Dược lý thú y - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 8

4.1. Thuốc trị đau bụng ngựa

4.1.1. Thuốc uống

4.1.1.1. Magie sulfat

- Tính chất: thuốc ở dạng tinh thể nhỏ, không màu, không mùi có vị mặn chát, tan trong nước.

- Tác dụng:

+ Tác dụng như cơ chế của thuốc tẩy muối là nhuận tráng với liều trung bình. Liều thấp có tác dụng thông ruột, kích thích tiêu hóa. Liều lớn có tác dụng tẩy.

+ Dùng để tẩy tốt đối với loài nhai lại có tác dụng thông mật mạnh gây nhuận tràng, thường dùng cho gia súc nhỏ. Thuốc còn có tác dụng an thần khi tiêm dưới da hay tĩnh mạch.

-Công dụng:

+ Chữa táo bón ở gia súc nhất là gia súc nhai lại

+ Chữa rối loạn tiêu hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

+ Dùng trong bệnh uốn ván kết hợp với huyết thanh thì kết quả điều trị bệnh cao hơn.

+ Điều trị chứng co giật, sốt sữa ở bò sữa, đau bụng ngựa: dùng Magie sunphat ức chế sự lên men trong trường hợp ngựa bị đau bụng do chướng bụng đầy hơi.

-Liều lượng và cách dùng:

+ Cho uống để tẩy hay nhuận tràng, uống 1 lần vào buổi sáng, lúc đói.

Đại gia súc: 250-300g/con Tiều gia súc: 50-100g/con

+ Bệnh đau bụng ngựa: tiêm dung dịch bão hòa, tiêm dưới da 10-30ml/con (tiêm tĩnh mạch thật cẩn thận).

4.1.1.2. Paraphin

- Tính chất: dạng lỏng quánh, không màu, không mùi, không tan trong nước, không bị hư hỏng, hòa tan trong ete, clorofoc và các tinh dầu.

Tác dụng Cho gia súc uống dầu paraphin không bị biến chất bởi men tiêu hóa 1

- Tác dụng

+ Cho gia súc uống dầu paraphin không bị biến chất bởi men tiêu hóa. Liều nhỏ và vừa không gây độc, khi thấm vào phân, dầu paraphin làm mềm phân, trơn niêm mạc và che phủ niêm mạc ngăn cản sự hấp thụ đường ruột, do đó thuốc giúp phân di chuyển dễ dàng mà không gây ra tẩy,

không gây kích ứng niêm mạc. Ảnh 35: Dầu Paraffin

-Ứng dụng và cách dùng:

Dùng trong các chứng táo bón ở gia súc, viêm ruột mãn tính, phân cục.

Cho gia súc nhịn đói, uống vào buổi sáng: Trâu, bò, ngựa: 300-500g/con

Lợn, dê, cừu: 50-100g/ con

*Chú ý

+ Không dùng trong trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn những sản phẩm hòa tan trong chất béo (Photpho hữu cơ, clo hữu cơ).

+ Khi dùng kéo dài có thể gây trở ngại tới việc hấp thu chất béo đặc biệt là các vitamin hòa tan trong chất béo: A, D, E.

4.1.1.3. Pharmalox

- Thành phần:

Trong 100g có Natri sulfat 10H2O 50g Magne sulfat 7H2O 25g Tá dược vừa đủ 100g

Công dụng thuốc nhuận tràng thông mật kích thích tiêu hoá trị chứng chướng 2

-Công dụng: thuốc nhuận tràng, thông mật, kích thích tiêu hoá, trị chứng chướng bụng, đầy hơi dạ cỏ, thừa acid dạ dày, táo bón, nhiễm độc tiêu hoá gia súc: trâu bò lợn ngựa dê cừu chó mèo

- Cách dùng và liều lượng: hoà nước cho uống hoặc trộn thức ăn

-trâu, bò, ngựa: 30-100g/con/lần

-dê, cừu: 10-20g/con/lần

-lợn:10-20g/con/lần -chó mèo:0,5-1g/con/lần

4.1.2. Thuốc tiêm

4.1.2.1. Pilocarpin

Ảnh 36: Thuốc Pharmalox

- Tính chất: có dạng bộ hay tinh thể màu trắng, dễ chảy (dạng nguyên chất không tan trong nước) dạng muối dễ tan trong nước, trong cồn, ete.

-Tác dụng và công dụng của Pilocarpin

Tác dụng dược lý của Pilocarpin: pilocarpin kích thích dây thần kinh phó giao cảm, kéo dài tác dụng của Acetylcholin

+ Làm tăng cường bài tiết nước bọt, bải tiết mồ hôi, dịch dạ dày.

+ Gây co bóp mạnh các cơ của ruột, tăng cường nhu động ruột, tăng co bóp cơ tử cung.

+ Làm co khí quản, co đồng tử mắt và làm giảm áp lực của đáy mắt

+ Kích thích sự co bóp của dạ tổ ong và dạ lá sách khi tiêm vào tĩnh mạch.

+ Làm giảm nhịp tim, giãn mạch máu (trừ mạch máu của tim, phổi)

Ứng dụng điều trị Trong chứng liệt ruột liệt dạ dày chướng bụng đầy 3

Ứng dụng điều trị

+ Trong chứng liệt ruột, liệt dạ dày, chướng bụng đầy hơi, không tiêu, bí tiểu tiện.

+ Trong các chứng đau bụng do không tiêu ở dạ dày.

+ Khi trúng độc các chất thải trừ qua đường mồ hôi và nước bọt.

+ Làm tăng tiết dịch để đẩy vật lạ,

kéo vật lạ như: trâu, bò bị nghẽn

thực quản do vật lạ.

+ Dùng trong chứng loét giác mạc.

Ảnh 37: Thuốc Pilocarpin

+ Trong trường hợp đẻ khó, xót nhau do tử cung co bóp yếu.

+Dùng trong trường hợp ngựa bị đau bụng do lồng, xoắn ruột (khi dùng phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh).

Liều lượng và cách dùng

+ Trâu, bò, ngựa: 0.1-0.4g/con

+ Lợn, dê, cừu: 0,02g/con

Triệu chứng ngộ độc và cách giải

+ Triệu chứng: Con vật ra nhiều mồ hôi, ra rất nhiều nước bọt (nhất là trâu, bò), tim đập chậm, mệt nhọc.

+ Cách giải: Tiêm Atropin, tiêm thuốc trợ tim, trợ lực như: cafein. Cho con vật vào nơi kín gió, ấm và cho uống nước các cây thuốc nam lợi tiểu như: rễ cỏ tranh, râu bắp.

4.1.2.2. Novocain

- Tính chất: Ở dạng bột tinh thể màu trắng, không mùi, vị đắng, tan mạnh trong nước. Dung dịch bền vững ở nhiệt độ thường, ở nhiệt độ cao dễ bị phân hủy, bị phân hủy nhanh ở máu và các tổ chức đặc biệt là gan.

- Tác dụng:

+ Novocain là thuốc gây tê nhanh nhưng chóng hết tác dụng, nếu phối hợp với adrenalin tác dụng sẽ kéo dài hơn.

+ Novocain không gây tê bề mặt da và niêm mạc và phải gây tê thấm bằng cách tiêm dưới da hoặc gây tê dẫn truyền.

+ Làm tê các đoạn thần kinh mà thuốc thấm vào, làm cắt đứt phá vỡ cung phản xạ. Truyền các xung động bệnh lý từ nội tạng hay ngoại biên về thần kinh trung ương.

+ Dung dịch pha loãng, liều thấp thuốc làm hưng phấn thần kinh nhẹ, làm tăng chức năng dinh dưỡng.

+ Tiêm vào tĩnh mạch thuốc làm giảm co bóp của cơ trơn, không có tác động làm co mạch máu mà làm giãn mạch máu.

Công dụng và cách dùng Novocain Gây tê tại chỗ bằng cách tiêm dưới da hay bắp 4

-Công dụng và cách dùng Novocain

+ Gây tê tại chỗ bằng cách tiêm dưới da hay bắp thịt dung dịch 2-3%.

Trâu, bò, ngựa: 0,5-1,5g/ con Lợn, dê, cừu: 0,15-0,3g/con

Để kéo dài thời gian gây tê và cầm máu khi phẫu thuật nên phối hợp với Adrenalin, trộn thêm 1-5ml Adrenalin 1/1000.

+ Phong bế vết thương vùng chấn thương bằng dung dịch 0,25-0,5% tiêm xung quanh hay phía trên vết

Ảnh 38: Thuốc Novocain

thương liều như gây tê và chia làm nhiều lần.

+ Chữa bong gân, sưng khớp, sai khớp, tiêm xung quanh vùng đau dung dịch 2-3 %. Liều giống liều gây tê.

+ Chống suy dinh dưỡng bằng dung dịch 0,25-0,5 %. Liều giống liều gây tê.

+ Gây tê dần truyền: Novocain làm ức chế dây thần kinh chi phối bộ phận bị đau hoặc bộ phận sẽ phẫu thuật. Dùng nồng độ 3-6%. Thường phải nắm vững vị trí giải phẫu của thần kinh và vị trí tiêm vào dưới màng cứng tủy sống ở khấu đuôi.

Thuốc có tác dụng từ 15-60 phút, nếu pha thêm adrenalin tác dụng gây tê sẽ kéo dài 2-3 giờ.

*Chú ý: khi đang điều trị bằng Sulfamid thì không nên dùng Novocain.

4.1.2.3. Diclofenac 2,5%

- Thành phần:


Mỗi ml chứa:


Diclofenac: ............................. 25 mg.


Tá dược vd: ............................... 1 ml.


- Tác dụng:


+ Trường hợp sốt cao, bỏ ăn, viêm vú; kết hợp điều trị viêm mũi, hạ sốt.


+ Các chứng viêm khớp cấp và mãn tính, viêm cơ, viêm gân, viêm dây thần kinh, chấn thương, hậu phẫu.


+ Điều trị các chứng đau bụng co thắt ở ngựa và gia súc.


-Cách dùng và liều lượng:


Tiêm bắp thị (I.M)


Dùng liên tục 3-5 ngày.


Liều trung bình: 2,5 mg/kg TT tương đương 1 ml/10 kg TT.

- Trâu, bò, ngựa: ....................... 10-15 ml.

- Lợn, dê, cừu, bò........................2-5-8 ml.

- Lợncon:........................................1-3ml.

- Chó, mèo: ................................ .0,3-3 ml.

4.1.2.4. Azidin

- Thành phần:

Mỗi lọ 2,36g chứa: Diminazen aceturat: 1050mg Tá dược vừa đủ: 2,36g

-Công dụng:

Phòng và trị các bệnh ký sinh trùng đường máu, tiên mao trùng ở trâu, bò, ngựa, chó.

-Liều lượng và cách dùng:

Pha 1 lọ 2,36g với 14ml nước cất, lắc đều cho tan hết. Tiêm sâu bắp thịt hoặc tiêm chậm tĩnh mạch. Liều trung bình: 3.5mg Diminazen/1 kgTT, tức lọ 2,36g tiêm cho 300kg TT.

4.2. Thuốc bổ

4.2.1. Vitamin B1

- Tính chất: ở dạng kết tinh hình kim mỏng, có mùi thơm, vị hơi đắng, không mùi, dễ tan trong nước, ít tan trong rượu, không tan trong các dung môi hữu cơ, dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao.

Nguồn gốc: men bia, rau xanh, hạt ngũ cốc, cám gạo, gan, tim, thận…

Tác dụng Có vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucid khi thiếu vtm B1 sẽ có sự 5

-Tác dụng:

+ Có vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucid, khi thiếu vtm B1 sẽ có sự ứ đọng các sản phẩm trung gian của Glucid, B1 rất cần thiết cho sự tổng hợp mỡ từ glucid tiêu hóa do đó khi vỗ béo gia súc khấu phần ăn có nhiều bột đường thì bổ sung thêm vtm B1.

+Vtm B1 cần thiết cho sự dinh dưỡng của hệ thần kinh cơ và các tuyến do vậy khi thiếu B1 gia súc bị phù và viêm dây thần kinh. Vtm B1 còn duy trì hoạt động của ruột non của gia súc

được bình thường. Ảnh 39: Thuốc vitamin B1

Khi thiếu vtm B1: gia cầm viêm dây thần kinh, vẹo đầu, liệt các cơ. Gia súc thường biếng ăn, khó thở, suy yếu, ói mửa

-Công dụng: dùng trong các trường hợp:

+ Cơ thể suy nhược, kém ăn, tiêu hóa kém.

+Viêm dây thần kinh, co giật, bại liệt dây thần kinh các chi.

+Các bệnh truyền nhiễm và trúng độc.

+Phù thũng, bệnh ở gan, gia súc có thai hoặc cho con bú, các bệnh về tim, dạ dày, gan.

4.2.2. Vitamin C

-Tính chất: Nguyên chất ở dạng tinh thể không màu, vị chua, tan trong nước, cồn, không tan trong ete, benzene, lipid, Chlorofoc, ở dạng nước, dung dịch thuốc dễ bị phân hủy.

Nguồn gốc: có nhiều trong hoa quả tươi, cà chua, chanh cam,… tổng hợp bằng phương pháp hóa học. Vitamin C nhạy cảm với nhiệt độ đặc biệt oxy.

-Tác dụng:

+ Cần cho sự trao đổi chất và sự sống, tham gia quá trình oxy hóa khử, giữ vai trò vận chuyển oxy trong hiện tượng oxy hóa khử.

+ Kích thích tạo huyết sắc tố và máu của cơ thể.

+ Kích thích hoạt động tuyến nội tiết như thượng thận, buồng trứng.

+ Tăng sức chống đỡ toàn thân khi con vật mệt mỏi hay suy nhược

Công dụng dùng trong các trường hợp Các bệnh truyền nhiễm trúng độc thời 6

-Công dụng: dùng trong các trường hợp:

+ Các bệnh truyền nhiễm, trúng độc, thời kỳ phục hồi sau khi bị bệnh.

+ Bệnh Stress trong vận chuyển.

+ Lợn con phân trắng.

+ Thiếu máu, thiếu huyết sắc tố, xuất huyết.

+ Viêm tử cung, âm đạo, ung nhọt, bỏng, viêm ruột và dạ dày…

-Cách dùng: Có thể dùng hco uống, tiêm tĩnh mạch hay bắp thịt

+ Trâu, bò, ngựa: 3-5g

+ Lợn, dê, cừu: 0,2-1g.

4.2.3. B. complex

- Tính chất: là dung dịch màu vàng bao gồm: Vtm B1: 8g

VtmB2: 0.4g Vtm B6: 0.8g Vtm B12: 0.8 g

Vtm PP: 20mg Vtm B12: 0.02mg

-Tác dụng:

Ảnh 40: Thuốc Vitamin C

+ Nâng cao sức đề kháng của gia súc chống lại điều kiện sống bất lợi.

+ Tăng cường trao đổi chất đối với cơ thể vật nuôi.

+ Kích thích sinh trưởng và sinh sản ở vật nuôi.

-Ứng dụng:

+Kích thích sự tăng trưởng của gia súc non, chống còi cọc.

+Chữa các hội chứng thần kinh, bại liệt do viêm thần kinh.

+ Phối hợp cùng với thuốc kháng sinh điều trị bệnh truyền nhiễm, viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023