Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 16


toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hoá các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư.

3.2.4.3. Những giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục

vụ du lịch Nghệ An thời kỳ 2008 -2020

Đào tạo, nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực là chiến lược quan trọng trong việc cải thiện chất lượng môi trường du lịch, từ sự chuyên nghiêp trong quản lý du lịch đến phong cách, tinh thần thái độ phục vụ của lực lượng cán bộ, nhân viên hoạt động trong ngành du lịch và của từng người dân. Mục tiêu nâng cao chất luợng nguồn nhân lực bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Phối hợp đào tạo và xúc tiến chuyển giao công nghệ quản lý du lịch đối với đội ngũ cán bộ và người lao động hiện đang công tác trong ngành, đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong tình hình đất nước trong giai đoạn hội nhập WTO.

- Bổ sung và đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân công dịch vụ du lịch chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh trong thời kỳ mới.

- Bổ sung và đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, tiếp thị, quảng bá hình ảnh và kêu gọi các hoạt động đầu tư du lịch từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Tăng cường đầu tư nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên và môi

trường, nghiệp vụ chuyên môn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch.

Căn cứ vào số lượng phòng khách sạn được dự báo ở trên, căn cứ vào chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước cũng như khu vực và của Nghệ An (trung bình 1 phòng có 1,5 - 1,6 lao động trực tiếp) và số lao động gián tiếp ngoài xã hội (1 lao động trực tiếp tương ứng với 2,2 lao động gián tiếp), nhu cầu về lao động của du lịch Nghệ An đến năm 2020 được tính toán cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch thời kỳ 2008 - 2020

Đơn vị tính: Người



Phương

án

Loại lao động

2007 *

2010

2015

2020


Lao động trực tiếp trong du lịch

4.600


14,860


39,278


80,284

Phương

án 2

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

-


32,693


86,412


176,624


Tổng cộng

-

47,553

125,690

256,908

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 16


Nguồn: Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch Nghệ An.

Theo tính toán dự báo để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch thì du lịch Nghệ An đến năm 2010 sẽ cần 47.553 lao động trong du lịch (trong đó số lao động trực tiếp trong các đơn vị hoạt động du lịch là 14.860 người) con số này vào năm 2015 là 125.690 người và năm 2020 là 256.908 lao động. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng cho nhân dân trong tỉnh vì nó tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống cho người dân.

Để đảm bảo có đủ lực lượng lao động trên, công tác đào tạo trong thời

gian tới phải thực hiện các giải pháp sau:

- Cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực và bố trí cán bộ cho

phát triển du lịch

- Tổ chức đào tạo nhân lực du lịch hải theo hướng chuyên môn hoá cao,

đảm bảo chất lượng toàn diện

- Tuyển dụng, bố trí cán bộ đảm bảo đúng nguyên tắc công khai và dân chủ đúng pháp lệnh công chức, đúng người, đúng việc không bị chi phối bởi các yếu tố tiêu cực, phù hợp với năng khiếu, sở thích cá nhân.

- Đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng những tri thức, kiến thức về phát triển du lịch bền vững nói chung và bảo tồn phát triển nguồn tiềm năng thiên nhiên, các giá trị văn hoá coi đó là những tiêu chí đánh giá và là thước đo đối với trình độ năng lực tổ chức và quản lý du lịch của cán bộ.

- Có chính sách ưu đãi tuyển, gửi người đi đào tạo ở nước ngoài đối với

những cán bộ có nhiều sáng kiến, phát minh, tài năng, năng khiếu trong lĩnh


vực du lịch . Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý du lịch và văn hoá được học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên phục vụ du lịch tại các nước được đánh giá cao về lĩnh vực này

- Đẩy mạnh công tác đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết cho yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài, xây dựng mô hình đào tạo. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động cho du lịch.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chính sách cán bộ từ việc tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng đến đãi ngộ... đặc biệt từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ kiến thực, trình độ tay nghệ và kinh nghiệm cao.

- Coi trọng giáo dục đào tạo nâng cao dân trí , nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư để phổ cấp kiến thức về ý thức bảo vệ, sử dụng, quản lý nguồn tài nguyên, nhờ đó mọi người có ý thức trách nhiệm với phát triển bền vững, tích cực tham gia vào việc bảo vệ vốn tài sản quý của địa phương, bảo vệ môi trường.

Cụ thể về công tác đào tạo cán bộ quản lý:

- Tổ chức điều tra và đánh giá phân loại trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ và công nhân lao động trong ngành để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đáp ứng với yêu cầu phát triển du lịch của địa phương.

- Định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về chính sách pháp luật, hội nhập quốc tế, kỹ năng quản lý khách sạn, lữ hành, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch;

- Lựa chọn một số cán bộ trẻ có khả năng phát triển đưa đi đào tạo tại các nước có trình độ du lịch phát triển trong khu vực như Singapo, Trung Quốc, Thái Lan.


- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh

doanh du lịch của các địa phương và các nước trong khu vực.

Về đào tạo nghề cho lao động trong ngành:

- Phối hợp với các trường nghiệp vụ du lịch có uy tín trong nước tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề du lịch gắn với thi nâng bậc nghề và thi thợ giỏi hàng năm cho đội ngũ công nhân lao động hiện có trong ngành.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Dự án đào tạo nguồn nhân lực du lịch do EU tài trợ để đào tạo đội ngũ Đào tạo viên của các cơ sở đào tạo nghề du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh.

- Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám

sát chất lượng đạo tạo của các cơ sở dạy nghề du lịch trên địa bàn.

- Xúc tiến thủ tục thành lập Trường Trung cấp du lịch Nghệ An theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng cao trình Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch quyết định để triển khai đầu tư xây dựng trong năm 2009 phục vụ nhu cầu lao động du lịch của Nghệ An , các tỉnh Bắc Trung Bộ và các tỉnh của nước bạn Lào.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai chương trình phối hợp tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch cũng như văn hoá ứng xử đối với khách du lịch cho nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là các vùng trọng điểm du lịch của tỉnh.

3.2.4.4. Những giải pháp về khoa học công nghệ trong phát triển du

lịch Nghệ An thời kỳ 2008 -2020

Để nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế du lịch, Nghệ An phải nhanh chóng áp dung công nghệ trong quản lý và cung cấp thông tin. Tăng cường đầu tư các phương tiện công nghệ cao như máy tính, phần mềm chuyên dụng... Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường du lịch của địa phương, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn và phân loại theo từng loại hình. Ngoài ra, để cung cấp thông tin du lịch cho du khách và xã hội.


Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết vấn đề về môi trường tại các khu, điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. ứng dụng khoa học công nghệ để nhanh chóng thu thập các thông tin về du lịch và nối kết hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước. Đồng thời, triển khai áp dụng rộng rãi công nghệ tại các địa bàn trong tỉnh. Xây dựng trung tâm thông tin về du lịch, củng cố và mở rộng hoạt động của Trung tâm thông tin du lịch. Trang bị các thiết bị cho phép kết nối internet rộng rãi tại các điểm du lịch, các khách sạn, các công ty lữ hành nhằm mở rộng khả năng tiếp cận internet trong ngành du lịch. Không ngừng bổ sung, hoàn thiện các thông tin du lịch Nghệ An trên trang website du lịch Nghệ An. Tăng cường việc thực hiện đặt phòng và đặt tou từ xa qua mạng nhằm điều tiết quan hệ cung cầu, kiểm soát và điều phối các hoạt động du lịch. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về ứng dụng công nghệ mới trong kinh doanh du lịch cho cán bộ, công nhân viên toàn ngành.

3.2.5. Những giải pháp về đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá

phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2008 -2020

Xúc tiến quảng bá du lịch là hoạt động không thể thiếu trong phát triển du lịch nhằm tiếp thị hình ảnh, quảng bá sản phẩm du lịch và giới thiệu môi trường du lịch để thu hút khách du lịch và hướng tới sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách.

Để đạt được mục tiêu đó, cần thu thập, quản lý và cung cấp các nguồn thông tin liên quan đến tiềm năng và chiến lược đầu tư phát triển du lịch như: Thông tin về tiềm năng tài nguyên, các sản phẩm du lịch đặc thù xứ Nghệ; tư vấn thông tin về các dự án đầu tư du lịch, chương trình phát triển du lịch của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan; phối hợp với Vụ Thị trường Tổng cục Du lịch xây dựng các chương trình tuyên truyền quảng bá du lịch Nghệ An, thông qua các hoạt động hội nghị, hội thảo,


hội chợ trong nước và quốc tế; phát hành các ấn phẩm về du lịch của tỉnh; xây dựng trang web cung cấp các thông tin cần thiết cho khách du lịch tới tham quan Nghệ An. Cụ thể:

3.2.5.1. Những giải pháp phát triển thị trường du lịch quốc tế và khu vực của Nghệ An thời kỳ 2008 -2020

Nghệ An thuộc vùng du lịch Bắc Bộ nên thị trường khách quốc tế chịu ảnh hưởng lớn của vùng và của trung tâm du lịch Hà Nội (nơi phân phối nguồn khách) cho nên thị trường mục tiêu được xác định là: Thị trường ASEAN; thị trường Tây Âu, thị trường Đông á - Thái Bình Dương; thị trường Bắc Mỹ. Trong đó thị trường ASEAN là thị trường chiến lược trước mắt và lâu dài của du lịch Nghệ An, đặc biệt là thị trường Thái Lan, Lào mà trong thời gian qua Nghệ An đã tập trung khai thác khá hiệu quả vì xu hướng khách đi lại trong khu vực vẫn không thay đổi, giá cả hợp với mức thu nhập của người dân ở các nước này, điều kiện đi lại trong khu vực ngày một dễ hơn, dễ hội nhập với phong cách sống ở Việt Nam do có văn hóa, lịch sử tương đồng. Tiếp theo là thị trường khách Trung Quốc (kể cả Hồng Kông, Đài Loan), một thị trường đầy tiềm năng của du lịch Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng và đang có xu hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây. Tuy nhiên nhìn chung khả năng chi tiêu của khách Trung Quốc còn thấp so với các thị trường khác và thường không ổn định. Ngoài ra, các thị trường các nước Đông Bắc á như Hàn Quốc, Nhật Bản; các nước Tây Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan,...cũng đang có sức hút với du lịch Nghệ An.

Từ định hướng thị trường trên, công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến

du lịch tập trung vào các giải pháp:

- Phân loại các đối tượng cần tác động để có kế hoạch cụ thể cho từng

sản phẩm thông tin quảng cáo;


- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành với chính quyền địa phương để có sự chỉ đạo thống nhất, tạo mọi điều kiện cho hoạt động thông tin có hiệu quả;

- Tăng cường giáo dục cộng đồng;

- Tuyên truyền quảng bá hình ảnh Nghệ An, quê hương của Danh nhân văn hoá thế giới Hồ Chí Minh như một điểm đến du lịch văn hoá, sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn, an toàn, thân thiện;

- Đổi mới và nâng cao chất lượng các ấn phẩm quảng bá du lịch đa dạng, hấp dẫn phù hợp với thị hiếu của từng đối tượng khách và thị trường mục tiêu.Trong đó trọng tâm là phát hành các đĩa CD,VCD phim quảng bá du lịch, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, các loại tờ rơi bằng nhiều thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Thái, tiếng Pháp...để giới thiệu tiềm năng du lịch Nghệ An, các sản phẩm và chương trình du lịch dành cho khách quốc tế như các chương trình du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Đông Tây qua đường 7, đường 8, chương trình du lịch “Một ngày ăn cơm 3 nước”; đổi mới và đa dạng hoá thông tin du lịch trên trang web du lịch Nghệ An;

- Chủ động đưa các doanh nghiệp du lịch Nghệ An tham gia các hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế và khu vực, nhất là tại các thị trường Thái Lan, Trung Quốc, từng bước thâm nhập mở rộng sang các thị trường Malaixia, Sinhgapo, Hàn Quốc, Nhật Bản và Tây Âu;

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài đẩy mạnh các chiến dịch xúc tiến du lịch thông qua các diễn đàn và hoạt động hợp tác phát triển du lịch; tổ chức mời các hãng lữ hành quốc tế tại các thị trường trọng điểm trong khu vực và trong nước đến khảo sát các tuyến, điểm du lịch Nghệ An để đưa vào xây dựng các tua bán cho khách du lịch;

- Hàng năm nghiên cứu tổ chức một số sự kiện du lịch để quảng bá

hình ảnh và tạo sức thu hút khách du lịch đến với Nghệ An.


3.2.5.2. Những giải pháp phát triển thị trường du lịch trong nước của

Nghệ An thời kỳ 2008 -2020

Khách du lịch nội địa đến Nghệ An rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, đến từ nhiều địa phương khác nhau, tập trung là các thị trường: khách du lịch thương mại, du lịch công vụ đến từ Hà Nội và các thành phố lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc; khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng với đối tượng chính những người buôn bán kinh doanh đến từ cả nước và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây; khách du lịch tham quan thắng cảnh các di tích lịch sử cách mạng; khách du lịch tắm biển thuộc nhiều lứa tuổi từ khắp mọi miền đất nước nhưng chủ yếu là khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; khách du lịch sinh thái, đây là đối tượng khách du lịch mới phát triển ở nước ta, đối với Nghệ An các hoạt động này chỉ mới diễn ra chủ yếu ở Vườn quốc gia Pù Mát, khu du lịch sinh thái Quỳ Châu - Quế Phong; khách đi tua trên tuyến du lịch Bắc - Nam dừng chân ở Nghệ An để tham quan một số điểm du lịch quan trọng của tỉnh; khách du lịch cuối tuần...

Để khai thác tối đa đối tượng khách trên, song song với công tác tuyên truyền quảng bá du lịch thông qua các ấn phẩm cần chú trọng hoạt động xúc tiến trực tiếp tại thị trường các tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ,...đồng thời đẩy mạnh mở rộng thị trường đến các tỉnh phía Nam với các chương trình du lịch hấp dẫn về thăm Quê hương Bác Hồ.

- Phối hợp tổ chức hệ thống cung cấp thông tin du lịch Nghệ An tại các

trung tâm du lịch Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ chức các trung tâm tư vấn thông tin cho khách du lịch tại các trọng điểm du lịch của tỉnh như Cửa Lò, thành phố Vinh, các cửa khẩu, nhất là các thông tin cần thiết về các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, mua sắm, giá cả đi lại, ăn uống,...

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí