Những Giải Pháp Về Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Nghệ An Thời Kỳ


Chúng ta đã biết sản phẩm du lịch được kết cấu trong các loại hình du lịch sau: du lịch tham quan nghỉ dưỡng là loại hình du lịch khá đa dạng gắn liền với tài nguyên văn hoá - lịch sử, biển, núi, sông, hồ nước; du lịch mang tính đặc thù cao cấp như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch tàu biển; du lịch thương mại, công vụ: bao gồm du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ về du lịch gắn liền với các sự kiện quan trọng trong và ngoài nước; đu lịch thăm thân (VFR) là du lịch dành cho người Việt trong và ngoài nước tham quan gia đình ở Việt Nam và ở nước ngoài.

Những năm qua du lịch Nghệ An đã có nhiều cố gắng trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch, nhưng nhìn chung các sản phẩm du lịch ở đây còn đơn điệu, chưa có sản phẩm mang đặc trưng riêng cho du lịch Nghệ An. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đầu tư đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo mang tính địa phương và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách sẽ góp phần kéo dài thời gian lưu trú.

Việc xây dựng sản phẩm du lịch Nghệ An phải dựa vào tiềm năng tài nguyên du lịch sẵn có nổi trội như: tài nguyên sinh thái, tài nguyên biển, di tích lịch sử, công trình văn hoá, lễ hội và ẩm thực... Ngoài các khu, tuyến, điểm du lịch truyền thống như khu du lịch Nam Đàn, Cửa Lò... trước mắt cần đầu tư xây dựng các điểm du lịch mới hấp dẫn với các loại hình sản phẩm du lịch mới mang tính đa dạng để xoá dần tính thời vụ du lịch hiện nay, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch biển có chất lượng cao để khai thác tiềm năng tài nguyên biển tại Bãi Lữ, Cửa Hiền, Nghi Thiết; xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái tại Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống; du lịch văn hoá Quỳ Châu - Quế Phong để thu hút khách du lịch quốc tế; tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh như nước khoáng Giang Sơn, Bản Khạng, Cồn Soi; nghiên cứu và tiến hành đầu tư các dịch vụ mới và cao cấp tại đảo Hòn Mắt, Hòn Ngư để thu hút khách du lịch nước ngoài. Đầu


tư xây dựng ẩm thực mang đặc tính và thương hiệu xứ Nghệ. Cụ thể tỉnh cần

tập trung vào các giải pháp sau:

Một là đẩy nhanh việc cải tạo và nâng cấp các sản phẩm hiện có, bao gồm:

- Du lịch tham quan nghỉ dưỡng: Đây là hình thức du lịch quan trọng nhất ở hầu hết các điểm du lịch mà thời gian qua du lịch Nghệ An đã phát huy được nên đã thu hút một lượng khách khá lớn đến tham quan, trong đó chủ yếu là khách du lịch nội địa. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và kết hợp tham quan này mới chỉ tập trung vào du lịch biển như tắm biển, nghỉ ngơi và thưởng thức các món ăn hải sản tại các bãi biển Cửa Lò, Diễn Thành, biển Quỳnh với chất lượng nhìn chung ở mức bình dân. Trong thời gian tới cần đẩy nhanh tốc độ khai thác loại hình này tại các điểm du lịch khác như: bãi biển Nghi Thiết, Quỳnh Lập, các đảo. Để thu hút loại khách nghỉ dưỡng nhiều khách hơn nữa cần kêu gọi đầu tư vào các dự án có quy mô và chất lượng cao tại Đông Hồi (Quỳnh Lập- Quỳnh Lưu), Nghi Thiết (Nghi Lộc) cũng như tại các đảo Lan Châu, Hòn Ngư để tạo ra sản phẩm du lịch đạt chất lượng quốc tế, có thể sánh ngang với các đảo của các nước trong khu vực để thu hút khách du lịch từ các nước trên thế giới. Ngoài ra Nghệ An có tiềm năng rừng, các đồi núi cũng có thể tổ chức các sản phẩm du lịch nghĩ dưỡng gắn liền với rừng, hệ sinh thái tự nhiên không chỉ cho khách du lịch nội địa mà còn để cho khách quốc tế.

- Về du lịch tham quan nghiên cứu di tích văn hoá, lịch sử: Mấy năm qua, các công trình văn hoá, di tích lịch sử tại Nghệ An đã thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan du lịch, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên cùng một số di tích lịch sử cách mạng, văn hoá tâm linh. Tuy nhiên số lượng khách chưa tương xứng với tiềm năng nguyên nhân do một số tài nguyên chưa được tôn tạo, cơ sở hạ tầng đường giao thông chưa được thuận lợi đã ảnh hưởng đến số lượng khách đến tham quan. Vì vậy, trong thời gian tới cần chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi đi lại của du

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


khách; đầu tư nâng cấp tôn tạo các di tích lịch sử, trong đó trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ dự án Bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên gắn với phát triển du lịch cùng các dự án nâng cấp mở rộng khu di tích Xô viết Nghệ Tĩnh và khu lưu niệm Cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong ở Hưng Nguyên, khu lưu niệm Phan Bội Châu (Nam Đàn), khu di tích Truông Bồn, đền Cờn, đền Quả Sơn, hệ thốngcác bảo tàng và di tích lích sử tại Thành phố Vinh; khôi phục một số lễ hội truyền thống để tạo ra các sản phẩm độc đáo, trong đó chú trọng các lễ hội và phong tục tập quán của các dân tộc Thái, H’ Mông, ơ đu... vùng miền Tây Nghệ An.

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 14

- Du lịch thương mại, công vụ và hội nghị, hội thảo: Với vị trí địa lý nằm trên các tuyến giao thông thuận lợi và là điểm dừng hợp trên hành trình du lịch Bắc Nam nên hàng năm Nghệ An thu hút được một lượng khách là thương gia, khách công vụ đến dự thu hút được một lượng khách là thương gia, khách công vụ đến dự nhiều cuộc họp do các cấp, các ngành trung ương, các địa phương và tổ chức quốc tế tổ chức tại tỉnh, khách du lịch của các tua du lịch xuyên Việt. Đây là cơ hội thuận lợi cho các công ty lữ hành tổ chức các chương trình tham quan, du lịch trong tỉnh để phục vụ đối tượng khách này. Khách thương mại và công vụ thường có mức chi tiêu tương đối cao nên mang lại hiệu quả cho các công ty du lịch. Để khai thác lợi thế trên, thời gian tới cùng với việc đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú du lịch Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò cần quan tâm xây dựng các trung tâm hội nghị, hội thảo đạt tiêu chuẩn phục vụ các hội nghị trong nước và quốc tế để thu hút khách, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của tính mùa vụ, nhất là khi Vinh được xác định sẽ phát triển trỏ thành trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Miền Trung.

Hai là ưu tiên đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới, mang tính đặc thù, hấp dẫn, cụ thể là:

- Sản phẩm du lịch sinh thái, văn hoá: Nghệ An có tiềm năng về tài nguyên rừng, đa dạng hệ sinh học tại các khu vực miền Tây như Vườn quốc


gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Pù Huống,…với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ có thể xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Vừa qua một số chương trình du lịch khám phá thế giới tự nhiên kết hợp tham quan các bản làng dân tộc đã được triển khai ở Vườn quốc gia Pù Mát tuy nhiên vẫn còn ở trình độ đơn giản và chưa ổn định. Thời gian tới cần tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái trên cơ sở khai thác các thế mạnh về điều kiện tự nhiên của Nghệ An, nhất là các huyện miền Tây cũng như các khu du lịch ven biển và Đảo Ngư để thu hút tăng nhanh lượng khách quốc tế. Trước mắt cần tổ chức các chương trình đi bộ, leo núi, thám hiểm đến bản Tùng Hương, rừng cây Pơ Mu, đi thuyền trên sông Giăng (Vườn quốc gia Pù Mát), triển khai kêu gọi đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái thác Kèm, khu du lịch thác Xao Va cùng các sản phẩm du lịch gắn liền với phong tục tập quán cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc, tham quan các làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, các món ăn độc đáo như cơm lam, canh phịa ở Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong...; triển khai quy hoạch phát triển du lịch Đảo Ngư làm cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, mạo hiểm như leo núi, lặn biển.

- Sản phẩm du lịch cộng đồng và tham quan làng nghề, du lịch làng quê: Trong xu thế hiện nay một bộ phận lớn khách du lịch có nhu cầu tổ chức các chuyến du lịch đến các bản làng quê để thưởng thức cuộc sống yên bình và thư giãn hít thở không khí trong lành, tránh cuộc sống ồn ào nơi đô thị. Nghệ An là tỉnh có nhiều miền quê đẹp với những vườn cây xanh, những mái nhà cổ, cánh đồng thẳng cánh có bay và người dân có nhiều nghề truyền thống đây là tiềm năng có thể tạo ra các sản phẩm du lịch mới vừa để thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế đến tham quan vừa tạo ra việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư. Vì vậy, để khai thác sản phẩm du lịch này, thời gian tới cần triển khai xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng miền Tây Nghệ An gắn với xóa đói giảm nghèo đồng thời trên cơ sở học tập kinh


nghiệm của các địa phương và các nước trong khu vực, xúc tiến xây dựng một vài dự án làng bản du lịch cộng đồng ở Con Cuông và Quỳ Châu; phối hợp với Liên minh Hợp tác xã lựa chọn xây dựng một số làng nghề đệt thổ cẩm, mây tre đan, trồng rau, trồng hoa ở các huyện miền núi và lân cận thành phố Vinh cũng như các khu công nghiệp để làm điểm tham quan kết hợp bán sản phẩm cho khách du lịch.

- Sản phẩm du lịch chữa bệnh: Với tiềm năng biển, hệ thống các suối nước nóng và nước khoáng Giang Sơn (Đô Lương) ; Suối Nước Mọc (Con Cuông); thác Xao va (Quỳ Châu); thác Ba Cảnh, Xộp Lượt (Kỳ Sơn); thác Đũa (Quỳ Châu); thác Kèm (Con Cuông) … rất thuận lợi cho việc tổ chức các chương trình du lịch chữa bệnh. Tuy nhiên để tổ chức được các loại hình này cần có sự phối hợp với ngành y tế để tổ chức xây dựng các trung tâm du lịch chữa bệnh tại các điểm tài nguyên đó. Trước mắt tập trung triển khai dự án xây dựng Khu du lịch nước khoáng nóng Giang Sơn (Đô Lương), các dự án du lịch nghỉ dương ven biển như Bãi Lữ, Hải Thịnh để sớm đưa vào phục vụ du khách và nhân dân.

- Từng bước xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc thù như:

Du lịch thể thao mạo hiểm: Đây là loại du lịch khá hấp dẫn khách Tây Âu, khách Bắc Mỹ, loại hình này có thể đi bộ dã ngoại (trekking) hoặc đi bằng các phương tiện xe gắn máy, xe ô tô con, đi dọc theo các tuyến đường rừng núi tại các huyện miền Tây hoặc theo đường mòn Hồ Chí Minh; cũng có thể đi bè trên sông nước, lặn biển thám hiểm các đảo san ô tại các đảo Hòn Ngư…

Du lịch tàu biển: Là loại hình du lịch đang phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam á và Việt Nam; số lượng khách đi trên các tàu tương đối đông. Hàng năm, các công ty lữ hành đã đón nhiều chuyến tàu du lịch cặp cảng biển một số địa phương Hạ Long, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh. Hiện nay du lịch Nghệ An chưa tổ chức đón loại hình du lịch này,


nhưng thời gian tới cần quan tâm nghiên cứu xây dựng các chương trình du lịch tàu biển vì Nghệ An có tiềm năng tài nguyên, có bờ biển dài, có nhiều cảng biển để thu hút loại khách du lịch này. Tuy nhiên để tổ chức đón khách du lịch tàu biển cần có nhiều giải pháp đồng bộ, có sự tham gia của các cấp, các ngành và cố gắng của các công ty lữ hành mà trước hết là phải có cảng biển đủ tiêu chuẩn quốc tế.

Du lịch thăm thân (VFR): Do vấn đề lịch sử để lại nên cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tương đối đông đặc biệt là bàn con người Việt kiều tại các nước Lào và Thái Lan trong đó Việt kiều có gốc quê quán ở Nghệ An và Hà Tĩnh tương đối nhiều. Trong mấy năm gần đây, số lượng bà con Việt kiều về thăm quê và đi du lịch ngày càng tăng, họ đã dành nhiều thời gian đi tham quan các điểm du lịch trên địa bàn.

3.2.4. Những giải pháp về đầu tư phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ

2008 -2020

3.2.4.1. Những giải pháp về phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng phục

vụ du lịch Nghệ An

Đầu tư và phát triển hệ thống hạ tầng là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển du lịch của Nghệ An, các hạng mục đầu tư bao gồm hệ thống giao thông, điện nước; phạm vi đầu tư phục vụ cho phát triển du lịch tại các điểm tài nguyên. Đây cũng chính là giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả kinh doanh. Trong những năm tới các hạng mục đầu tư về phát triển hạ tầng du lịch cần triển khai bao gồm:

Thứ nhất, về giao thông:

+ Tập trung nâng cấp mở rộng đường quốc lộ 1A đoạn Vinh- Quán Hành, thị trấn Cầu Giát, Hoàng Mai, Khu công nghiệp Nam Cấm; nâng cấp và hoàn thiện tuyến giao thông quốc gia như: các tuyến đường quốc lộ số 7, 48, 49 và 15A, hoàn thiện quy hoạch hai bên đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bàn tỉnh


Nghệ An; hoàn thành tuyến đường quốc lộ 15 nối quốc lộ 7 và quốc lộ 48, và đoạn quốc lộ 48 từ huyện Quế Phong lên cửa khẩu Thông Thụ.

+ Nâng cấp và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông liên huyện, xã, thôn ( kể cả các tuyến đường phục vụ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch); Xây dựng tuyến đường giao thông quốc phòng nối liền các huyện miền Tây Nghệ An, tuyến đường ven biển Nghi Sơn (Thanh Hoá) - bãi biển Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu), đường từ Nam Cấm vào khu du lịch Nghi Thiết để khai thác tài nguyên du lịch dạng tiềm năng do cơ sở hạ tầng còn khó khăn. Nâng cấp một số tuyến đường đến các điểm du lịch nổi trội nối các điểm du lịch với các tưyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện.

+ Xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông đô thị tại Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò trong đó chú ý đến cây xanh, vỉa hè, ánh sáng, thông tin cấp thoát nước.

+ Xây cầu tại Cửa Hội qua sông Lam sang Hà Tĩnh để khai thác phát triển quần thể du lịch sinh thái ven sông Lam găn với khu lâm viên Núi Quyết và di tích nhà máy điện Bến Thuỷ.

+ Hoàn thiện các tuyến giao thông vân chuyển đường thuỷ như sông Lam, Cửa Hội- Đô Lương, kênh Nhà Lê ( Bến Thuỷ- Khe Nước Lạnh), sông Hiếu, sông Con... Nâng cấp hệ thống cảng biển Cửa Lò, Cửa Hội, Lạch Quèn...

+ Nâng cấp sân bay Vinh theo Quy hoạch Trung tâm cảng hàng không Vinh giai đoạn 2015-2025 được phê duyệt theo Quyết định số: 06/QĐ-BGTVT ngày 03/01/2006 của Bộ Giao thông vận tải. Giao đoạn 2006-2025 đầu tư xây dựng sân bay Vinh đạt cấp hàng không 4C (tiêu chuẩn ICAO) đủ tiêu chuẩn tiếp đón các máy bay vận tải cỡ lớn; mở thêm một số tuyến bay mới Vinh-Viêng chăn, Vinh- Đông Bắc Thái Lan, Vinh- đảo Hải Nam (Trung Quốc)...để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách quốc tế và khách nội địa.

Thứ hai, về hệ thống điện.


Theo dự báo nhu cầu điện năng tiêu thụ của tỉnh tăng nhanh trong thời kỳ quy hoạch, mức tăng bình quân cho kinh tế, xã hội trong đó có du lịch là 15,4%/ năm trong gian đoạn 2006-2010 và 11,9%/năm trong gia đoạn 2011- 2020 tương ứng là 1.620 GWh năm 2010, 2.800GWh năm 2015, 5.000 GWh năm 2020. Để đáp ứng nhu cầu trên cần phải đấu nối các nhà máy điện vào hệ thống quốc gia và hệ thống phân phối điện đến các điểm tiêu dùng trong đó các điểm phát triển du lịch. Trước mắt cần triển khai dự án đưa điện, nước ngọt ra đảo Ngư để phục vụ nhu cầu quốc phòng và phát triển du lịch.

Thứ ba, về hệ thống cấp nước và thoát nước.

Xây dựng quy hoạch về nguồn cung cấp nước sạch cho đô thị và các vùng nông thôn, nhất là các vùng du lịch, vùng kinh tế trọng điểm. Đảm bảo nguồn cấp nước ổn định, vệ sinh và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên. Giai đoạn 2006-2015 các khu du lịch biển phải có hệ thống thoát nước tập trung để xử lý nước thải không thải ra môi trường. Giai đoạn 2016- 2020 phấn đấu tất cả các khu phát triển du lịch đều có hệ thống xử lý nước thải ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Thứ tư, về thông tin liên lạc.

Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại và đồng bộ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nâng cấp các tổng đài, phủ sóng di dộng toàn tỉnh. Phối hợp phát triển du lịch với phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số.

Thứ năm, về y tế.

Củng cố phát triển mạng lưới y tế tới từng thôn bản, từng bước nâng cấp trang thiết bị. Thực hiện xã hội hoá phát triển hình thức y tế tư nhân tạo nguồn vốn chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho mọi đối tượng. Khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các đô thị và trung tâm du lịch lớn phục vụ cho khách du lịch, bệnh nhân trong nước và quốc tế có khả năng chi trả cao.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí