Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 1


LÊ QUANG TRƯỜNG


GIA ĐỊNH TAM GIA THI TRONG TIẾN TRÌNH

VĂN HỌC HÁN NÔM NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012


LÊ QUANG TRƯỜNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.


GIA ĐỊNH TAM GIA THI TRONG TIẾN TRÌNH

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 1

VĂN HỌC HÁN NÔM NAM BỘ

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62.22.34.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. ĐOÀN ÁNH LOAN

2. PGS.TS. LÊ GIANG

PHẢN BIỆN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. TRẦN HỮU TÁ

2. PGS.TS. HỒ SĨ HIỆP

3. PGS.TS. LÊ THU YẾN

PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:

1. PGS.TS. TRẦN HỮU TÁ

2. PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, cũng như các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án


MỤC LỤC


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4. Phương pháp nghiên cứu 15

5. Đóng góp của luận án 15

6. Bố cục luận án 16

CHƯƠNG 1

GIA ĐỊNH TAM GIA, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 17

1.1. BỐI CẢNH VĂN HỌC HÁN NÔM NAM BỘ TỪ THẾ KỶ 18 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ 19 17

1.1.1. Bối cảnh thời đại 17

1.1.2. Diện mạo văn học Hán Nôm ở Nam Bộ 20

1.2. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GIA ĐỊNH TAM GIA 25

1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Hoài Đức 26

1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Nhân Tĩnh 35

1.2.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Lê Quang Định 40

1.3. VĂN BẢN TÁC PHẨM THƠ CỦA GIA ĐỊNH TAM GIA 44

1.3.1. Cấn Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức 44

1.3.2. Thập Anh thi tập của Ngô Nhân Tĩnh 47

1.3.3. Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định 49

1.4. VẤN ĐỀ PHIÊN DỊCH, GIỚI THIỆU THƠ GIA ĐỊNH TAM GIA 50

1.5. QUAN NIỆM VỀ VĂN CHƯƠNG 61

TIỂU KẾT 73

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG TGIA ĐỊNH TAM GIA 75

2.1. TÌNH CẢM TRUNG QUÂN ÁI QUỐC VÀ TỰ HÀO DÂN TỘC 75

2.2. PHONG THÁI NHÀN DẬT VÀ HƯỞNG LẠC 92

2.3. TRỊNH HOÀI ĐỨC, NGƯỜI NẶNG TÌNH VỚI QUÊ HƯƠNG VÀ CON NGƯỜI NAM BỘ 103

2.4. NGÔ NHÂN TĨNH, TÍNH CÁCH ĐẠM BẠC CAO THƯỢNG VÀ TÂM SỰ MỘT NHO THẦN 113

2.5. LÊ QUANG ĐỊNH, CON NGƯỜI TÀI HOA VÀ NHỮNG SUY TƯ VỀ CUỘC

ĐỜI 123

TIỂU KẾT 131

NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ NỘI DUNG CỦA THƠ GIA ĐỊNH TAM GIA 131

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TGIA ĐỊNH TAM GIA 134

3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ THỂ LOẠI 134

3.1.1. Thể loại 134

3.1.2. Ngôn ngữ 146

3.1.2.1. Ngôn ngữ thơ chữ Hán 146

3.1.2.2. Ngôn ngữ thơ chữ Nôm 162

3.1.2.3. Thủ pháp sử dụng điển cố 165

3.1.2.4. Hình ảnh 174

3.2. GIỌNG ĐIỆU VÀ PHONG CÁCH 182

3.2.1. Trịnh Hoài Đức – trang nhã và hào sảng 184

3.2.2. Ngô Nhân Tĩnh – thâm trầm và chiêm nghiệm 188

3.2.3. Lê Quang Định – khoan thai và đôn hậu 192

TIỂU KẾT 197

NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ NGHỆ THUẬT CỦA THƠ GIA ĐỊNH TAM GIA 197

KẾT LUẬN 201

DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 207

TMỤC THAM KHẢO 208

PHỤ LỤC 221

PHỤ LỤC 1: NIÊN BIỂU GIA ĐỊNH TAM GIA 221

PHỤ LỤC 2: CÁC BÀI TỰ BẠT TRONG THƠ GIA ĐỊNH TAM GIA 232

PHỤ LỤC 3: TRÍCH DỊCH THƠ GIA ĐỊNH TAM GIA 255

PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH TƯ LIỆU 389


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


1. ĐH: Đại học

2. Gia Định tam gia: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định, Gia

Định tam gia

3. H. : Hà Nội

4. Hợp tuyển: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam

5. KHXH: Khoa học Xã hội

6. KHXH&NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn

7. Liệt truyện: Đại Nam chính biên liệt truyện

8. Nxb.: Nhà xuất bản

9. q. : quyển

10. S.: Sài Gòn

11. Sđd: Sách đã dẫn

12. Tam gia: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định

13. TP.: Thành phố

14. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

15. Thực lục: Đại Nam thực lục chính biên

16. Tổng tập: Tổng tập văn học Việt Nam

17. tr.: trang

18. [2]: tài liệu số 2 trong Thư mục tham khảo

19. [2, tr.45, 50-51]: tài liệu số 2 trong Thư mục tham khảo, các trang 45, 50 đến 51.


DẪN NHẬP


1. Lý do chọn đề tài

1.1. Gia Định tam gia là danh xưng đương thời gọi ba nhà thơ nổi tiếng đất Gia Định: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định. Cả ba là học trò của Xử sĩ Sùng Đức Võ Trường Toản, đều phong nhã, hay thơ và cùng làm quan cao trong triều, đồng thời từng là những sứ thần đầu tiên của triều Nguyễn Gia Long. Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh (Ngô Nhơn Tịnh) còn là những người lập ra thi xã Bình Dương (theo Liệt truyện), hay Gia Định Sơn Hội (theo lời của Trịnh Hoài Đức trong bài Tự tự (tự đề tựa) cho tập thơ Cấn Trai thi tập).

Không nói đến những trước tác địa chí, văn hoá, thơ của Tam gia để lại quả thật không đồ sộ, nhưng danh tiếng của ba tác giả này khiến chúng tôi chú ý. Hơn nữa, vị trí của Tam gia trong văn học sử nước nhà, đến nay vẫn chưa có vị trí xứng đáng. Những công trình nghiên cứu về thơ Tam gia còn ít và rời rạc, đến nay vẫn mang nhiều hạn chế. Trước hết là hạn chế ở công tác phiên dịch và giới thiệu thơ Gia Định tam gia.

Năm 1903, Lê Quang Chiểu sưu tầm được 18 bài thơ Nôm của Trịnh Hoài Đức sáng tác trên đường đi sứ và công bố trong công trình Quốc âm thi hiệp tuyển; năm 1963, giáo sư Huỳnh Lý chủ biên công trình nhiều tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, lần đầu tiên tuyển dịch giới thiệu thơ của Tam gia trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam. Một thời gian dài, mãi đến năm 2005, Hoài Anh cho ra mắt độc giả cuốn Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định - Gia Định tam gia, giới thiệu được khá nhiều sáng tác thơ của Tam gia.

Những nghiên cứu về thơ ca miền Nam, trong đó có Gia Định tam gia, cũng được chú ý từ trước năm 1975 với Đông Hồ, Nguyễn Văn Sâm… Sau năm 1975, những bài viết công phu hơn về văn học Đàng Trong, văn học Hán Nôm ở Gia Định của Cao Tự Thanh gây được sự chú ý của giới nghiên cứu văn học.

Điều đó cho thấy sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu trong việc sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu những sáng tác văn chương của Tam gia. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở những bài viết có tính chất nghiên cứu tổng quát của một giai đoạn, một thời kỳ văn học.


1.2. Văn học Hán Nôm Nam Bộ là một bộ phận trong di sản văn học Hán Nôm cả nước. Do vậy, tìm hiểu văn học Hán Nôm Nam Bộ được xác định như một bước quan trọng trong công tác nghiên cứu nền văn học Hán Nôm cả nước.

Lịch sử hình thành và phát triển văn học không thể tách rời khỏi lịch sử phát triển kinh tế, xã hội của nó. Do đó, cùng với việc xác định ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài vào những năm đầu thế kỷ 17, văn học Đàng Trong cũng hình thành khá muộn so với văn học Đàng Ngoài. Những công trình nghiên cứu về tác giả tác phẩm ở từng vùng miền vì thế cũng có sự chênh lệch khá lớn. Những tác giả Đàng Ngoài được chú ý khai thác nghiên cứu sớm hơn và nhiều hơn những tác giả Đàng Trong.

Diện mạo văn học Hán Nôm ở Đàng Trong sẽ không hoàn chỉnh nếu không kể đến sự đóng góp của những người Hoa Nam di dân đến Đàng Trong và trở thành những con dân của Nam triều. Sự đóng góp của họ về mặt kinh tế, chính trị hẳn nhiên là không thể phủ nhận, bên cạnh đó, những đóng góp về mặt nghệ thuật cũng đáng được ghi nhận. Sự xuất hiện đầu tiên của nhóm thơ Chiêu Anh Các ở Hà Tiên đã làm nên tiếng vang trong lịch sử văn học nước nhà, sau đó là nhóm thơ Sơn Hội do Trịnh Hoài Đức cùng những người bạn ông thành lập ở Bình Dương, Gia Định. Đáng tiếc là, với tình hình tư liệu hiện nay chưa cho phép chúng ta nghiên cứu cụ thể hơn về thơ của nhóm Sơn Hội. Ngay cả trong Tam gia, nếu không có nhân duyên gặp gỡ những người con của Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định tại kinh thành vào năm Canh Thìn (1820) để Trịnh Hoài Đức khắc in lưu hành thơ của Tam gia vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), chúng ta hẳn cũng khó có thể đọc được những sáng tác thơ của hai người họ.

Nhận thức được tình hình chung, nhiều nhà nghiên cứu đã nỗ lực nghiên cứu các tác giả tác phẩm Đàng Trong, đặc biệt là ở vùng đất Gia Định, Nam Bộ. Những công trình nghiên cứu tác giả tác phẩm Hán Nôm Nam Bộ như Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), Nguyễn Thông (1827-1884), Nguyễn Hữu Huân (1816-1875), Trần Thiện Chánh (1822-1874), Phạm Phú Thứ (1821-1882), Phan Thanh Giản (1796- 1867)… đã lần lượt xuất hiện.

1.3. Thơ của Gia Định tam gia, đến nay mặc dù đã được nhiều người quan tâm tìm hiểu, nhưng tình hình nghiên cứu dịch thuật thơ Tam gia vẫn đang trong tình trạng đòi hỏi những nỗ lực từ phía các nhà nghiên cứu.

Xem tất cả 409 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí