Du lịch sinh thái - 43


Tại Cần Giờ, người ta sử dụng loại lưới có kích thước nhỏ để đánh cạn, bắt kiệt nguồn tài nguyên thuỷ sản, nên các loại cá dần dần biến mất.

Chương trình bảo tồn ĐDSH ở cấp loài, quần thể, quần xã

Bảo tồn các nguồn gen của cây

Để bảo tồn nguồn gen của những loài cây có giá trị kinh tế cao, các nhà nông nghiệp và lâm nghiệp đã sử dụng cành giâm và hạt của các loài cây họ hàng gần nhau để tạo ra những vườn ươm gồm các dòng di truyền chất lượng cao, thường gọi là “ngân hàng dòng vô tính”. Việc bảo tồn các khu thiên nhiên nơi có các loài có giá trị kinh tế sinh sống đang ngày càng coi là phương sách bảo tồn tính đa dạng di truyền cần thiết cho lâm nghiệp. Cần phải có sự hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và bảo tồn lâm nghiệp bởi vì các loài có giá trị kinh tế thường được trồng ở những nơi xa hẳn quê hương của chúng.

Nhằm nêu bật tình trạng đáng chú ý của một loài cho mục đích bảo tồn, IUCN đã xây dựng 5 cấp độ bảo tồn như sau: các loài thuộc cấp độ từ 2 đến 4 được coi là những loài đang bị “đe dọa: tuyệt chủng. Những cấp này có vai trò quan trọng ở cấp quốc gia và quốc tế trong việc hướng sự chú ý vào những loài đang được quan tâm đặc biệt và trong việc xác định những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cần được bảo vệ thông qua các cam kết quốc tế như công ước CITIES

- Đã tuyệt chủng: là những loài (hay các đơn vị phân loại khác như phân loại hay chi) không còn tồn tại trong tự nhiên nữa. Những cuộc tìm kiếm tại những nơi trước đây vốn là quê hương sinh sống cũng như tại những nơi phân bố khác đều không phát hiện được chúng.

- Đang nguy cấp ( đang có nguy cơ tuyệt chủng): là những lòai có nhiều khả năng bị tuyệt chủng trong tương lai không xa. Trong số này có cả những lòai có số lượng cá thể bị giảm xuống đến mức lòai khó có thể tiếp tục tồn tại lâu dài nếu như các nhân tố đe dọa cứ tiếp diễn.

- Dễ bị thương tổn (có thể bị đe dọa tuyệt chủng): là những lòai có thể bị đe dọa tuyệt chủng tương lai gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kích thước tại khắp mọi nơi thuộc vùng phân bố của lòai. Khả năng tồn tại lâu dài của các loài này không chắc chắn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

- Hiếm: là những loài có số lượng cá thể ít, thường là do có vùng phân bố trong giới hạn hẹp hay do mật độ quần thể thấp. Mặc dù những loài này chưa phải đối mặt


Du lịch sinh thái - 43

với những nguy hiểm tức thời, nhưng số lượng nhỏ khiến chúng rất dễ trở thành những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Loài chưa được hiểu biết đầy đủ: là những loài có thể thuộc một trong các cấp bảo tồn nêu trên, nhưng do chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng chưa xếp được vào một cấp độ cụ thể nào.

Cần phải nghiên cứu để xác định kích thước quần thể và xu hướng biến động số lượng mỗi một loài khi đã liệt kê vào danh sách. Những nghiên cứu như vậy có thể sẽ rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian; thứ hai là một loài cần được nghiên cứu trên toàn bộ khu phân bố của nó, có nghĩa là sẽ kéo theo những khó khăn trong công tác hậu cần; thứ ba, các cấp này chưa được hiểu biết nhiều về mặt phân loại cũng như đặc tính sinh học, sinh thái học, nhưng đang bị đe dọa tuyệt chủng do các cánh rừng đang bị triệt phá trầm trọng; thứ tư là các loài thường bị xếp vào các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, kể cả khi người ta đã lâu không nhìn thấy chúng với một giả định rằng nếu có nghiên cứu kỹ càng sẽ lại tìm ra chúng.

Bảo tồn loài bằng pháp chế

Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng ở các cấp địa phương, Quốc gia hay Quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của ĐDSH. Cần ban hành những bộ luật nhằm cụ thể hóa vào việc bảo tồn các loài

Bảo tồn tính đa dạng sinh học

Trên hành tinh của chúng ta, tất cả nhu yếu phẩm và những dịch vụ thiết yếu của con người đều phụ thuộc vào trạng thái muôn màu, muôn vẻ và tính biến đổi của gen, các loài, các quần thể và hệ sinh thái.

Do tình trạng phá hủy nơi cư trú, khai thác quá mức gây ô nhiễm và sử dụng các loài động thực vật không thích hợp, tính ĐDSH đang mất dần. Tình trạng suy giảm về tính ĐDSH chủ yếu là do con người gây ra và chính là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển của chúng ta.

Để bảo tồn và duy trì các nguồn gen, các loài và hệ sinh thái, chúng ta cần phải có những hành động khẩn cấp và kiên quyết.

Gần đây, với những tiến bộ về công nghệ sinh học, cho thấy vật liệu di truyền trong thực vật, động vật, vi sinh vật có tiềm năng đối với nông nghiệp, sức khỏe và phúc lợi cũng như bảo vệ môi trường

Các tổ chức thuộc khu vực tư nhân, các cơ quan tài chính, Chính phủ các nước, các tổ chức Phi Chính Phủ (NGO), hợp tác với Liên Hợp Quốc cần phải:


- Tiến hành đánh giá tính trạng ĐDSH

- Phát triển các chiến lược quốc gia bảo tồn và và sử dụng bền vững tính ĐDSH và làm cho các chiến lược này trở thành một bộ phận trong các chiến lược phát triển quốc gia toàn diện

- Hướng công tác nghiên cứu lâu dài vào tầm quan trọng về ĐDSH đối với các hệ sinh thái tạo ra hàng hóa và lợi ích về môi trường

- Khuyến khích các phương pháp truyền thống trong quản lý nông nghiệp, nông lâm kết hợp, duy trì và làm giàu tính ĐDSH. Động viên các cộng đồng, bao gồm cả phụ nữ tham gia bảo tồn và quản lý các hệ sinh thái

- Phân phối công bằng và bình đẳng lợi ích sử dụng các tài nguyên di truyền giữa người cung cấp tài nguyên và người sử dụng tài nguyên. Những lợi ích về kinh tế và thương mại của các nguồn tài nguyên phải có sự tham gia phân phối của người dân địa phương và cộng đồng của họ

- Bảo vệ môi trường thiên nhiên. Cá thể bảo vệ các khu vực tốt hơn bằng cách khuyến khích phát triển hợp lý về môi trường chung quanh các khu vực này

- Xúc tiến khôi phục các hệ sinh thái bị hủy hoại và phục hồi các loài bị đe dọa và có nguy cơ bị tuyệt chủng

- Triển khai việc sử dụng bền vững công nghệ sinh học và phát triển các phương thức chuyển giao công nghệ sinh học an toàn và bình đẳng.

- Chính phủ, các doanh nghiệp và các cơ quan phát triển cần nghiên cứu nhiều hơn các đánh giá tác động của các dự án phát triển đối với tính ĐDSH và các tính toán chi phí do mất tính ĐDSH. Những dự án dễ gây ra những tác động đáng chú ý cần phải được đánh giá tác động về môi trường và cần phải có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng trong những đánh giá tác động về môi trường.

Hình thành, tái lập các quần thể mới

Các nhà sinh học bảo tồn chẳng những chỉ quan sát sự tiến đến tuyệt chủng của các loài đang nguy cấp, còn bắt đầu xây dựng các tiếp cận nhằm bảo vệ những loài này. Một số phương pháp lý thú mới đang được để tạo nên những quần thể mới hoang dã hay bán hoang dã của các loài hiếm đang có nguy cơ tiệt diệt và để gia tăng kích thước những quần thể đang tồn tại. Những thử nghiệm này đưa ra niềm hi vọng cho rằng những loài hiên đang chỉ sống trong điều kiện nuôi nhốt có thể hổi phục các chức năng sinh thái và tiến hóa của mình trong quần xã sinh vật. Những quần thể hoang dã ngoài tự nhiên có thể sẽ ít bị tác động bởi các thảm họa (như dịch bệnh hay chiến


tranh) hơn những quần thể được nuôi nhốt. Ngoài ra, việc đơn thuần gia tăng số lượng và kích thước quần thể của một loài nhìn chung sẽ làm giảm bớt khả năng bị tuyệt chủng của loài đó.

Có ba cách tiếp cận cơ bản đã được sử dụng để thiết lập những quần thể động vật, thực vật mới

- Một chương trình tái du nhập là cách thả những cá thể đã được nhân nuôi trong điều kiện nuôi nhốt hay những cá thể được thu nhập ngoài tự nhiên vào khu vực cư trú cũ của chúng, nơi loài này đã lâu không còn xuất hiện nữa. Mục đích cơ bản của chương trình này là nhằm tái tạo một quần thể mới trong môi truờng nguyên thủy của nó

- Hai hình thức khác của chương trình “phóng sinh” cũng được sử dụng. Chương trình mở rộng là thả các cá thể vào trong vào một quần thể đang tồn tại để làm tăng kích thước và quỹ gen của nó. Các cá thể phóng sinh này có thể là những ca thể hoang dại được bắt giữ ở một nơi nào đó hoặc chúng là những các thể được nhân nuôi nhốt.

- Hình thức cuối cùng là chương trình du nhập, trong đó các loài thực vật , động vật nằm ngoài phạm vi phân bố của chúng với hy vọng rằng quần thể móiw sẽ được hình thành.

Bảo tồn ở cấp quần xã

- Bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹn

Đây là cách bảo tồn có hiệu quả nhất trong toàn bộ tính ĐDSH. Thậm chí có người còn khẳng định rằng đó là cách duy nhất để bảo tồn loài bởi vì các nguồn lực và kiến thức mà chúng ta có được chỉ đủ giữ gìn một phần nhỏ các loài trong điều kiện nhân tạo

- Thiết kế và quản lý các khu bảo tồn

Một trong những yếu tố cơ bản quan trọng nhất trong việc bảo tồn các quần xã sinh vật là chính thức thành lập hệ thống các khu bảo tồn

Các khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thông vì họ muốn giữ gìn lối sống cho họ. Chính phủ nhiều nơi đã thừa nhận quyền sở hữu của các cộng đồng này đối với đất đai.

- Quản lý nơi cư trú của sinh vật

Một khu bảo tồn nhiều khi cần phải được quản lý rất nghiêm ngặt để đảm bảo gìn giữ các nơi cư trú nguyên thủy. Nhiều loài chỉ xuất hiệ ở một nơi cư trú hoặc vào một giai đoạn diễn thế nhất định nào đó. Khi một vùng đất được chọn làm khu bảo tồn,


các hình thức nhiều động vật hoặc nhiều hoạt động của con người có thể gây tác động lớn tới mức làm cho nhiều loài sinh vật sống ở đây không thể tồn tại được. Các nhiễu động tự nhiên gồm chăn thả quá mức, cây ngã… là những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của một số loài quý hiếm.

Biện pháp, chương trình bảo tồn các sinh cảnh thực vật (vùng ngập phèn Tân Tạo, Văn Thánh, Sinh cảnh nước lợ…)

Xây dựng các biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu vực dân cư, các khu vực vùng ven đô thị, chú ý đặc biệt đến các hành lang bảo tồn và các diện tích tự nhiên còn lại;

Xây dựng các chính sách khuyến khích người dân địa phương tham gia bảo tồn và phát triển bền vững rừng ngập mặn, các di tích rừng ở Củ Chi;

Xây dựng và áp dụng các hướng dẫn về bảo tồn và phát triển bền vững đất nước tại các vùng đất ngập nước đặc thù;

Xây dựng các mô hình sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững tại các vùng đất ngập nước đặc thù cho các hệ sinh thái.

Xây dựng và triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về đất ngập nước.

Khoanh vùng bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia. Nâng cao diện tích các khu bảo tồn đất ngập nước, đặc biệt chú trọng tới bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng đã bị suy thoái.

Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững đất ngập nước tại các vùng đất ngập nước đặc thù cho các hệ sinh thái.

Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về đất ngập nước trên toàn quốc. Xã hội hoá hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

Kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập quy hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

Kiểm kê và cập nhật định kỳ hiện trạng đất ngập nước (diện tích, phạm vi phân bố, số lượng, loại hình, giá trị, chức năng,.v.v..) và lập bản đồ ngập nước để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng, bảo tồn và quản lý đất

Biện pháp, chương trình bảo tồn các Khu sưu tập thực vật (Thảo Cầm Viên, Công viên Văn hóa Tao Đàn, Dinh thống nhất…)

Sưu tầm, thuần dưỡng và tổ chức trưng bày các loại động vật, chim quý hiếm để phục vụ tham quan giải trí, đồng thời góp phần khảo cứu khoa học thuần


dưỡng,chăn nuôi

- Sản xuất, buôn bán các sản phẩm trong quá trình nuôi dưỡng các loại chim thú, động vật;

- Nghiên cứu, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án khoa học về việc chăm sóc, nuôi dưỡng thuần hoá, sinh sản các loại chim, thú quý hiếm;

Nghiên cứu, tổ chức nuôi trồng những sinh vật và động vật rừng quý hiếm, đó là những loài có giá trị kinh tế đã bị đánh bắt quá mức đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Khuyến khích nuôi trồng những loài này nhằm vừa đảm bảo thu nhập kinh tế vừa khôi phục lại nguồn lợi

Ưu tiên tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ĐDSH ở các cấp, cán bộ kỹ thuật trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ ĐDSH. Ngoài ra các tổ chức, các đoàn thể quần chúng, các hiệp hội, các hộ nông dân có tham gia vào hệ thống bảo vệ ĐDSH cũng được lưu ý đào tạo .

Cần có chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác bảo tồn chuyên sâu hơn để có khả năng giám sát đa dạng sinh học nói chung và các loài nguy cấp nói riêng; ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp các vườn sưu tập thực vật có đủ dung lượng cá thể của các loài đang có nguy cơ bị đe doạ hoặc bị tuyệt chủng để đảm bảo công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, đồng thời tạo cảnh quan du lịch góp phần nâng cao nhận thức bảo tồn các loài này đối với cộng đồng.

Biện pháp, chương trình bảo tồn các hàng cây đặc trưng (Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu với Dầu con rái, Pasteur, Võ Văn Tần với Sao Đen… và các đường phố khác với các loài khác)

Thông tin về tình trạng chăm sóc bảo quản cây xanh Kiểm kê cây xanh công cộng

Tư vấn về các chương trình phát triển

Kiểm tra và chẩn đoán côn trùng bệnh dại cây

Dịch vụ hợp đồng chăm sóc cây bao gồm thẩm định và giám sát Khảo sát đất trồng rừng và cây đô thị

Nghiên cứu, đánh giá và phát biểu về các ảnh hưởng của môi trường, Tư vấn về việc tuyển lựa loài, trồng, và cải tạo thay thế loài cây

Đánh giá các báo cáo về các thiệt hại của cây do hỏa hoạn, bão, tai nạn giao thông...

Chẩn đoán những vấn đề của cây xanh


Làm nhân chứng trong các trường hợp xét xử về cây xanh.

Chương trình bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững

Hầu hết các nỗ lực để bảo tồn loài và các nơi cư trú phụ thuộc vào những người quan tâm, các tổ chức bảo tồn và các quan chức chính phủ thực tâm muốn hành động. Hoạt động này có thể bằng nhiều cách khác nhau, nhưng chúng thường được bắt đầu bằng những quyết định của một cá nhân hay một nhóm người nhằm bảo vệ các loài, các nơi sinh sống. Các chính phủ và các tổ chức quần chúng thường tham gia vào những cố gắng, nỗ lực này vì “môi trường là tài sản chung của cộng đồng”, các chính sách cộng đồng và hành động của cộng đồng thường trực tiếp xác định sự phân bố tối ưu của các nguồn tài nguyên. Nhiều nhà sinh học ngày nay nhận định rằng cần phải bảo tồn ĐDSH để phát triển bền vững.

Ngày nay bảo vệ ĐDSH đang được quan tâm không chỉ ở phạm vi riêng lẽ của từng quốc gia mà là mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Bởi vì bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu.

Hệ thống khu bảo tồn hiện nay đã và đang phát huy tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học. Tuy nhiên để bảo tồn tốt hơn không những đòi hỏi từng quốc gia, từng địa phương phải đề xuất được các kế hoạch quản lý thích hợp, mà các nhà quản lý, chính sách cần có những hiểu biết sâu sắc về ĐDSH về các điều kiện kinh tế xã hội và văn hoá của từng khu vực cụ thể v.v. để có những quyết định chính xác và các chính sách phù hợp cho công tác bảo tồn.

Mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững đều hướng tới sự thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của con người về tất cả các mặt. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi có sự liên kết, hổ trợ giúp đỡ giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, cộng đồng v.v. nhằm làm cho quá trình phát triển không ảnh hưởng tới các hoạt động bảo tồn và hoạt động bảo tồn sẽ hổ trợ ngày càng tốt hơn cho quá trình phát triển.

)


CHƯƠNG 18: NGHIÊN CỨU CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, LỄ HỘI, DANH LAM THẮNG CẢNH ĐỂ XÂY DỰNG CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG TỈNH KIÊN GIANG


18.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG

Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên là 6.346 km2, bằng 1,90% diện tích cả nước và 15,78% diện tích vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó đảo Phú Quốc rộng 589,23 km2. Diện tích thực tăng của tỉnh so với năm 2000 là 3.038,06 ha do lấn biển. Chiều dài lớn nhất theo hướng Đông Nam – Tây Bắc khoảng 120km, chiều rộng lớn nhất theo hướng Đông - Đông Tây khoảng 60 km.

Phía Bắc giáp Campuchia và tỉnh An Giang.

Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau.

Phía Đông Bắc giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.

Phía Đông Nam giáp tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu.

Phía Tây là vịnh Thái Lan.

Phần đất liền của Kiên Giang có chiều dài bờ biển hơn 200 km với hơn 100 cửa sông, kênh rạch thoát nước ra biển tạo điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển. Ranh giới biển của Kiên Giang giáp với các nước Campuchia, Thái lan và Malaixia. Kiên Giang có 13 đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố Rạch Giá, 1 thị xã Hà Tiên và 12 huyện (huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải), trong đó có 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải với 140 hòn đảo lớn nhỏ nằm xa đất liền.

Địa hình đồi núi: Địa hình này phân bố ở phía Bắc và một phần ở phía Tây, chiếm một diện tích nhỏ trong vùng nghiên cứu, chúng phân bố thành dải từ thị trấn Kiên Lương đến mũi Hà Tiên và một phần phía Tây của huyện Hòn Đất. Các núi ở đây có độ cao trung bình 100m, ngọn núi cao nhất là núi Nhọn cao 186m. Phần lớn chúng được thành tạo bởi các đá Rioit, Penzit, cát kết dạng quaczit, cát kết thạch anh có cấu tạo dạng vòm, sườn thoải. Số còn lại là núi đá vôi với bề mặt lởm chởm và vách dựng đứng, phân bố rải rác ở Kiên Lương và thị xã Hà Tiên.

Địa hình đồng bằng: Địa hình đồng bằng chiếm diện tích chủ yếu, có độ cao từ 0,2m đến 3m, được phân bố ở phía Nam và Đông Nam vùng nghiên cứu. Cấu thành bề mặt địa hình này là các trầm tích Holocen có nguồn gốc sông, biển, sông - biển, sông - đầm lầy ...

Xét trên lãnh thổ toàn tỉnh có thể chia làm 4 vùng.

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí