a. Vùng Tứ giác Long Xuyên: Với diện tích khoảng 2.365,8 km2 chiếm 37,3% diện tích toàn tỉnh. Bao gồm các Huyện, thị như: Hòn Đất, Hà Tiên, Rạch Giá, Kiên Lương và 1 phần của huyện Tân Hiệp và Châu Thành.
Đặc điểm địa hình: Có hướng dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam với các vùng trũng cục bộ, cao độ biến đổi từ 0,2 - 1,0m. Nơi cao nhất là dãi đất giáp Campuchia: 0,8m - 1,2 m, nơi thấp nhất là vùng tây kênh Rạch Giá, Hà Tiên: 0,2 - 0,7 m. Ven biển Rạch Giá - Hà Tiên có rải rác các đồi núi thấp cặp với quốc lộ 80 tạo nên 1 bờ viền ngăn nước.
b. Vùng Tây sông Hậu: Diện tích khoảng 1.334,3 km2 chiếm 21,0% diện tích toàn tỉnh. Bao gồm huyện Giồng Riềng, 2 phần của huyện Gò Quao và 1 phần huyện Tân Hiệp, Châu Thành.
Đặc điểm địa hình: Có hướng dốc chính từ Đông Bắc sang Tây Nam. Vùng này là vùng cửa mở tiếp giáp với vùng Tứ Giác Long Xuyên, thoát lũ sông Hậu ra sông Cái Lớn.Cao độ biến đổi từ 0,2 - 0,8 m; nơi cao nhất là vùng Tân Hiệp 0,7 - 0,9m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Bé: 0,1 - 0,2m.
c. Vùng bán đảo Cà Mau: Diện tích khoảng 1.879,4 km2 chiếm 29,60% diện tích toàn tỉnh. Bao gồm 3 huyện: An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và một phần Gò Quao. Vùng này được giới hạn bởi sông Cái Lớn và tỉnh Cà Mau.
Với địa hình nghiêng dần ra biển Tây và có nhiều vùng trũng là trung tâm ngập nước vào mùa mưa. Cao độ biến đổi từ - 0,1 - 1,1 m; nơi cao nhất là trung tâm hồ rừng 0,8 - 1,2 m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Lớn - 0,1 - 0,4 m.
d. Vùng Hải đảo: Gồm 2 huyện Kiên Hải và Phú Quốc, có diện tích khoảng 776,5 km2 chiếm 12,08% diện tích toàn tỉnh với 140 hòn đảo trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc, với diện tích 58.9 km2 nằm cách Hà Tiên 25 hải lý và cách thành phố Rạch Giá 62 hải lý về phía Đông.
Đặc điểm của vùng này chủ yếu là những hòn đảo nhỏ cho nên địa hình ở đây mang đặc thù riêng của nó; ở phần giữa đảo thường cao nhất và thoải đều dần 4 phía; Riêng đảo Phú Quốc thì địa hình có phức tạp hơn và bị chia cắt bởi các sông, rạch; nơi có địa hình cao nhất là phía Bắc đảo và thấp dần về phía Nam.
18.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DU LỊCH TẠI TỈNH KIÊN GIANG
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Bảo Tồn Đdsh Ở Rnm Cần Giờ:
- Các Biện Pháp, Chương Trình Để Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Thành Phố Hồ Chí Minh Và Rừng Ngập Mặn Cần Giờ
- Du lịch sinh thái - 43
- Nghề Chế Tác Đồi Mồi Hà Tiên Giá Trị Về Kinh Tế
- Đánh Giá Hiện Trạng Bảo Tồn Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Hiện Nay
- Đánh Giá Hiện Trạng Danh Lam Thắng Cảnh Và Hiện Trạng Môi Trường Du Lịch Tỉnh Kiên Giang.
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
18.2.1. Tài nguyên du lịch của tỉnh Kiên Giang
Bờ biển vùng đất liền của Kiên Giang dài 200 km với trữ lượng hải sản phong phú. Kiên Giang có các đảo lớn như Kiên Hải, Phú Quốc và Thổ Chu, có nhiều bãi tắm đẹp, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cho phép phát triển một nền kinh tế tổng hợp, đặc biệt là khai thác hải sản và du lịch.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển của mọi vùng, miền trong tỉnh, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm, đó là:
Phú Quốc: Cách Thành phố Rạch Giá 120km và Hà Tiên 45km đường biển. Thiên nhiên đã dành cho Phú Quốc nhiều ưu đãi, có địa hình độc đáo, gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp, như bãi Trường (dài 20 km), bãi Cửa Lấp - Bà Kèo, bãi Sao, bãi Đại, bãi Hòn Thơm… Xung quanh đảo Phú Quốc còn có 26 đảo lớn, nhỏ khác nhau, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Cảng Bãi Vòng đang được đầu tư xây dựng thành khu cảng biển du lịch mang tầm khu vực. Kiên Giang đang đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo. Đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế chất lượng cao. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Chu là vùng lý tưởng cho việc phát triển du lịch biển đảo, như: tham quan, cắm trại, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các loại hình thể thao nước. Phú Quốc còn là một vùng biển đảo có truyền thống văn hoá lâu đời và nhiều đặc sản có thương hiệu nổi tiếng, như: nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai… Đây chính là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch văn hoá trên đảo. Đảo Phú Quốc được nhiều người trên thế giới biết đến qua Internet. Hàng năm, vào kỳ nghỉ hè, có hàng ngàn du khách từ các nước trên thế giới đến tham quan Phú Quốc…
Vùng Hà Tiên - Kiên Lương: Thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên - Kiên Lương như: Mũi Nai, Thach Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di tích lịch sử văn hoá núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi Moso, Hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, an dưỡng và du lịch sinh thái. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông Giang Thành, khu du lịch Núi Đèn đang được đưa vào mạng lưới khai thác du lịch chính thức. Vùng Hà Tiên có những trang sử rực rỡ về văn hoá, văn học - nghệ thuật, với những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu; các di tích kiến trúc nghệ thuật như: Lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng… Hiện nay, Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn Campuchia qua đường Cửa khẩu quốc tế Xà Xía. Đây là cánh cửa đang mở ra để vùng Kiên Lương - Hà Tiên, nối liền với các nước Đông Nam Á. Đồng thời, Kiên Giang đang chuẩn bị các bước để tiến tới liên kết mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và đường bộ. Trong định hướng phát triển, Kiên Giang đặc biệt quan tâm đến việc đẩy mạnh khai thác sản phẩm du lịch văn hoá. Các dự án đang quy hoạch và kêu gọi đầu tư, có quy mô 22,6 ha, với tổng vốn đầu tư 524,4 tỷ đồng và 33,4 triệu USD, tập trung ở 2 khu Mũi Nai (Hà Tiên) và Hòn Phụ Tử (Kiên Lương), sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển và các loại thuế khi sử dụng lao động tại địa phương…
Thành phố Rạch Giá và phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7 km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hoá, là điểm dừng chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do đó, thành phố này có lợi thế phát triển các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm… Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong đó, Kiên Hải vừa được đề nghị đưa vào dự án quy hoạch khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Lương - Kiên Hải - Hà Tiên. Điều này sẽ tăng thêm sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, Kiên Hải đang tập trung khai thác tour khám phá biển đảo, đi - về trong ngày. Đây là một vùng thắng cảnh biển - đảo, với đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét sinh hoạt văn hoá riêng biệt.
Thành phố Rạch Giá kêu gọi đầu tư xây dựng mới khách sạn từ 200 - 400 phòng, đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao tại khu đô thị mới lấn biển để phát triển loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng của các công ty, tổ chức). Khuyến khích đầu tư loại hình du thuyền ven biển, trên sông, du lịch miệt vườn và tham quan làng nghề truyền thống. Khu du lịch Hòn Đất đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch và hoàn thiện những công trình văn hoá tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ). Đồng thời, tỉnh cũng đang nghiên cứu khai thác phát triển du lịch ở các điểm khác trong khu vực, như Xếp Ba Tàu và một số khu vực của huyện đảo Kiên Hải.
Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng - khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ sinh quyển thế giới, đã mở cửa phục vụ cho khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du lịch Vườn quốc gia U Minh Thượng sẽ mở cửa phục vụ cho khách tham quan du lịch sinh thái sông nước kết hợp với tìm hiểu văn hoá nhân văn sông nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu văn hoá lịch sử các di chỉ khảo cổ văn hoá cổ Óc Eo - Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng.
Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Bang Biện Phú, Khu tập kết 200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách thích tìm hiểu lịch sử cách mạng… Tỉnh Kiên Giang đang kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tại vùng U Minh Thượng với tổng vốn đầu tư 42,38 tỷ đồng và 2,7 triệu USD. Sở Du lịch Kiên Giang đã phối hợp với các ngành nhanh chóng tạo nguồn vốn và tham khảo quy hoạch chi tiết khu du lịch, tạm thời đầu tư một số hạng mục, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của khách du lịch.
Có thể nói, với môi trường sinh thái đặc thù, cùng hạ tầng du lịch đang được đầu tư quy mô, Kiên Giang là điểm đến ít nhất một lần của du khách. Với tiềm năng sẵn có, cơ hội để đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang chào đón
các nhà đầu tư. Việc thu hút và giữ chân khách đến Kiên Giang là nhiệm vụ hàng đầu của ngành du lịch.
18.2.2. Các địa danh du lịch, di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang có rất nhiều di tích lịch sử, hiện tỉnh có khoảng 200 di tích các loại trong đó 21 địa danh, di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, các di tích này nằm rải rác trên địa bàn các huyện (phụ lục 1), trong đó để đến những điểm tiêu biểu sau:
Khu lăng Mạc Cửu – núi Bình San Đình thờ Nguyễn Trung Trực
Chùa Tam Bảo: di tích lịch sử của Kiên Giang, khám và chữa bệnh miễn phí
Di tích danh thắng Chùa Hang Hòn Đất
Thạch Động (Thạch Động thôn vân) Núi MoSo
Di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng
.
Núi pháo đài, Giang Thành, Phương Thành, Phù Dung Tự
Chùa Quan Đế
Di chỉ khảo cổ học Nền Chùa. Đình Vĩnh Hoà
Chùa Tổng Quản
Các danh lam thắng cảnh của tỉnh Kiên Giang Cảnh đẹp Hòn Tre
Châu Nham Sơn (Núi Đá Dựng) Đảo Phú Quốc
Hòn Phụ Tử.
Các địa danh khác Dương Đông Quần đảo An Thớ Suối Tranh
Suối Đá Bàn
18.2.3. Huyện Kiên Lương – Hà Tiên (Kiên Lương và quần đảo bà Lụa) Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên đang được khai thác
Hà Tiên và Kiên Lương là những điểm du lịch mà tài nguyên du lịch nơi đây có thể nói là phong phú và đa dạng vào bậc nhất của tỉnh Kiên Giang.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Hà Tiên có thể gom lại một số tài nguyên điển hình như: Khu cảnh quan Núi Đèn Hà Tiên ở Pháo Đài; Di tích danh lam thắng cảnh núi Đá Dựng được xếp hạng là di tích cảnh quan cấp quốc gia; bãi biển Thuận Yên; bãi biển và khu biển đảo trong khu vực Mũi Nai; khu cảnh quan Thạch Động; cảnh quan khu Rạch Vược. Đây là những tài nguyên đang được quan tâm khai thác nhưng tiềm năng của nó thì chưa thể đánh giá hết được.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Kiên Lương những cảnh quan đặc sắc khó có thể diễn tả và nêu được hết tiềm năng và vẻ đẹp của nó. Một số tài nguyên tự nhiên đáng chú ý nơi đây như: Cảnh quan và công trình kiến trúc Hòn Rễ Nhỏ; cảnh quan và bãi biển khu du lịch sinh thái ấp Bãi Giếng; di tích lịch sử văn hóa, hang động, cảnh quan, bãi biển, văn nghệ dân gian khu du lịch Hòn Phụ Tử; Khu bãi biển, cảnh quan, công trình kiến trúc khu du lịch mũi Hòn Heo. Đặc biệt, nơi đây khá nổi tiếng với việc sở hữu một hệ thống hang động đá vôi trên cạn và trên biển được đánh giá rất cao về mặt cảnh quan và sinh thái và được ví von như một Hạ long thu nhỏ hay Hạ Long ở phương nam. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là công tác bảo vệ và tôn tạo các sản phẩm du lịch, đặc biệt là hệ thống hang động ở khu vực này chưa được tốt ngay từ đầu, hệ sinh thái tự nhiên của hang động đã không được đảm bảo mà nó đã bị phá hoại một phần lớn, đặc biệt là hệ thống thạch nhũ mà cho đến nay không thể khắc phục được.
Tài nguyên du lịch tự nhiên chưa được khai thác
Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên đang được khai thác thì Hà Tiên vẫn còn những tài nguyên còn ở dạng tiềm ẩn chưa được khai thác như: Cảnh quan đầm Đông Hồ; Bãi biển Tiên Hải và bãi biển bãi Nò.
Khu vực Kiên Lương có một hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên còn bỏ ngỏ, hoặc nếu có khai thác thì cũng còn rất lãng phí như: Cảnh quan khu du lịch sinh thái ấp Ngã Ba; khu du lịch ba Hòn Cò; cảnh quan, công trình kiến trúc, bãi biển Hòn Rễ Nhỏ; khu hang động, cảnh quan Hang Tiền; di tích lịch sử văn hóa, hang động, cảnh quan, nhà vườn khu du lịch sinh thái Moso; Khu hòn Nhum Ông, hòn Nhum Bà; khu Hòn Đầm Dương; khu du lịch sinh thái Bách Thảo; khu du lịch suối Trầm; cảnh quan, bãi biển khu du lịch hòn Kiến Vàng; cảnh quan, bãi biển, nhà vườn khu du lịch hòn rễ lớn; cảnh quan khu Ba Hòn Đầm; Khu hang Cá Sấu; khu cảnh quan đảo Hòn Nghệ; khu cảnh quan hòn Lô Cốc; khu cảnh quan đảo Hòn Heo; Khu cảnh quan hòn Đá
Lửa; khu cảnh quan hòn Đầm Đước; khu cảnh quan hòn Ngang; khu cảnh quan hòn Nhum Giếng và khu cảnh quan hòn Dê.
Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác
Hà Tiên sở hữu một hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú và đang được quan tâm khai thác như: Nhà lưu niệm Đông Hồ; công trình kiến trúc chùa Ông Bổn; công trình kiến trúc chùa Quan Thánh Đế; công trình kiến trúc đền thờ, lăng tẩm họ Mạc; chùa bà Mã Châu; đình Thần Hoàng; công trình kiến trúc tường thành dinh tự Tổng; làng nghề truyền thống đồi mồi và huyền; lễ hội truyền thống Óoc-om-bók, Donta, Chônchonamthmây; di tích cách mạng chùa Xà Xía ở Mỹ Đức; di tích cách mạng cấp quốc gia - nhà tù Hà Tiên; di tích lịch sử văn hóa chùa Phù Dung, chùa Tam Bảo; di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia - núi Bình San; lễ hội truyền thống khác như lễ hội giỗ Mạc Cửu, lễ hội Kỳ Yên, lễ hội Chiêu Anh Các, lễ hội cầu ngư; khu di tích lịch sử văn hóa Mũi Nai; di tích Thạch Động được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia; lăng Mạc Cửu được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia; di tích Mũi Nai được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn Kiên Lương cũng có những nét rất độc đáo. Những tài nguyên nổi bậc đang được quan tâm khai thác hiện nay là Sơn Hải Tự (Chùa Hang) được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và Khu du lịch sinh thái Moso Động được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Tài nguyên du lịch nhân văn chưa được khai thác
Nhìn chung, tài nguyên du lịch nhân văn tại Hà Tiên – Kiên Lương đa phần đều được chú ý khai thác trong việc phát triển du lịch nhưng mức độ và hiệu quả khai thác vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh phần lớn tài nguyên du lịch nhân văn nơi đây đã được đưa vào khai thác cũng còn một số ít tài nguyên du lịch nhân văn vẫn chưa được chú ý như văn nghệ dân gian đàn ca tài tử ở Hà Tiên và một vài lễ hội truyền thống khác của địa phương.
Ẩm thực khu vực Hà Tiên – Kiên Lương cũng chưa tạo được cho mình nét đặc trưng riêng biệt.
Quần đảo Phú Quốc và các đảo nhỏ xung quanh.
Với lợi thế là hòn đảo cách thị xã Rạch Giá 120 km, bốn bề là biển cả, quanh năm sóng vỗ, có địa hình thoai thoải từ Bắc xuống Nam với 99 hòn đảo lớn nhỏ. Trên đảo lại có sông, hồ, núi non, rừng rậm với nhiều muông thú... Đặc biệt, tại đây có nhiều bãi tắm đẹp với những thoải cát trắng dài sát ngay bìa rừng nguyên sinh. Phần lớn các bãi biển trên đảo Phú Quốc có chất lượng cao, điển hình là bãi Khem, bãi Sao,
bãi Rạch Tràm, bãi Vũng Bàu (những bãi biển loại 1 với chế độ hải văn phù hợp, đảm bảo an toàn các hoạt động vui chơi trên biển, cảnh quan đẹp, hấp dẫn...) có thể trở thành những khu du lịch sinh thái có chất lượng cao, thu hút khách du lịch cao cấp từ những thị trường khách quốc tế trọng điểm. Ngoài ra, còn có hơn 14 bãi biển đẹp của Phú Quốc được xếp vào các loại 2, 3, 4 với khả năng thu hút khách du lịch quốc tế hay khách du lịch loại trung và đại chúng.
Quần đảo An Thới nằm ở phía Nam của Đảo Phú Quốc. Có 15 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc theo hướng Tây Nam. Biển rất trong và sâu, có nơi sâu tới 30m. Các hòn Thơm, hòn Dăm, hòn Dứa, Rọi, Buồm, Đụng, Mấy Rức, Kim Quy, … đều có cây cối che phủ với nhiều loài động thực vật sinh sống. Biển có hình cánh cung nằm phẳng lì, nhấp nhô những đảo nhỏ xanh rì tương phản nhìn xa giống như Vịnh Hạ Long thu nhỏ. Vào mùa gió Tây Nam thổi, toàn bờ biển phía Tây đảo vang tiếng sóng, tạo nên một bản nhạc du dương. Quần đảo An Thới như chiến hạm cho vùng biển này gần như yên tĩnh quanh năm.
Quần đảo Nam Du – Kiên Hải
Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (Kiên Giang), cách thành phố Rạch Giá 83km đường biển. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ, được tạo hóa xếp đặt khéo léo. Từng khối thể lớn nhỏ, cao thấp của từng hòn nằm đan xen nhau, tạo thành một thế trận vững chắc giữa đại dương trông rất đẹp.
Nam Du là cái tên mơ hồ về nguồn gốc. Có người cho rằng tên Nam Du có từ thời Gia Long, lại có người thì nói Nam Du là do người Pháp ghi từ chữ Nam Dự (đảo phía Nam) theo cách gọi của các cụ đồ nho mà ra. Nam Du còn một tên gọi khác là Củ Tron (hòn đảo lớn nhất trong cụm đảo mà người dân gọi là Hòn Lớn).
Hiện tại quần đảo Nam Du vẫn còn rất nhiều hòn đảo hoang vắng, dân sinh sống trên đảo còn rất thưa thớt.
Quần đảo Bà Lụa – Kiên Lương
Quần đảo Bà Lụa gồm 45 hòn đảo nhỏ thuộc 2 xã Sơn Hải và Bình An, trong số đó 10 đảo có 2.300 dân cư sinh sống và là cơ sở tạm trú của ngư dân từ các nơi đến khai thác, chế biến hải sản.
Núi và đảo của Kiên Lương chủ yếu là đá vôi cho nên có rất nhiều hang động vừa lớn, vừa đẹp. Hang Tiền là một trong những hang nổi tiếng nhất vì gắn liền với lịch sử một thời kỳ bôn tẩu trốn tránh sự truy đuổi của quân Nguyễn Huệ.
Tính đến nay, Kiên Lương đã có 11 dự án, trong đó 08 dự án được UBND tỉnh cho phép chính thức đầu tư: khu du lịch Hòn Phụ Tử, Hòn Kiến Vàng, Hòn Rễ Nhỏ, khu du lịch sinh thái ấp Ngã Ba, Ba Hòn Cò, ấp Bãi Giếng, mũi Hòn Heo, MoSo - Hang Tiền - Quần đảo Bà Lụa và 04 dự án đang chờ phê duyệt, đó là: Hòn Móng Tay
(xã Dương Hòa); Hòn Rễ Lớn, khu du lịch sinh thái MoSo, Ba Hòn Đầm (xã Bình An).
Kiên Giang hiện đang có rất nhiều chính sách để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch trên đảo
Đảo biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Kiên Giang. Một số đảo mà các hoạt động du lịch diễn ra mạnh nhất đó là Phú Quốc, An Thới (huyện Phú Quốc), Nam Du (huyện Kiên Hải), Bà Lụa (Kiên Lương).
18.2.4. Các lễ hội tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang
Du lịch văn hóa là một tiềm năng phát triển kinh tế du lịch bền vững, trong đó lễ hội dân gian có sức thu hút đặc biệt. Kiên Giang là mảnh đất đa dạng về địa hình và phong phú về di sản văn hóa. Hàng năm ở Kiên Giang diễn ra nhiều lễ hội lớn, nhỏ với đủ loại hình lễ hội như: Lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng và nhiều lễ hội khác. Trong đó có một số lễ hội có quy mô lớn như: Lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội Kỳ Yên tại các chùa Quan Thánh Đế, đình Vĩnh Hoà, lễ giỗ bốn vị sư liệt sỹ, lễ hội Tao Đàn Chiêu Anh Các, lễ hội Nghinh Ông ….
Ba dân tộc ở Kiên Giang là Kinh – Hoa – Khmer đều có đời sống văn hoá phong phú và đa dạng, bản sắc văn hoá thể hiện qua kiến trúc các ngôi chùa, miếu, qua phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trong trang phục, ẩm thực và các loại hình nghệ thuật. Hoạt động lễ hội được cộng đồng Kinh – Hoa –Khmer cùng tham gia tổ chức, cùng sinh hoạt hoà nhập cộng đồng. Cũng giống các tỉnh khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ có người Kinh và người Hoa tổ chức lễ tết vào mùa xuân, người Khmer tổ chức các lễ hội của họ từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm.
18.2.4.1 Các lễ hội của người Kinh
Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Lễ hội kỷ niệm Tao đàn Chiêu Anh Các – huyện Hà Tiên
Lễ hội Kỳ Yên – Đình Nam Thái - An Biên
Lễ hội Nghinh Ông xã Lại Sơn – Kiên Hải nét đẹp văn hoá hải đảo
18.2.4.2. Lễ hội của người Hoa
Các lễ hội người Hoa thường chú trọng vào phần lễ. Thường thì người dân đến để cúng các phẩm vật như : Heo quay, bánh trái (đặc trưng là bánh bò, bánh bao nhân mặn, ngọt, bánh lá liễu, bánh hẹ …) nhang đèn. Trong số lễ hội của các dân tộc, đáng chú ý là Lễ vía các vị thần của dân tộc Hoa. Người Hoa khi sang Việt Nam làm ăn, thường tụ họp nhau trong từng bang tuỳ thuộc từng quê quán dân tộc, như bang Triều Châu, bang Phúc Kiến, bang Quảng Đông, mỗi bang đều xây dựng chùa thờ một vị thần quê hương mình. Bang Quảng Đông thờ nữ thần thiên Hậu, bang Triều Châu thờ