phiếu. Việc giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong các công ty cổ phần là một trong những cách thức để giúp doanh nghiệp thu hút mạnh nguồn vốn khác qua phát hành cổ phiếu. Quyết định 155/QĐ-TTg quy định chỉ những doanh nghiệp Nhà nước có vốn trên 20 tỷ VNĐ, mức nộp ngân sách bình quân trong 3 năm liền kề từ 2 tỷ VNĐ trở lên và hoạt động trong một số ngành nghề, lĩnh vực trong danh mục mới được Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hoá. Các doanh nghiệp còn lại, sau khi CPH, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định việc Nhà nước giữ cổ phần ở mức bao nhiêu. Quy định này được coi là tiến bộ so với Chỉ thị 01/2003/CT-TTg, theo đó, những doanh nghiệp Nhà nước có vốn từ 5 tỷ VNĐ trở lên, đang sản xuất kinh doanh có lãi, khi thực hiện bán cổ phần lần đầu, Nhà nước giữ cổ phần thấp nhất là 51%.
3.2.2.5. Nâng cao trình độ quản lý
Yếu tố quản lý là một trong những biến rất có ý nghĩa trong các mô hình kinh tế lượng nghiên cứu về cơ cấu vốn. Do vậy, việc nâng cao trình độ quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Theo tổ chức các nước hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), quản trị doanh nghiệp (QTDN) là hệ thống các quy định và nguyên tắc, theo đó, các doanh nghiệp thực hiện việc điều hành và quản lý của mình. Từ năm 1999, các nước thành viên OECD đã nhất đưa ra những nguyên tắc cơ bản về quản trị doanh nghiệp đó là: (i) đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông của doanh nghiệp,
(ii) đối xử công bằng với các cổ đông, (iii) tăng cường vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến doanh nghiệp, (iv) công khai thông tin và minh bạch và (v) trách nhiệm của Hội đồng quản trị trước cổ đông [33] .
Như vậy, QTDN có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng quản lý của các giám đốc doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện tại, giám đốc các công ty Nhà nước cần nắm được những nguyên tắc cơ bản của QTDN
để có cơ sở đưa ra các quyết định. Phổ biến các thông lệ QTDN tốt nhất và bắt buộc áp dụng điều lệ mẫu đối với các công ty cổ phần.
Trong nền kinh tế thị trường, giám đốc của doanh nghiệp Nhà nước là người đứng mũi chịu sào, được Nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, do vậy, đòi hỏi giám đốc phải có trình độ và khả năng nhanh nhạy trong việc ra các quyết định của mình. Các tố chất cần có của giám đốc có thể khái quát qua các yếu tố sau: (i) khát vọng làm giàu chính đáng, (ii) kiến thức sâu rộng trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp,
(iii) có năng lực quản lý và kinh nghiệm tích luỹ, (iv) sự thông minh, nhạy bén, (v) có óc quan sát, (vi) tự tin, (vii) ý chí nghị lực và (viii) phong cách. Việc rèn luyện để hội đủ tất cả các tố chất trên sẽ giúp cho giám đốc doanh nghiệp Nhà nước và sau này khi không còn hoàn toàn là các doanh nghiệp Nhà nước thì cũng vẫn đủ khả năng để chèo lái vận mệnh của doanh nghiệp.
Trước áp lực ngày càng lớn với các giám đốc doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các tổng công ty lớn, thì việc đảm đương trách nhiệm tổng giám đốc không phải đơn giản, với những ràng buộc về trách nhiệm và quyền hạn. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là thuê tổng giám đốc. Hiện đã có 5 tổng công ty thực hiện đề án thuê tổng giám đốc, đó là: Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ, Tổng Công ty Công nghiệp ôtô, Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, Tổng Công ty Xây dựng sông Hồng [72]. Mô hình thuê tổng giám đốc điều hành có điểm ưu việt nổi trội là chống được căn bệnh ỷ lại, thiếu năng động của một bộ phận trong đội ngũ lãnh đạo, kéo theo sự trì trệ của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Như vậy, khi tổng giám đốc là người ký kết hợp đồng lao động thì sẽ tạo thành một cơ chế gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp với quyền lợi chung của doanh nghiệp và các cổ đông.
3.2.2.6. Cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ quản lý
Hoàn thiện, cập nhật và xây dựng các chương trình, phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp là điều kiện để nâng cao chất lượng quản lý, ra quyết định của giám đốc doanh nghiệp. Hiện tại, các công ty tư vấn kế toán và kiểm toán, tài chính Việt Nam đã chào mời việc cung cấp các phần mềm quản trị doanh nghiệp như: phần mềm về quản lý tài chính, phần mềm về quản lý khách hàng, phần mềm kế toán thông dụng. Tuy nhiên, theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, mức độ tin học hoá các chương trình quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện rất thấp. Chỉ có khoảng 20% các doanh nghiệp hiện đang có những chương trình phần mềm quản lý tự động, nhưng cũng chỉ khoảng 30% trong số này sử dụng hiệu quả, còn lại chỉ trang bị về hình thức. Và chủ yếu đó là các công ty nhỏ hay các công ty tư nhân.
Lý do để các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty lớn chưa trang bị hệ thống phần mềm tự động trong quản lý vì lập trình một chương trình riêng cho các công ty có quy mô hoạt động lớn và đa dạng nhiều ngành nghề đòi hỏi thời gian và chi phí rất tốn kém. Thế nhưng, chính các công ty lớn mới cần quản lý tự động để tiết kiệm thời gian và chi phí của việc ra quyết định. Song, vấn đề ở đây là các giám đốc doanh nghiệp chưa nhận thức được vai trò của tự động hoá trong việc đưa quyết định nên họ vẫn chần chừ chưa muốn thay đổi một phương pháp làm việc cũ không còn phù hợp trong giai đoạn phát triển mới hiện nay.
Việc xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho các doanh nghiệp cần phải được thực hiện dựa trên cơ sở các dự báo tài chính. Các dự báo được lập trên cơ sở các số liệu của doanh nghiệp trong một giai đoạn dài, các thông tin liên quan đến các biến số kinh tế vĩ mô, và các mô hình dự báo. Luận án đã nghiên cứu, đề xuất mô hình ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, từ đó, cung cấp cho các doanh nghiệp một cách thức để xây dựng một
mô hình ứng dụng cho riêng mình. Song, để có được một mô hình hoàn thiện, cần cài đặt và sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích thống kê có sẵn như SPSS hay STATA hoặc EVIEW.
3.2.3. Ứng dụng xây dựng mô hình cơ cấu vốn tối ưu cho một doanh nghiệp
điển hình: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1)
Trên cơ sở các báo cáo tài chính trong 3 năm 2002, 2003, 2004 của CIENCIO 1, tác giả lập các dự báo tài chính của tổng công ty trong 3 năm 2005, 2006, 2007. Việc nghiên cứu ứng dụng mô hình cơ cấu vốn tối ưu cho CENCIO 1 sẽ dựa trên hai nền tảng sau:
(i) Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn tối ưu sẽ được vận dụng để xây dựng kế hoạch huy động vốn và lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn sẽ được xác định chính xác theo cơ chế thị trường.
(ii) Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn được ước lượng trong mô hình kinh tế lượng đã đề xuất là cơ sở để dự báo các tình huống lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu. Các giải pháp hoàn thiện mô hình được giả định là đã thực hiện để nghiên cứu tác động của các giải pháp này đến việc xây dựng mô hình cơ cấu vốn tối ưu cho công ty.
3.2.3.1. Một số giả định khi xây dựng mô hình cơ cấu vốn tối ưu của CIENCO 1
Giả định 1: Công ty không thay đổi ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tài sản trong 3 năm tới.
Đây là giả định nhằm cố định hệ số phản ánh rủi ro kinh doanh của công ty. Chỉ có cơ cấu vốn thay đổi, nghĩa là hệ số rủi ro tài chính thay đổi trong 3 năm tới.
Giả định 2: Công ty sẽ vay nợ với lãi suất thị trường, không hưởng những bao cấp hay ưu đãi với các doanh nghiệp nhà nước.
Đây là giả định đảm bảo cho việc xác định chi phí nợ của doanh nghiệp phản ánh đúng chi phí thị trường.
Giả định 3: Công ty sẽ phát hành trái phiếu để huy động nợ, trong hai kịch bản là tỷ lệ phát hành trái phiếu trong tổng nợ dài hạn là 50%.
Giả định 4: Công ty sẽ tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu, tỷ lệ chi trả cổ tức dự tính sẽ được xác định trên cơ sở chi phí của lợi nhuận giữ lại.
3.2.3.2. Xây dựng mô hình cơ cấu vốn tối ưu cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1)
a. Khái quát về CIENCO1 và thực trạng cơ cấu vốn của CIENCO1 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Tên tiếng Anh: Civil Engineering Construction Coporation No 1 - CIENCO1) là doanh nghiệp nhà
nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải). Tổng công ty hiện có 24 công ty
thành viên, 1 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 3 chi nhánh, 6 công ty cổ phần, 1 ban quản lý đầu tư xây dựng nhà đất, 1 ban quản lý dự án nhà máy xi măng Sơn la, 2 công ty hoạt động trong lĩnh vực BOT-BT-BTO, hàng chục đơn vị liên doanh kiên kết, 5 đơn vị phối thuộc.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của CIENCO1 là cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, liên quan đến các công trình xây dựng công nghiệp, giao thông và dân dụng, các công trình kiến trúc trong lĩnh vực năng lượng điện, môi trường, nông nghiệp. Bên cạnh đó, cùng với xu thế đa dạng hoá ngành nghề, tiến tới chuyển sang mô hình tập đoàn, tổng công ty cũng đã phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, gia công kết cấu thép, tư vấn đầu tư xây dựng.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, mức tăng trưởng trung bình tổng tài sản của CIENCO1 đạt 26%/năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt khoảng hơn 10%/năm. Tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, khả năng sinh lời cao, khả năng thanh toán tương đối tốt. Tuy nhiên, ban lãnh đạo CIENCO1 vẫn
chưa thực sự quan tâm đến việc hoạch định, xây dựng chiến lược quản lý vốn, chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng ngắn hạn của nhà cung cấp.
Bảng 3.3. Cơ cấu vốn và chi phí vốn hiện tại của CIENCO1 trong 3 năm 2002-2004
2002 | 2003 | 2004 | TB | TB ngành 3 năm | |
Hệ số nợ | 84.9% | 88.0% | 90.0% | 87.6% | 89.4% |
Vốn chủ sở hữu/Nợ DH | 138.8% | 107.3% | 143.1% | 129.7% | 63.0% |
NợDH/NV | 10.8% | 11.2% | 7.0% | 9.7% | 17.2% |
Vốn chủ sở hữu/NV | 15.1% | 12.0% | 10.0% | 12.4% | 10.6% |
Chi phí lãi vay | 1.4% | 1.3% | 1.2% | 1.3% | 2.7% |
Chi phí vốn chủ sở hữu | 3.0% | 3.0% | 1.0% | 2.3% | 3.1% |
Chi phí vốn TB | 1.7% | 1.5% | 1.1% | 1.4% | 3.9% |
ROA | 0.6% | 0.6% | 0.1% | 0.4% | 3.4% |
ROE | 4.1% | 4.9% | 1.4% | 3.5% | 22.3% |
TSCĐ/NV | 23,8% | 23,9% | 24,5% | 24,0% | 15,8% |
TSCĐ/DT | 2,5% | 2,2% | 2,3% | 2,3% | 4,5% |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thi Ệ N Các Đ I Ề U Ki Ệ N Xây D Ự Ng Mô Hình Kinh T Ế L Ượ Ng Để
- Xác Đị Nh Chính Xác C Ơ S Ở Thi Ế T L Ậ P C Ơ C Ấ U V Ố N T Ố I Ư U
- Đ A D Ạ Ng Hoá Các Kênh Huy Độ Ng N Ợ Dài H Ạ N
- Đ I Ề U Ki Ệ N Th Ự C Hi Ệ N Gi Ả I Pháp Đổ I M Ớ I C Ơ C Ấ U V Ố N Các Doanh Nghi Ệ P Nhà N Ướ C Vi Ệ T Nam Hi Ệ N Nay
- Thúc Đẩ Y Th Ị Tr Ườ Ng Ch Ứ Ng Khoán Phát Tri Ể N
- Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay - 26
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tài chính của CIENCO1(Phụ lục 3.7 và 3.8) trong 3 năm 2002-2004 và tính toán của tác giả
Qua Bảng 3.3, có thể thấy, hệ số nợ của CIENCO1 khá cao, chiếm từ 85% đến 90% tổng vốn, trong đó, nợ dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, khoảng 10%, còn lại là nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy, doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là nợ ngắn hạn, trong khi đó, tỷ trọng tài sản cố định của doanh nghiệp khoảng hơn 20% tổng tài sản. Như vậy, chính sách tài trợ của doanh nghiệp là tương đối mạo hiểm, vì một phần tài sản cố định được tài trợ bởi nguồn ngắn hạn. Đây là thực trạng chung của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, trung bình các doanh nghiệp trong ngành cũng sử dụng đến gần 90% là nợ, và tỷ trọng nợ dài hạn cũng rất thấp. Tuy nhiên, CIENCO1 là doanh nghiệp chuyên về cung cấp các công trình xây dựng công nghiệp và giao thông, không giống các
doanh nghiệp xây dựng dân dụng khác, nên việc sử dụng vốn ngắn hạn để tài trợ dài hạn là tương đối rủi ro.
Chi phí vốn của doanh nghiệp hiện cũng rất thấp, cả chi phí lãi vay và chi phí vốn chủ sở hữu, đây là một ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí trong một số công trình xây dựng mang tính chất trọng điểm quốc gia hay đầu tư bằng nguồn vốn ODA lãi suất ưu đãi gần bằng 0 hoặc không phải trả lãi chỉ trả phí. Trong tương lai, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là khi nhà nước xoá bỏ hoàn toàn những ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược tiếp cận các nguồn vốn với lãi suất thị trường.
Mặc dù doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tổng tài sản khác cao, nhưng chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời thấp, so với chi phí vốn và so với chỉ tiêu trung bình ngành. Điều này cho thấy, nếu không thay đổi kế hoạch tài chính và có chiến lược đầu tư thích hợp, CIENCO1 khó có thể giữ vững vị thế trong tương lai.
Để xây dựng cơ cấu vốn cho CIENCO1 trong giai đoạn 3 năm 2005 đến 2007, các giải pháp đề xuất ở trên được ứng dụng như: xác định chi phí vốn theo lãi suất thị trường, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy động nợ dài hạn, cắt bỏ những ưu đãi của nhà nước v.v..Quá trình hoạch định cơ cấu vốn tối ưu cho CIENCO1 được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Lập kế hoạch tài chính trong 3 năm từ 2005 đến 2007 bằng mô hình dự báo dựa trên tốc độ tăng trưởng của doanh thu
Bước 2. Xác định chi phí vốn: chi phí vốn vay ngân hàng, chi phí phát hành trái phiếu, chi phí phát hành cổ phiếu, chi phí vốn trung bình
Bước 3. Lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu cho CIENCO1 theo mô hình M.Miller
Bước 4. Đề xuất các giải pháp cụ thể để CIENCO1 theo đuổi được mô hình cơ cấu vốn tối ưu đã đưa ra.
b. Lập kế hoạch tài chính 3 năm 2005 đến 2007 và xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu của CIENCO1
Mô hình dự báo
Mô hình dự báo được sử dụng phổ biến nhất là dựa trên tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Trong 3 năm từ 2002 đến 2004, DCIENCO1 đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình là 10,6%. Do vậy, mô hình sẽ giả định được xây dựng trên hai trường hợp: tốc độ tăng trưởng doanh thu là 10%, và nếu thị trường thuận lợi, tốc độ tăng trưởng doanh thu trong 3 năm tới sẽ đạt 15%. Dựa trên các phương trình của Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) và Bảng Cân đối kế toán (BCĐKT), Dự báo báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm 2005 đến 2007 sẽ được xây dựng như sau: