Thức Ăn Làm Thay Đổi Chuyển Hoá Và Thải Trừ Thuốc

+ Than hoạt, tanin hấp phụ hoặc làm kết tủa nhiều alcaloid (quinin, atropin) và các muối kim loại (Zn, Pb, Hg...)

Đối kháng xẩy ra ở trong cơ thể, gọi là tác dụng tương hỗ: là tương tác sinh học giữa các thuốc, có sự tham gia của receptor, enzym.

Cơ chế của tác dụng đối kháng có thể là:

+ Tranh chấp trực tiếp tại receptor, thí dụ: Acetylcholin và atropin tại receptor M cholinergic

Histamin và cimetidin trên receptor H2 ở niêm mạc dạ dày

+ Đối kháng chức phận: hai chất chủ vận, tác dụng trên 2 receptor khác nhau, nhưng cho tác dụng đối kháng trên cùng một cơ quan, thí dụ:

Histamin (kích thích H1) làm co cơ trơn khí phế quản, gây hen Albuterol (kích thích 2) làm giãn cơ trơn phế quản, dùng điều trị hen.

1.3.3. Đảo ngược tác dụng

Adrenalin vừa làm co mạch (kích thích receptor ) vừa làm giãn mạch (kích thích receptor ). Khi dùng một mình tác dụng mạnh hơn nên gây tăng huyết áp. Khi dùng phentolamin (regitin) là thuốc ức chế chọn lọc receptor rồi mới tiêm adrenalin sẽ gây giãn mạch và hạ huyết áp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

2. Tương tác thuốc - thức ăn - đồ uống

2.1. Tương tác thuốc - thức ăn

2.1.1 Thức ăn làm thay đổi hấp thu thuốc

Sự hấp thu phụ thuộc vào thời gian rỗng của dạ dày.

+ Uống lúc đói thuốc chỉ lưu giữ trong dạ dày khoảng 10 - 30 phút,

+ Uống lúc no thuốc bị giữ lại trong dạ dày khoảng 1 - 4 giờ, do đó:

Những thuốc ít tan sẽ có thời gian để tan, khi xuống ruột sẽ được hấp thu nhanh hơn (penicilin V). Tuy nhiên, những thuốc dễ tạo phức với thành phần của thức ăn sẽ bị giảm hấp thu (tetracyclin).

Các thuốc kém bền vững trong môi trường acid (ampicilin, erythromycin) nếu bị giữ lâu ở dạ dày sẽ bị phá huỷ nhiều.

Viên bao tan trong ruột sẽ bị vỡ (cần uống trước ăn 0,5 - 1 giờ hoặc sau ăn 1 - 2 giờ). Những thuốc dễ kích ứng đường tiêu hoá, nên uống lúc no.

Sự hấp thu thuốc còn phụ thuộc vào dạng bào chế, thí dụ: aspirin viên nén uống sau ăn sẽ giảm hấp thu 50%, trong khi viên sủi bọt được hấp thu hoàn toàn.

2.1.2. Thức ăn làm thay đổi chuyển hoá và thải trừ thuốc

Thức ăn có thể ảnh hưởng đến chuyển hoá và thải trừ thuốc (song ảnh hưởng không lớn).

Ngược lại, thuốc có thể ảnh hưởng nhiều đến chuyển hoá một số chất trong thức ăn.

Thí dụ: thuốc ức chế enzym mono - amin - oxydase (IMAO) như iproniazid có thể gây cơn tăng huyết áp kịch phát, khi ăn các thức ăn có nhiều tyramin (bơ, sữa), do tyramin tranh chấp với cathecholamin tại kho dự trữ làm tăng giải phóng cathecholamin, trong khi MAO đang bị ức chế, gây nên co mạch mạnh và tăng huyết áp kịch phát – còn gọi là “ hội chứng Fomat”


2.2. Tương tác thức ăn - đồ uống thuốc

2.2.1. Nước

Nước là đồ uống thích hợp nhất cho mọi loại thuốc, vì không xảy ra tương kỵ khi hoà tan thuốc.

Nước là phương tiện để dẫn thuốc (dạng viên) vào dạ dày - ruột, làm tăng tan rã và hoà tan hoạt chất, giúp hấp thu dễ dàng. Vì vậy, cần uống đủ nước (100 - 200 ml cho mỗi lần uống thuốc) để tránh đọng viên thuốc tại thực quản, có thể gây kích thích, loét.

Chú ý:

+ Uống nhiều nước trong quá trình dùng thuốc (1,5 - 2 lít/ngày) để làm tăng tác dụng của thuốc (các loại thuốc tẩy), hoặc để làm tăng thải trừ và làm tan các chất chuyển hoá của thuốc (sulfamid, cyclophosphamid).

+ Uống ít nước hơn bình thường để duy trì nồng độ thuốc cao trong ruột khi uống thuốc tẩy giun, sán (niclosamid, mebendazol).

+ Tránh dùng nước quả, nước khoáng base hay các nước ngọt đóng hộp có gas vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc làm thuốc hấp thu quá nhanh.


2.2.2. Sữa

Sữa chứa calci caseinat. Nhiều thuốc tạo phức với calci của sữa sẽ không được hấp thu (tetracyclin, lincomycin, muối Fe...).

Những thuốc dễ tan trong lipid sẽ tan trong lipid của sữa và chậm được hấp thu.

Protein của sữa cũng gắn thuốc làm cản trở hấp thu. Sữa có pH cao nên làm giảm kích ứng dạ dày của các thuốc acid.

2.2.3. Cà phê, chè

Hoạt chất cafein trong chè, cà phê làm tăng tác dụng của thuốc hạ sốt giảm đau như aspirin, paracetamol, nhưng lại làm tăng tác dụng không mong muốn như nhức đầu, tăng nhịp tim, tăng huyết áp ở bệnh nhân đang dùng IMAO

Tanin trong nước chè gây tủa các thuốc có sắt hoặc alcaloid.

Cafein cũng gây tủa aminazin, haloperidol và làm giảm hấp thu, nhưng lại làm tăng hoà tan ergotamin và làm dễ hấp thu.

2.2.4. Rượu ethylic

Rượu có nhiều ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, hệ tim mạch, sự hấp thu

của đường tiêu hoá. Người nghiện rượu bị giảm protein huyết tương, suy giảm chức năng gan, nhưng lại gây cảm ứng enzym chuyển hoá thuốc của gan (xem bài “rượu”), vì vậy rượu có tương tác với nhiều thuốc và đều là tương tác bất lợi. Do đó khi đã dùng thuốc thì không uống rượu.


3. Thời điểm dùng thuốc (dược lý thời khắc)

Nghiên cứu sự tương tác giữa thuốc - thức ăn - đồ uống sẽ giúp thầy thuốc chọn được thời điểm uống thuốc hợp lý, đạt hiệu quả điều trị cao và giảm tác dụng không mong muốn.

Uống thuốc lúc đói, thuốc chỉ bị giữ lại ở dạ dày 10-30 phút, với pH 1, còn uống lúc no (sau ăn), thuốc bị giữ lại 1 - 4 giờ với pH 3,5. Vậy, tuỳ tính chất của thuốc, mục đích điều trị, có thể chọn thời điểm uống thuốc theo một vài gợi ý sau:

+ Thuốc nên uống lúc đói (trước ăn 1/2 đến 1 giờ): Thuốc bọc dạ dày, các thuốc không nên giữ lâu trong dạ dày vì kém bền trong môi trường acid (ampicilin, erythromycin), các loại viên bao tan trong ruột hoặc các thuốc giải phóng chậm.

+ Thuốc nên uống lúc no (trong hoặc ngay sau ăn): Thuốc kích thích bài tiết dịch vị (rượu), các enzym tiêu hoá (pancreatin), thuốc kích thích dạ dày (CVPS, muối kali, quinin), thuốc hấp thu quá nhanh khi đói, dễ gây tác dụng không mong muốn (levodopa, kháng histamin H1 ).

+ Thuốc ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn thì uống lúc nào cũng được.

+ Thuốc nên uống vào buổi sáng, ban ngày: Thuốc kích thần kinh trung ương, thuốc lợi niệu, corticoid (uống 1 liều lúc 8 giờ để duy trì nồng độ ổn định trong máu).

+ Thuốc uống vào buổi tối, trước khi ngủ: Thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc kháng acid, chống loét dạ dày (dịch vị thường tiết nhiều vào ban đêm) và nên ngồi 15 - 20 phút sau uống để thuốc xuống được dạ dày.


LƯỢNG GIÁ:

1. Trình bày về sự tương tác dược lực học và dược đông học của thuốc khi dùng phối hợp, áp dụng trong điều trị.

2. Trình bày sự tương tác giữa thuốc – thức ăn – đồ uống.


THUỐC TÁC DỤNG

TRÊN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT



Mục tiêu:

CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

1. Trình bày khái niệm hệ thần kinh thực vật, khái niệm chất trung gian hoá học và các chất trung gian hóa học của hệ thần kinh thực vật

2. Trình bày sự phân loại hệ thần kinh thực theo dược lý.

3. Trình bày được sự phân loại thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật theo dược lý.


Hệ thần kinh thực vật (còn gọi là hệ thần kinh tự động), chuyên điều khiển các hoạt động ngoài ý muốn, có vai trò điều hoà chức phận của nhiều cơ quan, hệ thống trong cơ thể, giúp cơ thể giữ được sự ổn định trong khi môi trường sống luôn luôn thay đổi.

Hệ thần kinh thực vật hình thành từ những trung tâm trong não và tuỷ sống. Từ đó xuất phát những sợi thần kinh tới các tạng, mạch máu và cơ trơn. Trước khi tới cơ quan thu nhận, các sợi đều dừng ở một sinap tại hạch. Vì vậy, có sợi trước hạch (tiền hạch) và sợi sau hạch (hậu hạch).

Theo giải phẫu và sinh lý hệ thần kinh thực vật được chia thành 2 hệ : hệ giao cảm và hệ phó giao cảm.

ε έ


Sợi tiền hạch


Sợi hậu hạch


R R

Cơ quan thu nhận


1. Giải phẫu của hệ thần kinh thực vật (xem lại giải phẫu)

2. Chức phận sinh lý và sinap

2.1. Chức phận sinh lý của hệ thần kinh thực vật

Chức phận sinh lý của hai hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan nói chung là đối kháng nhau trên các receptor, cụ thể :

Trên mắt: kích thích giao cảm làm giãn đồng tử, còn kích thích phó giao cảm làm co đồng tử. Trên tim: kích thích giao cảm làm tăng tần số, tăng biên độ co bóp, còn kích thích phó giao cảm làm giảm tần số và giảm biên độ co bóp... ( đọc lại sinh lý học )


2.2. Chất trung gian hoá học và sinap

Những chất hoá học tiết ra ở đầu mút của các dây thần kinh (trung ương và thần kinh thực vật) khi bị kích thích, làm trung gian cho sự dẫn truyền giữa các dây tiền hạch với hậu hạch hoặc giữa dây thần kinh với cơ quan thu nhận, gọi là chất trung gian hoá học (TGHH).

Tín hiệu thần kinh được truyền từ nơron này sang nơron khác qua các "khớp "

nơron, gọi là sinap:

+ Tận cùng trước sinap là các cúc tận cùng trong có các bọc nhỏ chứa chất trung gian hoá học

+ Tận cùng sau là màng của thân nơron sau

+ Giữa cúc tận cùng và thân của nơron sau là khe sinap rộng 200 - 300 A0 (angstron)


o

200 -300A



Khe

Tận cù ng trư ớ c

Thân nơron sau


Các chất trung gian hoá học ở hệ thần kinh thực vật gồm:

+ Chất trung gian hoá học ở hạch giao cảm, hạch phó giao cảm và hậu hạch phó giao cảm là acetylcholin (Ach).

+ Chất trung gian hoá học ở hậu hạch giao cảm là catecholamin (gồm noradrenalin và adrenalin).

+ Chất trung gian hoá học được tổng hợp trong tế bào thần kinh, lưu giữ ở dạng phức hợp trong các hạt đặc biệt ở ngọn thần kinh. Dưới tác dụng của xung tác thần kinh, từ các hạt dự trữ chất trung gian hoá học được giải phóng ra dạng tự do, có hoạt tính gắn vào các receptor. Sau tác dụng chúng được thu hồi lại vào chính nơi giải phóng hoặc bị phá huỷ nhanh bởi các enzym đặc hiệu:

Acetycholin bị cholinesterase thuỷ phân

Noradrenalin và adrenalin bị oxy hoá và khử amin bởi COMT (cathechol - oxy

- methyl - transferase) và MAO (mono - amin - oxydase).

Các trường hợp đặc biệt:

+ Dây giao cảm tới tuỷ thượng thận không đi qua hạch. Ở tuỷ thượng thận dây này tiết ra acetylcholin để kích thích tuyến tiết ra adrenalin. Vì vậy, tuỷ thượng thận được coi như một hạch giao cảm lớn.

+ Các dây hậu hạch giao cảm chi phối tuyến mồ hôi lẽ ra phải tiết ra adrenalin, nhưng lại tiết ra acetylcholin.

+ Các dây thần kinh vận động đi đến các cơ xương (thuộc thần kinh trung ương) cũng tiết ra acetylcholin.

+ Trong não, xung tác giữa các nơron cũng nhờ acetylcholin. Ngoài ra còn có

những chất trung gian hoá học khác như serotonin, catecholamin, acid gama – amino - butyric (GABA)...


3. Phân loại hệ thần kinh thực vật theo dược lý

Căn cứ vào chất trung gian hoá học được tiết ra và tác dụng trên các loại receptor của hệ thần kinh thực vật, dược lý học phân chia hệ thần kinh thực vật thành 2 hệ:

Hệ phản ứng với chất trung gian hoá học là acetylcholin gọi là hệ cholinergic. Hệ này có 2 receptor là M và N.

Hệ phản ứng với chất trung gian hóa học là adrenalin gọi là hệ adrenergic, gồm hậu hạch giao cảm. Hệ này có 2 receptor là .


* Hệ cholinergic được chia thành hai hệ nhỏ:

+ Hệ Muscarinic (viêt tắt là hệ M): nhận các dây hậu hạch phó giao cảm (tim, cơ trơn và tuyến ngoại tiết), ngoài bị kích thích bởi acetylcholin, còn bị kích thích bởi muscarin và bị ngừng hãm bởi atropin.

+ Hệ Nicotinic (viêt tắt là hệ N): nhận các dây tiền hạch giao cảm, tiền hạch phó giao cảm, ngoài bị kích thích bởi acetylcholin, còn bị kích thích bởi nicotin. Hệ này gồm hạch giao cảm và hạch phó giao cảm, tuỷ thượng thận, xoang động mạch cảnh (bị ngừng hãm bởi hexametoni) và tấm vận động của cơ vân thuộc hệ thần kinh trung ương (bị ngững hãm bởi d - tubocurarin).

Phân loại hệ thần kinh thực vật theo dược lý 4 Phân loại các thuốc tác dụng 1


Phân loại hệ thần kinh thực vật theo dược lý

4. Phân loại các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật

Các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật được chia thành 2 loại sau:

+ Các thuốc tác dụng trên hệ cholinergic gồm: Thuốc kích thích hệ M và thuốc ngừng hãm hệ M. Thuốc kích thích hệ N và thuốc ngừng hãm hệ N.

+ Các thuốc tác dụng trên hệ adrenergic gồm:

Thuốc cường hệ adrenergic (cường , cường , cường ) Thuốc huỷ hệ adrenergic (huỷ giao cảm và huỷ adrenalin)

Các thuốc kích thích có thể tác dụng theo những cơ chế:

+ Tăng tổng hợp chất TGHH.

+ Phong toả enzym phân huỷ chất TGHH.

+ Ngăn cản thu hồi chất TGHH về ngọn dây thần kinh.

+ Kích thích trực tiếp các receptor.

Các thuốc ức chế có thể tác dụng theo các cơ chế:

+ Ngăn cản tổng hợp chất TGHH.

+ Ngăn cản giải phóng chất TGHH.

+ Phong toả tại receptor.


* LƯỢNG GIÁ:

1. Định nghĩa hệ thần kinh thực vật?

2. Chức phận sinh lý của hệ thần kinh thực vật?

3. Phân loại hệ thần kinh thực vật theo dược lý?

4. Phân loại thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật theo dược lý?


CHƯƠNG II: THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ CHOLINERGIC


Mục tiêu:

1. Trình bày tác dụng và áp dụng lâm sàng của các thuốc kích thích và ngừng hãm trên hệ M, hệ N.

2. Trình bày được cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc phong tỏa men cholinesterase có hồi phục.

3. Trình bày được triệu chứng ngộ độc chất phong tỏa men cholinesterase khó hồi phục và phương pháp điều trị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2024