Phương Pháp Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp


3 nhóm chủ thể quản lý là Các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay như sau:

- Phân tích báo cáo tài chính đối với các nhà quản trị doanh nghiệp

+ Đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện các nguyên tắc cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và dự báo các nguy cơ rủi ro - đặc biệt là các dấu hiệu rủi ro tài chính trong doanh nghiệp…từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời và cơ sở cần thiết để hoạch định chính sách tài chính cho tương lai của doanh nghiệp.

+ Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư tài trợ, phân phối lợi nhuận...

+ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự toán tài chính.

+ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.

- Phân tích báo cáo tài chính đối với các nhà đầu tư

Phân tích báo cáo tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro kinh doanh…

- Phân tích báo cáo tài chính đối với người cho vay: Phân tích báo cáo tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, phân tích với những khoản cho vay dài hạn và những khoản cho vay ngắn hạn có những nét khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

+ Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp. Nói cách khác là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả.

+ Đối với các khoản cho vay dài hạn: người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả vốn và lãi vì thế sức sinh lời của vốn vay, vốn đầu tư của doanh nghiệp cǜng như các yếu tố gây ra rủi ro về thanh toán, rủi ro tài chính của

Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk - 3


doanh nghiệp trong dài hạn là những thông tin họ phải nắm được khi quyết

định cho vay.

1.1.4. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Để phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích. Những phương pháp phân tích báo cáo tài chính được sử dụng phổ biến là phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính…kể cả phân tích các tình huống giả định.

1.1.4.1. Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích BCTC của DN, trước hết xác định số gốc để so sánh. Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. KǶ phân tích được chọn là kǶ thực hiện hoặc kǶ kế hoạch hoặc kǶ kinh doanh trước. Giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo các điều kiện so sánh sau:

- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu.

- Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.

- Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).

Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác, như: cùng phương hướng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Mức độ biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kǶ. KǶ thực tế với kǶ kế hoạch hoặc kǶ thực tế với kǶ kinh doanh trước…


Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kǶ này với trị số của chỉ tiêu ở kǶ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ SỐ của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Nội dung so sánh gồm:

- So sánh số thực tế kǶ phân tích với số thực tế kǶ kinh doanh trước nhằm xác định rò xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của DN. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của DN.

- So sánh giữa số thực tế kǶ phân tích với số thực tế kǶ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động tài chính của DN.

- So sánh giữa số liệu của DN với số liệu trung bình tiên tiến của ngành của DN khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan. Qúa trình thực hiện phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng hình thức:

- So sánh theo chiều ngang

- So sánh theo chiều dọc

- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu

So sánh ngang ở trên các BCTC của DN chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng BCTC. Thực chất của sự phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng BCTC của DN. Qua đó xác định được mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

So sánh dọc trên các BCTC của DN chính là việc sử dụng các tỉ lệ, các hệ số thể hiện môi tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC, giữa các 25 BCTC của DN. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên BCTC là phân tích sự biến động về cơ cấu TS và NV trên BCĐKT của DN, hoặc phân


tích các mối quan hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu với tổng giá vốn hàng bán, với tổng TS…trên các BCTC DN.

So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó được thể hiện: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên BCTC được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kǶ để phản ánh rò hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế - tài chính DN.

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng. Nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kì một hoạt động phân tích nào của DN. Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của DN, nó được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt.

1.1.4.2. Phương pháp phân chia (chi tiết)

Được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình và kết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau. Thông thường trong phân tích thường chi tiết thành:

- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chia nhỏ chỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó.

- Chi tiết theo thời gian phát sinh và kết quả kinh tế: chia nhỏ quá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển.

- Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế: chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu.

1.1.4.3. Phương pháp liên hệ, đối chiếu

Đây phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần…Vì vậy, cần thu thập được thông tin đầy đủ và


thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyên dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp.

1.1.4.4. Phương pháp phân tích nhân tố

+ Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

- Phương pháp thay thế liên hoàn xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích, xuất phát từ công thức xác định trị số của chỉ tiêu phân tích kǶ gốc, lần lượt thay thế giá trị của các nhân tố kǶ gốc bằng giá trị kǶ phân tích theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Ở môi bước thay thế phải xác định trị số của chỉ tiêu phân tích khi mỗi nhân tố thay đối. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với chỉ số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.

- Phương pháp số chênh lệch được dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương pháp số chênh lệch cǜng giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kǶ phân tích so với kǶ gốc của nhân tố đó (thực chất là thay thế liên hoàn rút gọn áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ tích số với các nhân tố ảnh hưởng).

- Phương pháp cân đối được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng ở dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kǶ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên cần chú ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

+ Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố


Sau khi xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có đánh giá và dự toán hợp lý, trên cơ sở đưa ra các quyết định và cách thức thực hiện các quyết định cân phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. Việc phân tích được thực hiện thông qua chỉ rò và giải quyết các vấn đề như: chỉ rò mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, phương pháp đánh giá và dự đoán cụ thể, đồng thời xác định ý nghĩa của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu, xem xét.

1.1.4.5. Phương pháp Dupont

Phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến. Chẳng hạn tách khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) hay khả năng sinh lời của tài sản (ROA)…thành tích số của chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để từ đó đi sâu phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó với khả năng sinh lời của vốn chủ.

Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính, có dạng:

Tỷ suất lợi

nhuận theo tài =

Lợi nhuận thuần

=

Lợi nhuận thuần

x


DTT

sản

Tổng TS DTT Tổng TS

[3, tr.139]

Từ mô hình phân tích tài chính Dupont ở trên cho thấy, số vòng quay của TS càng cao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất TS của DN càng lớn. Do vậy, làm cho tỉ lệ sinh lời của TS càng lớn. Để nâng cao số vòng quay của TS, một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng TS. Như vậy tổng doanh thu thuần và tổng TS bình quân có quan hệ mật thiết với nhau, thông thường chúng có quan hệ cùng chiều. Nghĩa là tổng TS tăng thì tổng doanh thu thuần cǜng tăng.

Từ mô hình phân tích trên cho thấy, tỉ lệ lãi theo doanh thu thuần lại phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản: Tổng lợi nhuận thuần và doanh thu thuần. Hai nhân tố này lại có quan hệ cùng chiều, nghĩa là nếu doanh thu thuần tăng thì làm cho lợi nhuận thuần cǜng tăng. Để tăng quy mô về doanh thu thuẫn ngoài việc phải giảm các khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phí sản xuất,


hạ giá thành sản phẩm, bao gồm cả chi phí ngoài sản xuất và chi phí sản xuất sản phẩm. Đồng thời cǜng phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng giá bán, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận.

Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị DN. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ, có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đây đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Từ đó, đề ra được các biện pháp tỷ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý DN, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN ở các kǶ kinh doanh tiếp theo.

1.1.4.6. Phương pháp dự báo

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp sử dụng để dự báo tài chính doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp khác nhau để dự báo các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Song, thường sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp toán xác suất cho phép dự báo nguy cơ rủi ro hay tiềm năng tài chính cần được khai thác trong những phạm vi và điều kiện nhất định. Khi đã xác lập được thông tin cần dự báo trong mối quan hệ với các yếu tố có liên quan thông qua một hay nhiều phương pháp kinh tế, ta có thể tính toán các chỉ tiêu cơ bản như kǶ vọng toán, độ chênh lệch chuẩn, hệ số biến thiên để đưa ra kết luận về dự báo nguy cơ rủi ro hay tiềm năng tài chính của một dự án hay một cơ hội đầu tư…

- Phân tích độ nhạy: nếu như phương pháp phân tích nhân tố đòi hỏi khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ta phải giả định các nhân tố khác không đổi nhằm loại trừ tác động đa chiều của các nhân tố tới đối tượng phân tích, tức là đặt hiện tượng nghiên cứu trong trạng thái tĩnh, không thực tế. Phương pháp phân tích độ nhạy ra đời còn gọi là phân tích động nhằm mục tiêu đánh giá triển vọng và cảnh báo rủi ro cho công ty trong tương lai với sự trợ giúp của công nghệ thông tin.


- Ngoài ra, các công ty còn có thể sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp hội quy, phương pháp quy hoạch tuyến tính, sử dụng mô hình kinh tế lượng…

1.1.4.7. Các phương pháp phân tích khác

Ngoài các phương pháp được sử dụng nêu trên. Để thực hiện chức năng của mình thì Phân tích báo cáo tài chính còn có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như Phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp thang điểm, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp quy hoạch tuyến tính, phương pháp dựa vào các ý kiến của các chuyên gia…Mỗi phương pháp được sử dụng tùy thuộc vào mục đích phân tích và dữ liệu phân tích.

1.1.5. Quy trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.1.5.1. Lập kế hoạch phân tích

Đây là giai đoạn đầu tiên, là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của phân tích báo cáo tài chính. Giai đoạn lập kế hoạch phân tích được tiến hành khoa học, chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau thực hiện tốt. Lập kế hoạch phân tích bao gồm:

- Xác định mục tiêu, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành phân tích.

- Xác định rò nội dung phân tích, chỉ tiêu và phương pháp phân tích sử dụng.

- Lựa chọn tài liệu, thông tin cần thu thập.

- Lựa chọn nhân sự và phương tiện phân tích.

1.1.5.2. Thực hiện công tác phân tích

Đây là giai đoạn triển khai thực hiện các công việc đã định trong kế hoạch và được thực hiện theo trình tự sau:

- Đánh giá khái quát tình hình

Dự vào chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu đã xác định theo từng nội dung phân tích, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so sánh tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kǶ phân tích với kǶ gốc. Từ đó, xác định chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022