Những Giải Pháp Về Đầu Tư Phát Triển Cơ Sở Vật Chất, Kỹ Thuật


3.2.4.2. Những giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật

phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2008 - 2020

Tính đến thời điểm hiện nay, có thể nói Nghệ An là địa phương có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch tương đối phát triển. Tuy nhiên, các cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao chưa nhiều, nhiều nơi có tiềm năng nhưng cơ sở dịch vụ và chất lượng phục vụ còn bất cập với yêu cầu. Để đáp ứng được mục tiêu phát triển và thu hút một lượng khách có khả năng chi trả cao, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng và nâng cấp chất lượng dịch vụ du lịch là rất cần thiết đối với du lịch Nghệ An.

- Đối với các cơ sở lưu trú, nhà hàng và các công trình dịch vụ du lịch : Cần ưu tiên vốn và huy động các thành phần kinh tế khác tham gia nâng cấp và xây dựng mới cơ sở lưu trú chất lượng cao tại các điểm du lịch để đến năm 2020 có đủ số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống các công trình dịch vụ như tổ hợp thể thao, trung tâm triển lãm, hội chợ, hội nghị, các nhà hàng cần phải được xây dựng đảm bảo chất lượng có thể đón khách du lịch quốc tế. Các khách sạn và công trình dịch vụ du lịch ưu tiên tập trung vào khu du lịch Thành phố Vinh, khu du lịch biển và các tuyến, điểm khách du lịch đến tham quan du lịch. Đối với các khu du lịch sinh thái miền Tây Nghệ An chú trọng phát triển hệ thống lưu trú sinh thái cũng như hệ thống lưu trú trong dân gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Trong thời gian tới Nghệ An cần phải xây dựng các khách sạn có các phòng nghỉ được trang bị đồng bộ, có đầy đủ các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ phục vụ cho nhu cầu đa dạng của du khách, cần đầu tư nâng cấp cơ sở kinh doanh lưu trú chưa đạt tiêu chuẩn, khuyến cáo không xây dựng những cơ sở kinh doanh lưu trú có quy mô quá bé (dưới 10 phòng), hoặc những cơ sở thiếu các công trình và dịch vụ bổ trợ đi kèm (bãi đỗ xe, phòng ăn, quầy lễ tân, bán hàng lưu niệm..) nhất là trong xu thế hiện nay khách du lịch quốc tế mang theo xe ôtô qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ đang tăng lên.


Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu khách sạn thời kỳ 2008 - 2020

Đơn vị tính: Phòng


Phương

án

Nhu cầu cho đối tượng khách

2007

2010

2015

2020


Phương

Nhu cầu cho khách du lịch quốc

tế

-

452

1.413

2.863

án 2

Nhu cầu cho khách du lịch nội địa

-

8.836

24.773

50.660


Tổng cộng

8.324

9.288

26.186

53.522

Công suất sử dụng phòng trung bình năm (%)

65

67

68

70

Số khách quốc tế trung bình/phòng

2,0

1,8

1,6

1,5

Số khách nội địa trung bình/phòng

2,2

2,0

1,8

1,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 15

Nguồn: Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch Nghệ An.


Theo cách tính toán trên thì giai đoạn từ nay đến năm 2010 Nghệ An sẽ cần 452 phòng cao cấp và 8.836 phòng đạt tiêu chuẩn, con số tương ứng cho giai đoạn 2010-2015 là 1.413 phòng cao cấp và 24.773 phòng đạt tiêu chuẩn; giai đoạn 2015-2020 là 2.863 và 50.660 phòng. Như vậy, trước mắt từ nay đến 2010 (giai đoạn đầu tư xây dựng) ngoài việc nâng cấp cải tạo số cơ sở lưu trú và số phòng hiện có thì ngành du lịch Nghệ An cần đầu tư thêm khoảng

2.150 phòng để đáp ứng nhu cầu của du khách. Số cơ sở lưu trú vẫn tập trung chủ yếu tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai, các khu vực ven biển huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, các điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn tại huyện Quế Phong, Quỳ Châu hoặc tại các cửa khẩu quốc tế.

- Đối với vận chuyển khách du lịch. Hiện nay số lượng đầu xe phục vụ khách du lịch còn hạn chế, chất lượng xe chưa cao. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu số lượng khách đến tham quan trên địa bàn trong giai đoạn tới cần đầu tư thêm một số đầu xe có chất lượng cao, đến năm 2010 ít nhất có thêm 500 chỗ ngồi, năm 2015 có 2000 chỗ ngồi và đến năm 2020 có 2500 chỗ ngồi.


- Đối với dịch vụ vui chơi giải trí. Hiện nay trên địa bàn đang còn thiếu các dịch vụ bổ sung để đáp ứng nhu cầu khách, dịch vụ này đã ảnh hưởng đến khả năng kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch trên địa bàn. Trong những năm trước mắt, cần đầu tư xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm du lịch Thành phố Vinh, khu du lịch biển Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu.

- Đối với các khu du lịch: Giai đoạn 2008- 2010

Căn cứ vào định hướng đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2007 – 2010, ngoài việc tiếp tục đầu tư phát triển các dự án du lịch đối với các khu du lịch trọng điểm quốc gia như: Kim liên - Nam Đàn; Bãi biển Cửa Lò; Thành phố Vinh và phụ cận, cần xúc tiến xây dựng tuyến du lịch và lập dự án kêu gọi đầu tư cho các khu du lịch: Khu Công Viên tuổi thơ; Khu Lâm viên Núi Quyết; các công viên giải trí (Thành phố Vinh); Khu du lịch Làng sinh thái văn hóa lịch sử; Sân golf Cửa Lò; Làng Văn hóa Dân tộc Việt Nam (Cửa Lò); Khu du lịch biển Bãi Lữ, Khu du lịch biển Nghi Thiết (Nghi Lộc); Khu du lịch Đền Cuông - Cửa Hiền (Diễn Châu); Khu du lịch suối nước nóng Giang Sơn (Đô Lương); Khu du lịch Suối nước nóng Cồn Soi (Nghĩa Đàn).

Xúc tiến đầu tư quảng bá hình ảnh và tiềm năng phát triển du lịch của Nghệ An tới khách du lịch trong nước và dặc biệt là khách du lịch quốc tế. Hướng tới mục tiêu thu hút nhiều khách du lịch và sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bước đầu đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Nghệ An.

Giai đoạn 2011 - 2015:

Nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, làm cơ sở phát triển mạng lưới tuyến, điểm du lịch rộng khắp toàn tỉnh; Lập các dự án kêu gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch và cơ sở lưu trú, đồng thời phát triển hạ tầng kỹ thuật tại các điểm du lịch địa phương như: Khu du lịch sinh thái Thác Kèm - Vườn


quốc gia Pù Mát (Con Cuông); Khu du lịch sinh thái thác Xao Va(Quế Phong); Khu du lịch sinh thái văn hóa Quỳ Châu (Quỳ Châu); Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp hồ Tràng Đen (Nam Đàn); Khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển cao cấp Đông Hồi (Quỳnh Lưu);

Xúc tiến lập đề án phát triển cụm du lịch miền Tây Bắc Nghệ An bao gồm các khu du lịch rừng nguyên sinh Pù Huống - Pù Hoạt; khu du lịch sinh thái văn hóa Quỳ Châu.

Giai đoạn 2016 - 2020:

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nhất là mạng lưới đường giao thông đạt tiêu chuẩn quốc gia, đảm bảo hỗ trợ phát triển toàn diện hệ thống tuyến, khu, điểm du lịch.

Tập trung đầu tư các dự án phát triển du lịch vùng cửa khẩu biên giới, phục vụ cho hoạt động du lịch và thương mại khi hoạt động thương mại tại khu vực các cửa khẩu gia tăng và hệ thống đường giao thông tới các cửa khẩu đã hoàn chỉnh. Các dự án phát triển khu du lịch thương mại cửa khẩu bao gồm: Khu du lịch thương mại cửa khẩu Nậm Cắn (Kỳ Sơn); Khu du lịch thương mại cửa khẩu Thanh Thủy (Thanh Chương); Khu du lịch cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).

Đầu tư mở các văn phòng đại diện du lịch của tỉnh tại các thành phố lớn trong cả nước nhằm xúc tiến quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch của Nghệ An, đảm bảo duy trì được lượng khách du lịch ổn định. Đồng thời kịp nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch để tư vấn điều chỉnh các chiến lược đầu tư phát triển du lịch phù hợp.


Bảng 3.2: Danh mục các dự án đầu tư từ năm 2008-2020

Đơn vị tính: triệu USD


STT

Danh mục các dự án đầu tư

Tổng số vốn đầu tư

Giai đoạn đầu tư

1

Khu du lịch Lâm viên Núi Quyết – Bến Thủy

25

2008 -

2010

2

Khu công viên Hồ Nam

2

-

3

Làng du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử Cửa Lò

2,4

-

4

Dự án xây dựng sân golf 18 lỗ

1,3

-

5

Làng du lịch văn hóa dân tộc Việt Nam

70

-

6

Khu du lịch biển Nghi Thiết

5,2

-

7

Khu du lịch biển Bãi Lữ - Mũi Rồng


-

9

Khu du lịch Lịch sử Đền Cuông - Cửa Hiền

2

-

10

Khu du lịch suối nước nóng Giang Sơn

2

-

11

Khu du lịch, vui chơi giải trí Núi Chung

10

-

12

Khu du lich sinh thái Thác Xao Va

1

-

13

Khu du lịch Suối nước nóng Cồn Soi

0,6

-

14

Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Pù Mát

6

2011 -

2015

15

Khu du lịch sinh thái rừng nguyên sinh Pù Huống

6

-

16

Khu du lịch sinh thái văn hóa Quỳ Châu

0,2

-

17

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Tràng Đen.

0,2

-

18

Khu du lịch biển Quỳnh Bảng – Quỳnh phương

5

-

19

Khu du lịch biển cao cấp Đông Hồi – Quỳnh Lập

5

-

Nguồn : Sở Du lịch Nghệ An

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch.

Tìm hiểu truyền thống văn hoá, lịch sử và tham quan cảnh quan thiên nhiên là một trong những mục đích chính của khách du lịch. Chính vì vậy, việc đầu tư bảo tồn tôn tạo và phát huy tiềm năng tài nguyên du lịch được xác định là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch, với các tiêu chí cơ bản sau:

+ Bảo tồn, tôn tạo hệ thống tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích văn hoá lịch sử, công trình kiến trúc, ngoài ý nghĩa về giáo dục các giá trị truyền thống cho thế hệ kế tiếp còn góp phần chuyển tải thông điệp và tôn vinh các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc tới khách du lịch.


+ Khôi phục lại các lễ hội và phát triển các làng nghề truyền thống. Đây là một trong những vấn đề cần ưu tiên trong việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch. Đồng thời cũng tạo nên những sản phẩm du lịch mang đặc thù của từng địa phương.

+ Xây dựng các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong việc quản lý, khai thác và bảo tồn tài nguyên tự nhiên. Xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch nhằm phát triển du lịch phải đảm bảo phát triển bền vững trong đó chú ý đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên.

Giải pháp về vốn đầu tư

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản như đã tính toán ở phần trên trong thời kỳ 2008 - 2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển khách du lịch, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v... giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch và đạt các chỉ tiêu như đã đề ra sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn được căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ và chỉ số ICOR là chỉ số để xác định tổng mức vốn cần đầu tư. Theo số liệu thống kê, chỉ số ICOR chung cho kinh tế nước ta năm 2005 là 3,82 (để tăng được 1 đồng GDP thì cần đầu tư 3,82 đồng) và chỉ số này sẽ còn tăng lên đối với các thời kỳ sau trên 4,0 (Nguồn Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Du lịch là ngành có hiệu quả kinh tế tương đối cao nên chỉ số ICOR thường thấp hơn so với mức chung của cả nước và ở mức 3,0 - 3,5. Theo cách tính toán này du lịch Nghệ An cần đầu tư trong thời kỳ 2008-2010 là 166,2 triệu USD, thời kỳ 2011-2015 mức đầu tư là 648,7 triệu USD, thời kỳ 2016 – 2020 mức đầu tư dành cho du lịch là 895,0 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư cho du lịch được lấy từ các nguồn chính: Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, vốn đầu tư tư nhân, vốn liên doanh liên


kết trong và ngoài nước, nguồn ngân sách Nhà nước và hỗ trợ từ Trung ương

và các Bộ, ngành; vốn vay ngân hàng và các nguồn khác.

Nguồn vốn đầu tư: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng chủ yếu nguồn vốn các dự án Nhà nước, vốn vay của các tổ chức trong và ngoài nước, có thể kêu gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các điểm khu du lịch với hai bên đều có lợi hoặc thực hiện lấy đất đầu tư hạ tầng. Lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch huy động nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể là:

- Huy động vốn từ nguồn tích luỹ của địa phương, các doanh nghiệp và cá nhân : Mặc dù trong điều kiện khinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn, song đây là giải pháp tích cực và khá hiệu quả đối với nhiều địa phương, mở ra khả năng cho phép ngành du lịch chủ động phối hợp cùng các ngành chức năng xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt.

- Vay ngân hàng: cần xem xét có tỷ lệ lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phâm rdu lịch có chất lượng, đồng thời các ngân hàng cần cải tiến các thủ tục cho vay để đảm bảo rút nắn thời gian xây dựng, sửa chữa nâng cấp các hạng mục công trình.

- Vay từ các nguồn vốn ODA: nguồn vốn này rất lớn chủ yếu để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch song phải thông qua các Bộ, Ngành Trung ương để tiếp cận chương trình của các nhà tài trợ chủ chốt.

- Thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua việc liên doanh, liên kết để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm phương tiện vận chuyển, thông qua các dự án đầu tư vào các khu du lịch. Đây là một hướng cần tập trung ưu tiên với đối tượng hướng tới là các tập đoàn kinh tế lớn trong nước, chủ các doanh nghiệp là con em người Nghệ An tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,...

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước

ngoài: Cần hướng vào các dự án xây dựng khu resort, khách sạn cao cấp có


quy mô lớn ở các trọng điểm du lịch Vinh, Cửa Lò, Nghi Thiết,..các khu, điểm du lịch quốc gia, các cơ sở vui chơi giải trí lớn để vừa huy động được nguồn vốn, vừa tiếp cận được công nghệ quản lý hiện đại, vưa mở rộng được thị trường.

- Tạo nguồn vốn thông qua việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian,...

- Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công tác bảo vệ tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, di tích cách mạng, phát triển các làng nghề truyền thống, hỗ trợ tổ chức các lễ hội của đồng bào dân tộc, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,nâng cấp và phát triển hệ thống hạ tầng các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế, hỗ trợ tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch.

Giải pháp về cơ chế chính sách thu hút đầu tư

Để đảm bảo thu hút mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực du lịch, Nghệ An cần có cơ chế chính sách thoả đáng, hấp dẫn do nằm xa các cực tăng trưởng và trung tâm du lịch của cả nước. Cụ thể là:

- Phải có quy hoạch phát triển du lịch đồng bộ, có tính khả thi cao, khai thác được những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của mình để tạo ra các sản phẩm du lịchđọc đáo hấp dẫn.

- Có chính sách thuế hợp lý, nhất là ưu tiên miễn giảm thuế, hỗ trợ về hạ tầng cho các dự án đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa ở miền Tây Nghệ An, nơi có nguồn tài nguyên du lịch nhưng chưa được khai thác.

- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các chủ thể địa lý hành chính, chủ thể có quyền sử dụng đất, tài nguyên du lịch được trực riếp hoặc phối hợp khai thác, đầu tư, kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề chuyên môn trên cơ sở đảm bảo công bằng và điều hoà lợi ích giữa các bên. Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí