Thuốc Trị Ký Sinh Trùng Đường Máu

3.2.1.3. Ivermectin

- Tính chất: dạng nước màu trắng. tên thương mại: hanmectin. Biomectin

- Tác dụng:

+ Hấp thu: Tan tốt trong lipid. hấp thu qua đường tiêu hóa: 95% - dạ dày đơn; 25-35% - dạ dày kép

+Tiêm dưới da (SC) hấp thu chậm hơn tiêu hóa.

+ Phân bố: Phân bố tới nhiều mô, ngoại trừ dịch não tủy (ngoại trừ chó Collie). Oxy hóa tại gan, thải trừ qua thận và tiêu hóa

Ảnh 28 Thuốc Ivermectin Ứng dụng Giun tròn giun trưởng thành và chưa trưởng 1


Ảnh 28: Thuốc Ivermectin

-Ứng dụng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

+ Giun tròn: giun trưởng thành và chưa trưởng thành Đường tiêu hóa: đại gia súc, lợn, chó và gia cầm Phổi và tim: đại gia súc và chó

+Ngoại ký sinh trùng

Ve: đại gia súc và chó Ghẻ: chó

Mạt: gia cầm

Sán lá, sán dây và nguyên sinh động vật Ít hoặc không tác dụng

-Độc tính:

+Chỉ số an toàn cao: với gia súc mang thai

+Chống chỉ định:

Chó < 6 tuần tuổi và giống Collie

Bò sữa (dư lượng trong sữa)

3.2.1.4. Praziquantel

-Tính chất: Không màu, không mùi, tan trong dung môi hữu cơ.

- Tác dụng: Hấp thu nhanh, gần hoàn toàn từ đường tiêu hóa. Phân bố tới nhiều cơ quan (cả não). Chuyển hóa: bất hoạt nhanh ở gan. Thải trừ qua nước tiểu.

Ảnh 29 Thuốc Praziquantel Cơ chế tác dụng Được sán hấp thu nhanh tăng tính 2


Ảnh 29: Thuốc Praziquantel

- Cơ chế tác dụng:

+ Được sán hấp thu nhanh => tăng tính thẩm thấu của màng tế bào => mất Ca nội bào => sán co cứng và tê liệt.

+ Hình thành các mụn nước trên da sán trưởng thành => vỡ và phân hủy.

-Ứng dụng điều trị:

+ Sán dây trưởng thành và ấu trùng.

+ Một số sán lá (sán lá ruột lợn - Fasciolopsis buski).

+ Không tác dụng với giun tròn => phối hợp với thuốc trị giun tròn trong điều trị.

+ Độc tính thấp

+ Có thể dùng cho động vật mang thai.

3.2.2. Thuốc trị ký sinh trùng đường máu

3.2.2.1. Berenil

- Tính chất: có dạng hòa tan trong nước, dung dịch hòa tan với dung môi nước để ở nhiệt độ phòng trong vòng 5 ngàyvà ở nhiệt độ mát hơn được 14 ngày. Nên để thuốc đã pha trong lọ đậy kín và để chỗ râm mát, tránh ánh sáng.

- Tác dụng:

+ Có tác dụng diệt ký sinh trùng đường máu các loại tiên mao trùng và lê dạng trùng (Trypanosome và Picoplasma) và có cả tác dụng với Thele trùng Theleria ở loài nhai lại và ngựa và không gây các chủng kháng thuốc. Thuốc tồn tại trong tổ chức 20 ngày và phát huy tác dụng diệt ký sinh trùng và lưu lại trong sữa của loài nhai lại 3 ngày.

-Liều lượng và công dụng:

+ Liều chung: 0.5ml/10kgP


Ảnh 30 Thuốc Azidin Dùng để điều trị lê dạng trùng tiên mao trùng của trâu 3

Ảnh 30: Thuốc Azidin

Dùng để điều trị lê dạng trùng, tiên mao trùng của trâu bò và ngựa.

*Chú ý:

+ Không được dùng thuốc cho loài chó và lạc đà

+ Thuốc dùng được cho cả gia súc non và gia súc già

+ Không dùng quá tổng liều 9g/con

3.2.2.2. Naganil- Naganol

- Tính chất: dạng bột màu trắng, tan trong nước, dung dịch muối ăn và các dung dịch kiềm. Do bột nhẹ, khi hòa tan trong nước, bột sẽ nổi lên trên và hòa tan rất chậm. khi tan hết tạo được dung dịch trong suốt màu vàng nhạt hoặc hồng.

- Tác dụng:

+ dùng để diệt ccacs loại ký sinh trùng gây bệnh. Thuốc đạt hiệu lực cao khi kết hợp với các loại thuốc trị ký sinh trùng đường máu khác. Thuốc khuếch tán trong toàn bộ cơ thể nhờ máu và không bị ngăn cản bởi hàng rào màng não. Thuốc tồn tại lâu trong màu và bài tiết chậm qua thận.

-Công dụng và liều lượng:

+ Dùng để điều trị tiên mao trùng cho các loài: trâu bò, ngựa, dê, chó. Khi tiêm dưới da hay bắp thịt nên tiêm dung dịch 10% là tốt nhất. Không nên tiêm thuocs vào tình mạch vì có thể gây phản ứng toàn thân. Có thể pha thuốc với dung dịch nước cất, dung dịch thuốc đã pha chỉ dùng trong 5 giờ.

+ Liều lượng:

Trâu, bò: 10-20mg/kgP phòng được 2 tháng. Khi tiêm chia nhỏ liều, tiêm ở các vị trí khác nhau

Ngựa, lừa: 10mg/kgP. Nếu mắc mới thì chỉ tiêm 1 liều duy nhất, nếu mắc lại thì tiêm nhắc lại 3-4 lần, cách nhau 1 tuần.

3.2.2.3. Trypanosoma

- Thành phần:

Mỗi lọ chứa: Chlorhyldrat chlorur isometamidium 125mg


-Công dụng:


+ Trypanosoma có tác dụng kéo dài 2-4 tháng trong việc phòng và trị bệnh tiêm mao trùng


+ Là thuốc diệt trypanosome mạnh nhất chống lại T.evansi; T.vlvax; Tcongolense; T.brucei ở trâu bò, dê, cừu, lạc đà, lừa ngựa và chó.


Cách dùng 1 lọ pha với 6 hoặc 12ml nước cất Tiêm bắp sâu Không được tiêm 4

-Cách dùng


1 lọ pha với 6 hoặc 12ml nước cất.


- Tiêm bắp sâu: Không được tiêm quá 15ml một vị trí


- Tiêm tĩnh mạch: chậm (tiêm thật chậm)


Ảnh 31: Thuốc Trypanosoma


Liều dùng cơ bản:


-Phòng bệnh: 0,5-1 mg/kg TT.


-Chữa bệnh: 0,25 – 0,5 mg/kg TT.


*Bò tiêm bắp sâu: Liều trị 0,25-0,5mg/kg TT.


*Trâu tiêm bắp sâu: 1mg/kg TT.

*Ngựa: 0,5mg/kg TT.


*Chó tiêm bắp sâu: 1mg/ kg TT.


Thực tế phòng bệnh:


- Ở vùng bị nhiễm bệnh trung bình: 2-4 lần xử lý với liều 0,5 mg/ kg TT mỗi năm.


- Vùng nhiễm bệnh nặng: 4-5 lần xử lý với liều 0,5 mg/ kg TT hoặc 2-4 lần xử lý với liều 1 mg/ kg TT mỗi năm.


3.2.3. Thuốc trị ký sinh trùng ngoài da

3.2.3.1. Hantox spay

- Tính chất: dạng dung dịch màu trắng, dễ tan trong nước.


Tác dụng Hantox Spray có tác dụng kéo dài diệt hầu hết các loại ngoại ký sinh 5

- Tác dụng:

+ Hantox-Spray có tác dụng kéo dài, diệt hầu hết các loại ngoại ký sinh trùng ký sinh ở thú cảnh, gia súc, gia cầm: Bọ chét, ve, mòng, bét, chấy, rận, bọ mạt, bọ lông, ghẻ, ruồi, muỗi....

+ Thuốc có tác dụng trực tiếp hay qua đường tiêu hóa, làm tê liệt, giết ký sinh trùng và diệt cả trứng ký

sinh trùng. Ảnh 32: Thuốc Hantox spray

-Cách dùng:

Phun trung bình: Chó: 10-12 lần xịt/ kg TT; mèo: 5-6 lần xịt/ kg TT, dùng để diệt ruồi trong điều trị bệnh giun mắt ở ngựa

+ Lắc kỹ bình xịt trước khi phun

+ Giữ bình thẳng đứng, phun ngược chiều lông với khoảng cách 20-30 cm, dùng găng tay xoa khắp mình thú, đặc biệt là vùng đầu.

+Phun toàn thân con vật cho thấm đều khắp cơ thể nhất là những vùng ký sinh trùng cư trú kể cả đầu, tai và 4 chân

+ Không tắm cho thú trước và sau khi xịt thuốc 48 giờ.

- Lịch dùng

- Bọ chét, bét, ve: Phun 2 lần cách nhau 15 ngày và phụ thuộc vào mức độ nhiễm.

-Chấy, rận: chỉ phun 1 lần là hết sạch

- Ruồi, muỗi, kiến, gián: phun thường xuyên

- Ghẻ: Chữa 2 lần, cách nhau 10 ngày. Phòng: 6 tháng

* Chú ý: + Chỉ dùng ngoài cho gia súc. Không ăn, uống, hút thuốc khi xịt

+ Rửa kỹ chân, tay bằng nước nóng và xà phòng sau khi phun

+ An toàn cho gia súc chửa.

3.2.3.2. Axit boric

- Tính chất: Dạng dung dịch 3%, 20%

- Tác dụng và cách dùng:

+ Axit Boric có tính kháng sinh nhẹ chống nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn.

+ Dung dịch 3% dùng để rửa vết thương, mắt và niêm mạc. Axit boric dùng cho mắt được sử dụng như thuốc rửa mắt để làm sạch hoặc rửa sạch mắt. Chữa bệnh giun mắt ở ngựa.

+ Dạng bột mịn 20% và thuốc mỡ 20% dùng để giảm viêm, bảo vệ da và niêm mạc.

Chú ý: Axit Boric tương kị với tannin

Ảnh 33 Axit boric Câu hỏi và bài tập 1 Trình bày tác dụng và ứng dụng của 6


Ảnh 33: Axit boric

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày tác dụng và ứng dụng của thuốc khử trùng?

2. Nêu các tác dụng của thuốc trị ký sinh trùng đường tiêu hóa?

3. Trình bày các ứng dụng của thuốc trị ký sinh trùng đường máu?

Phần thực hành

Bài 3. Nhận dạng và xác định thành phần thuốc ký sinh trùng đã học và nghiên cứu?

Bài 4. Nhận dạng và xác định thành phần thuốc trị ký sinh trùng đã học và nghiên cứu?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về tên, thành phần thuốc khử trùng và trị ký sinh trùng dùng cho vật nuôi

Ghi nhớ

Mỗi loại thuốc khử trùng và trị ký sinh trùng học sinh đều phải xác định được tác dụng và cách dùng.


Chương 4: THUỐC TRỊ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA VÀ THUỐC BỔ

Mã chương: C04

Giới thiệu

Thuốc khử trùng và trị ký sinh trùng là những loại thuốc hay được dùng để khử trùng, tiêu độc chuồng trại và trị ký sinh trùng cho vật nuôi. Xác định được tính chất, tác dụng dược lý và ứng dụng vào thực tế điều trị đối với từng bệnh trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Mục tiêu

-Trình bày được tính chất, tác dụng của thuốc tác dụng lên đường tiêu hoá.

- Xác định được ứng dụng và liều lượng sử dụng của mỗi loại thuốc

Nội dung chính

4.1. Thuốc trị đau bụng ngựa

4.1.1. Thuốc uống

4.1.1.1. Magie sulphat

4.1.1.2. Paraphin

4.1.1.3. Pharmalox

4.1.2. Thuốc tiêm

4.1.2.1. Pilocarpin

4.1.2.2. Novocain 1%

4.1.2.3. Diclofenac 2,5%

4.1.2.4. Azidin

4.2. Thuốc bổ

4.2.1. Vitamin B1

4.2.2. Vitamin C

4.2.3. B. complex

4.2.4. Vit ADE tiêm

4.2.5. Thuốc bổ máu có sắt

4.2.5.1. Vai trò của sắt đối với cơ thể gia súc

4.2.5.2. Fer-dextran B12

4.2.6. Hanlacvet

4.2.7. Natriclorid 0.9%

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí