Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 17


PHẦN KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu khảo sát các tài nguyên, tuyến điểm, lấy ý kiến chuyên gia qua hội thảo, lấy ý kiến du khách tiềm năng qua các phiếu khảo sát, đồng thời đưa ra một số nhóm giải pháp, cuối cùng tác giả nghiên cứu đi đến một số kết luận sau:

Về mặt tài nguyên, từ đặc điểm vị trí địa lý, các điểm tài nguyên có thể được chia làm hai cụm: cụm trung tâm Tp. Biên Hòa và cụm hồ Trị An. Các điểm tài nguyên trên các cụm tuyến dọc sông Đồng Nai thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai có sức hấp dẫn nhất định nhưng cần được quy hoạch và bảo vệ trước hết về mặt cảnh quan, môi trường, vệ sinh, an ninh. Các tài nguyên hiện có khả năng bị đe dọa do sông thay đổi dòng chảy, do việc quy hoạch lại cụm dân cư và do việc khai thác không đúng định hướng. Ngoài ra, giới hạn của tài nguyên còn nằm ở chỗ phải chịu ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng nói chung như độ không thông thuyền của các cây cầu trên tuyến, bến đậu ... Vì vậy các phương pháp đưa ra là việc đảm bảo vệ sinh, an ninh tại các điểm tham quan, đồng thời hướng dẫn cho người dân địa phương tham gia làm du lịch để qua đó góp phần bảo vệ tài nguyên cũng như quảng bá hình ảnh điểm đến thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cụ thể đó là việc xây dựng các nhà vệ sinh, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan ban ngày và ánh sáng ban đêm. Phát động phong trào bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, du khách.

Về mặt xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch hiện còn manh mún và chưa thành hình do cơ sở của việc xây dựng sản phẩm là sức hút của tài nguyên và việc khai thác chưa tìm được tiếng nói chung. Các dịch vụ trong sản phẩm du lịch chiếm một tỉ trọng lớn nhưng các dịch vụ hiện đều chưa đạt được đến mức đủ tốt để thỏa mãn nhu cầu của du khách đang ngày càng trở nên khắt khe hơn. Phương tiện vận chuyển đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng sản phẩm du lịch đường sông song hiện chưa được đầu tư phù hợp. Các phương tiện hiện có chưa đảm bảo yếu tố tiện lợi và mỹ thuật, chưa đảm bảo vệ sinh cũng như sự thoải mái cho du khách thượng lãm. Cùng với vấn đề phương tiện là các bến neo đậu phương tiện cũng như điểm lên xuống cho du khách. Hiện các bến neo đậu chưa được chăm


sóc về mặt cảnh quan cũng như sự an toàn cho du khách. Tuy vậy, vấn đề nổi cộm là thủ tục và yêu cầu chi phí rất cao cho việc xây dựng các bến đậu. Vì vậy, các giải pháp đưa ra đối với các phương tiện là rà soát và chuẩn hóa lại đội phương tiện vận chuyển hiện có, thành lập các tổ tự quản vận chuyển hiện có, thành lập các tổ tự quản vận chuyển đường sông, khuyến khích doanh nghiệp phát triển thêm nhiều chủng loại và hạng phương tiện vận chuyển đường sông. Đối với vấn đề bến neo đậu, các giải pháp đưa ra là cần cải tạo nâng cấp các điểm hiện có, xây dựng quy trình quản lý và khai thác thống nhất, đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư, của người sử dụng và du khách. Các sản phẩm khi được các doanh nghiệp lữ hành xây dựng cũng cần cân nhắc đến các yếu tố đã được thể hiện qua khảo sát thị trường như thời lượng của tour, phương tiện vận chuyển, các hoạt động trong tour, giá dịch vụ, đối tượng khách và những dịch vụ khách quan tâm, sẵn sàng mua sắm. Các giải pháp cũng đề cập đến việc xây dựng các tuyến tham quan với ba tuyến khai thác trong giai đoạn 2015 - 2017 và hai tuyến khai thác trong giai đoạn 2017 - 2020 và đưa các sản phẩm như ẩm thực, vui chơi giải trí vào khai thác mạnh mẽ.

Về mặt xúc tiến, quảng bá cho du lịch đường sông, các hoạt động xúc tiến, quảng bá đã được thực hiện nhưng hầu hết là các hoạt động lồng ghép trong các hoạt động chung của du lịch Đồng Nai mà chưa có thông điệp riêng, hình ảnh riêng cho du lịch đường sông. Vấn đề này một phần xuất phát từ chính việc sản phẩm còn chưa thành hình để đủ sức đứng như một sản phẩm có sức hút riêng. Các doanh nghiệp cũng cho rằng sản phẩm du lịch đường sông nên khai thác như sản phẩm liên tuyến thay vì đơn tuyến. Để tạo ra một thông điệp quảng bá cần có sự đầu tư nhất quát từ quan điểm cho đến khai thác hình ảnh, dựa trên các dịch vụ sản phẩm có sẵn. Nói cách khác muốn quảng bá, xúc tiến sản phẩm thì phải có sản phẩm. Bên cạnh đó, các kênh quảng bá cũng là một yếu quan trọng để đưa du khách tiềm năng đến với sản phẩm. Từ những thực tế đó, các giải pháp được đề xuất là tăng cường các kênh quảng bá qua internet, mạng xã hội, website riêng, thực hiện quảng cáo trên các kênh truyền thống và đặc biệt là việc tổ chức các sự kiện liên quan đến du lịch đường sông để thu hút sự quan tâm của giới truyền thông cũng như của các


công ty lữ hành - những người đảm bảo sự sống và phát triển bất cứ sản phẩm du lịch nào. Bên cạnh đó cần quan tâm đến chính sách khuyến mãi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Về mặt phát triển nguồn nhân lực, với thực trạng nguồn nhân lực hiện có, so với yêu cầu ngày càng khắt khe của du khách công tác phát triển nguồn nhân lực phải là một ưu tiên trọng tâm và dài hơi. Các giải pháp được đưa ra là chuẩn hóa đội ngũ phục vụ theo quy định của chính phủ đồng thời, về dài hạn, phải tiến hành nâng cao trình độ của người lao động thông qua việc xây dựng đội ngũ, đào tạo và đào tạo lại ở các nghiệp vụ cơ bản.

Để đảm bảo các giải pháp có thể thực hiện được và có nguồn lực để thực hiên, giải pháp để huy động vốn từ các nguồn nhà nước, xã hội đã được đề cập.

Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp - 17

Tóm lại việc phát triển du lịch đường sông trước hết phải xuất phát từ khả năng khai thác các tài nguyên, tiếp đến việc xây dựng sản phẩm, sau đó mới xúc tiến quảng bá. Trong toàn bộ quá trình xây dựng và khai thác sản phẩm, yếu tố con người, đặc biệt là người trực tiếp phục vụ phải được quan tâm để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp.

Tuy vậy, nếu không có hệ thống chính sách tốt để đảm bảo mối quan hệ giữa các bên tham gia hoạt động du lịch được trơn tru thì mọi nỗ lực sẽ khó có được hiệu quả cao nhất. Vì thế, các chính sách được cơ quan quản lý xây dựng một cách phù hợp về quy mô, chi tiết, không gian và thời gian. Các chính sách sẽ không phát huy được hiệu quả nếu không được hiểu thấu đáo, chính xác và thực thi nghiêm túc của các lực lượng triển khai.



Tài liệu sách

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2015, Báo cáo du lịch Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.

2. GS.TSKH Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

3. Báo Sài Gòn Giải Phóng, Du lịch Tp. Hồ Chí Minh - Đồng Nai (8/6/2010),

Liên kết để phát triển.

4. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao động Hà Nội.

5. Nguyễn Đình Hòe (2002), Du lịch bền vững, NXB Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Hoàng Hải (2000), Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai, Luận văn tốt nghiệp năm 2000.

7. ThS. Nguyễn Thanh Hiển, (2004), Bài giảng Tổng quan du lịch, Đại học Mở Bán công, Tp. Hồ Chí Minh.

8. Đinh Trung Kiên, (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội.

9. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.

10. Luật Du lịch Việt Nam 2005

11. Vũ Tự Lập (1995), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Trường ĐHSP Hà Nội.

12. TS. Vũ Đức Minh, (2008), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Thống Kê.

13. TS. Trần Thị Mai, (2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động - Xã hội.

14. Bửu Ngôn (2004), Đất phương nam, NXB Trẻ.

15. Sơn Nam (1998), Danh thắng Miền Nam, NXB Tổng hợp Đồng Tháp.

16. PTS. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hóa Thông tin.

17. Nguyễn Thị Phượng Nga (2000), Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2005, Luận văn tốt nghiệp năm 2000.


18. TS. Mai Hà Phương (2011), Bài giảng địa lý du lịch Việt Nam, Khoa Du lịch, Trường ĐH Văn Hóa TP.HCM.

19. TS. Mai Hà Phương (2011), Bài giảng du lịch sinh thái, Khoa du lịch, Trường ĐH Văn Hóa TP.HCM.

20. Nguyễn Đình Quang, Trần Thị Thúy Lan, (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Hà Nội.

21. Trương Sĩ Quý - Hà Quang Thơ, (2010), Giáo trình Kinh tế du lịch, Đại học Huế.

22. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đồng Nai 2015, Bảng báo cáo số lượng khách, bảng báo cáo doanh thu.

23. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng Nai (2010), Du lịch Đồng Nai phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.

24. Lê Bá Thảo (1990), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.

25. Nguyễn Minh Tuệ (1997), Địa lý du lịch, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

26. TS. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục.

27. TS. Trần Văn Thông, Giáo trình quy hoạch du lịch, tài liệu lưu hành nội bộ, NXB ĐH Quốc Gia TP.HCM.

28. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2005), Non nước Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.

29. Trung tâm Sinh thái - Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh, Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai.

30. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

Các trang web:

1. http://www.bienhoa-dongnai.gov.vn/

2. http://www.baodongnai.com.vn/

3. http://congdongdulich.com.vn/forum.php


4. http://cinet.gov.vn

5. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&m ode=detail&document_id=32495

6. http://daihoi.dongnai.gov.vn/tpbienhoa/

7. http://www.dongnai.gov.vn/Pages/glp-diahinhdatdaikhihaudanso-glpnd- 54542-glpnc-133-glpsite-1.html

8. http://dongnai.vncgarden.com/dhia-chi-dhong-nai/tap-2-dhia-ly/chuong-3-khi- hau/b-dhac-diem-chung-khi-hau

9. http://datviettour.com.vn/

10. http://donatours.vn/

11. http://en.unesco.org

12. http://www.luatdulich.net/

13. http://lvsdongnai.cem.gov.vn/

14. http://svhttdl.dongnai.gov.vn/Pages/dulich.aspx

15. http://saigontourist.net/

16. http://www.siwrp.org.vn/

17. http://ttxtdldongnai.vn/

18. https://travel.com.vn/

19. http://www.tongcucthuyloi.gov.vn/

20. http://www.thuviendongnai.gov.vn/

21. http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-du-lich-2005-44-2005- QH11-2659.aspx

22. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/docs/72

23. http://www.vietnamtourism.gov.vn

24. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1ch_khoa_to%C3%A0n_th%C6%B0

25. http://www2.unwto.org/

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023