Mô Hình Hoạt Động - Khu Bảo Tồn Voi Tương Lai Của Đăklăk.


những nhu cầu của đàn voi nhà (như có đủ nguồn nước cho các mùa trong năm, hoặc thực hiện những tập tính hoạt động thường ngày hay theo mùa trong năm, hay đáp ứng được sự thay đổi khí hậu hoặc các yếu tố khác…)

- Phân khu quản lý : Trong khu bảo tồn cần thiết phải phân ra các khu chức năng khác nhau, có cách quản lý phù hợp : khu dành cho nghiên cứu khoa học, khu sử dụng vào việc giáo dục, giải trí, du lịch...

- Các tiện nghi và hạ tầng cơ sở : đây là những yếu tố ảnh hưởng đến voi nhà, vì vậy phải xem xét hết sức thận trọng về thiết kế, vị trí để không gây ảnh hưởng đến cảnh quan và công tác bảo tồn.

- Chương trình nghiên cứu và quan trắc : Công tác quản lý khu bảo tồn chỉ có thể thực hiện được một cách có hiệu quả mỗi khi có đầy đủ các thông tin và hiểu biết về khu bảo tồn đó. Vì thế chương trình nghiên cứu và quan trắc phải là một hợp phần quan trọng của công tác quản lý. Thêm vào đó, để công tác quản lý được kết quả cao hơn, cũng nên kết hợp công tác nghiên cứu của khu bảo tồn với công tác quản lý của toàn vùng.

- Chương trình quản lý loài voi và cả môi trường sống của chúng : cần lưu ý để có kế hoạch can thiệp cần thiết, đôi khi cần bản vệ voi bằng những biện pháp riêng (thụ tinh nhân tạo hay lưu giữ tinh trùng voi)...

- Chương trình giáo dục: các khu bảo tồn là nơi có điều kiện tối ưu để tổ chức giáo dục mọi người về thiên nhiên và mối liên quan giữa thiên nhiên và con người, đến sự phát triển bền vững, nhất là của loài voi.

- Chương trình quản lý sử dụng.

- Chương trình quản lý vùng sinh học.

16.2.4.Mô hình hoạt động - khu bảo tồn voi tương lai của ĐăkLăk.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Hành động thiết thực để bảo vệ và phát triển đàn voi nhà của tỉnh: thực hiện kế hoạch giám sát đàn voi nhà nhằm mở rộng thêm khu vực bảo tồn cho phù hợp; thực hiện giám sát môi trường sống của voi, đồng thời thực hiện trồng thêm thức ăn cho voi trong mùa khô; gắn chíp vào voi nhà nhằm dễ dàng quản lý; tạo môi trường thuận lợi nhất cho voi trong mùa sinh sản; chỉ khai thác, sử dụng voi ở mức qui định; tiến hành tuần tra 24/24 trong khu bảo tồn; xây dựng cơ sở hạ tầng cho công tác điều tra gồm hệ thống định vị, hệ thống liên lạc bộ đàm, vũ khí (nếu cần thiết), nơi nghỉ ngơi và các chòi canh; mở rộng khu vực tuần tra vào mùa khô khi voi được thả ra ngoài ăn cỏ trên các cánh đồng; trao quyền hạn cho nhân viên ban quản lý khu bảo tồn để họ thực thi quy chế quản lý khu bảo tồn voi nhà…

Giáo dục và nhận cao nhận thức: phát hành bản tin nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn voi; lên kế hoạch và thực hiện chiến lược giáo dục và nâng cao

Du lịch sinh thái - 39


nhận thức về khu bảo tồn của cộng đồng; xây dựng các nội quy về bảo tồn voi và môi trường sống của chúng nhằm tuyên truyền cho khách du lịch và dân cư; thiết lập trang thông tin điện tử về khu bảo tồn đàn voi nhà của ĐăkLăk; thường xuyên tổ chức các buổi trại cho thanh niên địa phương và mở các chiến dịch vận động, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về bảo tồn đàn voi nhà.

Sự tham gia quản lý của cộng đồng: thành lập hội những người nuôi voi nhằm trao đổi và học hỏi kinh nghiệm; quản lý và xây dựng khu bảo tồn phải dựa vào ý kiến, bức xúc và nguyện vọng của người dân địa phương; tuyên truyền và vận động giúp đồng bào tự tin tham gia, đóng góp công sức vào khu bảo tồn voi; đánh giá toàn diện về mối liên quan của dân địa phương trong hoạt động phát triển du lịch và du lịch sinh thái; phát triển và triển khai quỹ phát triển môi trường và bảo tồn để góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho thôn, xóm…

Hỗ trợ kế sinh nhai cho người dân địa phương: Lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá thử nghiệm việc làm tạo thu nhập bền vững và không gây ảnh hưởng đối với môi trường cho người đồng bào (như làm nài voi, làm người chăm sóc và nuôi dưỡng voi, làm hàng thủ công mỹ nghệ, phục vụ du lịch sinh thái và du lịch…); thực hiện chương trình tín dụng với sự hợp tác của ngân hàng chính sách xã hội, giúp người dân địa phương có vốn để làm ăn, tạo thu nhập; tạo mối quan hệ của người dân với công ty sản xuất (hàng thủ công mỹ nghệ…), các công ty du lịch nhằm tạo việc làm cho dân bản địa…

Cơ cấu quản lý: thành lập ban quản lý để điều phối và quản lý khu bảo tồn; xây dựng bản thảo kế hoạch quản lý khu bảo tồn trình lên cấp chính quyền trên phê duyệt; thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với cơ quan các cấp trong tỉnh Đăk Lăk để cùng quản lý khu bảo tồn; thực hiện quy chế lâu dài cho khu bảo tồn; thiết lập hệ thống bảo tồn bằng sự hỗ trợ nguồn tài chính và tài chính “tự thu” cùng hệ thống pháp luật thật nghiêm ngặt; triển khai, thực hiện các kế hoạch ngăn chặn, quản lý, cải thiện và làm giảm nhẹ các tác động của con người vào đời sống lẫn môi trường cư trú của voi nhà.

Xây dựng năng lực: tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo nhân viên của ban quản lý khu bảo tồn, tiến hành và thực hiện chiến lược đào tạo nhân viên cho ban quản lý, chọn lựa các chương trình giảng dạy cho các khoá huấn luyện về bảo tồn loài voi; tổ chức các chuyến tham quan và tham khảo cho đại diện người dân và các cán bộ đi tìm hiểu về cách thức quản lý khu bảo tồn và chăm sóc nuôi dưỡng voi ở trong và ngoài nước, điển hình là Thái Lan; nâng cao, đào tạo năng lực cho cán bộ tham gia công tác tuần tra và cưỡng chế tuần tra trong khu bảo tồn; chia sẻ kinh nghiệm quản lý với các khu bảo tồn khác ở Việt Nam.


Tài chính bền vững cho khu bảo tồn: Lấy ý kiến từ các đơn vị khác nhau (các công ty du lịch, các đơn vị tổ chức tư nhân, thậm chí là những khu bảo tồn… để xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho khu bảo tồn; triển khai phí dịch vụ đối với khách cưỡi voi; triển khai hệ thống thu phí tham quan khu bảo tồn; trích 15 % phí tham quan khu bảo tồn để đóng góp cho việc hỗ trợ phát triển các hoạt động và cơ sở hạ tầng phục vụ cho cuộc sống của đồng bào; xây dựng chiến lược tài trợ và tìm kiếm các nguồn tài trợ tiềm năng; phát triển các quan hệ đối tác trong các ngành công hoặc tư nhằm tranh thủ các nguồn tài trợ hỗ trợ cho công tác bảo tồn và quản lý của khu bảo tồn; xử phạt 50% thu nhập từ voi nếu người chủ voi không tuân thủ các quy định của khu bảo tồn (sử dụng voi quá mức qui định…)

Những vấn đề tồn đọng: phải có thời gian, sự hỗ trợ đầy đủ và hợp nhất thành công của các cấp chính quyền địa phương và tỉnh. Tạo được sự tin cậy đối với người dân địa phương, phát triển mạnh mẽ lực lượng nhân viên nòng cốt để quản lý cho khu bảo tồn sẽ góp phần quyết định hiệu quả. Ngoài ra việc bổ sung chiến lược quốc gia và hỗ trợ pháp lý cho khu bảo tồn cùng với các kế hoạch quản lý và phát triển bền vững là hết sức cần thiết đối với việc bảo tồn đàn voi.

Thách thức trong tương lai: duy trì chất lượng môi trường sống của voi; mở rộng khu vực tuần tra của ban quản lý trong khu bảo tồn, nhất là mùa khô; phát triển số lượng voi, thực hiện thụ tinh nhân tạo và bảo quản tinh trùng; duy trì hoạt động du lịch sinh thái trong khu bảo tồn; cơ chế chính sách đối với khu bảo tồn…

16.2.5.Xây dựng các giải pháp tổ chức quản lý các khu bảo tồn

a. Bảo tồn voi nhà Đăk lăk với những nét đặc thù riêng:

- Người dân có voi trong vùng coi voi như một tài sản sở hữu của mình và không sẵn sàng đưa vào khu bảo tồn. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách phù hợp để thu thập voi từ phía chủ nuôi.

- Có xu hướng bán voi ra ngoài tỉnh với hình thức cho thuê voi đi làm du lịch khi cộng đồng nuôi voi không có khả năng tiếp tục nuôi.

- Voi nhà không được chăm sóc một cách đầy đủ và đảm bảo trong khi bị khai thác không hợp lý để kinh doanh du lịch nên đang đứng trước nguy cơ quyệt chủng.

- Đăklăk là nơi voi rừng hay xuất hiện, đàn voi rừng thường di chuyển qua lại giữa Đăklăk và biên giới Campuchia.

Sau những kết quả phân tích và thu nhận được từ điều tra thực trạng đàn voi nhà ĐăkLăk và sự suy giảm của đàn voi. Một hướng đề xuất của nhóm nghiên cứu nhằm


bảo tồn đàn voi nhà ĐăkLăk đó chính là xây dựng khu vực bảo tồn cho đàn voi nhà ĐăkLăk cùng một số giải pháp tổ chức quản lý.

Giải pháp cho khu bảo tồn voi Đăklăk: đề xuất giải pháp thiết lập và vận hành khu bảo tồn voi được trải qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: thành lập khu bảo tồn nên cần có sự tài trợ của Nhà nước. Nhằm mục tiêu: tập trung đàn voi đang được nuôi rải rác trong các hộ dân không được chăm sóc và đang bị khai thác không đúng mức, tập trung voi vào khu bảo tồn cho voi thích nghi với điều kiện sống và sinh hoạt trong khu bảo tồn.

Giai đoạn 2: khu bảo đã bắt đầu có khả năng tự thu tự chi (nhưng vẫn cần có sự tài trợ của các tổ chức) nhằm mục tiêu gia tăng số lượng đàn voi nhà bằng cách tạo những điều kiện thích hợp cho voi giao phối sinh sản, ổn định tốc độ sinh sản của voi nhà Đăklăk trong từng năm, đồng thời có thể thực hiện mô hình bảo tồn voi nhà Đăklăk theo mô hình của Thái Lan (kết hợp du lịch với các hoạt động bảo tồn voi: voi được huấn luyện một cách thuần thục các hoạt động như: làm xiếc, đá bóng, mát xa, chụp ảnh cùng khách… và tất nhiên du khách phải trả tiền thêm cho hoạt động này của voi). Giải pháp tài chính cho khu bảo tồn: cần xây dựng chính sách quản lý nguồn vốn một cách hợp lý. Ngoài ra tại chính các khu bảo tồn ấy, ban quản lý cũng phải đưa ra các chủ trương “tự thu” để có thể họat động lâu dài hơn và cần có sự kết hợp của các nguồn kinh phí đầu tư từ các tổ chức nước ngoài và các nhà hảo tâm trong nước.

b. Những khó khăn trong việc thành lập và quản lý khu bảo tồn:

Sự xâm chiếm dần diện tích đất của khu bảo tồn, thu hẹp phạm vi bảo tồn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bảo tồn. Bên cạnh đó, việc khuyến khích người dân đưa voi tập trung vào trung tâm bảo tồn là hết sức khó khăn. Vì vậy, có hai hướng đề xuất:

- Xây dựng một khu bảo tồn hoàn toàn mới bao gồm những vùng có điều kiện và diện tích thích hợp với nhu cầu của số lượng voi. Trong khu bảo tồn có đầy đủ các điều kiện về thức ăn, nước uống, chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cần thiết của voi.

- Sử dụng diện tích của vườn quốc gia Yokdon và khu dự trữ sinh quyển Nam ka cùng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có kết hợp giữa bảo tồn voi và đa đạng sinh học của các loài khác.

Tóm lại, có rất nhiều nội dung công việc cần được thực hiện trong công tác quản lý và bảo tồn voi. Để có được một giải pháp thành công cũng như có một khu bảo tồn hiệu quả cho đàn voi, thì yếu tố đóng vai trò quan trọng đó chính là nâng cao nhận thức cá nhân cũng như hiểu biết của cộng đồng về bảo tồn và bảo vệ đàn voi của chính họ.


16.3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ BẢO TỒN ĐÀN VOI NHÀ

16.3.1.Định hướng

Ttrước hết nên có những chính sách chặt chẽ và rõ ràng của Nhà nước quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người nuôi voi; những điều luật bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản voi; các quy định về khai thác và sử dụng voi trong đời sống và trong phục vụ du lịch hợp lý. Đó chính là cơ sở cho mọi hoạt động trong chương trình quản lý và bảo tồn voi nhà.

Vận động hoặc thu mua voi lại từ đồng bào để tập trung voi lại một nơi.

16.3.2.Các giải pháp

16.3.2.1.Thành lập hội những người nuôi voi

Nhằm tạo điều kiện dễ dàng huy động, phổ biến và trao đổi kinh nghiệm các vấn đề có liên quan đến voi cho các cá nhân, gia đình có nuôi voi, góp phần giúp đỡ đồng bào nuôi voi có thu nhập ổn định, kêu gọi các chủ voi tập trung đàn voi nhà lại để tạo nhiều cơ hội cho chúng “tiếp xúc”nhau nhằm nâng cao khả năng sinh sản, làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư và thu hút vốn từ các tổ chức bảo tồn trong nước và quốc tế. Địa điểm thực hiện sẽ là vườn quốc gia Yok Đôn - huyện Buôn Đôn và khu dự trữ sinh quyển Nam Ka - huyện Lăk

Hội được thành lập nhằm phân tích cho người dân hiểu được của việc nuôi voi trong môi trường tập trung, việc trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về chăm sóc và nuôi voi….. và nhất là thu nhập sẽ được nâng cao hơn khi được hội ý cùng giải quyết các vấn đề xoay quanh về voi.

Hội sẽ gồm hội trưởng, hội phó và các hội viên. Ban tổ chức sẽ được nhận tiền trợ cấp hàng tháng. Các cấp chính quyền cần phải quan tâm và hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động của hội, chính hội của phải biết “tự thu” để tìm nguồn kinh phí quy trì hoạt động (lập quỹ; mở lớp đào tạo cho những nài voi cùng những người săn voi để tham gia những hội hè, tái diễn lại những cảnh săn bắt, hoặc làm công ty du lịch cũng là một hình thức có thêm thu nhập; thành lập một ban chuyên trách về tổ chức lễ hội…)

Hội sẽ tổ chức hoạt động, tập trung định kỳ hàng tháng tạo mối liên hệ giữa các chủ voi với nhau và mối liên hệ giữa chủ voi với chính quyền, với các tổ chức bảo tồn voi trong nước và quốc tế; tập trung voi theo định kỳ để kiểm tra sức khỏe; tập trung voi trong thời gian động dục để voi có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhau và tránh việc tấn công người của voi đực; phổ biến cho các chủ voi biết tầm quan trọng và tình hình đe doạ tuyệt chủng của voi…

16.3.2.2.Thành lập trung tâm bảo tồn và phát triển voi nhà


Nhằm mục đích tạo tạo ra một nơi bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo thức ăn đầy đủ, tạo điều kiện sinh cảnh tốt nhất cho voi nhà. Đồng thời thành lập mô hình đàn voi “sản xuất” bao gồm những voi đực và voi cái đang trong độ tuổi sinh sản nhằm sản xuất, cung cấp voi con cho công tác thuần dưỡng. Công tác thuần dưỡng cũng được thực hiện ngay trong trung tâm.

Có thành lập ban quản lý (giám đốc trung tâm, phòng phụ trách về các kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng và các chương trình quản lý, phòng phụ trách về tổ chức hoạt động quản lý về kinh phí để duy trì hoạt động… và có các nhân viên có kinh nghiệm về bảo tồn và chăm sóc, nuôi dưỡng voi)

Trung tâm nên đặt ở trụ sở chính tại Vườn Quốc Gia Yok Đôn và nên có thêm một cơ sở phụ tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nam Ka để thuận lợi cho điều kiện di chuyển và tập trung voi.

Trung tâm sẽ tiến hành thu gom voi đạt tiêu chuẩn, đảm bảo khả năng sinh sản tốt và cả voi của các hộ không còn khả năng chăm sóc, đồng thời vận động chủ voi đem voi vào trung tâm với những quyền lợi và nghĩa vụ thích hợp (như: không bị ép giá khi được thuê voi, tránh được hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong du lịch, nhận được thu nhập ổn định hơn, không mất chi phí cho việc nuôi dưỡng voi, sức khoẻ của voi được bảo đảm hơn, duy trì được bản sắc dân tộc và gia tăng được số lượng voi, đồng nghĩa với việc có thêm thu nhập…) đồng thời đồng bào cũng phải tuân thủ theo thời gian tập trung, sinh hoạt của voi, chăm sóc voi theo đúng hướng dẫn và nhất là không được quá lạm dụng sức lao động của voi, phải để voi có thời gian nghỉ ngơi và kiếm ăn… nếu vi phạm sẽ bị phạt theo luật định của trung tâm. Trung tâm cũng là nơi áp dụng các kiến thức bản địa kết hợp các kỹ thuật tiên tiến để nhân giống, nuôi voi (kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kỹ thuật lấy và bảo quản tinh trùng, nghiên cứu nguồn thức ăn - muối khoáng, chip điện tử để theo dõi đàn voi…), đồng thời nghiên cứu tìm hiểu thêm về bệnh voi và các phương thức điều trị, tiến hành kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc tổ chức săn, thời gian săn cũng như số lượng voi săn được, kiểm tra môi trường nơi thuần dưỡng và kỹ thuật thuần dưỡng (tránh việc thuần dưỡng gây chết voi vì bãi tập sơ sài và thiếu vệ sinh). Để đảm bảo những mục đích này thì trước khi thành lập, cần khảo sát địa điểm, điều kiện môi trường, nguồn thức ăn thích hợp cho voi cùng với một diện tích không gian sinh thái đủ rộng tối thiểu cho đàn voi sinh sống, kiếm ăn và phát triển. Có xây dựng hệ thống hàng rào để bảo vệ, cách ly đàn voi khỏi sự quấy nhiễu của con người đồng thời kiểm soát sự di chuyển của voi và có thể mở xích chân cho voi để voi dễ dàng trong hoạt động giao phối. Trong khu vực trồng thêm một số thực vật là nguồn thức ăn khoái khẩu cho voi như: tre, le, chuối rừng, ngô,… Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào


quá trình sinh sản của đàn voi như kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kỹ thuật lấy và bảo quản tinh trùng voi. Thiết lập các hồ nước nhân tạo để cung cấp nước vào mùa khô cho voi. Tạo ra những điểm cung cấp thêm muối khoáng trong môi trường chăn thả.

Cần thiết lập một khu vực riêng để chăm sóc, chăn thả voi cái đang mang thai đặc biệt đề phòng những trường hợp bất trắc có thể xảy ra.

Đối với những chủ voi tương đối khá giả, áp dụng mô hình “kinh tế bảo hiểm” lồng ghép vào mô hình trung tâm bảo tồn (mô hình “tự bảo hiểm”: người dân sẽ ký hợp đồng “bảo hiểm” với trung tâm khi đưa voi vào với mức 50.000.000 đồng Việt Nam trong 10 năm, mỗi tháng người dân sẽ đóng 340.000 đồng. Sau 10 năm, nếu voi còn sống người dân sẽ được nhận đủ 50.000.000 đồng Việt Nam, nếu voi chết khi chưa được 10 năm kể từ khi ký hợp đồng thì chủ voi chỉ được nhận số tiền là tổng tiền đã tích luỹ được từ trước cho đến thời điểm voi chết. Trung tâm sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch sử dụng số tiền của đồng bào đóng góp để đầu tư, tạo ra lợi nhuận, bù vào phần phụ trội của các hợp đồng “bảo hiểm”. Trung tâm cũng có thể dùng số tiền tích lũy đó xây dựng nên các làng nghề để tạo việc làm cho chính người dân địa, mặt khác cũng tạo cho ra lợi nhuận…).

16.3.2.3.Chương trình quản lý, khai thác và sử dụng voi

Đối với đàn voi nhà đang phục vụ du lịch nên có những quy định cụ thể về giá cả, chế độ làm việc, chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi và thời gian kiếm ăn tối thiểu trong ngày cho voi khi phục vụ du lịch nhằm đảm bảo lợi ích cho người nuôi voi và đảm bảo sức khỏe cho voi.

Có quy định tuổi, kích thước và thời gian cưa ngà, phổ biến kỹ thuật cưa ngà tránh việc cưa ngà quá sâu phạm vào phần tủy sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của voi, đôi khi nhiễm trùng, không chữa được, voi bỏ ăn và chết. Quản lý việc khai thác lông đuôi voi làm nhẫn sao cho hợp lý, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hình thể của voi (mất vẻ thẩm mỹ), đồng thời có quy định thu phí cho những chế tác có nguồn gốc từ voi nhằm hạn chế và cũng tạo được chi phí cho “trung tâm bảo tồn và bảo tồn và phát triển voi nhà”. Tạo cơ hội cho ban quản lý của Trung Tâm học hỏi những kinh nghiệm hoặc những khóa huấn luyện từ nước bạn về chăm sóc và chữa bệnh cho voi. Từ đó, lập các cơ sở thú y chuyên chăm sóc và chữa bệnh cho voi.

Không nên quá tận dụng sức voi, phải cho voi nghỉ ngơi khi làm việc mệt nhọc; đặc biệt hạn chế sử dụng voi đang mang thai trong những công việc nặng.

16.3.2.4.Chương trình nghiên cứu quá trình sinh sản và sức khỏe voi

Chương trình nghiên cứu quá trình sinh sản voi: Tiến hành thụ tinh nhân tạo cho voi nếu như sau một năm vẫn không có voi mang thai trong môi trường thuận tiện


như ở “trung tâm bảo tồn và phát triển voi nhà” (cần sự hỗ trợ kinh phí từ chính quyền và các tổ chức quốc tế) song song đó là việc bảo quản tinh trùng để sử dụng khi cần thiết. Chỉ dẫn cách chăm sóc và nuôi dưõng voi trong thời gian động dục và cả thời kỳ voi cái mang thai, chọn nòi voi khỏe (như: Mkăo, Aro, KDRăo) để phối giống.

Chương trình nghiên cứu sức khoẻ voi: bao gồm chương trình bảo vệ đàn voi nhà – phòng trị bệnh ở voi (tổ chức thêm một số cơ sở thú y chuyên chăm sóc và phát thuốc miễn phí chữa bệnh cho voi, có tủ thuốc riêng cho voi, có bác sỹ thú y thường trực khám và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho voi, có chế độ chăm sóc đặc biệt khi voi bệnh…), chương trình nghiên cứu bổ sung thức ăn cho đàn voi vào mùa khô (trồng thêm các loài cây làm thức ăn cho voi trên các diện tích không hoặc ít được sử dụng, trồng trên các vùng đệm…)

Chương trình gắn chip điện tử voi nhà: theo nghị định của chính phủ với mục đích kiểm soát quá trình di chuyển của voi khi chăn thả để tìm kiếm dễ dàng, quan sát dữ liệu để biết voi thường lui tới khu vực nào, từ đó nhận biết nguồn thức ăn khoái khẩu của voi, làm cơ sở dữ liệu phân tích, hiểu thêm về đời sống voi, kiểm soát được nạn săn trộm voi.

Chương trình săn bắt và thuần dưỡng voi rừng: gồm ban chuyên trách về săn voi gồm những người có kinh nghiệm, dưới sự giám sát chặt chẽ của “ trung tâm bảo tồn và phát triển đàn voi”. Mỗi thành viên của ban phải có thẻ hội viên do chính quyền chứng nhận và cấp phát. Số lần và thời gian tổ chức săn voi sẽ do ban chuyên trách quyết định và thông qua ban quản lý của trung tâm. Nếu trong quá trình thuần dưỡng, voi bị chết đi, sẽ bị phạt đúng bằng giá trị của voi trong hiện tại (sẽ quy ra thành tiền).

Ngoài ra, các cấp chính quyền phải có pháp luật về việc quy định thời gian đi săn và số lượng voi săn được mà cơ quan giám sát là ban giám đốc trung tâm và chính quyền địa phương. Nếu vi phạm sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

Tổ chức các lớp tuyên truyền, nâng cao ý thức: cho đồng bào, các hộ kinh doanh du lịch, các chủ voi… về giá trị của voi đối với sinh học trong nước và quốc tế, kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc voi nhà…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023