Đánh Giá Hiện Trạng Bảo Tồn Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Hiện Nay


rất thực tiễn và thực dụng: họ tha thiết muốn các mối quan hệ với mọi người cũng như với chư thần đều hữu hảo để dễ bề làm ăn sinh sống.

Đám cưới người Hoa, một biểu hiện thuần phong mỹ tục độc đáo

Là một sắc tộc chịu ảnh hưởng lâu đời của Khổng giáo, người Hoa rất trọng lễ nghĩa, thể hiện qua tam thư, lục lễ (lập ba văn bản, cử hành sáu nghi lễ) nhất thiết phải có trong mỗi cuộc hôn nhân truyền thống.

Đầu tiên là lễ vấn danh: nhà trai xuất trình một tờ giấy đỏ (hồng điều) ghi rõ tên tuổi, ngày giờ, năm tháng, nơi sinh của cô dâu, chú rể cho hai bên tường tận. Liền sau đó là lễ nhận bốc: đại diện cả hai gia đình mang tấm giấy đỏ ấy lên chùa đặt trên bàn thờ cùng với hoa quả dâng cúng để thỉnh ý bồ tát xem hai trẻ có hợp duyên hay không.

Tiếp theo là lễ hòa đồng: nhà trai đem trầu cau, bánh trái sang nhà gái, kèm theo một loan thiệp viết trên giấy đỏ; nhà gái nhận lễ và trả lời ngay bằng một phụng thư, cũng trên giấy đỏ, nội dung hai văn bản đều nói thuận tình cho đôi trẻ thành thân.

Sau đó là lễ gặp mặt để thỏa thuận về sính lễ : ít nhất có hai bàn tiệc để hai họ vui vẻ thỏa thuận về tiền bạc, nữ trang, tơ lụa, thực đơn đám cưới (yến sào, vi cá, bào ngư...). Hai món heo quay và bánh ngọt do nhà trai mang tới sẽ được đem chia ngay cho bà con hai họ để báo tin vui. Các điều khoản sính lễ này cũng ghi vào tờ giấy hồng điều.

Tiếp đó là lễ văn định: nó quan trọng vì có tấm thiệp ghi rõ tên tuổi cô dâu chú rể, ngày giờ, nơi chốn cử hành hôn lễ, kèm theo lời chúc lành. Tấm thiệp hồng này cũng được để trên bàn thờ tổ tiên hai họ.

Rồi đến lễ cưới: tờ hôn thư (chưa phải là giấy hôn thú) được thành lập với các chữ ký đôi bên cha mẹ, cô dâu chú rể và những người chứng hôn.

Sáu nghi lễ trên gọi là lục lễ và có thể kéo dài trong nhiều ngày. Còn tờ vấn danh, tờ văn định và tờ hôn thư được gọi là tam thư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Đến ngày cưới, buổi sáng xe hoa tới nhà gái. Thường cha mẹ không đi, chú bác đi thay cùng với anh chị em họ nhà trai. Đến nơi, cô dâu nhờ anh em trai hay chị em gái ra xe đón chú rể. Nhưng tới ngưỡng cửa thì bên nhà gái bắt đầu cản trở; chú rể phải chuẩn bị rất nhiều phong bao đỏ đựng tiền lì xì mới lọt được vô nhà để làm lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà gái.

Rước dâu ra khỏi nhà, cả đoàn đám cưới phải đi lòng vòng dạo phố cho thiên hạ biết. Về tới nhà trai đã 5-6 giờ chiều. Cha mẹ, hay bác của chú rể lấy một bó đũa gõ nhẹ lên đầu đôi trẻ tượng trưng cho sự gắn bó sắt son. Sau đó đôi trẻ lạy Trời Phật, tổ tiên, cha mẹ, vợ chồng lạy nhau rồi mời trà và tiếp tục lạy chú bác, anh chị, bạn bè.

Du lịch sinh thái - 46

18.2.4.5.3. Đặc điểm phong tục tập quán người Khơme


Tập quán cư trú - sản xuất.

Người Khơme ở Kiên Giang thường cư trú thành những cụm rời, nhỏ là một ấp, lớn hơn là một xã, xen kẽ giữa người Việt và người Hoa. Ngoài ra, người Khơme còn định cư theo biên giới Việt Nam – Campuchia. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, bên cạnh đó còn tham gia nghề đánh bắt cá đồng với các phương tiện đánh bắt như: dùng lọp, trúm, câu… để đặt, giăng bắt.

Bên cạnh nghề nông nghiệp và đánh bắt hải sản ra thì trước kia nghề thủ công cũng là một trong những ngành nghề khá phát triển như: đan đệm, nặn cà ràng, nồi đất, làm đường thốt nốt, dệt chiếu, sản xuất bạch lạp (đèn cầy trắng).

Vào đầu thế kỷ 12 tại Kiên Giang vẫn còn hoang vu, đầm lầy và rùng sáp bao phủ. Cũng vào thời điểm đó xuất hiện cuộc di dân tự nhiên của người Việt tới Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc. Họ đã cùng với người Khơme, người Hoa lao động, khai phá đất đai và tạo nên nền văn hoá đa diện ở Kiên Giang.

Do đặc điểm địa lý, người Khơme đều sống trên các giồng cao (Giồng Riềng), gò nổi (Gò Quao), ven đồi (Kiên Lương – Hà Tiên – Hòn Đất), ngọn sông (Miệt Thứ), ngọn lạch, lung bào (Chắc Băng – Vĩnh Thuận.), nơi khí hậu ôn hòa thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản.

Người Khơme từ xa xưa đã có kỹ thuật trồng lúa nước. Ở gần sông rạch, người dân đã biết lợi dụng nước thuỷ triều lên để đưa nước vào ruộng rồi đắp đập nhỏ giữ nước rửa phèn. Đến khi lúa sắp lên đòng (trổ đòng đòng), thì phá đập ra xa xổ phèn, bắt cá, xong lại đắp đập để giữ nước sông và phù sa. Ở xa sông rạch thì đắp bờ thành ô để giữ nước mưa (gọi là bờ giồng, bờ mẫu), khi cần thì tát nước bằng gầu giai, gàu sòng như người Việt.

Ngoài ra, người Khơme ở Kiên Giang còn cư trú ở “miệt vườn” lấy sông rạch, vườn cây làm tiêu chuẩn, để đem lại sự thoáng mát. Vùng ít hoặc không có sông họ phải đào kênh để “dẫn thuỷ nhập triều” và lưu thông. Sống ở đây họ phải đối mặt với môi trường khắc nghiệt vì vùng này đất nhiễm phèn còn nặng. Họ sống trong từng “ấp” nhỏ tạo thành những “ốc đảo” xanh tươi giữa vùng nước mênh mông.

Tập quán, cư trú của người Khơme Kiên Giang gốc lịch sử tộc người, địa lý tự nhiên, đặc điểm hoạt động kinh tế, sự giao lưu văn hoá, những biến động của xã hội…Có thể nói, đất giồng là nơi cư trú đầu tiên của người Khơme, có nhiều loại đất giồng: tên chữ Khơme là Phnnô Bần Đôy (giồng xuôi), Phnnô Tô Tưng (giồng ngang)…Tuy cư trú trên đất ruộng nhưng người Khơme vẫn đắp đất để tạo thành những khoảng gò sau đó mới cất nhà. Kiểu cất nhà độc đáo này phản ánh tập quán cư trú và sự sáng tạo của người Khơme trong quá trình khai phá vùng đất này. Hệ thống kênh rạch ở Kiên Giang rất phong phú với đủ loại như: sông (tự nhiên), kênh (nhân


tạo), rạch, lạch, xẻo…Có thể nói là cư trú ven sông, kênh, rạch, lạch, xẻo, ...đường giao thông thuỷ là đặc trưng của người Khơme ở Kiên Giang, kể cả những vùng hệ thống thuỷ lợi tương đối hạn chế hoặc kém phát triển như vùng Ba Hòn – Hòn Đất, Phú Mỹ - Hà Tiên.

Nếu như cư trú trên đất giồng là phương thức quần cư truyền thống của người Khơme Nam bộ thì đối với bộ phận dân cư Khơme Kiên Giang ngày nay, phương thức cư trú dọc theo đường bộ đang dần phổ biến hơn. Họ nhận thức được tính tiện lợi của việc sinh sống ở gần đường giao thông như tiện đi lại, vận chuyển, mua bán sản phẩm, vật tư, học hành giao lưu, quan hệ qua lại…

Tâm lý, Tình cảm – Tâm linh của người Khơme

Đồng bào Khơme rất tôn trọng đạo lý, chân thành với bạn bè, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, ngay thẳng, thật thà, bộc lộ rõ quan điểm nhận thức của mình với mọi người. Họ vẫn giữ được truyền thống lâu đời “Con ơi! Đừng khinh thường giao du với kẻ hư, làm trai ở cõi đời dùi mài kinh sách mới nên” (thơ ca Khơme). Họ quan niệm rằng chỉ có con đường đi tu mới thành người, trình độ mới được nâng lên, mới có đủ cơ sở để lý giải những vấn đề phức tạp của cuộc sống, mới tránh được những đau khổ ở đời, làm cho tâm con người có được sự tĩnh tại, thông minh sáng suốt để quyết đoán công việc. “Anh vô chùa ba năm, sẽ về cùng cây lúa, với cô nàng yêu dấu, dạo chơi khắp cánh đồng”. Phong tục này làm cho người Khơme ở Kiên Giang rất sùng đạo, giáo lý đạo Phật ăn sâu vào tâm tư tình cảm của họ.

Ngoài những phong tục tập quán ở trên, đồng bào Khơme ở Kiên Giang còn có những phong tục tập quán đáng khích lệ như: đón tết cổ truyền, hội ngày mùa, khăn thử thách để xây dựng cuộc sống mới.

Hôn nhân – Gia đình

Theo cổ sử, người đàn bà Khơme được tự do lựa chọn bạn đời. Họ có quyền quyết định hôn nhân. Ngày nay, thanh niên nam nữ người Khơme đến tuổi trưởng thành đều được quyền tự do yêu nhau, không bị gia đình hay quy định của xã hội ràng buộc. Về cổ tục, do ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ nên người Khơme ngoại trừ anh em ruột thịt không được lấy nhau còn lại là được hết kể cả anh em chú bác ruột. Khi xưa nhiều gia đình còn khuyến khích họ hàng lấy nhau để bảo vệ nòi giống và dòng họ. Tập tục này không có văn bản nào quy định mà do lưu truyền từ xa xưa để lại nên ai cũng đều làm như thế.

Ở những gia đình nếu có con đến tuổi trưởng thành, nếu lập gia đình cha mẹ sẽ tổ chức lễ cưới, đàng trai chủ động tổ chức lễ cưới. Người Khơme thường cho con ra ở riêng sớm hơn (tách hộ).


Ý thức về dòng họ, huyết thống của người Khơme không quá nặng nề như người Việt, cha mẹ là chủ gia đình, không có trưởng chi, trưởng tộc như xã hội người Việt. Khi bố mẹ chết, con trai, con gái, anh cả, anh hai… đều được hưởng gia tài như nhau và đều cùng có nghĩa vụ với cha mẹ nếu cha mẹ nghèo.

Ngôn ngữ, chữ viết

Theo giáo trình Khơme (Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, năm 2002), tiếng Khơme ở ĐBSCL gồm 03 phương ngữ chính: phương ngữ Trà Vinh (của người Khơme ở Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ); phương ngữ Sóc Trăng (của cư dân Khơme Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) và phương ngữ Rạch Giá (của cư dân 02 tỉnh Kiên Giang và An Giang). Người Khơme ở Kiên Giang vừa dùng tiếng Khơme vừa dùng một số âm của người Kinh, người Hoa tại địa phương.

Lễ hội – Tín ngưỡng – Phong tục

A. Lễ hội

Người Khơme tôn sùng Phật pháp, họ tin rằng cúng chùa dâng cho sãi một thì sẽ thu phước lại mười nên khi có tiền họ đều trích số tiền lớn cúng dưỡng, nuôi sãi. Khi con trong gia đình đi tu làm sãi (tu trả lễ), họ gọi ông “Lục” và chạm mặt phải xá sắc phật (tức xã nhà tu). Tâm lý chung của người Khơme thích sống đơn giản, nghe và tin những gì mắt thấy, ghét ba hoa trừu tượng. Họ rất cần cù, mộc mạc, giỏi chịu đựng gian khổ. Khi họ thương mến người nào thì đặt niềm tin rất vững chắc. Họ có tinh thần tự lực và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Lễ Chôl Ch’năm Thmây (lễ chào năm mới)

Chịu ảnh hưởng đạo Bà – la- môn và đạo Phật phái Tiểu thừa, người Khơme Nam bộ ăn tết khác hơn người Kinh. Họ gọi là ngày “Vào năm mới” (Chôl Ch’năm Thmây)

Lễ Đônta (còn gọi là Phchumben – xá tội vong nhân)

Mỗi năm đến ngày 30 tháng 8 Phật lịch, người Khơme cử hành lễ Đônta với mục đích nhờ các vị sư sãi tụng kinh cầu siêu cho các thân nhân đã chết được đi đầu thai kiếp khác sung sướng hơn; cúng các cô hồn không nơi nương tựa. Những ngày này phật tử tập trung dâng thức ăn và đồ dùng cho sư sãi, họ tin rằng các vị sư ăn một chút cũng đủ phước cho người chết và người sống.

Lễ hội Ok – Om – Bok (lễ chào mặt trăng)

Đây là lễ quan trọng thứ 3 trong năm của người Khơme ở Kiên Giang. Sách gọi lễ này là Bon Sampeh Prh khe, gọi là Lễ chào mặt trăng. Xuất phát từ một tín ngưỡng dân gian cho rằng mặt trăng là thần bảo vệ mùa màng, người Khơme hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 12 theo Phật tịch, tương ứng 15 tháng 10 âm lịch, tổ chức lễ hội


Ok-Om- Bok, để tỏ lòng biết ơn vị thần đã làm cho mùa màng tươi tốt, mang lại cuộc sống thái bình ấm no cho con người…

Đặc biệt đến với lễ hội Ok-Om-Bok, du khách có dịp tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật như: múa Lâm Thol, Rô băm, hát Dù kê, thi đấu cờ ốc, võ thuật, hội chợ triển lãm… Một hoạt động sôi nổi, náo nhiệt và không thể thiếu trong lễ hội Ok-Om-Bok đó là đua ghe ngo. Chiếc ghe ngo có chiều dài trên 20m, hai bên thân ghe sơn vẽ đủ màu sắc, trang trí đầu rồng đuôi phụng hoa văn Khơme rất rực rỡ. Người Khơme cử hành tại nhà hoặc nhiều gia đình tụ họp nhau trên một mảnh sân rộng, trải chiếu, ngồi xung quanh thức ăn như cốm dẹp, khoai lang, dừa tươi, nước mía, chuối chín, rồi thắp đèn, nhang cúng lạy mặt trăng, cầu xin thần trăng giúp nông dân làm ăn trúng vào mùa tới.

B. Tín ngưỡng

Các lễ cúng

Lễ vật cúng của người Khơme có rất nhiều. Ngoài đèn nhang, nến, cơm canh, các thứ bánh làm bằng nếp, kẹo, bánh ngọt, trái cây, trà thuốc… Người Khơme còn có những lễ vật khá đặc biệt như:

Sla – thô: là một vật cúng làm bằng cây chuối.

Chơng – thbâung: là một cái thúng trong đựng lúa hoặc gạo dâng cúng trong Lễ cắt tóc trả ơn mụ hoặc trong đám ma.

Súc vật: cúng cả nguyên con như heo, bò, gia súc ..còn sống để dâng cúng thần khi ước nguyện của họ đựơc thoả mãn.

Phướn: trong tang lễ của người Khơme, trước quan tài người chết, họ treo phướn trắng gọi là “cờ hiệu của linh hồn”. Cờ phướn còn để treo trong các đám cưới ở chùa hay trong các đám rước như lễ thả đèn nước chẳng hạn.

Lọng: trên bàn thờ Phật trong chùa hay tại tư gia ta thường thấy những chiếc lọng để che các tượng, vật thờ. Lọng này làm bằng giấy màu, trên nhỏ, dưới to, đặt chồng lên nhau như một cái trục.

Ngoài ra, còn các hình thức cúng của dân tộc Khơme ở Kiên Giang: Cúng trong dân gian, Cúng cơm (Sên - prên), Cúng cơm ông bà, cha mẹ, Cúng trong đạo Bà – la

– môn, Cúng trong phật giáo. Các lễ hội

Hội xác


Ngày hội xác là ngày mà đồng bào mời các vị thần, các linh hồn, người khuất bóng… lên giữ lễ cúng bằng cách nhập vào các vị đồng cốt (những vị đồng cốt sau khi được nhập gọi là xác đồng).

Lên tổ

Đồng bào Khơme ở Phú Mỹ còn tin nhiều vào những điều mê tín dị đoan. Họ tin rằng bên cạnh thế giới hữu hình trước mắt còn tồn tại một thế giới khác của những lực lượng siêu hình, thần bí. Hai thế giới này quan hệ chặt chẽ với nhau. Họ quan niệm rằng có thần giữ nhà, giữ ruộng, giữ rừng, giữ làng.

Lễ cúng tổ.

Hàng năm vào cuối tháng 3 âm lịch, mỗi nghề của người Khơme Nam bộ nói chung, Kiên Giang nói riêng đều tổ chức lễ cúng tổ của nghề. Tổ nghề không có đền thờ, cũng không có tượng thờ mà chỉ là một nhân vật trong ý niệm.

Cúng tổ sư thợ mộc, thợ nề.

Cúng tổ Robăm.

Cúng tổ Dùkê.

Cúng tổ dàn nhạc ngũ âm.

Cúng tổ dàn nhạc dây

Lễ đưa nước và Hội đua ghe ngo:

Mỗi năm khi mãn mùa lúa, phải làm lễ đưa nước, tạ ơn nước vì nhờ nước mà lúa được xanh tươi, con người được ấm no hạnh phúc.

Lễ tắm Phật.

Ngày 8/4 âm lịch hàng năm là ngày tắm Phật, các phật tử vào chùa dự và ăn chay. Sau khi nhà sư đọc kinh người ta mang tới một thau nước có hương thơm để tắm cho phật. Nước tắm cho Phật được nhà sư dùng để uống hoặc là rửa mặt với mong muốn được thông minh sáng suốt.

Lễ cầu mưa.

Lễ đựơc tổ chức vào những năm hạn hán, lễ thường diễn ra vào giữa trưa, các sư sãi và đồng bào Khơme đến tụ hội trên một cánh đồng, đào những hố nhỏ tượng trưng cho giếng nước. Lễ xong mọi người nhảy múa, ca hát rất vui nhộn. Ngoài ra, còn có các lễ hội khác như: Lễ vun núi lúa, lễ cúng sân lúa, lễ lên nhà mới, lễ dâng phước, lễ 100 ngày.

18.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG


18.2.1. Đánh giá hiện trạng bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh hiện nay

A. Những điều đã làm được Về di tích lịch sử

Kiên Giang đã đầu tư, quan tâm đến các di tích lịch sử như một sản phẩm du lịch quan trọng.

Các điểm tham quan đã được đưa vào nội dung tour khá nhiều, phong phú và độc đáo.

Một số điểm tham quan như Lăng Mạc Cửu được tổ chức khá tốt, phục vụ du khách khá chu đáo.

Các địa điểm di tích lịch sử đều có phong cảnh đẹp, được tổ chức giới thiệu, cung cấp thông tin rộng rãi đến mọi người.

Về đi tích văn hóa

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều di tích văn hoá được công nhận là di tích văn hoá cấp quốc gia hay cấp tỉnh. Để được công nhận như vậy đòi hỏi phải có sự tôn tạo, bảo quản, giữ gìn các di tích một cách cẩn thận từ phía các cơ quan quản lý di tích. Bên cạnh đó, còn có sự giúp đỡ, quan tâm, góp sức vào việc bảo vệ các di tích của người dân sống xung quanh khu vực di tích, cũng như những du khách khi đến viếng thăm.

B. Những vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh bên cạnh những nổ lực của ngành chủ quản và các địa phương trong việc trùng tu, tôn tạo, giữ gìn và phát huy di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh thì công tác này ở tỉnh Kiên Giang vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, cụ thể như sau:

Số di tích chịu sự tàn phá của thời gian trở thành phế tích còn nhiều

Nguồn kinh phí, biên chế bảo vệ các công trình di tích chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Mặc dù Nhà nước và nhân dân tuy có ý thức tôn tạo bảo vệ, khai thác các giá trị văn hóa truyền thống từ hệ thống di tích song việc đầu tư cho hoạt động này chưa thỏa đáng (kể cả nguồn đầu tư của nhà nước và từ nguồn vốn xã hội hoá). Những vấn đề nổi cộm trong vấn đề bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa là:

Đội ngũ làm công tác di tích ở cơ sở mỏng và yếu.


Tuy đã được tập huấn nghiệp vụ hàng năm nhưng trình độ vẫn còn bất cập so với yêu cầu. Cho đến nay công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc thuyết minh, hướng dẫn du khách còn sơ sài, chưa được quan tâm đúng mức.

Về giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường

Công tác bảo vệ di tích chưa được xem trọng, nhiều di tích còn bị lấn chiếm, xâm hại. Tình hình vệ sinh môi trường tại các di tích luôn là vấn đề đáng quan tâm. Điều náy có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khách đến tham quan di tích.

Sự ứng phó của con người trước tác động của điều kiện tự nhiên, mối mọt rất thụ động.

Theo quan sát của chúng tôi: Tác nhân gây hại nhiều ở các di tích tỉnh Kiên Giang chính là loài mối. Nhiều công trình bị mối xâm hại khá nặng, điển hình như chùa Tam Bảo thành phố Rạch Giá. Điều đáng lo ngại là mức độ hiểu biết của cán bộ quản lý và thành viên các ban bảo vệ di tích còn hạn chế. Thậm chí nhiều người còn cho rằng mối không thể xâm hại được các loại gỗ lim.

Về mặt mỹ quan.

Các công trình văn hoá nói chung còn đơn điệu, nhiều di tích là một khối kết cấu bê tông hoá, chưa thực sự là một quần thể hài hoà với thiên nhiên vì còn ít cây xanh, các công trình tái tạo lại di tích còn chưa được tinh xảo (ví dụ các bàn ghế bằng bê tông giả gỗ, giả đá…) Một số công trình xây dựng chưa đảm bảo chất lượng dễ bị xuống cấp nhanh chóng.

Công tác trùng tu tôn tạo có nơi còn diễn ra bừa bãi.

Không tham khảo và thực hiện ý kiến chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, dẫn đến làm sai lệch biến dạng di tích, gây phản cảm và giảm giá trị của di tích. Người tự nguyện tham gia Ban bảo vệ di tích ít am hiểu về công tác Bảo tồn Di sản văn hóa, nên ít nhiều hạn chế đến việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Trước kia còn có một số di tích tự ý sửa chữa không thông qua cơ quan chức năng làm sai lệch nguyên trạng, nguyên mẫu dẫn đến di tích sau khi tu bổ bị biến dạng.

Nhìn chung trong số những di tích lịch sử của Kiên Giang, số di tích được đầu tư nâng cấp, đưa vào trong các tour tham quan của du khách chưa nhiều. Các di tích được đưa vào chương trình nội dung tham quan còn nghèo nàn về dịch vụ, cơ sở hạ tầng. Một số điểm tham quan như Thạch Động còn thiếu dịch vụ phục vụ du khách, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo, xảy ra tình trạng chật chội kẹt xe do số lượng xe hơi vào khu vực tham quan quá nhiều, các hàng quán buôn bán chiếm nhiều diện tích và vẫn chưa niêm yết giá cả rõ ràng. Các điểm như Chùa Hang, du khách đến đây ngoài mục đích lễ bái, thì chỉ có thể ngắm cảnh đi dạo và chụp ảnh lưu niệm. Các dịch vụ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023