Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 17


3.2.5.3. Những giải pháp tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch

- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chương trình hợp tác phát triển du lịch 7 tỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường 8 gắn với hành lang kinh tế Đông Tây với trọng tâm là phát triển các tua du lịch đường bộ, kể cả du lịch caravan nhằm thu hút tăng nhanh lượng du lịch Thái Lan đến Nghệ An.

- Phối hợp với các tỉnh Xiêng Khoảng, Luang Prabăng để khai thác tuyến du lịch theo đường 7 qua cửa khẩu Nậm Cắn nhằm thu hút lượng khách quốc tế ở các nước thứ 3 đến Nghệ An tham quan các điểm du lịch sinh thái, văn hoá miền Tây.

- Từng bước triển khai chương trình hợp tác phát triển du lịch đường

bộ, đường sắt với các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Hồ Nam (Trung Quốc).

- Phối hợp với các tỉnh Bắc miền Trung xây dựng điểm đến du lịch chung nhằm khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn của từng vùng miền gắn với “Con đường di sản miền Trung”.

- Trước mắt phối hợp với các tỉnh phía Bắc và tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng chương trình du lịch 1000 năm các kinh đô Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai chương trình du lịch Hành trình theo chân Bác hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3.2.6. Những giải pháp về tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch của Nghệ An thời kỳ 2008 -2020

3.2.6.1. Những giải pháp về kiện toàn cơ quan quản lý chuyên ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Song song với quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo tinh thần Nghị định 13/2008/NĐ - CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ, cần có phương án kiện toàn bộ phận chuyên môn giúp việc về lĩnh vực du lịch một cách phù hợp để đảm bảo tính ổn định, kế


Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 17

thừa và phát huy hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn; đồng thời tiếp tục xem xét bổ sung đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách tham mưu về du lịch trong các phòng chuyên môn của các huyện, thành, thị trọng điểm du lịch.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành đáp ứng với yêu cầu phát triển du lịch ở địa phương.

- Củng cố và phát huy vai trò của Trung tâm Xúc tiến du lịch trong công tác tuyên truyền quảng bá và thúc đẩy các hoạt động hợp tác phát triển du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

3.2.6.2. Những giải pháp về phối kết hợp với các ngành liên quan trong phát triển du lịch Nghệ An

- Từng bước triển khai các quy định về phân cấp quản lý có liên quan đến hoạt động du lịch như: phân cấp quản lý quy hoạch, phân cấp quản lý di tích lịch sử văn hoá, danh thắng, các khu điểm du lịch theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương.

- Ngoài lĩnh vực văn hoá - du lịch, cần tích cực phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh để tạo sự thống nhất về quản lý các hoạt động du lịch, nhất là về trật tự trị an, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

- Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh ttrong việc xử

lý các vấn đề có tính liên ngành trong hoạt động du lịch.

- Chủ động tổ chức các diễn đàn và các hoạt động phối hợp giao lưu với các cấp, các ngành để tạo sự thống nhất về nhận thức cũng như tranh thủ được sự quan tâm ủng hộ đối với ngành du lịch.

Thứ nhất, về quản lý du lịch:


- Sử dụng tổng hợp các công cụ pháp lý hiện hành có liên quan đến tổ chức phát triển du lịch và điều chỉnh các hoạt động du lịch thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước;

- Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về du lịch. Thành lập thêm các phòng du lịch ở các địa bàn du lịch trọng điểm, nhiều tiềm năng du lịch và hoạt dộng du lịch;

- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc quản lý quy hoạch du lịch và thẩm định các dự án, chương trình phát triển du lịch.

Thứ hai, đa dạng hoá sở hữu, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch để huy động ngày càng tăng các nguồn lực của xã hội vào phát triển du lịch

Thứ ba, quản lý chặt chẽ giá cả du lịch, trật tự trị an và an toàn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc xây dựng, tôn tạo các công trình kiến trúc, văn hoá, các điểm vui chơi giải trí, môi trường để đảm bảo sự tin cậy đối với khách du lịch.

Thứ tư, quản lý chặt chẽ nội dung, phương tiện, thị trường thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch, đảm bảo hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch đúng đường lối, chính sách, tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ năm, khen thưởng và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những tập

thể cá nhân có thành tích hay vi phạm trong lĩnh vực tổ chức phát triển du lịch.


3.2.7. Giải pháp về xã hội hoá trong phát triển du lịch Nghệ An thời

kỳ 2008 - 2020

Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng được hiểu là khuyến khích, lôi cuốn cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch, trước hết là tại các khu điểm nơi có các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hoá, cảnh quan thiên nhiên đẹp có giá trị du lịch. Muốn có được sự đồng thuận và tham gia tích cực của người dân khi tham gia du lịch cần:

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch;


- Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng, quy

hoạch phát triển du lịch;

- Đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng vào các hoạt động du lịch;

- Đảm bảo có được sự tham gia giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch;

- Xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích và tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch như: khuyến khích đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực địa phương phục vụ hoạt động du lịch; giảm thuế và ưu đãi về tài chính đối với những dự án phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng; các dự án bảo vệ tài nguyên và môi trường trong phát triển du lịch...

- Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ phát triển cộng đồng;

- Lồng ghép kế hoạch phát triển du lịch với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Mặt khác, nhà nước và các tổ chức, hội đoàn trong và ngoài địa phương cần chú trọng đầu tư, hỗ trợ nguồn vốn, nguồn nhân lực và phương hướng hoạt động để phát triển du lịch cộng đồng với quy mô lớn, chuyên nghiệp hơn.


Kết luận


Thực tế phát triển du lịch từ lúc sơ khai đến nay đã chứng minh rằng, du lịch có vị trí vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, tích cực bảo vệ tài nguyên môi trường, tăng cường sức khoẻ, tạo việc làm, cân bằng nhịp sống, tăng cường giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đảng và Nhà nước ta đã có những Chỉ thị, Nghị quyết và các chính sách, pháp luật để phát triển du lịch. Với đường lối đùng đắn đầy sáng tạo, trong những năm qua du lịch Việt Nam đã có bước đột phá vượt bậc, tốc độ tăng trưởng bình quân 20% năm (thời kỳ 2001 -2005), cùng với các ngành kinh tế khác hội nhập kinh tế toàn cầu. Điều đó càng khẳng định đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta là đúng đắn.

Được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, trong những năm qua du lịch Nghệ An đã được quan tâm đầu tư và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những kết quả ban đầu và thực sự chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của Nghệ An. Trong thời gian tới, việc đầu tư phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn của tỉnh là cần phải đẩy nhanh tốc độ phát triển nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ.

Để đưa du lịch Nghệ An phát triển nhanh và bền vững cần phát huy mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Đồng thời có những giải pháp, cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích cụ thể để một mặt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, mặt khác hỗ trợ khuyến khích du lịch phát triển.

Với những gì Nghệ An đã làm và cần làm chắc chắn đến 2010 Nghệ An sẽ trở thành trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ, ngành du lịch Nghệ An sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần tăng thu nhập xã hội,


giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo. Thực hiện thắng lợi

mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”.

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Chính phủ (1993), Nghị định số 45/CP ngày 26/6/1993 về việc đổi mới

quản lý và phát triển ngành du lịch, Hà Nội.

2. Vũ Đức Cường (2003), Phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh. Thực trạng phương hướng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp Lý luận chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

3. PGS.TS Nguyễn Văn Đính, Th.S Hoàng Lan Hương (2003), Công nghệ phục vụ trong khách sạn, nhà hàng, Nxb Lao động, Hà Nội.

4. Denis L.Foster (2001), Công nghệ du lịch, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Hồng Giáp (2000), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ, Hà Nội.

6. Đỗ Thị Mỹ Hạnh (2004), Nguồn lực tỉnh Bình Thuận thực trạng và giải pháp phát triển đến năm 2010, Luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

7. Bùi Thu Hằng (1999), Phát triển du lịch ở An Giang, Luận văn thạc sĩ

Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Vũ Văn Hợp (2003), Phát triển du lịch ở Quảng Ninh. Thực trạng và giải pháp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

9. W.HunZiKor và K.Krapf (1994), Phổ thông lữ du học cương yếu, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Phan Văn Khải (1999), "Vượt lên thách thức để ổn định và phát triển",

Tạp chí Du lịch.

11. Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh.

12. Lưu Văn Nghiêm (2001), Maketing trong kinh doanh dịch vụ, Nxb Trẻ, Hà Nội.


13. Phan Dũng Nguyên (1994), "Khả năng phát triển du lịch Việt Nam - ASEAN", Tạp chí Kiến thức ngày nay, (183).

14. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hoá Thông

tin, Hà Nội.

15. Lê Hồng Phương (2003), Phát triển du lịch ở thị xã Đồ Sơn. Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (27/6/2005), Luật Du lịch.

17. Sổ Tay du lịch (2000), Di tích và văn minh Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

18. Rober Thanguar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.

19. Võ Thị Thắng (1997), "Du lịch Việt Nam vượt qua thử thách để bước

sang thế kỷ XXI", Tạp chí Du lịch, (7).

20. Võ Thị Thắng (2004), "Đón xuân nhìn lại 5 năm du lịch Việt Nam", Tạp chí Xây dựng Đảng, (1+2).

21. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 307/TTg ngày 24/5/1995 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010, Hà Nội.

22. Tổng cục Du lịch Việt Nam (1/1999), Báo cáo tình hình và phương hướng, biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam, Hà Nội.

23. Tổng cục Thống kê (2003), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội.

24. PGS.TS Lê Thông và PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2000), Địa

lý du lịch, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh.

25. Trần Ngọc Tư (2000), Phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc - Tiềm năng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


26. Phạm Từ (6/1999), "Du lịch Việt Nam với tầm nhìn quốc tế", Tạp chí

Cộng sản, (11).

27. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Vân (1998), "Những kinh nghiệm phát triển và quản lý du lịch

Trung Quốc", Tuần Du lịch, (31).

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí