buôn bán thì nghèo nàn và không được tổ chức lịch sự trang trọng. Du khách đến những điểm này, rất khó quay trở lại vì thiếu tính hấp dẫn.
Từ thực tiễn trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét như sau:
Nhiều năm qua, ngành Văn hoá thông tin Kiên Giang và các cơ quan hữu quan đã có nhiều cố gắng, gặt hái được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận trong việc trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên có thể nói, xung quanh việc quy hoạch, trùng tu, tôn tạo, quản lý và khai thác hệ thống di tích kịch sử văn hoá ở Kiên Giang vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, bị xâm hại, nhưng các biện pháp, giải pháp khắc phục lại quá chậm chạp, ách tắc ở nhiều khâu.
Tình trạng nhức nhối nhất trong công tác bảo vệ di tích là tình trạng lấn chiếm xây dựng trái phép tại các khu di tích. Nguyên nhân thì có nhiều trong đó nổi lên một số vấn đề như: ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, giá đất cao dễ làm nảy sinh lòng tham, tính chây ì. Chế tài xử phạt chưa nghiêm, công tác thanh tra kiểm tra chưa thường xuyên chặt chẽ. Công tác tuyên truyền giáo dục còn hạn chế.
Thực tế hiệu quả từ công tác xã hội hoá hoạt động của các di tích, danh lam thắng cảnh cho thấy: Nguồn lực của xã hội, của nhân dân là rất lớn, nếu biết cách động viên nhân dân tiếp tục đóng góp cho công tác trùng tu tôn tạo di tích, danh thắng và hoạt động lễ hội thì ngân sách nhà nước sẽ bớt được khoản chi lớn, bên cạnh đó còn tạo ra được hiệu quả xã hội rộng lớn, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, đồng thời từng bước nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, danh thắng ở quê hương.
18.2.2. Đánh giá hiện trạng danh lam thắng cảnh và hiện trạng môi trường du lịch tỉnh Kiên Giang.
18.2.2.1. Đánh giá hiện trạng danh lam thắng cảnh và hiện trạng môi trường du lịch tỉnh Kiên Giang.
A. Những điều đã làm được
Kiên Giang là tỉnh nổi tiếng về du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên, có rừng, núi, hang động, biển cạn, biển sâu cùng với nhiều danh lam thắng cảnh và có khoảng 105 hòn đảo; là một trong 5 vùng du lịch trọng điểm ở Việt Nam. Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và phong phú, Kiên Giang được ví như một nước Việt Nam thu nhỏ và được nhiều du khách trong và ngoài nước mến mộ.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiện Trạng Du Lịch Tại Tỉnh Kiên Giang
- Nghề Chế Tác Đồi Mồi Hà Tiên Giá Trị Về Kinh Tế
- Đánh Giá Hiện Trạng Bảo Tồn Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Hiện Nay
- Về Pháp Lý Sử Dụng Nguyên Liệu Và Đầu Ra Sản Phẩm
- Bảo Vệ Thương Hiệu Và Chất Lượng Nước Mắm Phú Quốc
- Du lịch sinh thái - 50
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
Tỉnh đã làm tốt công tác bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng các danh lam thắng cảnh và tăng tính hấp dẫn đối với khách du lịch
Tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài những khu du lịch nhằm bảo đảm
công tác giao thông, hậu cần cho vấn đề du lịch.
Đồng thời tỉnh cũng đã tuyên truyền nâng cao khả năng nhận thức về du lịch đối với đến các cấp chính quyền, nhà quản lý, cộng đồng dân cư …là những người liên quan công tác du lịch.
Các danh lam thắng cảnh của tỉnh đã thu hút được lượng du khách lớn vì có sự đ dạng về địa điểm, về loại hình du lịch.
B. Những vấn đề còn tồn tại
Vấn đề bảo tồn các danh lam thắng cảnh còn thụ động và gần như hoàn toàn giao phó cho tự nhiên, chưa có quá trình kiểm tra, khảo sát định kỳ để khắc phục sự cố như sự cố hòn phụ của danh lam Hòn Phụ Tử bị gãy đổ vào ngày 09/08/2006
Thiếu vốn cho đầu tư kết cấu hạ tầng đến các khu, điểm du lịch. Năng lực quản lý các dự án đầu tư du lịch từ nguồn ngân sách còn yếu.
Kinh phí, cơ sở vật chất đầu tư cho công tác quảng bá, xúc tiến còn hạn chế.
Lực lượng làm công tác kiểm tra, thanh tra xử lý và các biện pháp chế tài còn thiếu và yếu.
18.2.2.2. Đánh giá hiện trạng các lễ hội tại tỉnh Kiên Giang.
18.2.2.2.1. Đánh giá hiện trạng các lễ hội tại tỉnh Kiên Giang Các chỉ tiêu về số lượng
Nếu xét về tổng số lượt du khách tham gia vào các hoạt động lễ hội thì hàng năm các hoạt động lễ hội thu hút một lượng lớn khách du lịch. Trong số khách tham gia du lịch thì chiếm hơn 87% là du khách đến từ địa phương và các tỉnh lân cận (các tỉnh trong khu vực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long). Lượng khách quốc tế tham gia vào các hoạt động văn hóa lễ hội thường thấp với con số rất khiêm tốn. Hơn 90% khách quốc tế tham gia vào hoạt động văn hóa tâm linh của tỉnh là ngẫu nhiên không theo tour. Tốc độ gia tăng hàng năm vào khoảng 3,2 %. Những lễ hội có nhiều du khách tham gia nhất là lễ hội cúng trăng – Ooc-Bom-Bok (chiếm khoảng 38% tổng lượng khách tham gia vào các hoạt động lễ hội của tỉnh), tiếp đến là lễ hội giỗ Nguyễn Trung Trực (với khoảng 27%), các lễ hội còn lại thu hút lượng khách tham gia ít hơn.
Thời gian du khách tham gia vào các hoạt động lễ hội thường thấp chỉ chiếm khoảng 13,7-15% tổng thời gian mà du khách đi du lịch đối với khách quốc tế, với khách nội địa thì con số tương ứng là từ 25-30%.
Các chỉ tiêu về chất lượng
Tổng giá trị kinh tế mà các hoạt động lễ hội đóng góp vào trong tổng thu nhập của hoạt động du lịch còn khá khiêm tốn (với chỉ hơn 8%).Số tiền mà du khách chi
cho hoạt động lễ hội còn rất thấp, dưới 6% đối với khách quốc tế và từ 9-11% đối với khách nội địa so với tổng chi phí cho cả chuyến du lịch.Chi tiêu của du khách trong các hoạt động lễ hội chiếm nhiều nhất là chi cho ăn uống (chiếm từ 69-73%), chi phí đi lại trong lễ hội chiếm từ 10-13,5%, còn lại là chi cho các hoạt động vui chơi trong lễ hội và mua các món quà từ lễ hội.
Sau những phân tích và đánh giá các chỉ tiêu chúng tôi nhận thấy: nhìn chung về tốc độ tăng trưởng số lượng khách theo các năm thì có tăng (do lượng khách đến tỉnh tăng), tuy nhiên về chất lượng của tăng trưởng thì không tăng gì nhiều nếu tất cả chúng ta quy về giá cố định (nếu tốc độ gia tăng số lượng du khách là 3,2%/năm trong khi đó tốc độ gia tăng của chất lượng chỉ vào khoảng 1,2-1,4%/năm tính theo giá cố định).
Qua đó cũng cho thấy sức hút từ các hoạt động lễ hội văn hóa tâm linh với du khách còn rất hạn chế và trong thực tế cũng cho thấy lượng khách tăng trong những năm gần đây là do sức hút từ vẻ đẹp của danh lam – thắng cảnh, nhất là sức hút từ Phú Quốc. Tất cả những yếu tố trên cho thấy một đều rằng việc khai thác những thế mạnh do lễ hội mang lại còn yếu cả về công tác tổ chức lẫn phương thức tổ chức, đồng thời qua đó cũng lộ yếu điểm lớn nhất khiến du lịch lễ hội chưa phát triển đúng với vị trí của nó chính là do khâu thiết kế sản phẩm và khai thác các dịch vụ từ lễ hội.
18.2.2.2.2.. Đánh giá hiện trạng các làng nghề và đặc sản địa phương.
Kiên Giang có 5 nghề thủ công truyền thống tiêu biểu: chế tác đồi mồi, chế tác đá huyền, chế biến nước mắm Phú Quốc, dệt chiếu và nặn đồ đất, những nghề này đã góp phần đáng kể vào việc làm tăng giá trị sản xuất chung của ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Kiên Giang. Những khu vực tập trung nhiều cơ sở sản xuất, nhiều thợ hoạt động nghề tạo thành những làng nghề. Nhìn chung, những ngành nghề thủ công ở Kiên Giang phát triển rất phong phú, nổi bật nhất là nghề làm nước mắm, nghề chế tác vỏ đồi mồi, chế tác huyền, nghề nặn đồ đất, dệt chiếu. Chúng xuất hiện sớm và phát triển rất mạnh, hàng hóa cung ứng ra thị trường trong và ngoài nước. Nghề thủ công truyền thống tận dụng tốt các nguồn nguyên liệu sẵn có, kết hợp với tri thức sản xuất truyền thống đã tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong những năm qua một số nghề truyền thống của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu dần bị cạn kiệt, thị hiếu tiêu dùng thay đổi, sản phẩm công nghiệp hiện đại sản xuất ngày càng nhiều với giá rẻ, thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp và bị cạnh tranh khốc liệt bởi các mặt hàng thay thế, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong lực lượng lao động thay đổi nhanh… đã khiến cho một số nghề truyền thống đi vào con đường bế tắt và mai một đặc biệt như nghề chế tác huyền, chế tác đồi mồi, dệt chiếu.
Nghề chế tác đồi mồi và huyền Hà Tiên đang lâm vào cảnh bị mai một có nguy cơ sẽ mất hẳn do nguồn nguyên liệu không còn và việc tiêu thụ sản phẩm không còn thị trường. Nghề nặn đồ đất Hòn Đất hiện nay hầu như chỉ còn bộ phận sản xuất lò đất là duy trì và tương đối ổn định, còn lại một số hộ sống bằng nghề truyền thống sản xuất nặn nồi đất và dụng cụ khác gần như chỉ còn sản xuất cầm chừng. Nghề dệt chiếu Tà Niên gặp phải khó khăn là sản phẩm không còn đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, vùng nguyên liệu bị thu hẹp rất nhiều.Đến nay chỉ còn nghề chế biến nước mắm là đang tồn tại và phát triển vì sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, đang mở rộng ra thị trường trong và ngoài nước, xây dựng được thương hiệu, đang từng bước chuyển thành ngành công nghiệp có qui trình sản xuất theo công nghệ hiện đại.
Bởi tính chất đào tạo theo hình thức gia truyền, truyền khẩu nên trình độ kỹ thuật của người trực tiếp sản xuất chậm được nâng cao, một số kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp bị mai một. Trang thiết bị sản xuất thô sơ chủ yếu là thủ công nên chất lượng sản phẩm và số lượng sản phẩm còn thấp, thiếu ổn định, mẫu mã chậm biến đổi giảm tính hấp dẫn. Chính vì vậy khi các loại sản phẩm công nghệ cao xuất hiện đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng cả về tính năng lẫn chất lượng đã làm cho sản phẩm của nghề truyền thống mất dần thị trường.
18.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG
18.3.1. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát triển các di tích lịch sử, di tích văn hóa tỉnh Kiên Giang
Từ lâu, trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng, di tích danh thắng là những chứng cứ vật chất và tinh thần thể hiện cội nguồn dân tộc truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông, đồng thời phản ánh sinh động bản sắc văn hoá dân tộc. Cùng với những hoạt động văn hoá nghệ thuật, các di tích danh thắng đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển đời sống văn hoá cơ sở. Di tích danh thắng với mái đình, ngôi đền, chùa chiền, bến nước, cây đa là những ký ức đẹp về quê hương, gắn bó mật thiết với văn hoá làng xã, văn hoá tâm linh của mỗi người.
Giá trị của di sản, di tích là nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt, càng nhiều người hưởng thụ nó lại càng trở nên phong phú hơn. Đó là tài nguyên vô giá mà các thế hệ cha ông để lại cho chúng ta, hãy biết cách gìn giữ, sử dụng và phát huy nguồn tài nguyên ấy. Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại là nhiệm vụ của chúng ta.
Di tích lịch sử là vốn quý, không chỉ của Kiên Giang mà còn là tài sản của quốc gia. Đưa vào làm du lịch chỉ là một cách làm để bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử
dân tộc. Tuy nhiên, mặt trái của chúng là làm tăng nguy cơ hư hại xuống cấp của các di tích nếu không được đầu tư chăm sóc kỹ lưỡng, thường xuyên và đúng cách.
Một số đề xuất với Kiên Giang về bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử
Mỗi di tích lịch sử đều gắn liền với một sự tích và liên hệ với cảnh quan khu vực xung quanh, do đó việc quy hoạch của các dự án trên địa bàn tỉnh cần phải xác định rõ phạm vi, ranh giới và các phương án đầu tư, khai thác và sử dụng.
Di tích lịch sử là một dạng tài sản văn hóa, tinh thần vô giá của quốc gia phải được coi là một dạng tài nguyên đặc biệt. Mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các di tích lịch sử, môi trường làm du lịch nhằm mục đích sinh lợi đều có nghĩa vụ đóng góp về tài chính cho Nhà nước tùy theo mức độ sinh lợi. Nhà nước nói chung và UBND tỉnh Kiên Giang nói riêng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước đầu tư vốn để bảo vệ, phát triển các di tích lịch sử này.
Việc quản lý, sử dụng, tôn tạo phát triển di tích lịch sử phải theo một cơ chế, chính sách đồng bộ, đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, thông qua UBND tỉnh Kiên Giang.
Chú trọng công tác bảo vệ môi trường, có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo tốt trật tự xã hội và an ninh quốc phòng, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội, tình trạng gây rối trật tự, ăn xin, trộm cắp, phá hoại gây ảnh hưởng đến các di tích lịch sử, gây mất mỹ quan tại các khu du lịch.
Bổ sung các quy định, quy chế về quản lý các dịch vụ công cộng, các khu di tích lịch sử văn hóa.
Giáo dục và vận động nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch đặc biệt này, phát huy các thế mạnh sẵn có, xây dựng phong cách giao tiếp văn minh lịch sự.
Nghiên cứu sửa đổi, ban hành các quy chế, quy định về bảo vệ và đầu tư phát triển của các di tích lịch sử văn hóa về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Có sự phân công, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, từng cấp.
Đẩy mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch; đảm bảo vừa chặt chẽ, vừa lịch sự, văn minh; hạn chế tối đa những trường hợp gây phiền hà cho khách du lịch và gây tổn hại đến di tích.
Phân cấp quản lý tại các khu di tích, trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp tổ chức quản lý các hoạt động du lịch (bao gồm dịch vụ du lịch nhân dân), bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự.
Trên cơ sở quy hoạch, tiến hành cải tạo nâng cấp các khu di tích, triển khai kế hoạch xây dựng công viên biển, các Bởi họ là lớp dân nghèo khổkhu vui chơi giải trí nằm trong các khu quy hoạch nhất định, tránh việc xây dựng bừa bãi gây ảnh hưởng đến di tích và cảnh quan tại khu vực.
Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền các văn bản của Đảng, Nhà nước về việc công tác bảo tồn, bảo tàng cho nhân dân và khách tham quan du lịch một cách sâu rộng để mọi người biết, từ đó có ý thức trách nhiệm đóng góp chung vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ và sử dụng các di tích văn hoá trong toàn tỉnh. Xây dựng cơ chế và hướng dẫn thực hiện công tác quản lý bảo vệ và sử dụng di tích vân hoá một cách sát thực, bảo đảm theo những quy định của Nhà nước. Kiên quyết loại bỏ những tổ chức, cá nhân đang hoạt dộng trái phép trên các di tích văn hoá mà chưa được pháp luật công nhận giữ gìn kỷ cương phép nước, an ninh trật tự trong xã hội và đời sống của nhân dân.
Tiến hành quy hoạch các di tích văn hoá trên địa bàn toàn tỉnh, trên cơ sở lập các dự án tôn tạo, sửa chữa nâng cấp về mọi mặt để sử dụng khai thác.
Khôi phục để duy trì và phát huy các loại hình văn nghệ dân gian của dân tộc trong tỉnh như: các lễ hội… để biểu diễn phục vụ khách du lịch.
Có kế hoạch thật tốt để bảo vệ an ninh trật tự, cảnh quan môi trường thiên nhiên, không hoặc ít bị tác động do hoạt động du lịch phát triển, khách du lịch đến đông. Cần giáo dục ý thức chung cho cộng đồng, nhất là đối với người dân về vấn đế bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội . . .
Thực tế nhiều điểm di tích: đình, đền, chùa đã và đang là không gian sinh hoạt văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng. Cùng đó những ngôi nhà cổ, làng cổ, khu phố cổ, đô thị cổ vẫn là nơi cư trú, sinh hoạt của cộng đồng cư dân. Kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu cải thiện cơ sở vật chất của các chủ sở hữu công trình này là chính đáng. Trong sự vận động ấy tất yếu hình thành những mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển và xuất hiện những nguy cơ phá vỡ cấu trúc cũ, làm giảm đi những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống vốn có của di tích. Vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển đang là một thách thức lớn với việc quản lý xã hội và bảo tồn di tích.
18.3.2. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo danh lam thắng cảnh và đa dạng sinh học.
Tỉnh Kiên Giang có tiềm năng khai thác du lịch lớn, có nhiều khả năng tổ chức các loại hình du lịch phong phú và đa dạng. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian đổi mới đã và đang tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại địa phương thông qua các danh lam thắng cảnh sẵn có.
Do vậy, việc nâng cao mức tăng trưởng, chất lượng phục vụ và công tác bảo vệ, tôn tạo các danh lam thắng cảnh là một trong những điều hết sức cần thiết. Trước thực trạng đó, yêu cầu cần thiết được đặt ra ở đây là cần có những giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ, tôn tạo các danh lam thắng cảnh có trên địa bàn của tỉnh nhằm nâng cao mức tăng trưởng của toàn tỉnh nói chung và của ngành du lịch nói riêng.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm bảo vệ và tôn tạo các danh lam thắng cảnh có trên địa bàn tỉnh Kiên Giang như sau:
Mỗi danh lam thắng cảnh gắn liền với một cảnh quan đặc trưng, do đó việc quy hoạch của các dự án trên địa bàn tỉnh cần phải xác định rõ phạm vi, ranh giới và các phương án đầu tư, khai thác và sử dụng.
Cảnh quan môi trường du lịch phải được coi là một dạng tài nguyên đặc biệt. Mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng cảnh quan, môi trường du lịch nhằm mục đích sinh lợi đều có nghĩa vụ đóng góp về tài chính cho Nhà nước tùy theo mức độ sinh lợi. Nhà nước nói chung và UBND tỉnh Kiên Giang nói riêng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước đầu tư vốn để bảo vệ, phát triển cảnh quan môi trường du lịch.
Việc quản lý, sử dụng, tôn tạo phát triển cảnh quan, danh lam thắng cảnh phải theo một cơ chế, chính sách đồng bộ, đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, thông qua UBND tỉnh Kiên Giang.
Chú trọng công tác bảo vệ môi trường, có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo tốt trật tự xã hội và an ninh quốc phòng, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội, tình trạng gây rối trật tự, ăn xin, trộm cắp, phá hoại gây ảnh hưởng đến các danh lam thắng cảnh, gây mất mỹ quan tại các khu du lịch.
Bổ sung các quy định, quy chế về quản lý các dịch vụ công cộng và các danh lam thắng cảnh.
Giáo dục và vận động nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch, phát huy các thế mạnh sẵn có, xây dựng phong cách giao tiếp văn minh lịch sự.
Nghiên cứu sửa đổi, ban hành các quy chế, quy định về bảo vệ và đầu tư phát triển của các cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Có sự phân công, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, từng cấp.
Đẩy mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch; đảm bảo vừa chặt chẽ, vừa lịch sự, văn minh;
hạn chế tối đa những trường hợp gây phiền hà cho khách du lịch và gây tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên.
Phân cấp quản lý tại các khu du lịch, trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp tổ chức quản lý các hoạt động du lịch ( bao gồm dịch vụ du lịch nhân dân), bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự.
Trên cơ sở quy hoạch, tiến hành cải tạo nâng cấp các khu du lịch, triển khai kế hoạch xây dựng công viên biển, các khu vui chơi giải trí nằm trong các khu quy hoạch nhất định, tránh việc xây dựng bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan tại khu vực.
18.3.3. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy các lễ hội
Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã đi vào tiềm thức của đại bộ phận nhân dân, trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục, hiện diện xuyên suốt trong đời sống văn hoá của các cộng đồng dân cư. Bên cạnh các lễ hội văn hóa, hiện nay toàn tỉnh Kiên Giang có 33 di tích văn hoá, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 21 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh. Việc xâm phạm các di tích có chiều hướng giảm. Từ năm 2001 – 2007 tỉnh đã chi khoảng 10 tỉ đồng từ ngân sách cùng hàng tỉ đồng huy động từ các tầng lớp nhân dân để trùng tu, tôn tạo các di tích, gắn di tích với các hoạt động lễ hội truyền thống, tạo sinh khí mới cho các di tích, đưa các giá trị vật thể và phi vật thể của di tích lịch sử, văn hoá hoà nhịp với đời sống xã hội đương đại.
Với khuôn khổ đề tài thì chúng tôi tập trung công tác bảo tồn cho 4 lễ hội sau:
Giỗ Nguyễn Trung trực
Giỗ Mạc Cửu
Lễ hội Tao Đàn - Chiêu Anh Các
Lễ hội Oóc-om-bok
Các lễ hội nói chung và tại Kiên Giang nói riêng đã thể hiện ý nghĩa tích cực như khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý nghĩa hướng về cội nguồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, là môi trường giáo dục nếp sống văn hóa lành mạnh, đặc biệt là với những lễ hội gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Từ trước đến nay, việc quản lý và tổ chức các lễ hội ở Kiên Giang luôn được các cấp chính quyền địa phương quan tâm và trong tương lai có thể kết hợp lễ hội này tổ chức thành tháng du lịch tìm hiểu Kiên Giang thì sẽ là cơ hội rất tốt cho việc phát triển mảng du lịch văn hóa. Chính vì vậy, bảo tồn, tôn tạo lễ hội là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết. Trước tiềm năng và thực trạng lễ hội tại tỉnh Kiên Giang như hiện nay, chúng tôi đề xuất một số giải pháp bảo tồn, tôn tạo như sau:
18.3.3.1. Giải pháp về chính sách