Muốn bảo tồn và phát huy những lễ hội mang tính tích cực, gắn với đời sống tâm linh của người dân tỉnh kiên Giang thì trước hết cần có những chính sách cụ thể và kinh phí thích đáng cho việc khai thác, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Nhà nước cần sớm ban hành Luật di sản văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho đồng bào có ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trên cơ sở đó, nhanh chóng và kịp thời sưu tầm, phục hồi lại các nghi lễ - lễ hội truyền thống; chọn các lễ hội tiêu biểu của cộng đồng như lễ Giỗ Nguyễn Trung trực; Giỗ Mạc Cửu; Lễ hội Tao Đàn - Chiêu Anh Các; Lễ hội Oóc-om-bok làm các lễ hội truyền thống hàng năm của tỉnh nhà. Đương nhiên, cần tổ chức và hướng dẫn các nghi lễ - lễ hội một cách đúng đắn, lành mạnh, nhằm giúp người dân hướng về cộng đồng và văn hóa truyền thống của quê hương mình.
18.3.3.2. Giải pháp về nghiên cứu khoa học
Cần phối hợp các ngành chức năng tiến hành thực hiện các đề tài khoa học về văn hóa dân gian, đặc biệt quan tâm nghiên cứu các đề tài nghi lễ - lễ hội, phong tục tập quán, âm nhạc, ẩm thực….
Phân tích những điều kiện chủ quan và khách quan để tổ chức hoạt động lễ hội sao cho thật thiết thực, hấp dẫn, gắn với thừa kế và tôn tạo lễ hội trong thời kỳ đất nước hội nhập.
Các ngành chức năng cần có ý kiến để phân cấp tổ chức lễ hội để hình thành một chương trình hoạt động lễ hội có chiều sâu và đậm đà bản sắc nhằm giữ gìn và phát huy tốt di sản văn hoá của ông cha để lại. Đồng thời, là cơ hội để giới thiệu sản phẩm văn hoá của địa phương với khách du lịch trong và ngoài nước.
18.3.3.3. Giải pháp về xây dựng các chương trình lễ hội
Để lễ hội có sức thu hút lớn với những nghi lễ và những hoạt động có giá trị tư tưởng thẩm mỹ, nghệ thuật, trở thành những dấu ấn không phai, đồng thời góp phần bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động của các di tích lịch sử văn hóa.
Chương trình lễ hội hàng năm cần được các cấp có thẩm quyền quản lý, hướng dẫn, theo dõi, giám sát chặt chẽ nên các lễ hội được duy trì và phát huy tốt mục đích, ý nghĩa của lễ hội.Việc cần phải làm ngay là tiếp tục chỉ đạo các nơi tổ chức lễ hội ngày càng tốt hơn, tạo nên môi trường sống hài hòa, đoàn kết xóm làng, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa nơi diễn ra lễ hội. Đồng thời, các cấp chính quyền cần sớm hoàn thành công tác tổng kiểm kê lễ hội trên địa bàn Kiên Giang, những lễ hội nào còn, lễ hội nào mất, những lễ hội nào cần phải bảo tồn và phát huy và nhất thiết là phải khôi phục phần hội gắn với các trò chơi dân gian của dân tộc để
Có thể bạn quan tâm!
- Nghề Chế Tác Đồi Mồi Hà Tiên Giá Trị Về Kinh Tế
- Đánh Giá Hiện Trạng Bảo Tồn Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh Hiện Nay
- Đánh Giá Hiện Trạng Danh Lam Thắng Cảnh Và Hiện Trạng Môi Trường Du Lịch Tỉnh Kiên Giang.
- Bảo Vệ Thương Hiệu Và Chất Lượng Nước Mắm Phú Quốc
- Du lịch sinh thái - 50
- Du lịch sinh thái - 51
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
tăng thêm không khí ngày lễ.
Việc đơn giản nghi thức, thủ tục là vấn đề quan trọng trong tổ chức lễ hội hiện nay. Song có những nghi lễ dân gian cần gắn kết ngày hội nhằm tạo một sân chơi văn hóa lành mạnh, thu hút khách đến viếng, thắp hương và tham gia các hoạt động nhiều hơn.
Yếu tố nghi lễ trong lễ hội là rất quan trọng, tuy nhiên hiện nay một số nơi tổ chức không đúng nghi thức do thiếu trang thiết bị (trống, kèn), nhất là học trò lễ, cần quan tâm đến việc mua sắm trang thiết bị, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ sưu tầm, gìn giữ văn hóa dân tộc cho cán bộ văn hóa, huyện, xã, phường. Tổ chức các lớp bồi dưỡng văn hóa truyền thống, mời các nghệ nhân tài giỏi truyền dạy cho con em cách đánh trống, thổi kèn, sử dụng, chế tác nhạc cụ, tổ chức lễ hội... chú trọng việc bồi dưỡng các tài năng, đào tạo học sinh năng khiếu về văn hóa nghệ thuật và cán bộ quản lý văn hóa.
Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng Hội quán nhằm khôi phục việc bình luận thơ văn, sinh hoạt vui chơi giải trí. Cần làm cho các lễ hội trở thành lễ hội có quy mô cả về nội dung lẫn hình thức, đa dạng, phong phú. Bởi tại Kiên Giang nói chung, hàng năm có rất nhiều thi sĩ, văn nhân khắp nơi, nhất là ở khu vực ĐBSCL tập trung về đây ôn lại truyền thống, sáng tác, trao đổi, bình luận, ngâm thơ và còn nhiều hoạt động khác như trò chơi dân gian, viết thư pháp.
18.3.3.4. Giải pháp bảo tồn, lưu trữ tư liệu về văn hóa nghệ thuật của tỉnh
Nghiên cứu, biên soạn tài liệu và xuất bản lần lượt các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật về nguồn gốc nơi thờ tự, tưởng niệm, công trạng của các vị thần, tướng… để người dân tưởng kính và nhằm giáo dục thế hệ trẻ về cội nguồn lịch sử dân tộc.
Biên tập các chương trình văn nghệ dân gian, ghi âm và ghi hình để phát sóng thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có việc thực hiện một số phim tài liệu về nghi lễ - lễ hội.Việc quay phim, ghi hình lưu lại vào băng đĩa là một hình thức bảo tồn khoa học, bảo đảm tính chính xác cao. Nhiều nghi lễ cổ, cùng các trò chơi dân gian truyền thống được tái tạo, dựng lại theo đúng lối cũ với sự tham gia của nhân dân các làng trong khu vực. Đồng thời công tác điều tra, khảo sát các tư liệu về văn hoá dân gian địa phương tại nơi tổ chức lễ hội, các sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể cũng sẽ được thực hiện đầy đủ để viết và tập hợp thành một hệ thống tài liệu mang tính nghiên cứu khoa học cao nhất. Các tư liệu này sau khi được biên tập, dàn dựng hoàn thiện sẽ được phổ biến đến các huyện, thành phố trong tỉnh để tuyên truyền về giá trị văn hoá truyền thống lễ hội địa phương, góp phần vào công cuộc bảo tồn giá trị di sản văn hoá tỉnh Kiên Giang.
Tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa lớn, như ngày hoạt động văn hóa các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa dân tộc, tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian ở các huyện. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, phục vụ tốt công tác bảo tồn, bảo lưu văn hóa phi vật thể của dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số.
Hơn hết thành công của một lễ hội là được đông đảo người dân trong vùng, ngoài vùng tham dự. Chính vì vậy, cần có sự tuyên truyền quảng bá dưới các hình thức nhằm thu hút một lượng du khách tham gia nhằm tôn thêm tầm quan trọng của lễ hội.
Kết hợp lễ hội với các hình thức du lịch khác hiện có trong tỉnh nhằm làm cho du khách hiểu nhiều hơn về văn hoá và con người Kiên Giang.
Lễ hội, một sinh hoạt văn hoá gắn liền với không gian văn hoá tín ngưỡng và phong tục tập quán truyền thống của một vùng đất, một địa phương. Nó tồn tại lâu đời và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt. Vì vậy, thông qua hoạt động lễ hội, chúng ta có thể cảm nhận được nét văn hoá truyền thống của vùng đất đó Kiên Giang là một tỉnh có sự đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán vì có 3 dân tộc cùng sinh sống là Kinh, Hoa, Khơme. Đây là một yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch, bởi vì khi kết hợp lễ hội và du lịch, du khách cảm thấy chuyến đi có ý nghĩ hơn và cảm giác khám phá có chiều sâu hơn, đồng thời các giá trị về văn hóa, tinh hoa dân tộc địa phương ngày càng phát triển và lan rộng hơn. Chính vì thế, các cấp chính quyền tỉnh nhất định phải cần có những chính sách đầu tư hỗ trợ, cần thu thập, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống của tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau.
18.3.4. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo các làng nghề và đặc sản địa phương
Làng nghề thủ công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam nói chung và của Kiên Giang nói riêng. Đó là một cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ bởi những mối liên hệ chằng chịt về lãnh thổ, huyết thống, kinh tế, văn hóa và tâm linh. Đây là nơi hiện lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, nơi biểu hiện cụ thể, sinh động bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong đời sống hiện đại, sự giao thương ngày càng mở rộng, các làng nghề truyền thống cũng có những cơ hội phát triển nghề. Tuy nhiên, đi liền với sự phát triển của hoạt động sản xuất, nhiều giá trị văn hóa dần bị mai một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền cùng với sự ra đi của nhiều nghệ nhân lớn tuổi.
Xu hướng thương mại hoá do chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận làm cho bản sắc văn hóa của làng nghề bị phai mờ. Không phải ai cũng nhận thức rõ được rằng, đánh mất bản sắc văn hóa là điều nguy hiểm đối với sự tồn tại bền vững của mỗi một làng
nghề. Nếu chúng ta cứ chạy theo lợi nhuận kinh tế mà không lưu tâm bảo tồn giá trị văn hóa thì nguy cơ mai một các làng nghề sẽ không có cách gì chống đỡ nổi.
18.3.4.1. Nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên
Theo khảo sát thực tế, qua các tài liệu thu thập được trong giai đoạn hiện nay nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên hiện khó có thể khôi phục và phát huy được. Về mặt bảo tồn lâu dài, nghề đồi mồi chỉ có thể tồn tại ở dạng phi vật thể (ghi chép, phim ảnh), hoạt động sản xuất trực tiếp đang đi vào tình trạng bế tắt sẽ tự mất dần. Sau đây là một số khó khăn khó tháo gỡ và một số giải pháp theo thông tin thu thập được từ thực địa.
Nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên hiện nay đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, đầu ra cho sản phẩm, vốn sản xuất. Các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đồi mồi đã chuyển dần sang nghề khác. Thợ chuyên nghiệp hầu hết đã bỏ nghề. Nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên đang đứng trước ngưỡng cửa mai một, không tìm được lối ra. Trong định hướng phát triển làng nghề tỉnh Kiên Giang của Sở Công nghiệp, nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên không trong danh sách nghề sẽ được hỗ trợ khôi phục. Qua thực tế nghiên cứu, xin đề ra một số định hướng sau:
18.3.4.1.1.Về pháp lý sử dụng nguyên liệu và đầu ra sản phẩm
Hiện nay trên toàn thế giới Tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đưa ra danh sách các loại động thực vật phải bảo tồn nghiêm ngặt trong có loài rùa biển. Việt Nam là 1 trong 164 nước thành viên của Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Tại Việt Nam, Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm xuất khẩu rùa biển sống, các bộ phận dẫn xuất của chúng từ năm 2001 - 2005; Nghị định số 11/2002/NĐ-CP nghiêm cấm buôn bán thương mại Quốc tế các loài rùa biển trong Phụ lục I, Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); Nghị định số 48/2002/NĐ-CP nghiêm cấm việc khai thác, sử dụng đồi mồi, rùa da, vích và hạn chế việc khai thác sử dụng đồi mồi dứa và quản đồng vẫn đang có hiệu lực thực thi.
Mọi hoạt động buôn bán thương mại rùa biển (trong đó có đồi mồi) và các bộ phận của chúng đều bị xem là vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Về xử phạt hành chính: Phạt tiền đến 30 triệu đồng do vi phạm Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH - Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phạt tiền đến 70 triệu đồng do buôn bán hàng cấm; tịch thu mẫu vật; rút giấy phép kinh doanh; du khách nước ngoài có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam do mua các sản phẩm rùa biển. Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Truy tố theo điều 188, 190 và 191 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt nam; phạt tiền đến 100 triệu đồng về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo điều 188 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt
Nam; phạt tiền đến 50 triệu đồng về tội vi phạm các qui định về bảo vệ động vật hoang dã quí hiếm theo điều 190 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam; phạt tù từ 3 năm theo điều 188, 190 và 191 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Bên cạnh đó sự cạnh tranh của sản phẩm nhựa giả đồi mồi với giá rẻ, đa dạng mẫu mã, thuận lợi về mặt kinh doanh đã làm sản phẩm đồi mồi mất dần khách hàng mua bán phổ thông, nhỏ lẻ.
Với những điều luật về mặt pháp lý như đã nêu trên, nghề đồi mồi Hà Tiên nếu muốn được phục hồi và phát triển trở lại thì khó thực hiện được. Chính vì vậy tìm biện pháp để tháo gỡ bớt những hạn chế của qui định là yếu tố hàng đầu để khuyến thích việc bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị của nghề. Sau khi được nới rộng về mặt pháp lý việc buôn bán các sản phẩm đồi mồi mới có thể được công khai và mở rộng. Khi có đầu ra sẽ kích thích việc sản xuất khôi phục và phát huy được tiềm năng kinh tế nghề bởi sản phẩm đồi mồi có giá trị kinh tế và lợi nhuận cao.
18.3.4.1.2. Về nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu chính là vấn đề sinh tử của nghề đồi mồi Hà Tiên. Nguồn vảy đồi mồi thô trong nước hiện nay đã cạn kiệt. Nguồn vảy hiện đang được bán "chui" trên thị trường chủ yếu có xuất xứ từ nước ngoài như Singapore, indonesia, Thái Lan… được chuyển trung gian tại Chợ Lớn và một vài cảng biển ở miền Tây Nam bộ. Giá rất cao: 2 - 3 triệu/kg với đồi mồi có cổ vảy nặng trên 1kg. Hoạt động nuôi đồi mồi lấy vảy hiện nay không còn. Nguồn trứng và đồi mồi con không còn được khai thác để cung cấp cho các cơ sở nuôi. Thời gian nuôi đến khi thu hoạch đồi mồi thành phẩm từ 6-10 năm lại tốn kém kinh phí và công chăm sóc, đầu ra không có nên một vài cơ sở nuôi còn sót lại sau cơn bảo số 5 (1 cơ sở ở Hòn Một (Hà Tiên), 1 cơ sở ở Hàm Ninh (Phú Quốc) đã giải thể. Trước mắt đây là giải pháp mang tính lâu dài vì hiện tại không thể thực hiện được vì sẽ vi phạm qui định của Nhà nước và Công ước Quốc tế.
Để giải quyết vấn đề về việc khan hiếm nguyên liệu cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước về mặt pháp lý cũng như vốn sản xuất cho nghề đặc biệt này. Trước tiên xây dựng lại một số cơ sở nuôi đồi mồi, tìm phương pháp nghiên cứu để lại tạo giống sử dụng được nguyên liệu từ đồi mồi F2 (giống chăn nuôi cá sấu hiện nay) với 1 tỉ lệ hợp lý cho việc lấy vảy sản xuất và thả về thiên nhiên để tiếp tục phát triển số lượng trong tự nhiên. Lượng đồi mồi con nở và trưởng thành trong tự nhiên chỉ đạt 0,01%, trong khi được nuôi ở môi trường nhân tạo thả về tự nhiên tỉ lệ sống và trưởng thành đạt 1% vì khi thả đồi mồi đã tương đối lớn. Một số người đã nuôi đồi mồi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trước đây đã có kinh nghiệm và khá thành công trong việc nuôi dưỡng đồi mồi từ trứng và con. Chủ động được nguồn nguyên liệu sẽ giảm bớt chi phí sản xuất, ngăn được tình trạng đánh bắt trộm đồi mồi tự nhiên. Việc kiểm soát
nguồn đồi mồi nuôi nhân tạo này sẽ đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng và sự tự nguyện của người dân làm nghề. Việc này sẽ góp phần đáng kể vào công cuộc bảo tồn loài rùa biển. Sau khi thực hiện được việc tạo nguồn nguyên liệu nhân tạo sẽ kiến nghị với Tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) giảm bớt hạn chế việc buôn bán sản phẩm có nguồn gốc là đồi mồi nuôi nhân tạo. Theo Quyết định số 46/2001/ QĐ-TTg thì đến 2005 nếu điều kiện cho phép có thể xây dựng lại một số cơ sở nuôi đồi mồi vì thời gian nuôi dưỡng đồi mồi kéo dài từ 5 -10 năm nên cần phải có sự chuẩn bị trước.
Để tháo gỡ khó khăn đối với vấn đề thợ sản xuất và người lao động nghề thủ công chế tác đồi mồi ngoài việc khuyến khích động viên các thành viên kế tục trong gia đình của giới thợ mà còn rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Chính quyền cần đưa ra chính sách hỗ trợ tập hợp thợ nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh đơn lẻ thành một liên hiệp sản xuất nhằm duy trì, liên kết tạo sự đồng bộ giữa sản xuất và các dịch vụ nghề. Cần có sự hỗ trợ và giám sát của chính quyền địa phương về nguồn gốc nguyên liệu, vốn vay, miễn giảm thuế đối với việc nuôi và sản xuất đồi mồi, đào tạo đội ngũ thợ kế tục, liên kết mở rộng thị trường. Ngành du lịch phát triển là điều kiện thuận lợi để sản phẩm đồi mồi được giới thiệu trở lại. Khi nghề chế tác đồi mồi “sống” trở lại sẽ tạo được rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương và người làm dịch vụ khác nhưng cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa người thợ thủ công và Nhà nước.
18.3.4.1.3. Về lực lượng kế thừa và bảo tồn nghề giá trị văn hóa nghề
Hiện nay thợ chế tác đồi mồi Hà Tiên hầu chỉ còn lại không đến 10 người. Số nghệ nhân cao tay nghề hiện đã lớn tuổi và không còn làm nghề và dạy nghề. Nghề chế tác đồi mồi là một nghề đòi hỏi tính nhẫn nại, khéo tay và có óc sáng tạo và do tình hình thực tế hiện nay nghề không thể phát huy giá trị về mặt kinh tế nên không được lực lượng lao động trẻ quan tâm theo học. Chính vì vậy lực lực thợ nghề chế tác đồi mồi đang mất dần thế hệ kế thừa. Cần phải có biện pháp hỗ trợ dạy nghề mang tính chất trao truyền xã hội để tạo thế hệ thợ nghề kế tục, duy trì kỹ thuật, kỹ năng sản xuất của nghề chế tác đồi mồi.
Về bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên cần đầu tư công trình nghiên cứu, sưu tầm về nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên dưới dạng sách in, đĩa CD.Đầu tư làm phim tài liệu về nghề chế tác đồi mồi Hà Tiên để lưu giữ hình ảnh. Có chính sách ưu đãi cho những nghệ nhân tay nghề cao để duy trì việc truyền dạy về qui trình và kỹ năng chế tác sản phẩm đồi mồi.
Cũng có ý kiến cho rằng tính hiệu quả kinh tế của nghề chế tác đồi mồi hiện nay không đủ để tiến hành nghiên cứu tạo thế hệ đồi mồi F2 để làm nguyên liệu. Bên cạnh đó do sự ràng buộc về pháp lý của Công ước quốc tế nên việc nuôi đồi mồi để khai
thác nguyên liệu là việc không nên thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Từ ý kiến này đã đưa đến giải pháp là nên để cho nghề chế tác đồi mồi tồn tại như một giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam bằng việc đưa ra những hình thức bảo tồn thích hợp.
18.3.4.2. Nghề chế tác huyền Hà Tiên
18.3.4.2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đầu ra cho sản phẩm chính là yếu tố kích cung quan trọng hàng đầu. Khi bán được sản phẩm, nghề sản xuất tạo được nguồn thu kinh tế đáng kể sẽ kích thích nhiều người, nhất là đã từng là thợ chế tác huyền, gia đình có truyền thống làm nghề huyền quay trở về nghề truyền thống. Nguồn thu nhập kinh tế là một trong những vấn đề quan trọng nhất của đời sống người sản xuất.
Việc đầu tiên là tìm các đầu mối tiêu thụ mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại các khu du lịch của Hà Tiên, trong tỉnh và trong nước. Sản phẩm huyền chủ yếu là đồ trang sức và vật dụng mang tính trang trí, kỷ niệm vì vậy nơi tiêu thụ thích hợp nhất là các địa điểm du lịch. Sau đó là xây dựng các mối quan hệ xuất khẩu ra nước ngoài như những quốc gia đã một thời là khách hàng quen thuộc của nghề huyền: Campuchia, Lào, khối Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản… Điều thuận lợi cho việc mở rộng thị trường ở nước ngoài hiện nay là hiện nay số Việt kiều ở khắp nơi trên thế giới về thăm quê hương ngày càng đông. Trong số họ có những người hiểu biết giá trị của sản phẩm huyền và muốn thiết lập quan hệ mua bán với giới sản xuất huyền ở Hà Tiên. Khi thị trường mở rộng, tiêu thụ được nhiều sẽ kích thích sức sản xuất sản phẩm mỹ nghệ huyền.
Vấn đề quan trọng không kém là giới thợ kinh doanh và sản xuất mặt hàng mỹ nghệ huyền cần phải nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Từ đó có thể thay đổi mẫu mã, công dụng của sản phẩm để thích ứng trong điều kiện phát triển của thị trường. Thực tế do giá trị kinh tế của nghề chế tác huyền hiện thời gần như không đáng kể nên nghề thủ công mỹ nghệ này không được quan tâm chú ý. Số người hiểu biết và sử dụng sản phẩm huyền rất ít. Để từng bước khôi phục lại nghề thủ công này trước tiên phải thực hiện việc tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu rộng rãi giá trị của nghề cũng như sản phẩm huyền.
Trong điều kiện hiện nay nghề chế tác huyền Hà Tiên là một trong những nghề thủ công truyền thống đã có danh tiếng từ xưa nên sẽ là một điểm thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Chính vì vậy chính quyền địa phương cần phối hợp với một số ngành chức năng (Sở Công nghiệp, Sở Du lịch, Sở Thương mại) hỗ trợ, chọn địa điểm xây dựng một khu vực chuyên chế tác huyền phách làm điểm du lịch thu hút khách đến xem và mua hàng. Nếu có nguồn thu từ du lịch như bán sản phẩm, tìm khách hàng lớn, trích một phần từ nguồn thu các dịch vụ du lịch hỗ trợ lại việc bảo tồn thì nghề chế tác huyền Hà Tiên sẽ được có cơ hội phát triển trở lại. Để khai thác mối liên
kết này cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và sự hợp tác chặt chẽ của giới thợ chế tác huyền.
18.3.4.2.2. Hỗ trợ vốn
Vốn sản xuất hiện là vấn đề bức xúc của các nghề sản xuất thủ công truyền thống, đặc biệt là đối với một nghề đứng trước ngưỡng cửa mai một như nghề huyền. Thu hút các nguồn vốn hỗ trợ cho việc khôi phục và phát triển nghề thực tế không phải là vấn đề khó nhưng quan trọng là việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả là việc cần nghiên cứu tìm giải pháp thực hiện. Có một số nguồn vốn đầu tư có thể thu hút để đầu tư cho việc khôi phục nghề:
Vốn đầu tư của tư nhân trong nước là nguồn vốn thu hút từ các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Có thể huy động vốn cá thể hoặc tập thể để kinh doanh khai thác hay thu mua huyền thô, cung cấp cho thợ huyền và thu lại bằng sản phẩm. Hình thức hợp tác này cũng cần có sự trợ giúp của cơ quan Nhà nước để tuyên truyền, giới thiệu đối tác đầu tư, làm trung gian giữa chủ đầu tư và người thợ chế tác huyền.
Cần có chính sách hỗ trợ đầu tư đặc biệt của Nhà nước để người thợ được vay vốn từ ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích bảo tồn và khuyến khích phát triển nghề truyền thống. Nguồn vốn vay ưu đãi này có thể cấp cho cá nhân người thợ hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh nghề chế tác huyền.
Ngoài ra còn phải tìm nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, quỹ phát triển các di sản văn hóa dân tộc… Nguồn vốn này chỉ mang tính chất ứng phó tạm thời, không mang tính lâu dài phục vụ cho phát triển sản xuất.
Bên cạnh việc hỗ trợ vốn trong giai đoạn đầu của việc khôi phục nghề huyền Hà Tiên cần có chính sách miễn giảm thuế để khuyến khích sản xuất. Nhà nước và chính quyền địa phương cũng cần có biện pháp miễn thuế sản xuất lưu hành trong nước, giảm thuế các mặt hàng huyền xuất khẩu ra nước ngoài, miễn thuế tăng thu nhập cho người làm huyền. Chính sách ưu đãi này sẽ là đòn bẩy giúp nghề huyền Hà Tiên có cơ may khôi phục nhanh hơn.
18.3.4.2.3. Tìm nguồn nguyên liệu trong nước
Để có nguồn nguyên liệu sản xuất ổn định, không lệ thuộc vào nước ngoài, giới thợ huyền phải gấp rút tìm kiếm nguồn huyền thô trong nước. Trước tiên cần phục hồi hoạt động của các mỏ huyền sẵn có ở Phú Quốc. Kế tiếp phát triển hướng tìm kiếm sang các tỉnh bạn ở vùng cao nguyên nam trung phần, vùng Tây Nguyên đất đỏ ba- zan những nơi này có thể có mỏ huyền với trữ lượng lớn. Việc khai thác huyền thô cần có hỗ trợ của cơ quan Nhà nước liên quan để việc tìm và khai thác mỏ không ảnh