thần Bắc Đế, bang Phúc Kiến thờ ông Bổn, mỗi vị thần đều có ngày huý kị khác nhau gọi là ngày vía. Ngày vía thần của bang mình, từng bang tổ chức cúng tế ngay trong ngôi chùa của bang và mời các bang khác đến tham dự. Việc làm này vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa là dịp để những người đồng hương có dịp gặp gỡ, giao hiếu với nhau sau một năm làm ăn vất vả.
18.2.4.3. Các lễ hội của người Khmer
(Lễ mừng năm mới - Cholthnamthmay, Lễ cúng trăng - Okombok …) phần lễ được tổ chức theo truyền thống của Phật giáo Nam Tông (hệ phái Tiểu Thừa) vật cúng gồm cơm và các món ăn, hoa quả, nhang, đèn…. do bà con Phật tử đem đến chùa để cúng
Lễ hội ChôlchnamThmây của dân tộc Khmer còn gọi là lễ chịu tuổi tức là lễ Tết đón mừng năm mới (Theo Phật lịch) của người Khmer. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 13-14-15 tháng 4 dương lịch. Món ăn truyền thống trong ngày tết ChôlchnamThmây là bánh tét, bánh ngọt, hoa quả….Người Khmer dùng đến 5 loại bánh: Bánh tét nhân mỡ (Nùm Chruốt) Bánh dừa nhân chuối (Nùmchết) Bánh ít (Nùmtiên) bánh bột nhân dừa (Nùm niềng nóc) … Trong Lễ mừng năm mới - Cholthnamthmay ngoài những nghi lễ truyền thống của dân tộc như: Lễ rước Mahascan (đại lịch thiên văn) lễ dâng hương quả, lễ đắp núi cát, đắp núi lúa, gạo, lễ tắm tượng Phật, lễ cầu siêu cho ông bà quá cố. Đồng bào vẫn còn duy trì được những trò chơi dân gian như: trò chơi bịt mắt đập nồi, (chùa Cù Là cũ) thả vịt trên sông bơi thuyền rượt bắt (chùa Rạch Tìa) .. Đặc biệt trong tất cả các chùa đều có tổ chức múa hát Roomvông trong suốt ba ngày lễ.
Lễ Đôlta của người Khmer theo hệ phái Nam tông cũng giống như Lễ Vu Lan báo hiếu của Phật Giáo Bắc Tông, đó là tưởng nhớ công ơn ông bà, cha mẹ, họ hàng. Lễ này thường được tổ chức vào ngày 30 tháng 8 âm lịch hàng năm, thường được tổ chức ở chùa
Lễ hội Okombok: Lễ hội này còn được gọi là “Lễ hội cúng trăng” hay “Đút cốm dẹt”. Mỗi năm cứ vào ngày 15/10 âm lịch đồng bào Khmer lại tổ chức lễ hội lớn này để cúng Mặt Trăng. Lễ hội Okombok cũng chính là lễ hội Văn hoá - Thể thao lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer. Ngày nay lễ hội này không chỉ của riêng đồng bào dân tộc Khmer vui chơi mà còn là lễ hội chung vui cho tất cả các dân tộc trong tỉnh cùng tham dự. Các lễ vật cúng như cốm dẹt, dừa, chuối, khoai lang, khoai mì, bánh kẹo... Đồng bào phật tử tập hợp lại xung quanh sân chánh điện, chờ khi mặt trăng lên tới đỉnh là mọi người đều khấn vái để tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng. Sau “Lễ nuốt cốm” mọi người quây quần ăn uống vui chơi, ca hát, nhảy múa. Cùng với nghi lễ, các chùa tổ chức thả đèn gió và đèn nước. Đặc biệt thả đèn nước có nghi thức long trọng.
18.2.4.4. Các làng nghề thủ công truyền thống
18.2.4.4.1. Nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên Giá trị về kinh tế
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp, Chương Trình Để Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Thành Phố Hồ Chí Minh Và Rừng Ngập Mặn Cần Giờ
- Du lịch sinh thái - 43
- Đánh Giá Hiện Trạng Du Lịch Tại Tỉnh Kiên Giang
- Đánh Giá Hiện Trạng Bảo Tồn Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Hiện Nay
- Đánh Giá Hiện Trạng Danh Lam Thắng Cảnh Và Hiện Trạng Môi Trường Du Lịch Tỉnh Kiên Giang.
- Về Pháp Lý Sử Dụng Nguyên Liệu Và Đầu Ra Sản Phẩm
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
Sản phẩm đồi mồi là một mặt hàng mỹ nghệ có giá trị cao. Trước đây sản phẩm được xuất sang nhiều nước trên thế giới đã đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho ngành ngoại thương. Đây là mặt hàng được khách du lịch ưa chuộng, nghề chế tác đồi mồi đã mang lại lợi nhuận lớn cho người kinh doanh và sản xuất mặt hàng này. Những dịch vụ vệ tinh của nghề cũng là một trong những nghề mang lại lợi ích về kinh tế. Nghề chế tác đồi mồi là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến với Hà Tiên, gián tiếp tạo nguồn thu thông qua các dịch vụ du lịch.
Hiện nay giá trị kinh tế của nghề đồi mồi đang suy giảm và không còn được xem là một mặt hàng chính thức trong danh mục hàng hóa kinh doanh được niêm yết của Nhà nước. Sản phẩm đồi mồi chế tác được buôn bán trên thị trường chủ yếu là không đăng ký kinh doanh và cũng không có cơ quan kinh tế nào quản lý chính thức.
Giá trị về văn hóa - xã hội
Về mặt lịch sử, nghề đồi mồi được xem như một chứng cứ quá trình phát triển của người Việt đến tận vùng đất cực Tây Nam. Nghề mang đậm dấu ấn của nghệ nhân 3 miền với sự dung hợp hài hòa về nghệ thuật tạo hình, kỹ thuật chế tác. Nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên là sự biểu trưng về tính cần cù, nhẫn nại, khéo léo đầy tính sáng tạo của dân tộc. Sản phẩm đồi mồi Hà Tiên là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo trong nền văn hóa Việt Nam.
Nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên đã trở thành nghề tạo được nhiều việc làm cho người dân địa phương, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương. Sản phẩm đồi mồi đạt đến độ tinh xảo về mặt nghệ thuật và càng hoàn mỹ khi được kết hợp với kỹ thuật khảm, chạm khắc kim loại quí, vỏ ốc xà cừ. Sản phẩm được xem như những tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao.
18.2.4.4.2. Nghề chế tác huyền Hà Tiên Giá trị về kinh tế
Huyền là loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có giá kém cẩm thạch nhưng đắt hơn mã não và tương đương với đồi mồi. Giá thành của một sản phẩm huyền tùy thuộc vào lượng huyền đã được sử dụng chế tác, nghệ thuật tạo dáng và công lao động. Giá huyền thường được giới sản xuất tính theo tiêu chuẩn vàng rồi từ đó qui ra tiền. Một chiếc vòng đeo tay liền chất lượng tốt có giá bán từ khoảng 0,5 - 0,7 chỉ vàng 24K; chuỗi hạt đeo cổ thì tùy thuộc lớn, nhỏ, dài ngắn mà định giá, trung bình cũng từ 1 chỉ vàng 24K trở lên. Vòng đeo tay nhiều khúc còn gọi là "lắc" có 0,3 - 0,5 chỉ vàng 24K… Với giá trị kinh tế này các mặt hàng huyền cũng tạo nên nguồn lợi nhuận tương đối bù lại công sức lao động cần cù tỉ mỉ cho giới thợ.
Giá trị về văn hóa - xã hội
Đối với người dân Hà Tiên nói riêng, Kiên Giang nói chung, các sản phẩm huyền có lịch sử gắn liền với lịch sử thành lập trấn Hà Tiên, lịch sử hòa hợp và giao lưu văn hóa giữa các khối cộng đồng cư dân địa phương. Sản phẩm huyền mang đậm bản sắc dân gian, tiêu biểu cho di sản văn hóa nghệ thuật độc đáo mang truyền thống của địa phương.
Nghề huyền là một nghề mỹ nghệ thủ công nên mỗi sản phẩm đều được xem như một tác phẩm nghệ thuật, có giá trị thẩm mỹ cao, sản phẩm xinh xắn, duyên dáng, tinh xảo. Để có được sản phẩm huyền đòi hỏi người thợ phải có nhiều sáng tạo và nhạy cảm trong nghệ thuật tạo hình, tạo dáng sản phẩm theo sát thời trang, thị hiếu của người sử dụng ở từng thời, từng lứa tuổi khác nhau. Có những tác phẩm điêu khắc bằng chất liệu huyền giá trị thẩm mỹ vượt xa các tác phẩm bằng đá quí khác. Sản phẩm huyền là biểu tượng của đức tính cần cù, chịu khó, nhẫn nại và khéo léo giới thợ huyền, trong lao động sáng tạo nghệ thuật, một đức tính sẵn có của dân tộc Việt Nam nói chung và con người Hà Tiên nói riêng. Nghề huyền Hà Tiên được xem là một trong những nghề thủ công mỹ nghệ có giá trị văn hóa độc đáo. Nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ huyền Hà Tiên là một trong những sản phẩm độc đáo của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
18.2.4.4.3. Nghề chế biến nước mắm Phú Quốc Giá trị về kinh tế
Nước mắm Phú Quốc là một loại nước chấm được sản xuất theo phương pháp cổ truyền là lên men cá tươi và muối. Theo phân tích thành phần hợp chất nước mắm chứa 13 loại acid amin, vitamin B, khoảng 1 - 5 mincrogram vitamin 12 (cơ thể người chỉ cần 1 microgram/ngày). Nước mắm Phú Quốc tùy theo độ đạm để phân loại có thể tính từ loại ngon là từ 200N (độ đạm) trở lên và loại thường từ 110N - 200N.
Nghề làm nước mắm ở tỉnh Kiên Giang, tiêu biểu nhất là huyện Phú Quốc là một nghề cha truyền con nối có kỹ thuật, có truyền thống và có lợi nhuận kinh tế cao trong gia đình, địa phương và hiện là nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ số lượng xuất khẩu ổn định. Nghề tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, khí hậu, thổ nhưỡng để tạo ra loại sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế cao. Nghề chế biến nước mắm Phú Quốc đang dần chuyển sang sản xuất qui mô theo tiêu chuẩn công nghiệp hiện đại càng tăng thêm sản lượng, giá trị kinh tế và công nghiệp hóa dần nghề thủ công truyền thống này. Lượng sản phẩm nước mắm được xuất khẩu ngày càng nhiều và thị trường mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Chế biến nước mắm Phú Quốc được đánh giá là 1 nghề thủ công truyền thống phát triển và có khả năng trở thành một ngành công nghiệp chế biến mang lại giá trị kinh tế cao nhất hiện nay.
Giá trị về văn hóa - xã hội
Nghề chế biến nước mắm là một nghề thu hút một lực lượng lao động đáng kể (lao động trực tiếp và lao động gián tiếp), tại Phú Quốc là 218 người tham gia sản xuất trực tiếp tại các nhà thùng. Đây là nghề tạo cho nhiều lao động có mức thu nhập khá bình quân từ 700.000 - 2.000.000đ/tháng, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và xóa đói giảm nghèo cho một số đối tượng lao động.
Nghề chế biến nước mắm Phú Quốc đã cung cấp một loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của một bộ phận dân cư. Nước mắm Phú Quốc mang hương vị, màu sắc, đặc trưng riêng độc đáo, trở thành một mặt hàng truyền thống mang biểu trưng riêng của Phú Quốc. Với từng bước phát triển nghề chế biến nước mắm Phú Quốc đã gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh Kiên Giang.
18.2.4.4.4. Nghề nặn đồ đất Hòn Đất Giá trị về kinh tế
Đồ đất nung của Hòn Đất không chỉ bán khắp các tỉnh ĐBSCL, Tp.HCM mà còn sang tận Campuchia. Chất lượng sản phẩm đất nung của ở Hòn Đất rất được nhiều nơi ưa thích. Các thương lái sẽ đến từng nhà gom các sản phẩm gốm tập trung chở đi bán các nơi. Năm 2004, nghề nặn đồ đất Hòn Đất đã sản xuất được 1,48 triệu sản phẩm các loại đạt giá trị sản xuất là 4,87 tỉ đồng, tính bình quân thu nhập trung bình mỗi lao động trực tiếp tham gia nghề là khoảng 540.000đ/tháng. Nếu thuận lợi, thu nhập của hộ sản xuất trong mùa làm nồi khá cao, mỗi lao động chính có thể kiếm từ 40.000 đến 50.000 đồng/ngày.
Thương lái thường đặt mua sản phẩm đồ đất bằng cách ứng tiền trước, mua hàng sau, với giá cả thường có lợi cho họ hơn là cho thợ nắn nồi (hàng non). Vào mùa nắng, nhiều ghe thương lái đậu dưới kinh ngay nơi làm nồi để mua sản phẩm đem đi bán. Họ vừa bán sỉ, bán lẻ, vừa bán dạo. Phương thức bán dạo được thực hiện ở những vùng nông thôn bằng cách chở những sản phẩm đất nung bằng xuồng ba lá, xuồng lườn (thuyền độc mộc) rồi chịu khó luồn lách đem hàng đến những điểm dân cư xa xôi, hẻo lánh.
Giá trị về văn hóa - xã hội
Nghề nặn đồ đất Hòn Đất là một nghề thủ công truyền thống mang tính gia truyền. Hầu như phần lớn các gia đình Khơme ở Hòn Đất, Hòn Me đều tham gia chế tác gốm và hiện nay có nhiều hộ gia đình người Việt cũng tham gia và sinh sống bằng nghề này. Nghề gốm ở đây mang tính quy mô nhỏ cho các hộ gia đình. Thời gian làm nghề thường được tiến hành vào thời điểm nông nhàn, thường là vào mùa khô và do phụ nữ đảm nhiệm các công đoạn. Đây là nguồn thu nhập đáng kể đối với các hộ dân
nơi đây. Nghề nặn đồ đất hiện có khoảng 324 lao động chủ yếu là người có trình độ học vấn cấp I và cấp II.
Hiện nay sản phẩm đất nung của Hòn Đất vẫn giữ một vai trò nhất định trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của người dân nông thôn. Một số sản phẩm như khuôn bánh khọt, siêu sắc thuốc, lò các loại, cà-om đựng nước vẫn là những vật dụng phổ biến. Hiện nay đến Hòn Đất và một số vùng nông thôn Nam bộ vật dụng bằng đất nung vẫn được sử dụng rộng rãi. Quá trình lao động nghề đã hình thành nên một nếp sinh hoạt văn hóa riêng cho một bộ phận dân cư ở Hòn Đất: liên kết trong lao động, trao đổi mua bán. Nghề nặn đồ đất Hòn Đất là một trong những nét văn hóa dân tộc đặc trưng của Kiên Giang.
18.2.4.4.5. Nghề dệt chiếu Tà Niên (huyện Châu Thành) Giá trị về kinh tế
Trước đây nghề dệt chiếu là một nghề thủ công mang lại giá trị kinh tế khá cao, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm hộ dân ở xã Vĩnh Hòa Hiệp (Châu Thành). Nghề dệt chiếu trước năm 2003, nghề dệt chiếu tại huyện Châu Thành có 58 cơ sở sản xuất chiếu với 111 lao động tham gia với mức thu nhập 430.000đ/người/năm(2).
Sản phẩm chủ yếu là loại chiếu trung, chiếu xô được nhuộm hoặc in với kích cỡ từ 1,8m x 2m đến 0,8m x 2m. Sản phẩm chiếu Tà Niên được tiêu thụ thông qua hình thức bán cho lái thương, gia công theo đơn đặt hàng hoặc tự tiêu thụ tại địa phương. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các vùng nông thôn, ở thành thị đa phần người tiêu dùng sử dụng nệm cao su hoặc chiếu trúc. Loại chiếu lẫy hiện nay hầu như không còn sản xuất vì giá thành cao và không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Giá trị về văn hóa - xã hội
Nghề dệt chiếu Tà Niên là nghề thủ công truyền thống lâu đời. Nghề dệt chiếu dễ học nhưng chỉ phổ biến trong một khu vực dân cư nhỏ, gia đình mang tính cha truyền con nối chưa thật sự trở thành làng nghề có tính chất truyền dạy nghề theo bài bản. Tuy dễ học nhưng nghề cũng đòi hỏi ngoài sự cần cù, tỉ mỉ người thợ còn phải có óc sáng tạo để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Từ lâu nghề dệt chiếu Tà Niên đã trở thành một nghề truyền thống nổi tiếng và là sản phẩm thủ công đặc trưng của tỉnh Kiên Giang. Kỹ thuật lẫy (cãi), nhuộm, xử lý sợi lác, sợi trân càng được hoàn thiện dần đã làm cho chất lượng chiếu Tà Niên ngày càng được nâng cao và có danh tiếng không chỉ trong khu vực ĐBSCL mà còn được biết khắp trong và ngoài nước. Trước năm 1975, chiếu Tà Niên đã từng được xuất sang một số nước Đông Nam Á (Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản) và một số nước châu Âu (Pháp, Đức).
Nghề dệt chiếu đã giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động có trình độ văn hóa thấp trong vùng (chủ yếu là người không biết chữ và trình độ cấp II), Đặc biệt là nghề dệt chiếu thích hợp cho người tàn tật ở mắt và chân cũng tham gia lao động dễ dàng.
18.2.4.5. Các phong tục, tập quán của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Phong tục, tập quán là những nếp sống, phong tục do những người sống trong xã hội tự đặt ra, nó được áp dụng vào đời sống và phục vụ cho mọi người nhưng không mang tính chất vi phạm luật. Phong tục cũng dần được thay đổi khác đi để phù hợp với đời sống hiện tại.
Dân số Kiên Giang khoảng 1.668.600 người (năm 2007) (gồm 3 dân tộc chính: Kinh 84,38%; Khơme 12,32%; Hoa 2,38%), tuy các dân tộc có các phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau nhưng trong quá trình cộng cư họ đã gắn kết với nhau từ buổi đầu khai hoang, lập làng, mở đất và cùng chung sức chung lòng đấu tranh chống giặc ngoại xâm (Pháp, Mỹ).
Kiên Giang đã có sự giao thoa văn hoá giữa ba dân tộc một cách rõ nét, điều đó thể hiện rất rõ trong văn hoá vật thể và phi vật thể, trong các công trình kiến trúc, trong công cụ lao động thủ công, trong ngôn ngữ giao tiếp và trong cả các món ăn, thức uống hàng ngày của người dân.
Sự đa dạng của phong tục, tập quán, tín ngưỡng trên mảnh đất Kiên Giang đã tạo ra một hình tượng khá nổi bật trong việc quảng bá và gìn giữ bản sắc dân tộc. Điều này đã được minh chứng bằng các con số cụ thể là số lượng du khách viếng thăm ngày càng nhiều và ngày càng đông đảo. Ngoài sự thưởng thức chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh, thì du khách còn muốn khám phá và hòa nhập vào các lễ hội của các dân tộc sống trên mảnh đất Tây Nam Bộ này.
18.2.4.5.1. Đặc điểm phong tục tập quán của người Kinh
Cũng như bao tỉnh thành khác thì Kiên Giang cũng có những phong tục tập quán mang dấu ấn đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, bên cạnh những phong tục văn hoá của người Kinh như: Tết nguyên đán, các ngày lễ hội, lễ Vu Lan,...Còn có thêm những hoạt động văn hoá đặc sắc của dân tộc Khơme sống trên địa bàn tỉnh.
Lì xì
Tết là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và khởi đầu cho một năm mới. Vì là tương lai, cho nên người ta không dám chắc mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, cho nên Tết là thời điểm thích hợp nhất để gia đình sum họp. Đây là một dịp hiếm hoi để mọi thành viên trong từng gia đình định hướng cho công ăn, việc làm,… vào năm mới. Sự định hướng đó luôn trên cơ sở của việc nhìn nhận, đánh giá lại
những thành, bại của năm cũ. Có như vậy mới mong tránh được những sai lầm trong thời gian sắp tới. Không chỉ là chuyện làm ăn, mỗi thành viên trong gia đình, tuỳ theo vai vế và tuổi tác sẽ bày tỏ những mong ước riêng.
Người lớn, nhất là người cao tuổi, luôn mong muốn mình sống được lâu hơn để nhìn thấy con mình thành đạt trên đường đời, bầy cháu thơ dại mau chóng trưởng thành. Trẻ con thì mong cho cha mẹ, ông bà khoẻ mạnh (để có chỗ dựa tinh thần), mong cho mình mau khôn lớn, bằng chị, bằng anh để được tự lập và thực hiện những mơ ước của mình. Từ đó, Tết xưa mới có tục “lì xì” và mừng tuổi.
Sáng sớm ngày mùng Một Tết là thời điểm thích hợp để lì xì. Ở các gia đình “tam đại đồng đường” (ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà) xưa kia, việc lì xì diễn ra thành hai đợt. Đầu tiên là các cháu sẽ đến mừng tuổi ông bà để được nhận lì xì. Kế đến là con cái mừng tuổi cha mẹ. Cuộc lì xì diễn ra nhanh chóng, vui vẻ và vô cùng ấm cúng. Người lớn sẽ ngồi trang trọng trên một chiếc ghế, con cháu đứng sắp hàng ngang trước mặt để mừng tuổi. Tuỳ theo vai vế trong gia đình cao hay thấp mà tuần tự từng người sẽ đứng ra mừng tuổi ông bà, cha mẹ, người vai vế cao nhất trong bầy con cháu luôn là người đầu tiên. Người mừng tuổi sẽ bước lên trước mặt người lớn để nói câu chú đã học nằm lòng: “Năm cũ bước qua năm mới, con chúc cho ông(hoặc: bà, cha, mẹ) sống bách niên giai lão”. Sau câu chúc đó, người được mừng tuổi sẽ rút bao lì xì (thường được làm bằng giấy màu đỏ, bên trong đựng ít tiền mới) để tặng lại cho con cháu xem như ban cho cái lộc có thể mang đến cho người nhận sự may mắn suốt năm.
Chia sẻ sản vật cho nhau
Ngày trước, khi mà nền kinh tế nông nghiệp còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, người dân vùng nông thôn Kiên Giang thường có tập quán chia sẻ với nhau những sản vật thu hoạch được.
Chia thịt
Vào mấy ngày giáp Tết, trong một xóm thường có vài nhà làm heo để “chia”. Chia ở đây không phải là tặng không, nhưng cũng khác với bán. Nếu bán là trao hàng, lấy tiền ngay thì kiểu chia thịt lại mang tính đổi chác hàng hoá.
Người ta chọn ra một hoặc hai con heo to nhất trong chuồng để làm thịt. Vào đêm hôm trước, người chủ nhà đã đi khắp xóm báo tin về việc chuẩn bị làm thịt con heo của mình để mọi người chuẩn bị sáng sớm đến chia thịt về nhà ăn Tết. Heo được làm vào lúc gần sáng, đến hừng đông thì xong. Sáng ra, người trong xóm bắt đầu kéo đến chia thịt. Thịt được cắt, cân và giao cho mọi người theo yêu cầu. Nếu ai có tiền thì trả trước cũng được. Nhưng nếu chưa có tiền mặt thì người chủ sẻ ghi vào sổ và tính bằng lúa. Đến mùa vụ thu hoạch mới, người chủ thịt sẽ đến từng nhà thu lúa về
theo trị giá ngay thời điểm chia thịt. Việc chia thịt không chỉ diễn ra trong thời gian giáp Tết, mà còn suốt trong năm, nhất là vào giai đoạn thời tiết không thuận lợi cho việc tìm thực phẩm (chủ yếu là cá) trên đồng.
Đi Tết
Đi Tết là một nét đẹp khác trong tập quán của người dân Kiên Giang. Ý nghĩa của nó là tặng nhau quà cáp nhân dịp xuân về, Tết đến.
Ai có gì xem là quí và có ý nghĩa thì tặng nấy. Chủ yếu cũng là các loại nông sản, thực phẩm thu hoạch được sau vụ mùa cuối năm cũ. Món quà phổ biến nhất là bánh tét và bánh phồng nếp. Đây là những món tự làm từ nguồn thực phẩm (nếp, đậu, chuối, thịt heo,..) cây nhà lá vườn. Nhà ai cũng quết bánh phồng, gói và nấu bánh tét. Đêm giáp Tết, trong cái không khí se lạnh còn vươn lại của mùa gió bấc, cả nhà quây quần bên bếp lửa hồng chụm bằng củi nấu bánh tét rất vui. Thường thì trẻ con không thể chờ được cho đến khi bánh chín, mà chỉ còn người phụ nữ trong nhà thức gần suốt đêm để canh lửa và châm thêm nước cho đến lúc vớt ra. Sáng sớm hôm sau, nhà ai cũng cho bánh vào giỏ mang đi biếu bà con, người thân, bạn bè. Nhà nào cũng vậy.
Ngoài bánh, người ta còn đi Tết những sản vật khác như cá (cá đồng loại to vừa chụp đìa xong), khô (chủ yếu là khô cá sặc rằn, loại có thể dùng làm thức nhấm với rượu đế, nhưng cũng dùng để uống với trà),…
Những quà biếu đơn sơ nầy thật sự là cả tấm lòng của người tặng. Nó thể hiện cái thảo (mà người dân Nam bộ hay gọi là “thảo ăn”) và sự tôn trọng đối với người nhận.
18.2.4.5.2. Đặc điểm phong tục tập quán người Hoa
Người Hoa rất cần mẫn, siêng năng, làm nhiều nghề. Làm ruộng thì ít nhưng sở trường của họ là thủ công, mỹ nghệ, công nghiệp nhẹ và nặng, nhất là buôn bán từ nhỏ tới lớn và dịch vụ từ trong nước tới quốc tế. Tùy theo tài sản nhỏ hay lớn, xã hội người Hoa phân ra thành nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau nhưng rất quí trọng nhau, do tính cộng đồng dân tộc và địa phương cũng như tinh thần tương thân tương trợ giữa họ rất mạnh, đáng là mẫu mực cho nhiều sắc dân khác. Ngôn ngữ người Hoa thuộc ngữ hệ Hán - Tạng nhưng chia ra thành nhiều phương ngữ, thổ ngữ, trong đó tiếng Quảng Đông là phổ biến nhất.
Người Hoa theo Phật giáo đại thừa, Khổng giáo và Lão giáo nhưng về thực chất có lẽ khó có thể nói tính cách của họ thiên về tôn giáo, tín ngưỡng. Vào nhà người Hoa thấy ngay rất nhiều bàn thờ, trang thờ ngoài sân, trong nhà, trên cao, dưới đất. Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, gia đình người Hoa thờ rất nhiều vị thần bảo trợ, từ Ngọc Hoàng tới ông Địa. Người Hoa cũng rất gắn bó với thần Tài, ông Bổn, đức Quan Âm, bà Thiên Hậu và nhiều nữa. Nhưng người ta vẫn có cảm tưởng rằng họ là một sắc tộc