+ Giảm liều lượng mỗi thuốc
+ Giảm kháng thuốc nếu dùng đúng.
-Mặt hại cần đề phòng khi phối hợp thuốc:
+ Mất tác dụng nếu phối hợp sai
+ Độc tính tăng nếu dùng sai quy định
+ Đa kháng kháng sinh tăng lên nếu dùng sai nguyên tắc
-Nguyên tắc
+ Cùng cách tác dụng (kìm hoặc diệt khuẩn)
Amoxyclin + Colistin, Lincomycin + Spectinomycin Neomycin + Doxycyclin, Amoxyclin + Gentamycin Tylosin + Doxycyclin, Tylosin + Tiamulin
+ Không phối hợp các thuốc cùng nhóm chung 1 đích tác dụng VD: Cloramphenicol + Macrolid
Có thể bạn quan tâm!
- Dược lý thú y - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 2
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tác Dụng Của Thuốc
- Sự Biến Đổi Và Thải Trừ Thuốc Trên Cơ Thể Vật Nuôi
- Thuốc Khử Trùng Và Trị Ký Sinh Trùng
- Thuốc Trị Ký Sinh Trùng Đường Máu
- Dược lý thú y - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 8
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
+ Không phối hợp các thuốc kìm khuẩn với các thuốc diệt khuẩn.
+ Không phối trộn 3 loại kháng sinh trở lên
2.1.2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
-Phải xác định đúng căn nguyên của bệnh trước khi dùng thuốc.
-Đảm bảo đúng liều lượng của thuốc để có nồng độ cần thiết tại ổ vi trùng để ngăn cản sự phát triển và sinh trưởng của vi trùng.
-Dùng thuốc sớm trước khi ổ vi trùng có mủ và chỉ dùng kháng sinh khi vi khuẩn còn cảm thụ với thuốc.
-Không phối hợp các kháng sinh cùng họ.
-Đối với vi khuẩn tiết ngoại độc tố, kháng sinh không có tác dụng kháng độc tố mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp- nghĩa là chỉ ngăn cản tiết ngoại độc tố.
-Khi dùng kháng sinh nên dùng với các thuốc trợ sức, trợ lực như vitamin và các thuốc tăng cường khả năng miễn dịch.
2.1.4. Các mặt trái có hại khi sử dụng kháng sinh
- Kháng sinh là con dao hai lưỡi
-Gây độc khí quan
+Gây điếc: Streptomycin
+ Độc thần kinh: Neomycin
+ Dị ứng toàn thân: Penicillin
+ Thiếu máu: Cloramphenicol
+ Mất sữa, cạn sữa: Penicillin, Streptomycin
+ Quái thai: Tetracylin
+ Gây thiếu VTM B, C: Dùng kháng sinh kéo dài
+ Đảo lộn khả năng phòng vệ, miễn dịch: Cloramphenicol.
- Tồn lưu trong cơ thể vật nuôi: Thịt, trứng, sữa
- Người tiêu dùng
+ Bệnh béo phì
+ Tăng khả năng dị ứng
+ Gây quái thai
+Ung thư
- Cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng: Cloramphenicol, Tetracyclin
2.1.5. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng
2.1.5.1. Penicillin G
- Tính chất: Ở dạng bột kết tinh màu trắng, vị hơi đắng, mùi đặc biệt dễ tan trong nước, dễ hút ẩm. đẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ, độ ẩm các chất oxi hóa và men Penicillinaza.
- Tác dụng: tác dụng mạnh với các vi khuẩn gram (+): Staphylococus, Streptococus, Erysipelothrix, Clostridium, Bacillus anthraxic, ít tác dụng với vi khuẩn gram (-). Không tác dụng với virut, trực khuẩn lao, Mycoplasma. Tác động chủ yếu là ngăn cản sự tổng hợp màng, làm tan màng và phá tính thẩm thấu của màng vi khuẩn.
Ảnh 11: Thuốc Penicillin G
-Ứng dụng: dùng trong nhiễm trùng do streptococus, staphylococus, bệnh nhiệt thán, ung khí thán, viêm vú, abces, đóng dấu, viêm khớp.
2.1.5.2. Streptomycin
- Tính chất: Dạng bột màu trắng, không mùi, vị chát, tan trong nước, không tan trong rượu và ete.
- Tác dụng: Là kháng sinh có hoạt phổ rộng, diệt được vi khuẩn gram (-), (+). Co hiệu lực với Pasterella, Lepto, vi khuẩn lao ở thể bệnh cấp tính. Có hiệu lực vừa với Staphylococcus, Strep, Brucella. E.coli. Thuốc ít hấp phụ qua niêm mạc ruột. Khi dùng tiêm chúng hấp thu nhanh và phân bỗ khắp cơ thể ( trừ dịch não tủy và mắt).
Ảnh 12: Thuốc Streptomycin
- Ứng dụng: Dùng điều trị các bệnh sau: tụ huyết trùng gia cầm, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt viêm phổi ở gia súc non, bệnh do Lepto, sảy thai truyền nhiễm. Bệnh tiêu chảy phân trắng, viêm ruột ở gia súc non.
2.1.5.3. Tylosin
- Tính chất: Tylosin bazơ ở dạng mảnh kết tinh trắng, ít tan trong nước. Tan mạnh trong axeton, cồn và ete. Háp thu nhanh sau khi tiêm 2 giờ đạt nồng độ tối đa trong máu, kéo dài tác dụng 6-8 giờ.
- Tác dụng: Tác dụng với cả vi khuẩn Gram (+), (-). Tác dụng mạnh với vi khuẩn Gram (+) và với Mycoplasma. Dặc trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: viêm phổi, phế quản, CRD, suyễn lợn. Khi thuốc được đưa vào cơ thể tập trung chủ yếu ở các tuyến nước bọt, các mô cổ họng và ở phổi.
Ảnh 13: thuốc Tylosin Tartrate
- Ứng dụng: Lợn: điều trị các bệnh viêm phổi, suyễn, đóng dấu, viêm khớp, viêm vú. Gia cầm phòng và trị CRD , viêm xoang mũi vịt. Trâu bò: trị viêm phổi, ung nhọt, vết thương nhiễm trùng.
2.1.5.4. Gentamicin
- Tính chất: dạng bột, trắng, tan trong nước
- Tác dụng: Có tác dụng rộng diệt vi khuẩn gram (-) và gram (+) đặc biệt là các vi khuẩn gram (-) như: E.coli. Salmonella
- Ứng dụng: Điều trị viêm phổ, tiêu chảy phân trắng, viêm vú, viêm tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu. Các bệnh nhiễm khuẩn huyết, viêm đường tiêu hóa, đường phế quản- phổi của bê, nghé, ngựa con và
chó. Viêm nội mạc tử cung ở trâu, bò và ngựa.
- Liều lượng:
+ Uống: liều chung 3mg/kg P/ ngày
Ảnh 14: Thuốc Gentamicin 10%
+ Liều tiêm: tiêm bắp bê, nghé, ngựa con ngày đầu 4mg/kgP những ngày sau 2mg/kgP/ ngày.
+ Liều bơm vào tử cung: Ngựa cái: 0.5-1g/con/ngày Trâu, bò, cái: 0.2 g
2.1.5.5. Ampicillin
- Tính chất: thuốc có dạng bột màu trắng, tan trong nước.
- Tác dụng: tác động đến vi khuẩn Gram (-), Gram (+), tác dụng mạnh hơn Penicllin. Dùng điều trị các bệnh: thương hàn, phó thương hàn, E. coli. Các bệnh: tụ cầu, liên cầu, phế cầu.
- Ứng dụng: dùng để điều trị các bệnh
đóng dấu, thương hàn, nhiệt thán. Ảnh 15: Thuốc Ampicillin
Thường dùng trên các bệnh đường hô hấp, đường sinh dục, đường tiêu hóa trên các loài nhai lại, ngựa, lợn. Các bệnh viêm vú, viêm âm đạo, truyền nhiễm của ngựa cái (chú ý liều dùng vì gây loạn khuẩn đường tiêu hóa
-Liều dùng: +Liều chung 4-10mg/kgP/ngày (chia 2 lần/ ngày). Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cho các loài trâu, bò ngựa, lợn.
+ Thụt tử cung, âm đạo: Ngựa, trâu, bò: 400-800mg/con
Lợn, cứu, dê: 200-400mg/con
- Tác dụng: Tác dụng với cả vi khuẩn Gram (+), (-). Tác dụng mạnh với vi khuẩn Gram (+) và với Mycoplasma. Đặc trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: viêm phổi, phế quản, CRD, suyễn lợn. Khi thuốc được đưa vào cơ thể tập trung chủ yếu ở các tuyến nước bọt, các mô cổ họng và ở phổi.
- Ứng dụng: Lợn: điều trị các bệnh viêm phổi, suyễn, đóng dấu, viêm khớp, viêm vú. Gia cầm phòng và trị CRD , viêm xoang mũi vịt. Trâu bò: trị viêm phổi, ung nhọt, vết thương nhiễm trùng.
Chú ý: + Không tiêm thuốc vào tĩnh mạch.
+ Không trộn chung các loại kháng sinh khác khi tiêm dưới da, tiêm bắp
+ Cẩn trọng đối với những gia súc thiểu năng thận.
2.1.5.6. MarTylan LA
- Thành phần:
Tylosinebase 20.00 0mg
Tá dược vừa đủ:…100ml
-Công dụng:
Đặc trị viêm phổi, hen suyễn, ho khan khó thở, viêm ruột tiêu chảy, bệnh nhiễm khuẩn kế phát của bệnh truyền nhiễm như: sốt đỏ, tai xanh (PRRS), bỏ ăn không rõ nguyên nhân, tụ huyết trùng, đóng dấu, nhiễm trùng huyết sau khi sinh, viêm khớp, viêm da, viêm vú mất sữa,
MMA, viêm tử cung, viêm dạ con. Ảnh 16: thuốc Martylan
Thuốc an toàn cho nái nuôi con, đặc biệt hiệu quả với bệnh lepto (bệnh nghệ), viêm phổi, phân trắng lợn con, phân nhowys vàng do Clostridium, xoắn khuẩn lỵ.
- Cách dùng và liều lượng: Tiêm sâu bắp thịt hoặc dưới da. Một mũi tiêm tác dụng kéo dài 72 h:
Lợn, bê, nghé: 1ml/15-20kg TT Trâu, bò, ngựa: 1ml/ 20-25Kg TT
2.1.5.7. Hamolin LA
- Thành phần
Amoxycillin (dạng tryhydrat): 150mg Tá dược vừa đủ: 1ml
-Công dụng
+ Đặc trị trong phòng và chữa các bệnh viêm phổi, tụ huyết trùng, đóng dấu, viêm vú, hội chứng viêm vú- viêm tử cung- mất sữa (M.M.A)
+ Trị tiêu chảy do E.coli, Salmonella: phân vàng, phần trắng, phân xanh, thương hàn, phó thương hàn.
+ Viêm khớp, thối móng, viêm rốn, uốn ván, phù nề.
Ảnh 17 : Thuốc Hanmolin LA
-Cách dùng
Lắc kỹ trước khi dùng. Tiêm bắp thịt, dưới da hoặc phúc xoang Liều trung bình: 1ml/10kgTT
Trâu, bò, ngựa: 1ml/10kg TT
Lợn, cừu, bê, nghé: 0.5ml/10kgTT Lợn, cừu, dê con: 1ml/10kgTT Chó, mèo: 0.1ml/10kgTT
Thuốc tác dụng kéo dài 48h. Nếu cần, tiêm nhắc lại sau 2 ngày với liều trên
2.2. Sulfamid
2.2.1. Định nghĩa Sulfamid
Sulfamid là những tên chung để chỉ những thuốc kháng khuẩn được chế tạo bằng phương pháp tổng hợp là dẫn xuất của aminophemyl sulfamid do đó có sự thay đổi các gốc hóa trị khác nhau.
2.2.2. Đặc điểm và cơ chế tác dụng của Sulfamid
- Đặc điểm:
+ Đa số các Sulfamid đều có màu trắng, ở dạng bột hoặc kết tinh nhỏ, không mùi vị, ít tan trong nước, dễ tan trong acid và kiềm.
+ Sulfamid không làm chết vi khuẩn mà chỉ ngăn cản kiềm chế khả năng phát triển của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn yếu đi và bị tiêu diệt trước sức đề kháng của cơ thể. Do vậy song song với việc dùng Sulfamid cần bồi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
-Cơ chế tác dụng của Sulfamid
Do cấu tạo của Sulfamid tương tự với Para aminobenzoic acid (gọi tắt PABA) là một chất cần thiết cho cấu tạo của acid folic. Vi khuẩn lại rất cần acid folic để phát triển cơ thể. Khi vi khuẩn gặp Sulfamid sẽ lấy Sulfamid để tạo acid folic, các acid folic này không có đặc tính sinh học, nên chúng làm cho hệ thống men của các vi khuẩn bị rối loạn, vi khuẩn sẽ bị ngừng sinh trưởng và phát triển. Từ đó cơ thể mới tiến hành thực bào một cách dễ dàng. Do vậy muốn Sulfamid sử dụng tốt cần phải bắt đầu bằng liều cao. Nếu liều đầu tiên không đủ để kìm chế vi khuẩn thì liều sau đó sẽ là vô dụng.
2.2.3. Sự biến đổi, thải trừ Sulfamid
+ Sự biến đổi và thải trừ: Sulfamid được đưa vào cơ thể qua đường uống, phần lớn đực hấp thu qua ruột non vào máu, thuốc được đưa vào đường chính
cũng được hấp thu vào máu và đều được phân phối khắp cơ thể ở mọi cơ quan và tổ chức trừ xương và mỡ.
+ Ở trong máu một phần sunfamid kết hợp với protein trở nên mất hoạt tính, một phần tự do có tính điều trị. Sulfamid đến gan, một phần sulfamid sẽ bị axetyl hóa và mất hoạt tính. Các sản phẩm đã bị axetyl hóa đó tương đối khó tan trong nước và dễ bị kết tinh khi pH là acid và được thải trừ ra khỏi cơ thể bằng đường thận.
+ Sulfamid được thải trừ ra ngoài tùy theo từng loại sulfamid mà trong 24h có thể thải trừ từ 33-85% theo nước tiểu ra ngoài. Các sản phẩm đã bị axetyl hóa, đến thận dễ bị kết tinh thành những tinh thể gọi là sạn, các sạn này có thể sẽ làm rách niêm mạc đường tiết niệu và dễ bị viêm. Để hạn chế hiện tượng axetyl hóa hoặc hạn chế việc tạo thành sỏi, khi dùng sulfamid nên uống nhiều nước hoặc dùng phối hợp nhiều loại sulfamid một lúc.
2.2.4. Các nguyên tắc sử dụng sulfamid
+ Phải chẩn đoán đúng bệnh mới dùng thuốc
+ Liều lượng dùng phải cao ngay từ đầu sau đó giảm 2/3 hoặc ½ so với liều đầu. Khi hết triệu chứng bệnh phải dùng 48h nữa.
+ Khi dùng sulfamid phải cho vật uống nhiều nước, tốt nhất cho vật uống thêm bicarbonate natri hoặc phối hợp nhiều loại Sulfamid với nhau để làm giảm hiện tượng axetyl hóa.
+ Dùng 5-6 ngày không khỏi bệnh phải đổi thuốc.
+ Khi dùng Sulfamid để rửa vết thương thì vết thương phải sạch máu, mủ không dùng Sulfamid với Novocain để điều trị.
+ Không dùng Sulfamid đồng thời với B-complex có axit folic trong thành phần.
2.2.5. Một số loại thuốc Sulfamid thường dùng
2.2.5.1. Sulfaguanidin