổ thuyết Sắc thân đề cập. Sắc thân đó chính là con người giả. Còn con người thực ở đâu? Thái Tông đã bừng ngộ từ việc tham cứu thoại đầu đó. Một đề tài mà Trần Thái Tông tham cứu nữa là “Tứ sơn”: sinh, lão, bệnh, tử được diễn đạt qua hình ảnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của một kiếp người. Công án này nhằm đánh thức sự giác tỉnh vô thường, tạo một dấu ấn lớn trong lòng người học đạo. Trần Thái Tông đã để lại bài kệ như công trình tham thủ Con lừa ba cẳng là gì?

Rõ ràng, những thoại đầu - Thiền ngữ thực chất chỉ là những phương thức diễn đạt của ngôn ngữ Thiền, lắm khi đưa đến sự cường điệu, phi logíc mà các thiền sư, ở đây là Trần Thái Tông nêu ra nhằm gây sự chú ý, tác động mạnh vào tư duy người học. Mục đích là “trực ngộ chân tâm - kiến tính thành Phật”. Chính sự ảnh hưởng phương thức theo phong thái của Thiền phái Lâm Tế, từ vị thầy của mình, Trần Thái Tông đã sáng tác


những công án - thoại đầu để tham Thiền. Chúng được ghi lại trong Ngữ lục vấn đáp

Niêm tụng kệ.

Ngữ lục vấn đáp môn hạ là một đoạn trích mà sau này Thánh đăng ngữ lục chép lại và qua sự truyền thừa chắc đã bị thất lạc đôi phần. Qua tác phẩm này, không khí sinh hoạt Thiền, ít nhiều cho ta nhận ra bản chất con người thật. Nội dung chỉ là cuộc hội thoại giữa thiền sư Đức Thành với nhà vua về sở ngộ chứng đắc… Về sau, chúng đã trở thành những công án Thiền để các hành giả tham cứu. Cũng trong chiều hướng đó, Niêm tụng kệ được Trần Thái Tông biên soạn khá công phu cho việc thực tập Thiền quán. Thể tài này được tiếp biến từ Trung Hoa bắt đầu ở ngài Tuyết Đậu Trùng Hiển (980 - 1052) và Viên Ngộ Khắc (1063 -1135). Ở nước ta, thể tài này được xuất hiện đầu tiên qua tác phẩm Tham đồ hiển quyết của Viên Chiếu (999 -1090), với 59 câu hỏi đáp nhằm giúp người tham cứu hiểu rõ bí quyết của Thiền công án, từ đó chứng ngộ.

Niêm tụng kệ của Trần Thái Tông tuy có số lượng ít hơn, gồm 43 câu hỏi (cử) nhưng phần bình (niêm) và đặc biệt là tụng (tụng kệ) thì giải thích phong phú hơn nhiều. Niêm tụng kệ của vua nêu ra không đến nỗi quá cao sâu mà phần lớn dùng nhiều hình ảnh thi ca để khai mở tâm thức người tham cứu. Riêng phần tụng thường là những bài thất ngôn tứ tuyệt. Có 43 công án Thiền để cho các hành giả tham cứu. Chẳng hạn, công án Thiền thứ 16 có nội dung như sau:

Cử: “Lâm Tế xuất thế hậu, duy dĩ bỗng át thị đồ. Phàm kiến tăng nhập môn tiện át”. Niêm: “Ngũ nguyệt ngũ nhật ngọ thì thư,

Xích khẩu độc thiệt tận tiêu từ.” Tụng: Nhập môn tiện át dục hà hành?

Dẫn đắc nhi tôn tuy lý tinh.

Bất thị xuân lôi thanh nhất chấn,

Tranh giao hàm giáp tận khai manh.” [333, 127] (H 74)

(Nêu: Lâm Tế xuất thế, chỉ dùng phương pháp đánh gậy và quát tháo để dạy học trò.

Nói chung hễ thấy sư vào là quát.

Niêm: Mồng năm tháng năm, giờ ngọ viết, Miệng lửa, lưỡi độc tiêu trừ hết.

Tụng: Đến nhà là quát cớ sao đây?


Vì muốn cháu con tỉnh lại ngay. Có phải sấm xuân rền một tiếng,

Thì muôn hạt giống nảy mầm cây?) [333, 141-142]

Vẫn là phương pháp quen thuộc của Lâm Tế, “hữu quyền hữu dụng” những tiếng thét, tiếng quát đó khiến người học vượt qua những câu thúc của ngôn ngữ, khái niệm, định kiến cố hữu, lề thói phân biệt đi thẳng vào nguồn tâm. Nó như tiếng sấm cuối xuân, nhờ đó những hạt giống dưới lòng đất nảy mầm, nhờ tiếng hét Lâm Tế mà Bồ đề hoá hiện ngay trong lòng. Chân lý chỉ có một, nhưng phương thức hành trì có thể hai hoặc nhiều. Thiền là con đường thực nghiệm, thực hành ngay trong khi đi đứng nằm ngồi. Thiền định thực chất là sự tập trung vào một đề tài, đối tượng nào đó để loại bỏ khách trần đưa đến sự nhất tâm, bừng sáng trí tuệ. Những bài tập về Thiền mà Trần Thái Tông nêu ra trong Niêm tụng kệ thật có ý nghĩa. Khi biên soạn những bài tập về Thiền dưới dạng công án, nhà vua có chủ định bổ sung cơ sở lý luận về Toạ thiền luận trong đời sống thực tiễn.

Tiếp nối truyền thống Thiền đó, trong Thượng sĩ ngữ lục, phần Ñoái cô đã trình bày về những cuộc đối thoại giữa Thượng sĩ với các thiền sinh. Điều đó minh chứng phong cách Thiền của Thiền phái thật phóng khoáng vượt ra ngoài sự suy diễn luận lý, khái niệm. Câu trả lời của vị thầy chẳng ăn nhập với các vấn đề mà thiền sinh đưa ra. Vấn đề là thiền sinh phải trực ngộ qua thực nghiệm Thiền để đập vỡ khái niệm. Con đường Thiền này thực chất được kế thừa tôn chỉ Đạt Ma “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật” (H 75). Theo Thiền, ngôn ngữ khái niệm dù khéo léo đến đâu nó chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. “Ñoái cô” của Thượng sĩ là quan điểm chung của Thiền được thiết lập từ Đạt Ma, qua dòng Thiền Lục Tổ Huệ Năng với chủ trương “dĩ tâm truyền tâm”, nghĩa là đem cái tâm chứng đắc truyền trao cho người học bằng phương thức “dĩ động trị động” để phá vỡ vọng tưởng.

Thực tế, các thiền sinh là những người thụ động với những lý luận, khái niệm ngôn từ giả hợp. Thay vì giải thích cặn kẽ các nghi tình, thiền sư lại “ra đòn” khiến họ choáng ngợp. Trong trường hợp đó, thiền sinh cần vượt ra ngoài các khái niệm, tự hóa giải mâu thuẫn nội tại để hoát nhiên đại ngộ. Con đường thực nghiệm Thiền mà Tuệ Trung dạy cho các thiền sinh tuy theo mô thức truyền thống nhưng ở ông vẫn có nét đặc sắc riêng. Thiền


sư có thể lật ngược hẳn ý kiến trung thực của câu hỏi vốn là điều cốt tủy của kinh điển để đối phương sững sờ và khuất phục, rồi đưa ra bài kệ có tác dụng khai tâm. Chẳng hạn, thoại đầu sau:

Tiến vân: “Như hà thị thanh tịnh pháp thân?” Sư vân: “Xuất nhập ngưu sưu nội,

Toản nghiên mã phẩn trung.”

Tiến vân: “Nhậm ma tắc chứng nhập khứ dã?”

Sư vân: “Vô uế cấu niệm, thị thanh tịnh thân. Thính ngô kệ viết: “Bản lai vô cấu tịnh, Cấu tịnh tổng hư danh. Pháp thân vô khuể ngại, Hà trọc phục hà thanh?” [333, 311] (H 76).

(Lại hỏi: Thế nào là thanh tịnh pháp thân? Sư đáp: Ra vào trong nước đái trâu,

Chui rúc giữa đống phân ngựa.

Lại hỏi: Vậy làm thế nào mà chứng ngộ được?

Sư đáp: Không có niệm nhơ bẩn tức là pháp thân thanh tịnh. Hãy nghe bài kệ của ta: “Xưa nay không bẩn, sạch, Bẩn, sạch đều hư danh. Pháp thân không vướng mắc, Nào “trọc” với nào “thanh.”) [333, 311 - 318].

Như vậy, Thiền là quay về thực tại bây giờ và tại đây. Đây chính là câu trả lời khai mở tâm thức cho thiền sinh còn vướng mắc khái niệm “thực tại”. Thực tại nằm ngoài cái nhìn nhị nguyên mà Tuệ Trung gọi “Pháp môn bất nhị”. Trên quan điểm này, Tuệ Trung còn đưa ra 13 công án cho các thiền sinh tham cứu ở phần “Tụng cổ”. Tụng cổ là phần cô đọng tóm tắt nghĩa lý cốt tủy sâu xa của kinh điển qua các thời thuyết pháp của đức Phật dưới dạng một bài kệ bao hàm tư tưởng thâm diệu đã được dẫn giải qua kinh thuyết. Trong phần Tụng cổ này, còn nêu lên một công án, Tuệ Trung lại dẫn đến một lối luận thuyết giải tỏa, rồi đưa ra một bài tụng nghĩa lý rõ ràng khiến hành giả nhanh chóng tìm ra lối thoát khi đang còn ôm lấy các kiến chấp sai lầm. Chẳng hạn:

Cử: - “Lâm Tế đáo tháp chủ. Tháp chủ viết: “Tiên lễ Phật? Tiên lễ Tổ?”. Sư viết: “Tổ Phật câu bất lễ”. Tháp chủ viết: “Tổ Phật dữ Trưởng lão hữu thập ma oan gia câu bất lễ?”. Sư tiện phất tụ nhi xuất?

Sư vân: “Đắc kỵ hồ đầu, Bất loát hổ tu.”


Tụng viết: “Nhất trùng phất tụ đẳng nhàn hành, Tháp chủ man can hãn bất sinh.

Phật Tổ đáo đầu câu bất lễ,

Thu quang hiểu giản ngọc sùng vinh.” [333, 338] (H 77)

(Nêu: Lâm Tế đến thăm tháp chủ. Tháp chủ hỏi: Lễ Phật trước hay lễ Tổ trước? Sư đáp: Tổ và Phật đều không lễ. Tháp chủ hỏi: Tổ, Phật với Trưởng lão có chuyện oan nghiệt gì mà không lễ? Sư phất tay áo đi ra.

Sư nói: Được cỡi đầu hổ, Chớ vuốt râu hùm. Tụng rằng: Một phen phất áo bước thong dong,

Tháp chủ trừng trừng, giận chẳng xong. Phật, Tổ rốt cùng đều chẳng lễ,

Ngọc ngân khe sớm, ánh thu trong.) [333, 345]

Phật - Tổ, phàm - thánh, tội - phúc… chỉ là những khái niệm của ngôn ngữ mà Thiền tông không quan tâm. Vấn đề là người học Thiền trực ngộ để thể nhập chân lý. Trong tinh thần đó, Tam Tổ thực lục có ghi lại buổi đăng tòa của Sơ Tổ tại chùa Sùng Nghiêm vào năm 1304, khởi đầu bằng lời tuyên bố “Thế Tôn trong 49 năm thuyết pháp chưa từng nói lời nào. Tôi đây có gì để nói ra”. Sau đó, Sơ Tổ khuyến cáo đồ chúng đừng để thời gian luống qua, vô ích. Tiếp đó là pháp thoại giữa thiền sư và một thiền sinh xoay xung quanh chủ đề Phật Pháp Tăng, giáo ngoại biệt truyền [232, 21 - 22]. Có điều, Điều Ngự vẫn theo phong cách Thiền là không để cho người đối thoại thiết lập ý niệm các vấn đề họ đưa ra. Câu trả lời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi và chỉ có thể hiểu được đối với những người trong cuộc. Căn cứ vào Thiền uyển tập anh thì dạng đối thoại Thiền này đã xuất hiện từ thời Pháp Hiền (? -626) và được thịnh hành vào thời Lý khi Viên Chiếu viết Tham đồ hiển quyết với những công án nhằm dạy cho những người tham Thiền.

Nói chung, phong cách Thiền của Thiền phái Trúc Lâm là tùy duyên và hết sức tự tại. Người tham vấn không thể căn cứ vào cấu trúc ngữ nghĩa hay ngữ pháp của ngôn ngữ để hiểu mà có khi nó đã vượt ra ngoài ngôn ngữ lời nói, bao hàm cả ngôn ngữ cơ thể được biểu hiện qua cái nhìn, tiếng hét, cái tay tát vào đối phương… để trực nhận lãnh ngộ ý chỉ thiền. Ngay cả mẩu đối thoại giữa Huyền Quang và Pháp Loa, nhân dịp Huyền Quang thăm bệnh Nhị Tổ bàn về “ngủ” hay “thức”, “cái chân đạp” của Pháp Loa vào Huyền


Quang, “đi” hay “ở” và “tát bà ha” Tam Tổ thực lục ghi lại [232, 54 - 55], cũng phải được hiểu theo phong cách Thiền nói trên, dù hiện có ý kiến khác nhau về cuộc đối thoại này mà luận án có nêu ở Chương 1, mục 1.3.1. Dù các phương thức hành trì Thiền được thể hiện khác nhau như niệm Phật, lễ sám hay Thiền định, tất cả chỉ nói lên chủ đích mà Thiền phái hướng đến là xây dựng và phát triển đất nước Đại Việt. Trong đó, sự phát triển đời sống sinh hoạt Phật giáo Thiền tông ít nhiều cũng tác động và tạo nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ của Thiền phái sáng tác.

2.3. NHỮNG CẢM HỨNG CHÍNH TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Khi bàn về cảm hứng sáng tạo, Võ Gia Trị cho rằng “Suy đến cùng cảm hứng là một dạng năng lượng của trí tuệ con người, cái sức mạnh được tập trung cao độ đó giúp họ vượt qua được những khó khăn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, giải phóng họ khỏi những ràng buộc, đem lại cho người nghệ sĩ cái cảm giác tự do tuyệt vời nhất trong sáng tạo nghệ thuật.” [298, 131]. Và nếu cảm hứng sáng tạo là bản chất của người nghệ sĩ trước cái Đẹp, thì cảm hứng chứng ngộ tâm linh là thuộc tính tất yếu của những con người siêu phóng, ngập tràn niềm tin trong cuộc hành trì tìm cầu, chứng đạt Chân lý. Đọc thơ văn của Thiền phái Trúc Lâm, có thể nêu lên đây những cảm hứng sau: Cảm hứng bản thể giải thoát, cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu, cảm hứng nhân văn – thế sự cảm hứng quê hương đất nước – quê hương Thiền tông thật phong phú, đầy sáng tạo của các giá trị thẩm mỹ, được bắt nguồn từ sự trực cảm tâm linh của những tâm hồn nghệ sĩ - thiền gia, thiền sư chứng ngộ.

2.3.1. Cảm hứng bản thể giải thoát trong thơ văn của Thiền phái

Cũng như các thiền sư đời Lý, tác giả Thiền phái Trúc Lâm diễn đạt tiến trình tu tập, chứng đạt nguyên lý và sự vận hành của vạn pháp, sự lĩnh hội thế giới tự chứng tự nội qua thơ văn của mình. Điều lý thú là chúng được trình bày bằng những hình ảnh khá sinh động bóng bẩy, sinh động và giàu sắc thái nghệ thuật. Về khía cạnh mỹ cảm này, các tác giả Thiền phái hơn hẳn các thiền sư thời Lý. Lê Văn Siêu trong sách Văn học thời Lý đã nhận xét khá tinh tế “Người thời Lý đã dùng một loại thơ trầm lặng và trang nghiêm (không vui, không buồn, không sợ, không đau, không yêu, không ghét)” [214, 98]. Mặc dù,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023