Các Biện Pháp, Chương Trình Để Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Thành Phố Hồ Chí Minh Và Rừng Ngập Mặn Cần Giờ


Đầm Sen, Suối Tiên, Hoàng Văn Thụ,…

- HST môi trường đất: Tp.HCM có rất nhiều loại đất: đất cát biển, đất ngập nước (Cần Giờ, Thủ Thiêm), đất phèn (nam Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, bắc Cần Giờ), đất phù sa, đất xám và đất đỏ (Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức). Đây là nguồn tài nguyên quí giá của TP, là nơi sinh sống của rất nhiều loài động - thực vật nhưng hiện TP chỉ có bản đồ phân bố các loại đất chứ chưa có bản đồ phân vùng sinh thái. Việc thành lập bản đồ phân vùng sinh thái sẽ có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn ĐDSH ở TP.

- HST môi trường nước: gồm nước biển (Cần Giờ), nước sông (Sài Gòn, Đồng Nai), nước kênh, rạch,… Vài khảo sát đã cho thấy ĐDSH của vùng biển Cần Giờ và các sông (kể cả ven sông) Sài Gòn, Đồng Nai khá cao nên cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để bảo tồn tốt.

Đó không những là nguồn thủy hải sản quý giá mà còn cung cấp nhiều giá trị văn hóa – xã hội khác.

Riêng hệ thống kênh, rạch ở TP. HCM đều đã bị ô nhiễm nặng nề, phú dưỡng hóa và trở thành môi trường chết nên cần thúc đẩy việc sạch hóa.

- Phát triển một mô hình làng hoa – cây cảnh – cá cảnh để tăng cường ĐDSH, bảo tồn nguyên vị và chuyển vị, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho những nông dân không còn đất sản xuất do đô thị hóa.

- Nên giữ lại vài ha đất ngập nước ở Thủ Thiêm bởi đây là vùng tiêu biểu cho hệ sinh thái đất ngập nước 300 năm trước của TP. HCM.

17.5. CÁC BIỆN PHÁP, CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Bờ biển nước ta chạy từ Móng Cái đến Cà Mau. Dọc bờ biển có nhiều cồn và đảo nhỏ, đáy biển cạn, ngoài ra còn có nhiều sông ngòi chằng chịt đổ ra biển mang theo nhiều phù sa, nơi đây có nhiều rừng ngập mặn (người ta còn gọi là Rừng Sát). Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng vì là nguồn tài nguyên quý giá về số lượng gỗ dùng làm chất đốt, hoặc dùng trong xây dựng, đồng thời cũng là nơi ở, nơi cung cấp thức ăn cho nhiều loài thuỷ hải sản quan trọng có giá trị kinh tế cao ở cửa sông, và cho nhiều loài động vật trên cạn như chim, thú, bò sát…

Riêng ở miền Nam Việt Nam, rừng ngập mặn hiện diện ở huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), tỉnh Long An, tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Cà Mau…


Rừng ngập mặn Cần Giờ là tài nguyên vô giá có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống cộng đồng dân cư ở địa phương và các vùng phụ cận. Trong chiến tranh, rừng ngập mặn Cần Giờ gần như đã bị hủy hoại hoàn toàn. Sau ngày giải phóng, năm 1978, Thành ủy và UBND thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ - thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá bởi chất độc hoá học trong chiến tranh và bảo tồn để hệ sinh thái này phát triển bền vững là mục tiêu quản lý dựa trên sự lựa chọn của xã hội. Các yêu cầu cụ thể trong giai đoạn đó là: phải hồi phục rừng ngập mặn với tốc độ nhanh trong những năm đầu tiên; xác định được các giải pháp kỹ thuật phù hợp (giống tốt, vùng trồng thích hợp, tổ chức thi công nhanh, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng tốt); có các biện pháp kỹ thuật tác động để rừng tăng tuổi nhanh, sớm cung cấp một phần nhu cầu chất đốt và vật liệu xây dựng cho dân cư trong vùng, đồng thời tạo ra một môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản nước lợ sinh sôi phát triển, giải quyết một phần thực phẩm cho nhân dân; sau khi phủ xanh các tiểu khu rừng, các năm tiếp theo tiến hành công tác điều chế, chăm sóc nuôi dưỡng rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo hướng đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, phục vụ cho nghỉ dưỡng, tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Sau 23 năm phục hồi, ngày 21/10/2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên ở đây có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với trên 158 loài thực vật thuộc 76 họ gồm các loài thực vật ngập mặn thật sự như Đước dôi (Rhizophora apiculata), Dà Quánh (Ceriops decandra), Giá (Excoecacia agallocha)…, thực vật gia nhập rừng ngập mặn như Tâm mộc nam (Cordia cochichinensis), Tra lâm vồ (Thespesia populnea)… Khu hệ động vật gồm động vật không xương sống như tôm

sú Penaeus cua biển Scylla serata … có trên 70 loài khu hệ cá khu hệ lưỡng thê và 1

sú (Penaeus), cua biển (Scylla serata)… có trên 70 loài, khu hệ cá, khu hệ lưỡng thê và bò sát, khu hệ thú, khu hệ chim. Khu bảo tồn thiên nhiên của rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là lá phổi xanh của thành phố Hồ Chí Minh với môi trường tươi xanh và không khí trong lành. Chính vì thế, xem xét ĐDSH thành phố Hồ Chí Minh chính là xem xét hệ sinh


thái của rừng ngập mặn Cần Giờ.

Hiện nay, nhận thức được vai trò quan trọng của rừng và ĐDSH, chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và hành động nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta đã thành lập được một hệ thống các khu bảo tồn phân bố rộng khắp cả nước. Nhằm bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn hiện nay, Viện Khoa học Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NN&PTNT) đã đưa ra mười khu vực rừng ngập mặn trọng điểm cần ưu tiên quản lý tại các địa phương đến năm 2010: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau), Ram Sar (Nam Định); Khu Bảo tồn thiên nhiên Thanh Phú (Bến Tre), Tiên Yên (Quảng Ninh); Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh cửa sông Văn Úc (Hải Phòng), Thái Thuỵ (Thái Bình), Sóc Trăng (cửa sông Hậu), Khu rừng phòng hộ xung yếu và sản xuất Lâm ngư trường 184 (Cà Mau), Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP.HCM) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) để bảo vệ vùng đất ngập nước và các loài chim di cư.

17.5.1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐDSH HIỆN NAY

ĐDSH đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu và mỗi quốc gia. Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận là một trong những nước có nguồn tài nguyên ĐDSH cao trên thế giới. Hiện nay chúng ta đã thành lập được một hệ thống các khu bảo tồn phân bố rộng khắp cả nước. Tuy nhiên công tác quản lý các KBT đang còn nhiều bất cập. Một trong số đó là vấn đề làm thế nào để thu hút được cộng đồng dân cư trong vùng cùng tham gia quản lý bảo vệ các KBT. Năm 2003, quỹ MacArthur Foudation - Hoa Kỳ đã hỗ trợ Chương trình nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ năm 2003 - 2006. Thông qua đó, chương trình đánh giá xác định vai trò của cộng đồng và các vấn đề tồn tại hiện nay để đề xuất các giải pháp nhằm thu hút cộng đồng tham gia vào việc quản lý tài nguyên ĐDSH trong hệ thống rừng của Việt Nam.

Theo số liệu điều tra thì hiện nay, Việt Nam đã phát hiện được 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có khoảng 1.200 loài đặc hữu và 15.575 loài động vật, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú và 349 loài bò sát lưỡng cư,

2.000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng nghìn loài nhuyễn thể, thuỷ sinh vật khác. Trong số các loài động vật đã được phát hiện có tới 172 loài đặc hữu với 14 loài thú. Khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vật quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên


Kết quả nghiên cứu của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cho thấy Việt Nam là nước giàu về thành phần loài, có mức độ cao về đặc hữu so với các nước trong khu vực. Việt Nam còn biết đến như là một trong những cái nôi của cây nông nghiệp. Trong số 8 trung tâm cây trồng trên thế giới thì có ba trung tâm ở khu vực Đông Nam Á bao gồm Nam Trung Hoa – Hymalaya, Ấn Độ - Myanmar và Đông Dương - Inđonesia với 270 loài cây nông nghiệp, trong đó trung tâm lớn nhất là Nam Trung Hoa – Hymalaya có 136 loài. Lãnh thổ Việt Nam nằm ở nơi giao nhau giữa hai trung tâm, với khoảng hơn 200 loài cây trồng.

Nước ta là một nước hẹp dài, vùng biển chia ra làm nhiều khu vực. Khu vực rừng đất thấp ven biển được chia làm hai phần núi đá vôi nhấp nhô, phân chia những khu rừng ẩm ướt hơn ở phía đông với những khu rừng khô hơn tại lòng chảo Mekong ở phía Tây, tạo ra sự đa dạng về sinh thái, thuận lợi cho sự kết hợp rộng lớn về các loài. Một phần mười các loài thú, chim và cá được tìm thấy ở Việt Nam và 40% loài cây không tìm thấy ở nơi khác ngoài Việt Nam. Sự phong phú về sinh học bị mất đi từng phần ở Việt Nam là do mật độ dân cư đông đúc đã tạo nên sức ép cho một số loài. Rừng mưa nhiệt đới đang bị chặt phá ở mức độ báo động, 28% loài thú, 10% loài chim và 21% loài bò sát, lưỡng cư đứng trước mối đe doạ tuyệt chủng. Nhận thức được tầm quan trọng về văn hoá và kinh tế của tính đa dạng sinh học. Việt Nam đã trải qua những bước để bảo đảm tài nguyên. Một số tài nguyên quy hoạch chiến lược cho công tác bảo tồn được xây dựng, đó là chiến lược bảo tồn quốc gia (1985), kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững (1991) và kế hoạch hành động lâm nghiệp nhiệt đới như:

-Đề xuất những khu bảo tồn như biển và các vấn đề ven biển, đất ngập nước và nông nghiệp, những hệ sinh thái quan trọng chưa được nêu vào những tài liệu quy hoạch bảo tồn trước đây.

-Xác định những giá trị kinh tế lâu dài của công tác bảo tồn và tránh chỉ tập trung vào những động vật hiếm và những cảnh quan bị đe doạ.

-Tăng cường vai trò của chính quyền các cấp trong việc đưa ra quyết định.

-Xác định rõ vai trò của người dân, cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên.

-Nhấn mạnh trách nhiệm Quốc tế của Việt Nam đối với việc quản lý và bảo tồn di sản thiên nhiên của mình. Việt Nam đã tham gia vào ký công ước về tính đa dạng sinh học năm 1993, và được phê chuẩn một năm sau đó.


Khái quát về kế hoạch hành động ĐDSH

Kế hoạch đề xuất những hoạt động đạt hiệu quả và chính xác như sau:

Xem xét và xác định những cơ quan làm công tác bảo tồn, có hiệu quả nhất ở khu vực ven biển và đất ngập nước

Ban hành luật và quy định có hiệu lực

Hợp tác quốc tế, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á

Xây dựng chính sách về quyền và khả năng tiếp cận tài sản, lợi ích cộng đồng và hộ gia đình

Mở rộng và tăng cường các khu rừng đặc dụng

Kế hoạch cũng đề xuất hành động đối với việc kinh doanh các loài hoang dã, khôi phục sinh cảnh đã bị xuống cấp, theo dõi, nghiên cứu , giáo dục và truyền thông bằng những dự án được đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay. Chương trình Bảo tồn ĐDSH và Sử dụng Bền vững Đất ngập nước sông

Mêkông (MWBP) là một chương trình có sự tham gia của bốn quốc gia thuộc vùng hạ lưu sông Mêkông gồm: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Chương trình này đặt dưới sự quản lý của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế Giới (IUCN) và có sự cộng tác của các tổ chức có liên quan khác. MWBP được sự tài trợ kinh phí của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), UNDP, Chính phủ Vương quốc Hà Lan, Ban Thư ký của Ủy hội Sông Mêkông, chương trình Sáng kiến Nước và Thiên nhiên (WANI) và các nhà tài trợ khác. MWBP cố gắng xác định những vấn đề then chốt trong việc bảo tồn và sử dụng bề vững tài nguyên thiên nhiên trong các vùng đất ngập nước trong lưu vực sông Mêkông. Mục tiêu của chương trình là nâng cao năng lực của các tổ chức, người dân để phát triển sinh kế bền vững và phát triển nguồn tài nguyên ĐDSH của đất ngập nước. MWBP được thực hiện trong năm năm (2004-2009), ở ba cấp: cấp vùng, cấp quốc gia, và cấp địa phương.

Ở nước ta, từ năm 1975 đến nay, các mối đe dọa đối với (ĐDSH) không những không giảm mà có xu hướng ngày càng tăng, mối đe dọa này có nguồn gốc sâu xa từ sự tăng dân số, phát triển kinh tế và mở rộng thị trường tiêu thụ...

Theo Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên tại Việt Nam hiện đều đang phải chịu sức ép nặng nề từ các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội một cách thiếu quy hoạch và dàn trải. Tuy nhiên, đến năm 2005, tỉ lệ che phủ của rừng đã tăng và đạt 36,7%, được coi là an toàn nhưng chất lượng rừng chưa được cải thiện. Phần lớn rừng tự nhiên hiện thuộc nhóm rừng


nghèo, trong khi đó rừng nguyên sinh chỉ còn 0,57 triệu hécta và đây mới là nơi có tính ĐDSH cao. Còn lại rừng trồng thường đơn điệu, tính ĐDSH thấp.

Bảo tồn ĐDSH biển ở nước ta cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm. Vùng biển nước chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống sông lớn, kết hợp với các điều kiện về nhiệt độ, dòng chảy… đã tạo nên tính ĐDSH cao. Tuy nhiên bảo tồn ĐDSH biển chưa được quan tâm đầy đủ và còn lúng túng trong định hướng và tổ chức hoạt động. Hầu hết các hệ sinh thái biển khơi của Việt Nam đều đang bị suy thoái trong đó có nguyên nhân bởi ô nhiễm chất thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm tràn dầu do khai thác dầu mỏ. Các nghiên cứu cho thấy có những biểu hiện thay đổi về cấu trúc quần xã thủy sinh vật ở hầu hết các vùng biển, đặc biệt là ở khu vực có độ sâu trên 30m ở vịnh Bắc bộ, Đông - Tây Nam bộ và 50-100m ở ven biển miền Trung. Mật độ các loài thủy sản có giá trị khai thác giảm đáng kể, có những loài nhiều năm không gặp như cá đường, cá gộc ở vùng biển Đông, Tây Nam bộ. Theo thống kê hiện có 85 loài hải sản bị đe dọa ở các cấp độ khác nhau, trong đó có hơn 70 loài đã được liệt kê vào Sách đỏ Việt Nam. Nhiều loài trong số này hiện vẫn đang là đối tượng bị khai thác. Gần đây, ở một số vùng biển ven bờ đã xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ do sự phát triển của các loài tảo độc, gây tổn thất nghiêm trọng cho các trại nuôi tôm, cá mú trắng, làm chết nhiều sinh vật

Đa dạng sinh học biển đã và đang góp phần cải thiện điều kiện sống, phục vụ con người nên việc tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh quản lý, nghiên cứu, điều tra, khai thác, chế biến, sử dụng và duy trì các điều kiện môi trường tự nhiên và tài nguyên sinh vật biển theo hướng bền vững, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc gia, thoả thuận và công ước quốc tế.

Hệ sinh thái đất ngập nước thường nhạy cảm và dễ bị đe dọa ở Việt Nam. Cụ thể: tổng diện tích rừng ngập mặn của cả nước hiện chỉ còn gần 156.000 hécta, giảm

100.000 hécta so với trước năm 1990. Trong hai thập kỉ qua, trên 200.000 hécta rừng ngập mặn đã bị phá để nuôi tôm. Rừng ngập mặn tự nhiên nguyên sinh hầu như không còn. Mất rừng ngập mặn gây ra tổn thất nghiêm trọng về ĐDSH, đặc biệt là mất bãi đẻ của các loài thủy sản, mất nơi trú chân và làm tổ của các loài chim, làm mất chức năng chống phèn hóa, hạn chế ô nhiễm, ngăn ngừa xói lở của các vùng cửa sông, ven biển. Hệ sinh thái đầm phá, trảng cỏ ngập nước cũng rơi vào tình trạng nêu trên.


17.5.2.CÁC BIỆN PHÁP, CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ BẢO TỒN ĐDSH TP. HCM VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Đời sống nhân dân luôn gắn liền với tài nguyên và môi trường rừng ngập mặn. Tuy nhiên những năm sau này do sự gia tăng dân số, nhu cầu về kinh tế cao, cộng với sự thiếu hiểu biết nên người dân đã khai thác bừa bãi khiến nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó việc phá rừng ngập mặn để lất đất sản xuất nông nghiệp, làm đầm nuôi tôm không có kỹ thuật hoặc với mục đích khác đã gây hậu quả xấu về mặt môi trường. Rừng đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu cho nhân dân khi có thiên tai hoặc khí hậu thay đổi

Sau khi nghiên cứu rừng ngập mặn ở các nơi, các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng đều thừa nhận rằng mô hình quản lý rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ, TP. HCM có nhiều đặc tính ưu việt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo lợi ích về khía cạnh sinh thái môi trường.

Hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ được công nhận là Rừng Phòng Hộ Môi Trường TP. HCM, được quản lý trực tiếp bởi Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Môi Trường thành phố, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM. Ban quản lý Rừng là đơn vị quảnlý diện tích rừng và đất rừng ở Cần Giờ nhưng sau đó hợp đồng với các đơn vị: đơn vị quốc doanh, tập thể và cá nhân được giao giữ và chăm sóc rừng. Bên cạnh đó có hạt kiểm lâm Cần Giờ để kiểm tra rừng. Người dân địa phương được giao đất khoán rừng tham gia vào sự quản lý

Biện pháp, chương trình bảo tồn hệ sinh thái (Rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng di tích Củ Chi, các lâm viên)

Chính sách giao đất khoán rừng cho dân

Hiện nay Cần Giờ có hai dạng giao đất giao rừng:

Một là cách giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân (30 năm, dưới hình thức hợp đồng như Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Môi Trường Thành phố đã áp dụng)

Hai là ký hợp đồng bảo vệ rừng với các nông dân còn đóng chân trên địa bàn

Những người dân được giao khoán bảo vệ rừng tuỳ thuộc vào sự ưu tiên

Các hộ dân tại xã nơi có rừng, thuộc các hộ nghèo, diện chính sách, thiếu phương tiện sản xuất, nhiều lao động

Các đơn vị hiện đóng chân trên địa bàn huyện, có đủ lực lượng để nhận khoán bảo vệ rừng, chăm sóc và khoanh nuôi tái sinh rừng


Chính sách cụ thể để thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học.

Để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đa dạng sinh học một số biện pháp cần thiết phải áp dụng là:

Hoàn thiện và cụ thể hoá các chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học

Thành lập các khu cứu hộ để bảo vệ các loài có nguyên cơ tuyệt chủng cao do sự biến đổi của khí hậu.

Có các chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học cho cộng đồng cũng như các ngành, các cấp.

Biện pháp cụ thể để đảm bảo nơi cư trú cho các loài sinh vật

Mối đe doạ chính đối với đa dạng sinh học là nơi cư trú bị phá huỷ và mất mát. Do vậy, việc làm có ý nghĩa nhất để bảo vệ đa dạng sinh học là bảo tồn nơi cư trú của các loài. Mất nơi cư trú là nguy cơ đầu tiên làm cho các loài động vật có xương sông bị tuyệt chủng.

Quần xã và các loài sinh vật sống trong đó bị ảnh hưởng trầm trọng do các hoạt động của con người. Nguy hại nhất hiện nay là ô nhiễm do các chất thải do nhà máy, xí nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật hoá chất, các chất ô nhiễm do xe hơi, các chất lắng đọng do sự xói mòn từ các vùng cao, các sườn núi, những sự cố tràn dầu, những hiện tượng này không chỉ xảy ra ngoài biển khơi mà còn xảy ra tại Việt Nam, nhất là khu vực Cần Giờ, TP. HCM.

Ngăn cản tình trạng khai thác quá mức

Nhằm thoả mãn nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắt hái lượm và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp thu hái lượm còn thô sơ, con người đã thu hái và săn bắt một cách bền vững, không làm các loài bị tuyệt chủng. Nhưng khi dân số gia tăng nhanh, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng tăng theo. Các phương pháp hái lượm dần dần được cải tiến và trở nên hữu hiệu hơn. Súng được dùng thay cho những ống thổi, giáo mác và cung tên để săn bắt trong các khu rừng mưa nhiệt đới và các đồng cỏ. Các ghe, tàu đánh cá đã được trang bị máy móc, đi xa, đi dài ngày để đánh bắt trên đại dương. Có một số việc mà ngay cả trước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá việc khai thác quá mức cũng làm suy giảm nguồn tài nguyên và tuyệt chủng một số loài bản địa. Việc săn bắn và khai thác quá mức là một trong những nguuyên nhân quan trọng dẫn đến các loài tuyệt chủng.

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí