Nhân Vật Đại Diện Cho Nền Luân Lý Phong Kiến Cũ


nói khắp nước Nam rằng không nhận tôi là con, tôi cũng vẫn là con, vì đã đẻ tức là con rồi, không nhận cũng vô lý như khi mới đẻ lại bảo rằng không đẻ. Vậy từ con chỉ là không chia của cho nữa” [41, 30].

Trong cuộc xung đột giữa cũ và mới, mâu thuẫn giữa con người cá nhân với đại gia đình phong kiến là vấn đề mà các nhà văn tập trung khắc họa. Đó là mâu thuẫn giữa quyền cá nhân với những nguyên tắc lễ giáo của xã hội phong kiến. Mâu thuẫn đó tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh nhằm giải phóng cá nhân, thực hiện quyền con người. Trong khi phái cũ cố gắng bảo vệ và duy trì chế độ đại gia đình thì phái mới chiếm lực lượng đông đảo hơn, gồm những trí thức Tây học hấp thụ tư tưởng văn hóa phương Tây hiện đại, ý thức cá nhân được thức tỉnh sâu sắc. Họ dứt khoát chống đối và đòi phá bỏ những nề nếp phong kiến hủ bại. Những người mới, họ đấu tranh một cách bền bỉ và kiên trì khiến cho phe cũ không khỏi có phần lo lắng và nao núng: “Ông Hai, bà Hai tuy thấy con nói có lý, nhưng không khỏi ngạc nhiên, lo sợ. Ông bà mang máng thấy con mình xa cách hẳn mình, thành người ở xã hội khác hẳn cái xã hội Việt Nam bình thường… Đến nay, trước một việc quan trọng ông bà càng cảm thấy rõ mà lo sợ nhận ra rằng con mình không cùng một quan niệm về cuộc đời như mình nữa, cách biệt xa lắm” [41, 40]. Các bậc cha mẹ đã nhận ra sự đối nghịch trong quan niệm sống giữa mình và con cái. Vì vậy họ tìm cách ép buộc con phải làm theo sự sắp đặt của mình với mong muốn con cái họ sẽ tiếp tục nếp sống mà bao năm qua các thế hệ cha anh họ đã sống. Nhưng càng tìm cách ép buộc thì mâu thuẫn càng thêm căng thẳng. Xung đột giữa con người cá nhân với đại gia đình phong kiến giờ đây không thể dung hòa. Vì thế sự ra đời của Đoạn tuyệt đã được đánh giá là một bước tiến hóa của xã hội An Nam: “Đoạn tuyệt đánh dấu một cách rõ ràng thời kỳ thay đổi trong lịch sử tiến hóa của xã hội An Nam. Nó công bố sự bất hợp thời của một nền luân lý khắc khổ, eo hẹp, đã giết chết bao hi vọng, đè bẹp


bao nhiêu lực lượng đáng kể, giam hãm bao nhiêu chí khí bồng bột đương ao ước sống một đời đầy đủ, một đời mãnh kiệt, cường tráng” [23, 293].

2.2.2. Nhân vật đại diện cho nền luân lý phong kiến cũ


Đối lập với tầng lớp thanh niên trẻ tuổi luôn mang trong mình khát khao về một cuộc sống mới tự do, bình đẳng, được làm chủ số phận của mình là lớp người nệ cổ, lạc hậu. Đó thường là những bậc cha mẹ chuyên quyền áp chế con cái, buộc con cái phải nghe theo sự sắp đặt của mình. Nổi bật nhất trong hệ thống nhân vật này là những bà mẹ chồng gia trưởng như bà Phán Lợi (Đoạn tuyệt), bà Án (Nửa chừng xuân), các bà cô chồng, những cô em gái chồng mà dân gian vẫn có câu đùa: “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”.

Ngôn ngữ và hành vi của các bậc cha mẹ luôn bộc lộ tính cách chuyên quyền, độc đoán. Đối với con cái, họ là những người cha người mẹ độc đoán gia trưởng, đối với kẻ ăn người ở thì họ là những ông bà chủ cay nghiệt độc ác. Họ chính là sản phẩm của chế độ phong kiến. Sự cổ hủ, lạc hậu đã biến họ thành những con người tàn nhẫn. Quan niệm sống của họ hoàn toàn trái ngược với quan niệm sống tự do cá nhân, tự do yêu đương làm chủ cuộc sống của lớp thanh niên có học. Chìm sâu trong khuân mẫu đại gia đình phong kiến, họ trở thành đại diện cho cái ta chung khắc nghiệt, luôn luôn đối lập với tư tưởng mới, lối sống mới. Đặt bên cạnh những nhân vật tiến bộ như: Mai, Loan, Nhung… thì những bà Án, bà Phán Lợi, bà huyện Tịch… càng bộc lộ rõ tính chất cổ hủ, sự quy phạm tới mức nghiệt ngã của mình.

Trong gia đình phong kiến, con người không có quyền sống theo ý thích cá nhân. Từ trong gia đình ra ngoài xã hội, con người luôn phải tuân theo những quy tắc đã định sẵn từ ngàn đời xưa. Con người phải sống trong vòng bế tắc, luẩn quẩn và tự làm khổ lẫn nhau. Người phụ nữ luôn là nạn nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


đáng thương nhất trong xã hội phong kiến và phận làm dâu lại là quãng đời cực nhục nhất của họ. Người đọc khó có thể quên được hình ảnh bà Phán Lợi

Đóng góp của Tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng - 7

- đại diện tiêu biểu cho những bà mẹ chồng độc ác, chuyên quyền với tư tưởng “mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng”. Nhất Linh đã xây dựng rất thành công chân dung người đàn bà chuyên quyền độc ác này. Bà Phán Lợi cai quản mọi việc lớn nhỏ trong gia đình rất chu toàn theo ý bà, từ việc thờ cúng, giỗ tết, cưới vợ cho con rồi cả việc lấy vợ lẽ cho con trai và rèn rũa nàng dâu theo ý mình. Không bao giờ bỏ qua bất cứ cơ hội nào để tìm cớ hành hạ con dâu, lúc thì bà ngọt nhạt mỉa mai: “Mợ đi chơi mát về?” [41, 83], lúc thì nghi ngờ Loan khuân của về nhà mẹ đẻ, bà mát mẻ nhắc nhở: “Tôi chỉ nói để cô biết, từ rày cô có đi đâu thì cô cho tôi hay, kẻo nhà này có kẻ ra người vào lỡ mất cái gì thì một mất mười ngờ, người ta nói ra, nói vào thêm khó khăn” [41, 85]. Ngẫm nghĩ một lát sau bà lại nói tiếp: “Chốc nữa mợ soát lại hòm xiểng, vòng hột xem có thiếu thốn cái gì không, kẻo mợ đi vắng lỡ mất mát lại thêm phiền cho người nhà” [41, 85]. Bà ta luôn than phiền rằng: “Nhà tôi vô phúc nên mới lấy phải một nàng dâu như thế” [41, 86]. Hành hạ nàng dâu chưa đủ, bà còn kích bác con trai: “Này anh, anh xem vợ anh đấy. Tôi cưới nó về cho anh để làm vương làm tướng ở cái nhà này à?” [41, 84].

Chính sự lạc hậu mê tín của bà đã giết chết đứa cháu nhỏ tội nghiệp mà bà ta không hề biết. Không những thế bà Phán Lợi còn đổ tội giết con, giết cháu bà cho Loan. Khi Loan sinh con trai, bà mững rỡ vỗ ngực tự phụ cho rằng: “Cái lão thầy bói nói thế mà đúng, nếu mình không biết đền ấy thiêng mà lại cầu khẩn thì thánh đâu có ban phúc như thế này” [41, 101]. Bà ta luôn tin vào thánh thần bùa ngải, sự mê muội mù quáng của bà là nguyên nhân dẫn đến cái chết của đứa trẻ vô tội khi bà ta đem đứa bé tới giao cho lão thầy bùa chuyên chữa bệnh bằng tàn nhang và nước thải. Đứa bé ngày càng yếu đi là do lỗi của bà nhưng bà riết róng xỉa xói và đổ tội cho Loan: “Ai hành hạ nó, ai


giết nó hả con kia?” [41, 119]. Không chỉ dừng lại ở đó, bà còn lôi cả thông gia vào để xúc phạm con dâu: “Ra mợ lại đổ cho tôi giết nó. Con mợ nhưng nó là cháu tôi, mợ có giỏi, mợ cứ đi kiện. à, ra bà Hai dạy con gái như thế, dạy con ăn nói hỗn xược với mẹ chồng. Mẹ nào con nấy… tôi bảo cái con mẹ ấy không biết dạy con. Đứa nào làm gì tôi thì làm đi, tôi xem nào.’’[41, 119]. Độc ác hơn, bà còn bắt con trai phải đánh vợ: “Nó nói hỗn với mẹ anh mà anh không tát cho nó được một cái hay sao. Anh tát nó cho tôi một cái xem nó còn nỏ mồm nữa hay không” [41, 120].

Những cổ tục lạc hậu đã ăn quá sâu vào nếp nghĩ của bà Phán Lợi. Bà cho rằng trai năm thê bảy thiếp là sự thường tình và bà mới là người có quyền quyết định việc lấy vợ lẽ cho Thân: “Tôi cho phép anh lấy. Quyền đâu ở vợ anh mà anh sợ. Vả lại anh vừa bảo mợ ấy không sinh đẻ gì được nữa. Nếu việc này không xảy ra thì tôi cũng phải nghĩ đến việc lấy vợ bé cho anh kia mà” [41, 124]. Bà Phán Lợi là đại tiêu biểu nhất cho những bà mẹ chồng độc ác trong đại gia đình phong kiến. Đối với con dâu, bà là người mẹ chồng cay nghiệt ghê gớm. Đối với kẻ ăn người ở thì bà là bà chủ vô lương tâm tàn nhẫn, bà thẳng tay đánh con sen chỉ vì Loan cho nó đi ngủ: “Con sen lúc đó đương đứng nép vào góc bếp, trên má còn in lằn mấy ngón tay” [41, 136], bà ta lạnh lùng không tình người: “ngủ gật thì đập vào xác nó ấy” [41, 136]. Bà Phán Lợi luôn nhằm vào nỗi đau của Loan để đay nghiến, chỉ vì một món ăn bị hỏng mà bà mỉa mai riết róng: “Bà trưởng ơi là bà trưởng ơi! khéo sao mà khéo thế” [41, 139]. Bà cho rằng Loan định tâm hại người: “Lỡ tay! Mợ bỏ đấy đi đến nửa giờ đồng hồ, mợ định tâm làm khê của nó, mợ lại còn cãi. Điêu ngoa vừa vừa chứ” [41, 139]. Dường như nói vậy chưa đủ, bà còn dí ngón tay vào trán Loan, quệt mạnh một cái rồi nhiếc móc nàng: “Ác như thế… không trách tuyệt đường sinh đẻ” [41, 140]. Mỉa mai, khích bác, đay nghiến và xúc phạm chưa đủ, bà còn xông vào đánh con dâu trong một cuộc xô xát: “Bà thử


đánh mày một cái tát, xem mày bảo là hèn nhát nữa không?” [41, 143]. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu đã lên tới đỉnh điểm trong đêm xảy ra cái chết của Thân. Nhất Linh đã miêu tả hình ảnh bà Phán Lợi thật dữ tợn, ghê gớm: “Bà nhảy chồm lên, hai mắt tròn xoe rồi sấn tới nắm lấy Loan tát túi bụi” [41, 143]. Bà ta đánh Loan nhưng lại nằm vật xuống giường kêu khóc ăn vạ: “Trời ơi! Nó đánh chết tôi rồi!… Đánh chết nó đi cho tôi. Chết đã có tôi chịu tội” [41, 144].

Là tín đồ trung thành của đạo Khổng, bà Án trong tiểu thuyếtNửa chừng xuân của nhà văn Khái Hưng luôn miệng nhắc tới ngũ luân ngũ thường, bà đề cao lễ nghi cổ với quan niệm cứng nhắc: “Sự quý nhất của ta là lễ nghi, là ngũ luân ngũ thường, là cái đức tam tòng của đàn bà” [25, 130]. Sống trong xã hội phong kiến, bà chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Nho nên trí suy nghĩ của bà cho rằng tự do yêu đương, tự do kết hôn là bất hiếu, vượt quyền cha mẹ là không biết ngũ luân ngũ thường. Bà không bao giờ chấp nhận quyền tự do yêu đương của thanh niên nam nữ bởi theo bà dựng vợ gả chồng là phải tìm chốn môn đăng hộ đối, phải có cheo có hỏi đàng hoàng: “à, mày giở văn minh ra nói với tao à? Tự do kết hôn à? Mày không bằng lòng nhưng tao bằng lòng. Mày phải biết lấy vợ gả chồng thì phải tìm chỗ môn đăng hộ đối, chứ mày định bắt tao thông gia với bọn nhà quê à? Mày làm mất thể diện tao, mất danh giá tổ tiên, mày là một thằng con bất hiếu, nghe chưa” [25, 84].

Khái Hưng đã rất thành công khi miêu tả nhân vật bà Án, hình ảnh người phụ nữ này hiện lên trong tác phẩm hết sức sinh động với tính cách đa dạng phức tạp. Bà ta có ý thức sâu sắc về quyền hành của một kẻ giàu có, quyền quý. Bà tìm chỗ môn đăng hộ đối cho con không chỉ nhằm mục đích tôn thêm phần danh giá cho gia đình bà mà còn cần nó như một chốn nương tựa vững chắc cho con đường tiến thân của con trai. Bà đã tính toán rất kĩ lưỡng và chu tất khi hỏi con gái quan tuần cho con trai mình là Lộc: “Con


đường tương lai của thằng Lộc còn dài. Thế nào nó cũng xuất chính nay mai. Tôi hỏi con quan tuần tỉnh kia là người có thế lực cho nó, là tôi đã xét kĩ lưỡng lắm. Quan tuần còn trẻ, bước hoạn đồ còn dài, sau này con tôi tất phải nương tựa vào bố vợ mới mong chóng thăng quan tiến chức được. Nếu trái lại tôi để nó tự do kết hôn với cô, thì không những nó mất chỗ nương tựa mà nó lại mang tiếng chơi bời bậy bạ, lấy người không xứng đáng, tránh sao được nốt xấu trong lý lịch” [25, 133]. Cũng độc đoán, gia trưởng như bà Phán Lợi, song bà Án khôn ngoan hơn rất nhiều bởi bà biết tùy cơ ứng biến nhằm đạt được mục đích của mình. Khái Hưng đã miêu tả nhân vật bà Án không hề đơn giản sơ lược: “Con người với ý thức đầy đủ về quyền hành của một kẻ giàu có, quyền chức, với thế lực tuyệt đối của một người mẹ nghiêm khắc đã tỏ ra xảo quyệt khi thì phũ phàng đuổi Mai ra khỏi nhà, bầy mưu xấu để lừa gạt, khi thì dụ dỗ ngon ngọt, tìm cách cướp đứa cháu nhỏ về. Nhân vật này có đôi lúc đáng thương, nhưng bản chất ích kỉ, tàn nhẫn” [25, 11]. Nếu như bà Phán Lợi chỉ biết hành hạ, chửi bới thậm chí là đánh đập Loan thì bà Án dùng nhiều phương cách tỉnh táo hơn, khôn ngoan hơn. Thấy việc dọa nạt không đem lại kết quả, bà chuyển chiến lược sang dụ dỗ ngon ngọt cho Mai làm vợ lẽ nhưng với điều kiện là cô phải tạm lánh mặt trong một thời gian để Lộc cưới con quan tuần đã: “Bây giờ thế này. Làm trai lấy năm lấy bẩy. Tôi cũng chẳng bắt nó phải bỏ cô, nhất là như lời nó thú thực với tôi, cô lại đương thai nghén. Nhưng đến tháng tám này, tôi cưới vợ cho nó, mà nếu bên nhà gái họ biết nó có nhân tình nhân ngãi thì ai người ta chịu để yên. Vậy cô nghe tôi, tôi cấp vốn cho cô đi tìm một nơi khác mà tạm ở ít lâu rồi khi nào nó cưới vợ cả về đã, tôi sẽ cho phép nó lấy cô về làm lẽ” [25, 131]. Người đàn bà này rất thông minh, sắc sảo, bà ta đã nhận ra điểm yếu của Mai là lòng thương người, sẵn sàng hi sinh vì người khác: “Bà Án mỉm cười vì nghe Mai nhắc đi nhắc lại mãi chữ hi sinh thì bà đã lưu ý đến chỗ nhược điểm bên địch rồi. Bà định sẽ


xoay hết chiến lược về phía đó” [25, 130]. Hết ngon ngọt dụ dỗ, bà ta lại đánh vào lòng tự trọng của Mai: “Thôi tôi hiểu rồi, cô chẳng yêu con tôi đâu. Chẳng qua cô chỉ muốn làm bà lớn đấy thôi. Phải, bà tham ít nữa lại bà huyện… To lắm!” [25, 133]. Tiến công từ cả hai phía, bà Án tìm cách gieo vào lòng con trai sự nghi ngờ vì bà biết rằng Lộc là người rất đa nghi. Tất cả hành động của bà Án đều nhằm chia rẽ hạnh phúc của đôi uyên ương nhưng được bao biện bởi lí do vì con, vì lễ giáo gia phong. Thực chất những việc làm của bà ta đều xuất phát từ bản chất ích kỉ, tàn nhẫn biểu thị cho những quan niệm luân lý cũ đã không còn hợp thời. Nhân vật này cũng có đôi lúc đáng thương, có đôi lúc bà ta cũng cảm thấy ăn năn về những việc mình đã làm. Nhưng vì quá mang nặng quan niệm lạc hậu về tình yêu và hôn nhân nên những việc bà ta làm đã mất đi tính “nhân” của đạo làm người. Chính vì lẽ đó mà Lộc – một người con rất mực tôn kính mẹ đã vô cùng đau đớn với nỗi dằn vặt về sự cay nghiệt của mẹ mình: “Chàng tưởng tượng mẹ chàng là một người đàn bà cay nghiệt, cứng cỏi trong khuôn phép lễ nghi, không bao giờ cảm động trong khi đứng trước những sự thương tâm như ở ngoài vòng luân lý cổ” [25, 207 – 208]. Mặc dù đáng trách, nhưng bà Án cũng là một người đàn bà đáng thương, bởi bà đã quá mang nặng tư tưởng bảo thủ của chế độ đại gia đình phong kiến, tất cả những việc bà làm cũng chỉ vì quá suy tôn cổ tục, quá thiên trọng tập quán.

Xuất hiện không nhiều trong tác phẩm, nhưng nhân vật Hàn Thanh cũng để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Là đại diện cho lớp trọc phú ở nông thôn Việt Nam xưa, lão ta chuyên cậy tiền của để ức hiếp, bóc lột người dân quê ngây thơ, thật thà. Chỉ qua một đoạn miêu tả rất ngắn, Khái Hưng đã lột tả một cách đầy đủ và sinh động chân dung một tên trọc phú nông thôn giàu có, hợm của: “Vả ông thành thực hoàn toàn là một cụ Hàn, vì rằng các cụ Hàn thường đẫy đà mà ông thì phì nộn phương phi lắm, mặc dầu ông ta có nghiện thuốc phiện. Ông ta cũng nghiện chơi nghiện bời cho vui


ngày tháng đó mà thôi… một lẽ nữa khiến ông ta ham chơi thú á phiện, là ông ta giàu, giàu lắm, giàu nhất trong hàng huyện và thứ nhì thứ ba hàng tỉnh; nên ông ta phải hút để tiện thức mà coi lấy của” [25, 60 -61]. Hàn Thanh có tới ba bà vợ, dẫu vậy ông vẫn muốn kén thêm một cô vợ xinh đẹp nữa để hưởng thú vui nhàn: “Ông Hàn lại cũng không phải là người không biết thưởng thức cái đẹp, nên tuy đã có ba vợ rồi mà còn muốn kén một bực tiểu tinh diễm lệ để vui thú cảnh nhàn, vì ông Hàn vẫn tự phụ là người hào hoa phong nhã” [25, 61]. Trong gia đình, ông Hàn như một vị quan toàn quyền quyết định cuộc sống của các bà vợ. Mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên khi bà ba sinh hạ được cậu quý tử nối dõi cho ông thì được ông yêu chiều cung phụng như một cô tiểu thiếp nhà quan. Trong gia đình phong kiến, người phụ nữ hầu như không có quyền hành gì, thân phận bé nhỏ của họ phụ thuộc hoàn toàn vào những người đàn ông, vì thế hai bà vợ cả và bà hai của ông Hàn: “tuy cũng có ghen, nhưng không dám hé môi vì ông Hàn oai nghiêm lắm, khắp trong hàng tổng còn sợ ép một bề nữa là các bà vợ” [25, 61]. Lão tìm mọi cách để có thể chiếm đoạt được những thứ mà mình muốn. Bộ mặt trơ trẽn cùng những hành động đểu giả vô liêm xỉ của hắn đã phần nào nói lên tính chất bảo thủ, xấu xa của chế độ đại gia đình phong kiến. Chỉ vì lấy tranh nhau một cô vợ bé mà Hàn Thanh đã sai đầy tớ đốt nhà ông m cả. Đến khi gặp Mai, thấy cô xinh đẹp thì tìm mọi cách chiếm đoạt. Dụ dỗ ngon ngọt không được thì quay sang dọa nạt, ép buộc: “Thế cô ngẫm nghĩ đi nhé. Chớ đổi ý kiến mà rầy rà đấy. Nhà cô mà tôi đã không mua thì tôi đố đứa nào ở vùng này dám mua nổi. Không những thế còn khốn khổ cực nhục với tôi nữa kia” [25, 73].

Chế độ đại gia đình với nền luân lý cũ đã sản sinh ra những con người bỉ ổi như Hàn Thanh và những kẻ vô học chỉ thích cạnh khóe, bới móc tật xấu của người khác: “Hễ có dịp gặp nhau là họ nói cạnh nói khóe nhau, đem

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí