Đánh Giá Hiện Trạng Đa Dạng Sinh Học Tại Tp Hồ Chí Minh


CHƯƠNG 17 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT PHỤC VỤ DU LỊCH SINH THÁI


17.1. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT TẠI TP HCM

Môi trường và kinh tế xã hội hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của toàn thế giới, việc phát triển kinh tế xã hội là yếu tố tất yếu và là xu thế chung của nhân loại. Tuy nhiên bên cạnh đó là sự suy thoái môi trường đáng báo động cho toàn thể con người sống trên trái đất, bước đầu của sự thay đổi môi trường là sự biến đổi về khí hậu, hạn hán, lũ lụt… Kéo theo đó là sự mất dần những tài nguyên thiên nhiên, sự tuyệt chủng của một số loài động thực vật trong thế giới đa dạng sinh vật và tài nguyên sinh vật.

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và phát triển kinh tế xã hội có sự quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi của môi trường.

Các hoạt động của con người đang ngày càng làm suy giảm khả năng chu cấp cho sự sống của trái đất, trong khi sự tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng lại đòi hỏi ngày càng nhiều tài nguyên từ thiên nhiên, điều này dẫn đến đa dạng sinh học ngày một xấu đi và có chiều hướng đi xuống so với chiều hướng phát triển chung của nhân loại.

Những thiệt hại vô hình mà chúng ta chưa nhận ra do sự mất cân bằng trong việc phát triển kinh tế là rất lớn, cả nước nói chung và Tp Hồ Chí Minh nói riêng đang phải đối mặt với những bài toán kiểm soát môi trường, những thách thức trong việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường thực sự chưa giải quyết được. Chủ trương lồng ghép vấn đề môi trường vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam vẫn đang còn nhiều bất cập cho nên đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường và đa dạng sinh học.

Cần Giờ là một điểm nóng về rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, là lá phổi xanh của thành phố, tuy nhiên hiện nay do sự phát triển kinh tế xã hội không bền


vững đã và đang làm cho hệ sinh thái rừng ngập mặn đứng trước nhiều thách thức của sự suy thoái môi trường và suy giảm đa dạng sinh học.


Thay đổi hình thức sử dụng đất

Mất thảm thực vật

Thay đổi cấu trúc địa mạo

Sơ đồ tổng quan về môi trường và kinh tế xã hội liên quan đến đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật.


Các hoạt động phát triển Kinh tế - Xã hội chính

Phát triển cơ sở hạ tầng và ĐT

Phát triển công nghiệp

Khai thác tài nguyên khoáng sản

Phát triển GT – VT

Phát triển thương mại – du lịch

Các quá trình phát triển KT

– XH

Gia tăng khí thải, bụi, tiếng ồn

Gia tăng nước thải

Gia tăng chất thải rắn



Gia tăng xói mòn

Giảm tính đa dạng sinh học


Thiếu các giải pháp quản lý môi trường

Ô nhiễm môi trường khí

Suy thoái môi trường nước

Suy thoái môi trường đất

Suy thoái môi trường sinh thái

Biến đổi cảnh quan

Gia tăng sự cố

Suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên & đa dạng sinh học


17.2.ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Theo thống kê của Viện môi trường và phát triển bền vững thì hiện nay số lượng các nhóm sinh vật tại thành phố Hồ Chí Minh theo thành phần loài, danh pháp, phân bố, giá trị sử dụng như sau:

Thực vật bậc thấp – Tảo.

Khu hệ tảo Tp. HCM là một hệ mang tính chất nhiệt đới Cổ Đông Nam Á thuộc hệ Indo – Malay vùng được đánh giá là có độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Toàn Việt Nam có khoảng 1539 loài tảo, Thái Lan có 1598 loài. Ở TP. HCM có khoảng 555 loài. Trong diễn thế nguyên sinh ở VIệt Nam có Climax ở một số địa điểm có thể gặp 100-150 loài. Trong diễn thế thứ sinh (hệ sản xuất) có Subclimax có thể gặp 70-

100 loài. Những tảo này phân bố ở cả ba thể loại nước hóa học cơ bản là Hydrocacbonate water (ngọt), Choloride water (lợ mặn) và Sulfate water (chua phèn). Thuộc các loại hình sông, hồ chứa, các ruộng lúa, các ao nuôi tôm cá, biển, cửa sông nước lợ.

- Mức độ đa dạng: cao

- Đặc điểm: Các loài tảo nuôi cấy thu sinh khối làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm:

Spirulina, Cholorella phân bố ở vùng nước ngọt

Các loài thuộc chi Chaetocers và loài Skeletonemacostatum ở nước mặn: làm thức ăn cho ấu trùng tôm trong sinh sản nhân tạo.

Thực vật bậc cao.

Thực vật thủy sinh và ven bờ: 448 loài

Thực vật bậc cao có mạch mọc hoang: 572 loài

Mức độ đa dạng: cao

Đặc điểm:

Thảm thực vật nguyên thủy tập trung ở các khu vực khác nhau:

Quần xã rừng ẩm nhiệt đới

Quần xã vùng úng phèn, nước lợ

Quần xã vùng ngập mặn

Thảm thực vật hiện tại: do tác động của con người nên thảm thực vật tự nhiên của vùng đã bị tàn phá nghiêm trọng, sinh cảnh của rừng nhiệt đới trứơc đây giờ không còn thấy trên địa bàn Thành phố.


Ngoại trừ rừng ngập mặn Cần Giờ phục hồi sau chiến tranh hơn 25 ngàn ha, một phần rừng nhiệt đới Củ Chi. Các khu vực khác như Hóc Môn, Thủ Đức chỉ còn lại những vết tích của vùng gò đồi.

Động vật không xương sống.

Động vật không xương sống: 654 loài

Mức độ đa dạng: Cao

Hiện nay các loài động vật không xương sống ngoài giá trị làm thức ăn cho tôm cá tự nhiên, còn có tác nhân lọc sinh học – làm sạch môi trường rất là cao như trùng bánh xe, giáp xác, trai ốc, đặc biệt là các loài hến, nghêu, sò, hầu, vẹm xanh… Tuy nhiên hiện nay những đối tượng này đang bị đánh bắt và khai thác nhiều để phục vụ cho nhu cầu con người, những nhà hàng Hải sản ngày càng nhiều, quán cóc hè đường ngày càng tăng. Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này.

Cá 171 loài

Mức độ đa dạng cao

Hầu hết các loài cá ở Sông Đồng Nai – Sài Gòn đánh bắt đều có thể sử dụng làm thức ăn cho con người, vật nuôi và là đối tựơng nuôi làm cá cảnh.

Phần lớn các loài cá khai thác có kích thước dưới 1Kg/con. Trong đó, một số loài có kích thước lớn nhưng bị khai thác ngay từ thời kỳ cá con. Các loài cá có kích thước lớn hơn 2Kg/con không nhiều.

Sản lượng cá sông Đồng Nai – Sài Gòn ước tính khoảng 1000 tấn/ năm.

Các loài cá quý hiếm sông Đồng Nai – Sài Gòn ở khu vực TP. Hồ Chí Minh


Stt

Tên phổ thông

Tên khoa học

Mức độ đe dọa

1

Cá Ét Mọi

Morulius cherysophekadion

T

2

Cá Duồng bay

Crirrhisnus microlepis

T

3

Cá Ngựa xám

Tor tambrides

V

4

Cá Trê trắng

Clarias batrachus

T

5

Cá Chiên

Bagarius bagarius

V

6

Cá Chiên nam

Bagarius suchus

V

7

Cá Lóc bông

Ophiocephalus micropltes

V

8

Cá Hường sông

Dantiodes quadrifasciatus

R

9

Cá Mang rổ

Toxotes chatareus

t

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Du lịch sinh thái - 40


Lưỡng cư – Bò sát

Lớp lưỡng cư: 14 loài

Lớp bò sát: 60 loài

Mức độ đa dạng Trung bình

Sự phân bố của lưỡng cư – bò sát trên địa bàn thành phố tập trung chủ yếu ở những nơi còn rừng, ruộng và vườn.

Củ Chi và Cần Giờ là hai nơi còn tìm thấy nhiều loài nhất, trong khi đó ở các Quận nội thành chỉ có thể phát hiện vài loài với số lượng cá thể ít.

Tình trạng của Lưỡng cư – bò sát

Lưỡng cư – bò sát ở Tp. HCM đã và đang bị khai thác bất hợp lý. Ít nhất 30 loài chiếm 40,5% là đối tượng săn bắt với mục đích khác nhau dẫn đến tình trạng suy kiệt. Chim

Chim: 140 loài

Mức độ đa dạng: cao

Các loài chim quý hiếm ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Có 02 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam là: Bồ nông chân xám (Pelecanus philoppenis) và Cò lạo Ấn Độ (Mycrecteria leucocephala). Hai loài này hiện phân bố chính ở khu vực dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Thú

Thú 41 loài

Mức độ đa dạng: Trung bình

Phần lớn các loài thú hiện còn tồn tại ở Tp.HCM là thú nhỏ và vừa, nhiều loài có số lượng ít hoặc rất hiếm.

Phát hiện nhiều nhất là ở 2 huyện Củ Chi và Cần Giờ và vài vùng ngoại thành, khu vực nội thành đã vắng bóng thú rừng (ngoại trừ chuột và dơi) từ nhiều năm.

Một số loài thú như: Nai, cọp không còn gặp ngoài thiên nhiên.

Các loài thú có giá trị kinh tế cao như: heo rừng, khỉ, tê giác, rái cá, tê tê, nhím, chồn, mèo rừng… đã bị khai thác cạn kiệt, hiện còn số lượng rất ít và hiếm khi gặp.

Một số loài thú quý hiếm ở Tp. HCM.

09 loài thú quý hiếm 22% có tên trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ IUCN, ít nhất 10 loài thú, chiếm 24,3% là đối tượng săn bắt với nhiều mục đích khác nhau, dẫn đến tình trạng nghèo kiệt.

Hiện trạng nuôi thú hoang dã


Thời gian qua, một số cơ sở tư nhân nuôi dưỡng và nhân giống một số loài thú có giá trị kinh tế như nhím, chồn, rái cá, nai…

Nhìn chung các cơ sở này đều có quy mô nhỏ, cấu trúc chuồng trại đơn sơ và chưa có hiểu biết nhiều về kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng.;

Do vậy thành phố nên đầu tư xây dựng một số cơ sở thử nghiệm nuôi các loài động vật hoang dã nhằm mục đích bảo tồn nguồn gen và nhân giống cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi khác.


17.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐÃ ĐẠT VÀ NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TP. HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, Tp.HCM cũng đã quan tâm đến công tác bảo tồn ĐDSH từ khá lâu. Kết quả thu được rất đáng khích lệ, rõ nhất là ở RNM Cần Giờ - nơi được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, công tác bảo tồn ĐDSH của Tp cũng bộc lộ nhiều yếu kém.

17.3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT:

Sự thực thi luật pháp

Luật pháp là công cụ rất hữu hiệu, có tác dụng trực tiếp trong việc hạn chế nạn khai thác, buôn bán bừa bãi các loài có giá trị kinh tế, đồng thời giúp tái tạo, phục hồi đa dạng sinh học (ĐDSH) thông qua quá trình tịch thu, tái thả các loài bị buôn bán về môi trường tự nhiên.

Thời gian qua, Tp.HCM đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn nạn khai thác, buôn bán và nuôi nhốt động – thực vật hoang dã bất hợp pháp. Điển hình là chương trình cứu giúp 2 loài gấu chó và gấu ngựa đang bị nuôi nhốt được tiến hành vào năm 2005 với sự hỗ trợ của 2 tổ chức: World Society for the Protection of Animals (WSPA) và Wildlife At Risk (WAR).

Bằng chương trình này, Cục Kiểm lâm Tp.HCM đã gắn vi mạch xử lý, lấy mẫu ADN, chụp hình nhận dạng, buộc những người nuôi giữ phải cam kết không buôn bán, không hút mật và cải thiện môi trường sống cho tất cả các con gấu đang bị nuôi nhốt ở Tp.HCM. Tuy đây chỉ là biện pháp kiểm soát tạm thời, nhằm giải quyết thực tế chưa thể giải thoát cho tất cả các loài gấu đang bị nuôi nhốt nhưng kết quả thu được rõ ràng rất khả quan, loài gấu đã được bảo vệ tốt hơn và có môi trường sống khá hơn.


Sự thành công của chương trình cũng đã được nhân rộng ra nhiều tỉnh thành khác.

Bên cạnh đó, Tp.HCM cũng đẩy mạnh khám phá, bắt giữ nhiều vụ buôn bán động - thực vật hoang dã bất hợp pháp, cứu chúng khỏi nguy cơ bị tiêu thụ và đưa thả về môi trường tự nhiên khi có thể.

Bảng 1: Các vụ vi phạm rừng ở TP.HCM từ tháng 1 – 10/2007


Khai thác lâm sản

VP QLBV Động vật

Mua bán, vận chuyển lâm sản

30

84

63

(Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2007)

Bảng 2: Lâm sản thu được (năm 2007)



Gỗ tròn (m3)

Gỗ xẻ (m3)

Động vật rừng hoang dã

Thường

Quý hiếm

Thường

Quý hiếm

Con

Con(q.hiếm)

Kg

Tháng 10

3,91

3,91

4,60

4,60

10,00

4

547

Tháng 1–

10

31,88

3,91

129,56

25,08

421,00

46

2.601

(Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2007) Ngoài ra, một hành động rất tích cực nữa của Tp.HCM là đã tiến hành khảo sát 1.621 nhà hàng và quán ăn lề đường tại TP để phát hiện các loài động vật hoang dã đang bị giam cầm tại chỗ hoặc quảng cáo trên thực đơn, cũng như để biết loài nào đang được ưa chuộng nhiều nhất. Đồng thời cũng nghiên cứu thái độ và mức độ nhận biết của các chủ nhà hàng và thực khách. Với những trường hợp cần thiết, công cụ

pháp luật sẽ được sử dụng.

Kết quả của chương trình đã cho thấy nhìn chung người dân còn rất thiếu hiểu biết về giá trị của các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và những qui định pháp luật có liên quan.

Thành lập các khu quản lý và bảo tồn ĐDSH

Khu quản lý, khu bảo tồn là những nơi được quan tâm đầu tư tốt nhất cho công tác bảo tồn ĐDSH. Tp.HCM đã có những nỗ lực trong việc này, thể hiện ở chỗ thành lập các hoa viên, lâm viên… Mới đây, với sự hỗ trợ của WAR, một Trung tâm Cứu hộ đã được xây dựng tại Củ Chi – một địa điểm du lịch nổi tiếng. Đây là trung tâm cứu hộ đầu tiên của miền Nam Việt Nam, có nhiệm vụ giải cứu, phục hồi chức năng cho các loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Tp.HCM và các tỉnh thành miền Nam. Hoạt động của Trung tâm được đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế về cứu hộ động vật và chăm sóc thú y. Hơn nữa, ở đây còn đang xây dựng trung tâm giáo dục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023