Công Tác Bảo Tồn Đdsh Ở Rnm Cần Giờ:


cộng đồng địa phương và khách tham quan.

Hiện tại, một bệnh viện và trung tâm cứu hộ với quy mô lớn hơn dành cho các loài gấu cũng đang được nghiên cứu xây dựng.

Ngoài ra, nhiều khu bảo vệ cũng đang được đề xuất và xem xét thành lập.

Hoạt động nâng cao nhận thức

Việc ngăn chặn hành vi buôn bán trái phép và hoạt động cứu hộ, bảo vệ động - thực vật hoang dã chỉ có tác dụng bảo tồn ĐDSH tạm thời, ngắn hạn và không thể giải quyết tận gốc mối hiểm họa suy thoái ĐDSH. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế đang phát triển, mức sống của người dân tăng cao thì nhu cầu về động – thực vật hoang dã cũng nâng lên, từ đó dẫn đến gia tăng nạn buôn bán bất hợp pháp.

Muốn giải quyết tận gốc, muốn công tác bảo tồn ĐDSH đạt hiệu quả cao nhất thì phải có sự ủng hộ, tham gia của tất cả người dân. Vì vậy cần phải thông qua các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức, để người dân hiểu rõ giá trị và tầm quan trọng của ĐDSH, từ đó thay đổi thái độ, ý thức và hành vi liên quan đến bảo tồn ĐDSH.

Tp.HCM đã tiến hành công tác nâng cao nhận thức môi trường đối với nhiều đối tượng khác nhau như học sinh - sinh viên, chủ nhà hàng, chủ nuôi gấu… bằng các hình thức hội thảo, chiến dịch tuyên truyền, chương trình tài trợ, xuất bản phẩm và các phương tiện truyền thông đại chúng… Trong đó, đối tượng học sinh sinh viên được chú trọng nhất vì tương lai của việc bảo tồn ĐDSH Việt Nam được xác định là nằm trong tay các em.

Thành Đoàn Tp.HCM đã phân phát tài liệu về giáo dục và nhận thức môi trường đến hơn 700 trường học tại Tp.HCM và các tỉnh thành khác ở miền Nam, bao gồm cả tài liệu dành cho công tác giảng dạy của giáo viên ở trên lớp, sở thú và trong các cuộc tham quan vườn quốc gia.

Ngoài ra, trong chiến dịch khảo sát 1.621 nhà hàng và quán ăn lề đường đã nêu ở trên, mỗi chủ nhà hàng cũng được cấp cho một áp phích cảnh báo và được hướng dẫn để trưng bày tại vị trí dễ thấy nhất.

Nâng cao nguồn nhân lực

Đối với bất kỳ lĩnh vực nào, nguồn nhân lực cũng luôn là một yếu tố quan trọng và có tính quyết định. Bảo tồn ĐDSH cũng vậy, sự thành công và mức hiệu quả của công tác phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của cán bộ trong ngành. Vì vậy, nâng cao nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng trở thành vấn đề cấp thiết.


Nhiều tài liệu hướng dẫn nhận dạng các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng đã được xuất bản và phân phát cho nhân viên kiểm lâm, giúp họ làm tốt hơn công tác ngăn chặn nạn buôn bán động - thực vật hoang dã trái phép.

Nhiều buổi hội thảo, đào tạo chuyên môn cũng đã được tổ chức. Chẳng hạn, một buổi huấn luyện về khả năng nhận dạng các loài rùa và động vật ăn thịt nhỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng đã được tổ chức ở Thảo cầm viên cho 50 cán bộ kiểm lâm đến từ 17 tỉnh thành phía Nam. Kết quả, các cán bộ kiểm lâm đã đạt đến 95% tiến bộ trong việc nhận dạng.

Ngoài ra, các cán bộ kiểm lâm cũng được huấn luyện về khả năng đánh giá tình trạng của động vật bị giam cầm, khả năng chăm sóc và quản lý thú y.

17.3.2. NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ

Khung luật pháp, quy định và quản lý

Nhìn chung, vì Tp.HCM là một đô thị lớn nên các chính sách về môi trường chủ yếu tập trung vào vấn đề môi trường đô thị như nước thải, rác thải, ô nhiễm không khí... Các chính sách về bảo tồn ĐDSH còn rất hạn chế.

Về mặt quản lý:

Giống như nhiều địa phương khác, ở Tp.HCM cũng có sự chồng chéo và thiếu rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ trong công tác bảo tồn ĐDSH của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Cơ chế quản lý thiếu thống nhất, đôi khi còn mâu thuẫn gây khó khăn cho công tác bảo tồn ĐDSH. Năng lực thực thi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan và ban ngành trong việc lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH. Đặc biệt, một vướng mắc cơ bản của ĐDSH vẫn chưa được giải quyết rõ ràng, đó là quyền tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Ai sở hữu? Ai có thể bán các sản phẩm hay dịch vụ ĐDSH?). Sự chưa rõ ràng này sẽ dẫn tới việc sử dụng ĐDSH một cách bừa bãi thiếu bền vững.

Mặt khác, công tác quản lý bảo tồn ĐDSH hiện ở hình thức bảo vệ là chính chứ chưa chú trọng đến bảo tồn các nguồn gen động - thực vật quý hiếm và việc sử dụng bền vững ĐDSH. Mặc dù trong những năm gần đây, ngành khoa học cũng đã đặt vấn đề bảo tồn nguồn gen nhưng chưa thực sự đi vào đầu tư cho nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ này.


Các khu được đánh giá là có tính ĐDSH cao như Củ Chi, Thủ Đức, Thủ Thiêm, Nhà Bè, Bình Chánh, Q.12… vẫn chưa được nâng lên đúng tầm để được đầu tư bảo tồn. Trong khi đó, nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ĐDSH là hết sức quan trọng vì đó là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển bền vững đối với chúng. Mặt khác, muốn bảo vệ được thì cần phải đánh giá lại những tài nguyên này để góp phần tìm ra các giải pháp khắc phục suy thoái, tiến tới phát triển bền vững và bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên, nguồn kinh phí cho việc điều tra, kiểm tra, cập nhật về tính ĐDSH hàng năm (có thể xem như là nhiệm vụ quan trắc về ĐDSH) chưa được chú ý đầu tư nên rất khó khăn cho nhiệm vụ này.

Sự phối hợp với các địa phương khác:

ĐDSH là một phạm vi rộng, nên nhiệm vụ bảo tồn yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, địa phương với nhau. Tiếp giáp với Tp.HCM là các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh có độ ĐDSH cao, do đó cần có cơ chế hỗ trợ lẫn nhau nhằm mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động có liên quan. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phối hợp giữa Tp.HCM với các tỉnh bạn còn rất hạn chế.

Sự khai thác bừa bãi các loài có giá trị kinh tế

- Cây rừng ngập mặn dù đã được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng vẫn còn bị chặt phá quá mức để làm gỗ, củi, hầm than, đìa nuôi tôm... Tình trạng này đã được cảnh báo từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết, hậu quả là nhiều loài bị đưa đến bờ vực tuyệt chủng. Chẳng hạn, loài Cóc đỏ ở RNM Cần Giờ hiện chỉ còn vài chục cá thể, loài Sâm đất thì vừa lên “cơn sốt” do bị đào bán sang Trung Quốc.

- TP. HCM vẫn là 1 trong 5 điểm nóng của cả nước về hoạt động buôn bán động

– thực vật hoang dã bất hợp pháp, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn động vật và hàng chục ngàn tấn thực vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Dù công tác ngăn chặn đã được đẩy mạnh nhưng số vụ bị phát hiện cũng không hơn 10% so với thực tế. Trên địa bàn TP vẫn còn nhiều nơi buôn bán động – thực vật hoang dã một cách công khai (như chợ Cầu Mống).

- Việc khai thác thủy hải sản còn nhiều bất hợp lý và thiếu kỹ thuật như dùng lưới có mắt lưới nhỏ, đánh bắt vào mùa sinh sản và đánh bắt hủy diệt. Từ đó làm cho số lượng và thành phần các loài thủy hải sản suy giảm nhanh chóng và có nguy cơ tuyệt chủng.

- Hoạt động kinh doanh cây kiểng, cây ăn trái và các loài động vật nuôi chưa được quản lý nên ĐDSH của các thành phần này chưa được biết rõ. Đây cũng là một


nguy cơ gây suy giảm ĐDSH cao.

Môi trường sống của sinh vật bị ô nhiễm quá mức và không được kiểm soát

- Ô nhiễm nước:

Mỗi ngày hệ thống sông, kênh, rạch ở TP.HCM phải tiếp nhận hơn 600.000 m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp với nhiều chất độc hại bên trong (nhất là kim loại nặng và hóa chất độc hại khó phân hủy) nhưng chỉ khoảng 60% trong số đó được xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống chung. Mặt khác, dòng chảy của cả 7 hệ thống kênh rạch trong TP lại bị thu hẹp do hàng ngàn hộ dân lấn chiếm và xả rác, làm cho môi trường nước càng ô nhiễm nặng nề, bị phú dưỡng hóa và trở thành môi trường chết.

Hơn nữa, các kim loại nặng và một số hóa chất độc hại khác còn có thể gây hiện tượng tích lũy sinh học làm ảnh hưởng trên một diện rộng và thời gian dài, qua nhiều thế hệ. Các loại độc chất này, nhất là thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật làm giảm số lượng các sinh vật có ích (thiên địch) trên ruộng lúa, gây suy giảm ĐDSH trong khu vực.

Ngoài ra, một số lượng nước thải lại chảy vào RNM Cần Giờ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái RNM nơi đây.

- Ô nhiễm đất:

Đất là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật, nhất là thực vật nên khi đất bị ô nhiễm thì tất yếu chúng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Sự ô nhiễm này nhiều khi có thể làm thay đổi cả một hệ sinh thái. Các tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường đất ở TP.HCM chủ yếu là: nguồn nước ô nhiễm thấm vào đất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, rác thải (gồm nhiều rác thải độc hại, rác thải rắn, rác thải khó phân hủy), khai thác quá mức mà không cải tạo, phân bón hóa học làm chai đất, các quá trình xói lở,…

Một nghiên cứu của GS.TSKH Lê Huy Bá và cộng sự về các vườn rau ở Gò Vấp, Hóc Môn và Củ Chi đã cho thấy: 9 loài động vật thân mềm, đặc biệt là loài giun tròn ở lớp đất 0 – 20cm đã biến mất sau 15 ngày phun thuốc.

Một nghiên cứu khác gần đây (cũng của GS.TSKH Lê Huy Bá và cộng sự) về hàm lượng một số kim loại nặng có nguồn gốc từ sinh hoạt và công nghiệp trong các mẫu rau ở các quận vùng ven và ngoại thành TP. HCM cũng cho một kết quả thật đáng lo ngại:

Phân tích các chỉ tiêu As, Cd, Cu, Hg, Pb của 2 mẫu rau muống ở Thủ Đức; 2


mẫu rau nhút ở Bình Chánh; 3 mẫu rau cải ở Q.12; 1 mẫu rau muống + 1 mẫu rau cải ở Hóc Môn; 2 mẫu rau muống ở Củ Chi thì thấy hàm lượng Cd, Hg, Pb ở các mẫu đều lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép (bảng 1). Mẫu rau bị ô nhiễm nặng nhất ở Q. Bình Chánh, thứ đến là Q.12. Điều này chứng tỏ quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tại 2 quận này đã làm suy thoái hệ sinh thái nơi đây và gây độc cho cây trồng.

Bảng 3: Hàm lượng một số các kim loại nặng trong rau tại một số quận, huyện Tp.Hồ Chí Minh (mg/kg rau tươi)

Stt

Vị trí lấy mẫu

As

Cd

Cu

Hg

Pb

1

TĐ1 (Thủ Đức)

0.08

0.02

4.95

0.014

< 1.05

2

TĐ2

0.05

0.03

5.70

0.015

< 1.05

3

HM1 (Hóc Môn)

0.15

0.03

4.95

0.012

< 1.05

4

HM2

0.37

0.03

3.60

0.018

< 1.05

5

CC1 (Củ Chi)

0.11

0.02

4.80

0.012

< 1.05

6

CC2

0.17

0.02

3.90

0.015

< 1.05

7

12.1 (quận 12)

0.11

0.03

3.90

0.014

< 1.05

8

12.2

0.10

0.03

3.90

0.015

< 1.05

9

12.3

0.06

0.03

3.75

0.018

< 1.05

10

BC1 (Bình Chánh)

0.12

0.02

5.10

0.017

1.65

11

BC2

0.17

0.03

8.40

0.018

< 1.05

Mức giới hạn của Bộ NN &

PTNT (ppm)

0.2

0.02

5.0

0.005

0.5 – 1.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Du lịch sinh thái - 41

(Ghi chú: các vị trí in đậm có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép; các mẫu rau đều lấy gần các khu công nghiệp)

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Minh Hiệp (2000) cũng cho thấy dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm suy giảm hệ thực vật và động vật không xương sống có ích trong đất trồng rau ở vùng ngoại thành TP. HCM.

- Ô nhiễm không khí:

Tp.HCM là nơi tập trung hàng trăm nhà máy, cơ sở sản xuất lớn nhỏ cùng một số lượng lớn phương tiện giao thông nên có lượng khí thải dày đặc và độc hại, gây bệnh về đường hô hấp cho các loài động vật, gây hiện tượng mưa acid, làm chua đất, giảm độ pH đất, ảnh hưởng trực tiếp đến ĐDSH, nhất là đối với sinh vật sống trong đất. Ngoài ra nó còn là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên, băng hà tan chảy, gây gia tăng lũ lụt hàng năm khiến nhiều lục địa bị ngập nước, đây không những là nguyên nhân làm ảnh hưởng ĐDSH Tp.HCM và RNM Cần Giờ mà


còn là một trong những vấn đề của thế giới.

Sự thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật

Không gian sống của các loài sinh vật ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh và sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đó cũng làm mất dần các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn. Ở nhiều vùng ngoại thành (Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ), người dân có xu hướng đào ao nuôi tôm, cá, thả rau... bất chấp điều kiện nông hóa, thổ nhưỡng ở đó ra sao, có phù hợp để nuôi trồng hay không. Kết quả là nhiều thửa ruộng đào lên bị chua, phèn không sử dụng được hay sử dụng không có hiệu quả nên bị bỏ hoang tạo thành "sa mạc trắng", làm suy giảm hệ sinh thái và suy thoái đất.

Quá trình đô thị hóa ở Tp.HCM còn bê tông hóa các vùng đất trũng trước kia vốn được coi là các vùng đệm sinh thái hay “hồ điều hòa tự nhiên” khi triều lên hay khi nước mưa chảy từ TP ra (Q.2, Q.7, Q.9, Q.12, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh). Để có mặt bằng, người ta đã dùng cát san lấp khu vực này. Do địa hình trũng, mực triều cao nên khối lượng cát san lấp rất lớn (chiều dày san lấp trung bình là 1,5m). Lượng cát này được khai thác từ sông Sài Gòn, Đồng Nai và khi bị khai thác vượt quá giới hạn thì sẽ làm thay đổi động lực dòng chảy, xói lở bờ sông, mất ổn định các công trình ven bờ, giao thông thủy. Hậu quả là nước triều không lên được chỗ này và sẽ trở nên mạnh hơn ở những nơi khác. Ngoài ra, các quận này đều nằm trên đất ngập triều của lưu vực sông Đồng Nai, là vùng sinh thái đất ngập nước nhạy cảm nhất, duy trì sự sống cho toàn lưu vực và các vùng kế cận. Khi bị san lấp, không những làm tiêu diệt hệ sinh thái của vùng mà còn biến một vùng đa dạng sinh học trở thành vùng đất chết. Đây là một việc làm vi phạm nghiêm trọng tới môi trường sống của sinh vật.

Các vấn đề khác

- Đa dạng sinh cảnh, HST cảnh quan chưa được chú trọng đầu tư, kể cả đầu tư cho du lịch sinh thái.

- Các công viên cây xanh dù đã được quan tâm đầu tư thêm thú, loài mới nhưng vẫn chưa gây ấn tượng. Cây xanh đường phố còn ít và đơn điệu. Cây cảnh thì tuy có các hiệp hội, các cuộc triển lãm nhưng chưa mạnh. Làng hoa đã xuất hiện tự phát ở Gò Vấp, Hóc Môn nhưng đang dần biến mất do đô thị hóa.

- Việc nuôi các loài động vật hoang dã như cá sấu, rắn, rùa, gấu đã được CITES quan tâm, có nhiều trại nuôi cá sấu nhưng việc xuất khẩu và đầu ra còn bế tắc.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn ĐDSH, tình yêu thiên nhiên dù


được quan tâm nhiều nhưng hiệu quả chưa cao nên chưa được sự ủng hộ tham gia của cộng đồng. Người dân vẫn còn quan niệm rất đơn giản và sai lầm về ĐDSH của TP.

- TP đang từng bước phát triển du lịch sinh thái nhưng chưa đánh giá đầy đủ những ảnh hưởng tiêu cực đến ĐDSH liên quan đến hoạt động du lịch sinh thái. Chẳng hạn, ở RNM Cần Giờ con đường Rừng Sác đang được xây dựng quá rộng so với cần thiết, làm tiêu hao quỹ đất, cản trở dòng chảy một số nơi và chia cắt RNM Cần Giờ thành 2 phân vùng địa lý có tính chất hơi khác nhau đồng thời ngăn cản sự qua lại của nhiều loài động vật như rắn, chuột, ếch, nhái…

17.4. CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐDSH Ở RNM CẦN GIỜ:

Sau gần 30 năm nỗ lực, công tác khôi phục, phát triển, bảo tồn RNM Cần Giờ đã thu được nhiều thành công rực rỡ, được thế giới đánh giá cao và công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Những thành công như vậy đã được nói nhiều, tưởng không cần nhắc thêm, ở đây chỉ xin nêu những điểm còn bất cập trong công tác bảo tồn ĐDSH ở RNM Cần Giờ.

Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển kinh tế:

- Từ năm 1990, một số diện tích rừng đã được giao cho những hộ dân nghèo trông coi để họ vừa giữ rừng vừa có điều kiện tăng thu nhập. Tuy nhiên, hoạt động sinh sống của người dân trong rừng đã làm thay đổi dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi (heo, gà, vịt), từ đó tạo ra dịch bệnh cho cây. Hiện đã xuất hiện các loại sâu bệnh hại cây rừng như sâu ăn lá nấm trắng, sâu đục thân. Nhiều người dân còn phá rừng đào ao nuôi tôm công nghiệp. Hoạt động nuôi trồng thủy sản thì khá lộn xộn, chưa đi vào quy cũ.

- Hàng năm TP bỏ ra hàng tỷ đồng để bảo vệ rừng nhưng lại bỏ phí cũng hàng tỷ đồng tiền gỗ do không khai thác.

- TP đang có xu hướng phát triển kinh tế về phía biển Đông, điều này là hợp lý nhưng cần phải có quy hoạch cụ thể về giao thông, khu dân cư,… để tránh phá vỡ cân bằng sinh thái.

Sự yếu kém về nguồn nhân lực và trang thiết bị

Địa hình RNM Cần Giờ tương đối phức tạp với nhiều sông rạch và giáp biển nhưng lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng, trang bị cơ sở vật chất yếu nên khó có thể kiểm soát được toàn bộ diện tích rừng vốn khá rộng.

Các vấn đề khác

- RNM Cần Giờ chịu ảnh hưởng trực tiếp chất lượng nước của hệ thống sông Sài


Gòn - Đồng Nai, nơi có nhiều nhà máy công nghiệp, thải ra rất nhiều nước ô nhiễm nên làm suy thoái rừng.

- Vùng ven bờ đang bị xói lở do lượng tàu bè vào cảng Sài Gòn nhiều.

- Cần đánh giá lại các vấn đề sau:

+ Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ có thật sự đã là du lịch sinh thái chưa?

+ Những tác động của việc đô thị hóa bãi biển 30/4 và việc mở rộng đường Nhà Bè - Cần Giờ, việc đắp kênh Hàu Võ.

Nhìn chung, Tp.HCM đã đạt được nhiều kết quả trong công tác bảo tồn ĐDSH.:

- Công cụ pháp luật giúp ngăn chặn hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép động

- thực vật hoang dã ngày càng hoàn thiện hơn.

- Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và trình độ nguồn nhân lực cũng đã được quan tâm và có nhiều chương trình thiết thực.

Tuy nhiên, tính hiệu quả của các công tác trên chưa cao. Các loài, hệ sinh thái của Tp hàng ngày vẫn đang phải đối mặt với nhiều sức ép như khai thác bừa bãi, ô nhiễm gia tăng và không gian sống bị thu hẹp, trong khi khung luật pháp, quy định thì rối ren, chồng chéo và nhiều khi còn gây khó khăn cho nhau...

Sự yếu kém trong công tác bảo tồn ĐDSH ở Tp.HCM là hậu quả của sự đầu tư thiếu đồng bộ, chưa thực thi được một chiến lược hành động cụ thể, chưa có được cái nhìn tổng quan và thiếu một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về ĐDSH ở Tp.HCM. Vì vậy, cần thiết phải gấp rút tiến hành một đánh giá đầy đủ ĐDSH về nguồn gen, loài, các hệ sinh thái ở Tp.HCM, tạo cơ sở khoa học cho những bước tiếp theo.

- HST nông nghiệp: HST nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta vì nó là nguồn cung cấp chủ yếu lương thực, thực phẩm và một phần nhiên liệu. Do đó cần tiến hành lập danh sách các loại gia súc, rau quả,… Xác định những giống quý để bảo tồn và phát huy, không để bị mất mát như đã từng xảy ra đối với giống heo bụng lang. Đặc biệt, gần đây ở quận 2 mới phát hiện thấy lúa ma, một giống lúa quý của Việt Nam.

- HST nông thôn: các khu vực ngoại thành TP. HCM như Hóc Môn, Củ Chi là những vùng nông thôn có ĐDSH cao và nhiều loài quý nhưng lại đang bị đô thị hóa nhanh và thiếu đồng bộ nên cần gấp rút quan tâm bảo tồn.

- HST rừng, rừng ngập mặn: cần khảo sát, nghiên cứu đầy đủ các khu rừng của TP, không chỉ riêng RNM Cần Giờ.

- HST công viên: nắm bắt, quản lý HST của các công viên như Thảo Cầm Viên,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023