Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 15


tế. Minh châu tại chưởng, thanh ánh thanh, hoàng ánh hoàng; cổ kính đương đài Hồ hiện Hồ, Hán hiện Hán. Khởi quang huyễn thể; tận thị pháp thân. [333, 73] (H 105) (Chốn chốn là tạng đại quang minh; cơ cơ là pháp môn bất nhị. Mặc sức mờ đi tỏ lại; ngại chi trăng phủ mây che. Hạt trai sáng ở tay, xanh ánh xanh, vàng ánh vàng; gương cổ đặt trên đài, Hồ hiện Hồ, Hán hiện Hán; Can chi huyễn thể; thảy đều pháp thân.) [333, 74]. Có thể nói, thiên nhiên Phật được các tác giả của Thiền phái Phật hóa từ hiện thực cuộc sống qua một tâm thức chứng ngộ. Biện chứng giải thoát có khả năng lý giải thiên nhiên hữu tình được chuyển hóa thành thế giới thiên nhiên Phật quốc an tịnh với một trực cảm tâm linh của người đạt ngộ:

“Thanh sơn đê xứ kiến thiên khoát, (Non xanh nơi thấp trông trời rộng, Hồng ngẫu khai thời văn thủy hương.” Sen đỏ mùa hoa nghe nước thơm.)

[333, 63] (H 106) [333, 65]

Khi không gian thiên nhiên được chuyển hóa thì tâm thức con người mở rộng, tiếp cận cái vô hạn bao la của trời đất, cái tĩnh lặng của hư không, thời gian như thể nhập vào giác tính thường nhiên, bởi con người đã giác ngộ và tâm thức vắng lặng, như Niêm tụng kệ 38 nói: “Trúc ảnh tảo giai trần bất động, Nguyệt luân xuyên hải thủy vô ngân.” [333, 134] (H 107) (Bóng trúc quét thềm, bụi chẳng động, Vành trăng xuyên biển, nước không nhăn.” [333, 138].

Với tâm thức khai mở của tuệ giác vô thượng, con người thể nhập vũ trụ bao la, thiên nhiên hữu tình trong cõi sắc không mà không có một sự giới hạn nào cả. Nó chiếm lĩnh tất cả các chiều của không gian trong sự hòa điệu không thể tách biệt từ một điểm nhìn như trong Ngữ lục vấn đáp môn hạ diễn đạt “Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt, Vạn lý vô vân vạn lý thiên.” [333, 104] (H 108) (Muôn sông có nước trăng muôn sông, Vạn dặm không mây trời vạn dặm.) [333, 106]. Thiên giang, vạn lý là những con số tượng trưng mang tính ước lệ, biểu đạt cho khoảng cách xa, gần, rộng, dài, trên hết là sự vô cùng tận của không gian đa chiều. Con người, thiên nhiên, thời gian dường như là một thực thể duy nhất, cứ thế mà vận hành trong dòng sống tương tục. Và Trần Nhân Tông thường diễn đạt thế giới thiên nhiên qua cảnh xuân thường tịnh, chứ không phải theo mùa xuân thời tiết. Trong số 32 bài thơ của ông còn lưu trữ trong Thơ văn Lý - Trần, tập 2 thì có đến 12 bài


nói đến cảnh xuân với những cảnh vật thiên nhiên hữu tình được tâm thức ông chuyển hóa ở những cấp độ thăng chứng tâm linh khác nhau.

Chẳng hạn, lúc sáng sớm, cảnh vật mùa xuân chẳng khác gì thiên nhiên Phật thường được diễn đạt trong kinh điển Đại thừa (Nhất song bạch hồ điệp, Phách phách sấn hoa phi.” [333, 453] (H 109) (Kìa một đôi bướm trắng, Nhằm hoa, phơi phới bay.) (Xuân hiểu) [333, 454]; khi đối diện trước cái chết của chị mình là công chúa Thiên Thụy, Trần Nhân Tông vẫn khát vọng chuyển hóa thế giới mùa xuân cỏ cây hoa bướm hữu tình trong cõi sắc không thành cõi Phật: “Ma cung hồn quản thậm, Phật quốc bất thắng xuân.” [333, 454] (H 110) (Cung ma nếu quản chặt, Cõi Phật xuân không cùng.) [333, 454]. Thậm chí, khi ông đang ngự trong long sàng chiếu trúc hay ngắm xuân tàn giữa cánh hoa tan tác rụng, thơ của ông vẫn chất chứa sự an tịnh tâm hồn vừa siêu phóng vừa dân dã đầy sự trải nghiệm tâm linh. Cuộc sống trần thế có khi mịt mờ, khuê cung lắm lúc ảm đạm, tâm thế mùa xuân trong ông vẫn bình lặng an tĩnh: “Nhất thiên như thủy, nguyệt như trú, Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường.” [333, 460] (H 111) (Trời trong như nước, trăng vằng vặc, Giấc mộng xuân dài dưới bóng hoa.) [333, 461]; lúc lên núi Bảo Đài mây núi ngập trùng, tâm thế của nhà thơ vút lên cao đồng điệu sự trực ngộ tâm linh qua hình ảnh “Minh nguyệt mãn hung khâm”(Đăng Bảo Đài sơn) [333, 456] (H 112) (Ánh trăng sáng chan hòa trước ngực.” [333, 456].

Cũng từ cảnh thiên nhiên với núi - mây hữu tình, đức Phật từng khai pháp âm vi diệu Pháp Hoa trên đỉnh núi Linh Thứu. Còn Thiền sư Vân Nham thì chứng đắc yếu chỉ Thiền từ hình ảnh núi cao sông dài “Núi sông đất đai đều hiển lộ pháp thân” nhiệm mầu. Như một lẽ tự nhiên, núi – mây khi đi vào thơ văn Thiền phái thì hình ảnh mây núi trở thành hình ảnh biểu trưng của quá trình chuyển hoá tâm thức của người học đạo. Mây núi tạo ra bức tranh thiên nhiên Phật hữu tình với những đường nét chấm phá, dáng vẻ khác nhau. Có khi chúng như nhiên; lúc thì trầm lặng, u tịch của cái đẹp “chân như”. Người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận được thế nào là “thi - Thiền hợp nhất”: “Sơn vân dã hữu xuất sơn thế, Giản thuỷ chung vô đầu giản thanh” [333, 246] (H 113) (Mây ngàn vốn tự bay ra núi, Nước suối thường khi đổ xuống ghềnh.) (An định thời tiết) [333, 246]. Hay “Thuỷ minh sơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.


tĩnh bạch âu quá, Phong định, vân nhàn, hồng thụ sơ” [333, 468] (H114) (Núi lặng, nước

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 15

quang, õu trắng lượn, Tanù h mõy, im giú, đỏ cõy thưa) (Lạng Chõu vón cảnh) [333, 468].

Rõ ràng, giữa cái động của “mây trôi” và cái tĩnh của “núi uy nghiêm”, trong đôi mắt các thiền gia – thi sĩ bao giờ cũng có sự dịch chuyển qua lại, hoà quyện vào nhau: trong động có tĩnh và ngược lại, hay trong đời vẫn có đạo. Thật là xa, nhưng cũng thật là gần, cõi Phật thiên nhiên hiện ra từ cái nhìn biện chứng giải thoát của thi nhân “Vân sơn tương viễn cận, Hoa kính bán tình âm” (H 115) [333, 456] (Núi mây như xa, như gần, Ngõ hoa bên nắng, bên râm) (Đăng Bảo Đài sơn) [333, 456].

Xét trong mối tương quan, tương duyên của kinh điển Đại thừa và thơ văn Phật giáo thời Lý - Trần thì vầng trăng của Trần Nhân Tông cũng được biểu tượng cho trí tuệ Bát nhã của người đạt đạo. Trước đó, Lý Thái Tông mượn hình ảnh “Hạo hạo lăng già nguyệt” [332, 243] (H 116) (Non già vầng nguyệt tĩnh) [332, 243] trong kinh Lăng Già để tán dương công đức Tỳ Ni Đa Lưu Chi thì thật hữu tình gợi cảm. Bảo Giám thì khắc họa cảnh trí Phật như “Trí giả do như nguyệt chiếu thiên.” [332, 482] (H 117) (Phật tựa vầng trăng ở giữa trời.) [332, 482] Đó cũng hình ảnh vầng trăng thật lung linh, tĩnh lặng chiếu rọi qua đầm lạnh mà Trần Thánh Tông hướng đến để chứng đạt “năm huyền nghĩa lý” nhà Phật (Như Lai, chính pháp, pháp thân, xuất thế, tự tính thanh tịnh): “Tĩnh nhược hàn đàm nguyệt lậu minh, Cú lý ngũ huyền thân thấu đắc.”(Độc Phật sự đại minh lục hữu cảm) [333, 409] (H 118). Còn Tuệ Trung tả cảnh thiên nhiên Phật ở Tây phương trang nghiêm và pháp thân thì thể nhập bốn phương Đông Tây Nam Bắc với vầng trăng đơn chiếc giữa bầu trời bao la “Trường không chỉ kiến cô luân nguyệt, Sát hải trừng trừng dạ mạn thu.” [333, 242] (H 119) (Bầu trời chỉ thấy vừng trăng quạnh, Đêm lắng vào thu, biển Phật trong.) qua bài Thị tu Tây phương bối [333, 242]. Tâm thức và ngòi bút của tác giả thật đồng điệu với thực tại thiên nhiên hữu tình.

Thực tế, việc thiết lập mô hình “Đất vua - chùa làng - phong cảnh Bụt” được giới lãnh đạo quốc gia và Phật giáo chú trọng là nhằm kiến thiết quốc gia, bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo tồn văn hóa dân tộc, cũng là cách để duy trì mạng mạch Phật pháp. Ba thành tố đó thực chất là một, bởi vì khi nói đất là của vua tức là của dân; trong đó mỗi làng đều có chùa, mà chùa do sư ở và trông coi đời sống vật chất – tâm linh số đông quần


chúng Phật tử thực thi đời sống đạo. Hóa ra, khắp cả nước đâu cũng có chùa, mà nhiều chùa trở thành phong cảnh Bụt là nguyện vọng được chung sống hòa bình của cả dân tộc từ xưa đến nay. Thể hiện rõ nét nhất là từ khi nước nhà độc lập, mô hình này càng nhân rộng. Tiếp nối triều đại nhà Đinh, Lê, Lý, đến các vị vua đời Trần như Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Minh Tông, Anh Tông mà sách Thánh đăng ngữ lục ghi là những vị vua thực hiện sứ mệnh đó trong việc cụ thể hóa việc xây dựng nhiều chùa, nhiều danh lam Thánh tích Phật thiên nhiên hữu tình như Yên Tử, Quỳnh Lâm...

Chính những ngôi chùa thân thương, thắng cảnh Phật quốc như thế là suối nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ của Thiền phái Trúc Lâm khắc họa hình ảnh cõi Phật thiên nhiên. Trần Thái Tông từng ca ngợi tâm cảnh Phật qua bài thơ Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn với cảm xúc chân thật, nhưng thật đẹp làm sao: “Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình, Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh.” [333, 21] (H 120) (Gió đập cửa thông trăng lấp loáng, Lòng đây, cảnh đấy cùng thanh sảng.) [333, 21]. Trong chiều hướng tìm cầu giải thoát, Tuệ Trung trong bài Thị chúng đã khuyến cáo mọi người đừng tìm cầu cõi Phật ở Thiếu Thất, Tào Khê mà ngay cõi thiên nhiên thực tại an bình “Thu quang hắc bạch tùy duyên sắc, Liên nhị hồng hương bất trước nê.” [333, 265] (H 121) (Thu trong, biếc hẳn tùy duyên sắc, Sen ngát, hồng đâu bởi nước đâu.) [333, 265]. Rõ ràng, có sự chuyển đổi cách nhìn về thế giới tự nhiên để con người có thể tiếp cận cõi Phật ngay giữa đời thường mà Sơ Tổ phác họa trong bài Đắc thú lâm tuyền đạo ca: “Cảnh tịch an cư tự tại tâm, Lương phong xuy đệ nhập tùng âm. Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển, Lưỡng tự thanh

nhàn thắng vạn câm” [333, 535] (H 122) (Sống yờn giữa cảnh lanở g lũng khụng, Giú mỏt

hiu hiu lọt bóng thông. Dưới gốc, giường Thiền, kinh một quyển, Thanh nhàn hai chữ, đáng muôn đồng.) [333, 535].

Vẫn là thi liệu mùa thu, ánh trăng, gió mát, mây núi, sông hồ dùng để mô tả thiên nhiên hữu tình trong thơ văn Phật giáo Thiền tông nhằm biểu đạt thế giới thực tại tự chứng tự nội của người đạt đạo. Điểm khác biệt giữa thơ Thiền đời Trần và đời Lý là thi liệu đó được các tác giả Thiền phái mô tả trong một không gian thiên nhiên Phật có khi cao rộng, khoáng đãng của trời đất với non xanh, nước biếc. Nhưng có khi, nó chỉ là không gian nhỏ hẹp – nơi sinh hoạt tu tập của nhà thơ ở gốc cây, Thiền sàng, quyển kinh nơi thảo am nhỏ,


hay là nửa song cửa sổ có ánh đèn, một giường đầy sách, một mảnh sân trước thư phòng… Tất cả khiến cho người đọc có một cảm nhận về sự mênh mông vô hạn qua những giọt sương rơi trong đêm tĩnh lặng như tạo ra chiều sâu thăm thẳm của sự tinh khiết hư không “Lộ trích thu đình dạ khí hư” [333, 465] (H 123) mà Trúc Lâm tả trong Nguyệt; hoặc chỉ là nén hương vừa tắt trong lều tranh, bên ngoài có mấy khóm cây, vầng trăng chiếu sáng mà Huyền Quang hoạ trong Tảo thu: “Trúc đường vong thích hương sơ tận, Nhất nhất túng chi võng nguyệt minh.” [333, 699] (H 124).

Tất cả các yếu tố thi liệu đó tạo nên cõi thiên nhiên Phật sống động được chuyển hóa qua cái nhìn tuệ giác mang đậm sắc màu, âm thanh giao hưởng đa chiều nhưng thật tĩnh lặng. Nơi đó chính là cõi Phật Yên Tử, chẳng khác gì cõi Tây Trúc, Linh Thứu, Phi Lai - xứ Phật ngày xưa mà Huyền Quang hướng đến. Con người hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ, an trú trong thế giới thanh bình, tùy duyên mà vui với đạo, ngập tràn cảm hứng thi họa qua bài Vịnh Vân Yên tự phú: “Lạ những ôi! Tây Trúc dường nào; Nam châu có mấy. Non Linh Thứu ai đem về đây; Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đấy. Vào chưng cõi Thánh thênh thênh; Thoát rẽ lòng phàm phây phấy. Bao nhiêu phong nguyệt, thề thốt chẳng cùng.” [333, 712] (N 125).

2.3.3. Cảm hứng nhân văn – thế sự

Xét trong mối quan hệ giữa người và người, con người với thiên nhiên, xã hội trong văn học thời đại Lý - Trần từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XV thì những tiêu chí về đạo đức, theo quan điểm đạo đức Nho giáo được thể hiện khá mờ nhạt trong văn chương thời kỳ này. Mặc dù, có sự tiếp biến giữa ba luồng tư tưởng Nho – Phật – Lão, nhất là từ 1070, Lý Thánh Tông – một ông vua Phật tử lập trường Đại học đầu tiên theo mô hình Nho giáo, thậm chí có lúc giới Nho học lên tiếng bài xích Phật giáo, song Phật giáo vẫn được xem là quốc giáo, trong đó tư tưởng từ bi bác ái, nhân bản trở thành giá trị nhân văn chủ đạo. Do đó, mối quan hệ giữa người với người, thiên nhiên, xã hội không có sự phân hóa rõ ràng. Con người sống và ứng xử theo một tinh thần nhân văn rộng mở, hòa nhập với thiên nhiên mà không bị áp đặt bởi lễ nghi, đạo đức phong kiến Nho giáo.

Lý giải điều trên, Đặng Thai Mai trong bài Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học nhận định: “Nét đặc biệt trong đời sống xã hội phong kiến Việt Nam ở giai đoạn này là


sự giản dị trong quan hệ giữa người với người… Con người thời đại này quả là con người biết sống một đời sống tích cực, vui vẻ, một đời sống cởi mở và phong phú, rộng rãi sâu sắc. Đời sống của con người chưa hề bị lễ giáo nhà Nho ràng buộc gay gắt.” [332, 37 - 42]. Nói như thế, chính tư tưởng Phật giáo đã tạo nguồn cảm hứng nhân văn thế sự, góp phần tạo nên hai nội dung lớn yêu nước và nhân văn của nền văn học thời kỳ này nói chung, văn thơ của Thiền phái nói riêng.

Trước hết là Cảm hứng nhân văn, xuất phát từ cái nhìn triết lý nhân sinh Phật giáo, các tác giả Thiền phái đã nhìn nhận rõ về sự thật của con người - cuộc đời là khổ và chính họ tìm cách vượt thoát khổ bằng sự thực nghiệm tâm linh. Mục đích cuối cùng của con người là giải quyết các mâu thuẫn nội tại trong các mối quan hệ, hướng đến một thái độ sống đẹp trong văn hóa ứng xử. Do đó, khi bàn về chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam, Nguyễn Đình Chú đã phát biểu: “Tinh thần nhân bản không chỉ là tình thương con người, đặc biệt là con người đau khổ, thiệt thòi trong cuộc sống, mà còn là sự khám phá, biểu dương tất cả mọi giá trị làm nên vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với vũ trụ, với tự nhiên, với xã hội, với gia đình, với chính nó trong hành động và trong tâm linh.” [44, 24].

Từ điểm nhìn nghệ thuật này, con người trở thành nhân vật trung tâm để phản ánh đời sống thực tiễn. Các tác giả Thiền phái Trúc Lâm không ngừng cất lên tiếng nói con tim thổn thức, khát vọng tình người. Chân dung về thân phận con người càng khắc hoạ rõ nét khi mà các nhà sáng tác luôn phải đi qua cuộc hành trình nhìn lại chính mình với những biến động của lịch sử và chính trường thay đổi triều đại. Những bi kịch uẩn khúc từ thâm cung bí hiểm của cuộc hôn nhân chính trị giữa Trần Thái Tông và chị dâu của mình đã có mang và cuộc sống xa hoa, luôn phải tranh giành địa vị ở chốn quan trường. Hình ảnh con người luôn phải đối diện trước sinh tử biệt ly qua ba cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông thần thánh với những rung động chứa chan tình người. Những tâm sự kín đáo của Thánh Tông, Tuệ Trung về nỗi lòng lương đống của vua quan, công hầu, bá tước; tấm lòng chân thành và đa cảm, đa sự của Huyền Quang trong việc xử thế đạo đời, kể cả vụ án oan tình nổi danh kim cổ với nàng Điểm Bích…. Tất cả đã hoá thành những bài thơ, bài văn giàu chất bi cảm, thống thiết tình người. Chúng thật sự phản ánh đúng tận đáy


chiều sâu của những tâm hồn vừa là vua, quan, thiền gia, thiền sư trong cái “sắc thân” hữu hạn, chỉ có “tình yêu” là vô hạn.

Nếu văn học Phật giáo đời Lý, khi đề cập đến hình ảnh con người, dù là con người vô ngã, vô uý, vô ngôn… đi nữa, chỉ gợi chứ ít khi tả thì đến văn học Phật giáo đời Trần, nhất là Trần Thái Tông qua Khoá hư lục đã sử dụng bút pháp tả thực để mô tả con người từ hình thể bên ngoài đến nội tâm bên trong đầy triết lý ngậm ngùi. Đoạn văn sau đây trong bài Phổ thuyết Sắc thân là một minh chứng: “Tích thời lục mấn chu nhan; kim nhật thanh khôi bạch cốt. Lệ vũ sái thời vân thảm thảm, bi phong động xứ nguyệt vi vi. Dạ lan tắc quỷ khốc thần sầu, tuế cửu tắc ngưu tàn mã tiễn. Huỳnh hoả chiếu khai thanh thảo lý, cùng thanh ngâm đoạn bạch dương sao. Bi minh bán một toả thanh đài, tiều mục đạp xuyên thành khê kính. Nhậm thị văn chương cái thế, túng nhiêu tài mạo khuynh thành. Đáo đầu khởi hữu dị đồ, triệt để dã đồng nhất trước.” [333, 54] (H 126) (Xưa kia má hồng sắc thắm; ngày nay xương trắng tro tàn. Mây mịt mùng khi mưa lệ chứa chan; trăng hiu hắt chốn gió sầu lay động. Canh khuya vắng, thần sầu quỷ khóc; tháng năm chầy, ngựa xéo trâu quần. Lửa đóm lập loè dưới đám cỏ xanh; tiếng trùng nỉ non trên hàng dương trắng. Bia mộ nửa chìm, phủ đầy rêu biếc; chăn trâu hái củi, dẫm sạt lối mòn. Dẫu có văn chương nức tiếng; dù cho tài sắc nghiêng thành. Nào ai có khác chi ai; rốt cuộc đều về một mối.) [333, 55].

Thân mệnh con người được nằm trong thực tại của cõi “Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cái gì không ưa mà phải hợp là khổ, cái gì muốn mà không được là khổ, nói tóm lại triền miên trong ngũ trược giả hợp là khổ”, đúng như cái nhìn triết lý nhà Phật. Thân tự cầm tù trong những dục vọng, thói quen đã tích luỹ sai lạc từ bao nhiêu kiếp. Đằng sau cái thế giới hình sắc mỹ miều, âm thanh dịu êm, cảm xúc mật ngọt trần thế là sự huỷ diệt sinh mệnh không gì cản được. Thói quen nguy hiểm nhất là thói quen trong suy nghĩ, nhận thức sai lạc về thân. Con người đang ở trọ trong cái thân giả huyễn mà cứ ngỡ tưởng chừng như thật có. Thân tự buộc mình vào cõi tương đối thịnh suy cuộc đời, con người tự bám víu vào cái tự ngã cạn cợt đầy tham vọng mà vẫy vùng trong khổ đau. Và Trần Thái Tông đã viết lên những dòng văn chương đầy xúc cảm như thế về thân con người. Ông khắc hoạ hình ảnh con người qua một thân mạng hãi hùng thế kia. Mục đích là tự thân thoát ra sự vận hành của “cái thân” để đến một cõi lòng tĩnh lặng, sống chia sẻ tấm lòng của mình với mọi người. Vậy là, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Phật giáo


nước nhà, Trần Thái Tông lấy con người từ trong hiện thực cuộc sống làm đối tượng để khắc hoạ cho hình ảnh con người. Suy cho cùng, Trần Thái Tông không chỉ muốn tái hiện mà còn sáng tạo ra con người cụ thể và chi tiết. Nó được phản ánh và lý giải từ đời sống hiện thực theo cách riêng, không chỉ những nét tính cách được phô diễn mà cả vóc dáng trí tuệ cùng thế giới nội tâm được thể hiện muôn màu muôn vẻ.

Con người trong Khóa hư lục là con người được hoá hiện từ cuộc sống trần trụi của nó. Từ tính cách tham ăn khát uống, tranh quyền đoạt lợi, yêu ghét buồn vui, đắm chìm trong các dục, cho đến sự trải nghiệm cả đời người. Tất cả được mô tả như là một hiện tượng thẩm mỹ, có sự vận động tâm linh đa chiều luôn diễn tiến. L.Tônxtôi từng phát biểu “… Con người như những dòng sông. Nước trong mọi con sông như nhau và ở đâu cũng vậy cả. Nhưng mỗi con sông khi thì hẹp, khi thì trong veo, khi thì lạnh, khi thì ấm. Con người cũng như vậy. Mỗi con người mang trong mình những mầm mống của mọi tính chất của

con người và khi thỡ thể hiện những tớnh này, khi thỡ thể hienọ những tớnh chất khỏc và thường

không giống bản thân mình tuy vẫn cứ chính là mình.” [186, 38]. Chính trong cảm thức sâu lắng cuộc đời vốn thế, Trần Thánh Tông tự ngắm nhìn lại mình với những hoài niệm mà qua bài thơ Cung viên xuân nhật hoài cựu: “Cung môn bán yểm kinh sinh đài, Bạch trú trầm trầm thiểu vãng lai. Vạn tử thiên hồng không lạn mạn, Xuân hoa như hứa vị thùy khai?” [333, 403] (H 127) (Cửa ngõ lờ mờ dấu bụi rêu, Chìm chìm ngày bạc vẻ đìu hiu. Đầy vườn rực rỡ hồng chen tía, Hoa khéo vì ai vẫn nở nhiều.) [333, 403].

Bài thơ thi vị làm sao, nhưng vẫn nghe đâu đó, có một cung đàn cất lên nỗi buồn tâm sự của một giai điệu tình yêu vọng về. Lòng thi nhân hiểu rõ quá khứ trôi qua, trước mắt là vườn hoa khoe sắc thắm, ngập tràn niềm tin và hy vọng. Trong Khuê oán, Trần Nhân Tông thấm thía thân phận con người được diễn trình qua thế giới sắc màu biến đổi, nên ông cũng là người đầu tiên của Thiền phái chia sẻ cõi lòng cung nữ với những tâm trạng phức tạp và thầm kín:

“Thụy khởi câu liêm khán trụy hồng, (Tỉnh giấc, rèm nâng, ngó rụng hồng, Hoàng ly bất ngữ oán đông phong. Hoàng anh im tiếng, giận đông phong. Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại, Lầu tây vô cớ, vầng dương lặn,

Hoa ảnh chi đầu tận hướng đông.” Cả bóng hoa cành ngả hướng đông.)

[333, 461] (H 128) [333, 462]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023