(chính là bên có lỗi để hợp đồng bị chấm dứt) phải BTTH, việc bồi thường ở đây là bắt buộc.
1.8.2. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi không có sự vi phạm của bên đối tác
1.8.2.1. Các bên thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã được thực hiện
Do không có sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác nên phần hợp đồng được thực hiện trước khi nó bị chấm dứt vẫn có hiệu lực pháp luật. Nghĩa vụ của bên này ứng với quyền của bên kia. Vì vậy, bên hưởng quyền phải thanh toán cho bên thực hiện nghĩa vụ phần nghĩa vụ mà họ đã thực hiện. Khoản 1 Điều 525 BLDS năm 2005 quy định "bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện" [27]. Bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện một số công việc theo hợp đồng dịch vụ đã được ký kết giữa hai bên, bên hưởng thành quả công việc này là bên thuê dịch vụ, do đó kể cả kết quả công việc dù có gây bất lợi, thiệt hại cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ vẫn phải thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ phần công việc, nghĩa vụ mà họ đã thực hiện đúng như trong hợp đồng đã thỏa thuận. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm của bên đối tác, các bên cũng phải thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã được thực hiện. Khoản 1 Điều 556 quy định:
Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, …nếu bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm; nếu bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thoả thuận khác [27].
Với hợp đồng gia công được ĐPCDHĐ khi không có sự vi phạm của bên đối tác, bên đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng là vì lợi ích của họ. Do đó,
nếu bên đặt gia công ĐPCDHĐ thì họ phải trả tiền công tương ứng với công việc mà bên nhân gia công đã làm. Việc đánh giá kết quả công việc phải tỷ lệ với toàn bộ khối lượng mà bên nhận gia công hoàn thành nếu hợp đồng không được đơn phương chấm dứt. Nhưng nếu bên nhận gia công ĐPCDHĐ thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nghĩa là về nguyên tắc thì bên nhận gia công không được thanh toán tiền công bởi việc không hoàn thành khối lượng công việc theo hợp đồng đã được giao kết, không đảm bảo quyền lợi cho bên đặt gia công nên họ không được thanh toán tiền công cho phần khối lượng công việc mà họ đã thực hiện.
Với hợp đồng ủy quyền thì khác, theo khoản 2 Điều 588 quy định: "nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền" [27]. Khoản 3 Điều 588 BLDS quy định bên được ủy quyền phải BTTH cho bên ủy quyền, nội hàm của quy định này đã chỉ ra bên được ủy quyền có lỗi trong việc để hợp đồng chấm dứt khi họ chưa hoàn thành xong công việc đã thỏa thuận, dó đó họ không được trả thù lao. Nhưng hợp đồng ủy quyền có đặc điểm là bên được ủy quyền tiến hành các hành vi pháp lý nhân danh bên ủy quyền nên công việc họ thực hiện vẫn có ý nghĩa, tác dụng trực tiếp với bên ủy quyền, nếu hợp đồng bị chấm dứt thì bên ủy quyền chỉ phải tiếp tục thực hiện các hành vi của bên được ủy quyền; còn hợp đồng gia công, bên nhận gia công ĐPCDHĐ, kết quả thực hiện công việc chỉ có ý nghĩa với bên đặt gia công khi bên nhận gia công đã hoàn thành công việc theo như thỏa thuận, do đó xét theo ý nghĩa kết quả công việc thì với hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền vẫn có thể được trả thù lao cho công việc mà họ đã thực hiện.
Vậy với ĐPCDHĐDS không phải lúc nào các bên cũng thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã thực hiện, mà tùy từng trường hợp, từng hợp đồng cụ thể các bên mới phải việc thanh toán cho nhau phần hợp đồng thực hiện trước khi chấm dứt.
1.8.2.2. Bên đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng có thể phải bồi thường thiệt hại cho bên bị yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, lợi ích của một bên không được đảm bảo cho dù bên đối tác không vi phạm hợp đồng hoặc gặp hoàn cảnh khách quan dẫn đến việc không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng nên hợp đồng được đơn phương chấm dứt. Bên đối tác, họ không vi phạm hợp đồng, vẫn nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng, không muốn chấm dứt hợp đồng khi chưa hoàn thành xong nghĩa vụ; tuy nhiên vì lý do đã đề cập ở trên, thì bên có quyền được ĐPCDHĐ do lợi ích bị ảnh hưởng nếu vì quyền của mình mà gây thiệt hại cho đối tác thì phải BTTH. Còn nếu do hoàn cảnh khách quan như sự kiện bất khả kháng, khó khăn trở ngại mà phải ĐPCDHĐ thì bên ĐPCDHĐ không phải BTTH.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Thực trạng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Bước vào thời kỳ đổi mới, giao lưu dân sự ở nước ta rộng mở hơn và Pháp lệnh HĐDS ra đời ngày 29/4/1991 có những quy định chuyên sâu về HĐDS, trong đó có đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Từ năm 1991 đến năm 1994 có 14 Dự thảo BLDS ra đời "đã lần lượt thu hút vào Bộ luật Dân sự, sau khi đã được kiểm nghiệm, sàng lọc qua thực tiễn sống động của đời sống xã hội" [40, tr. 18] và BLDS năm 1995 - BLDS đầu tiên của nước ta được thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực từ ngày 01/7/1996 là một bước tiến lớn trong quy định về HĐDS nói chung và đơn phương đình chỉ thực hiện HĐDS nói riêng so với Pháp lệnh HĐDS năm 1991.
BLDS năm 2005 ra đời thay thế cho BLDS năm 1995 sau gần 10 năm áp dụng đã tỏ ra bất cập với đòi hỏi của đời sống xã hội. BLDS năm 2005 thể hiện tính tự nguyện, bình đẳng, tự do trong quá trình giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐDS sâu sắc hơn; quyền và lợi ích của các bên chủ thể hợp đồng được điều chỉnh hợp lý, bảo vệ rõ nét hơn so với BLDS năm 1995. Trong những đổi mới về nội dung của BLDS năm 2005 có bổ sung những quy định mới về ĐPCDHĐDS, có kế thừa nhiều quy định tại BLDS trước đồng thời có bổ sung cho hợp lý hơn. Dù đã có nhiều tiến bộ so với các quy định trước đó về đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, tuy nhiên những quy định về
ĐPCDHĐDS trong BLDS năm 2005 vẫn bộc lộ nhiều bất cập trong việc hiểu và áp dụng để giải quyết các vụ việc về vấn đề này.
Sau đây luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của BLDS năm 2005 về ĐPCDHĐDS có đối chiếu, so sánh với những quy định về vấn đề này tại Pháp lệnh HĐDS năm 1991, BLDS năm 1995, một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác và một số quy định của pháp luật nước ngoài.
2.1.1. Về cơ sở của quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
Cơ sở của quyền ĐPCDHĐ trả lời cho câu hỏi "Tại sao một bên chủ thể hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng?". Khoản 1 Điều 29 Pháp lệnh HĐDS năm 1991 quy định quyền đó có "… theo điều kiện mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định" [12], còn khoản 1 Điều 420 BLDS năm 1995 quy định: "… khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đình chỉ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định" [24] và khoản 1 Điều 426 BLDS năm 2005 quy định: "… nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định" [27].
Quy định tại Điều 29 Pháp lệnh HĐDS và Điều 426 BLDS năm 2005 đều khẳng định quyền ĐPCDHĐ do các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định, không chỉ rõ việc bên kia có vi phạm hợp đồng hay không, tức là cả khi không có sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác vẫn có thể ĐPCDHĐ nếu có thoả thuận (khi giao kết) hay pháp luật có quy định. Riêng BLDS năm 1995 quy định rằng một bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng mà vi phạm đó đã được các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định là điều kiện đình chỉ, tức là phải có vi phạm hợp đồng của bên kia thì mới có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, BLDS năm 1995 lại có hai quy định cho phép một bên có quyền
đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình nhưng phải BTTH (khoản 1 Điều 528 và Điều 559), tức là có thể đơn phương đình chỉ hợp đồng cả khi bên đối tác không có vi phạm mà vì lý do chủ quan hay khách quan mà một bên thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình. Đây là những quy định mâu thuẫn với nội dung khoản 1 Điều 420 của BLDS năm 1995.
Quy định của BLDS năm 2005 về cơ sở của quyền ĐPCDHĐ ngắn gọn và hợp lý nhưng vẫn phát sinh bất cập: nếu các bên không thoả thuận nêu rõ các điều kiện để một bên có quyền ĐPCDHĐ thì pháp luật phải có quy định cụ thể nếu không khi ở vào những điều kiện "cần đơn phương chấm dứt thực hiện hợp dồng" nhưng bên chủ thể nào đó không có quyền vì không có thoả thuận và pháp luật cũng không quy định.
2.1.2. Về số lượng quy định đề cập đến đơn phương chấm dứt thực hiện hợp dồng dân sự
Pháp lệnh HĐDS năm 1991 có Điều 29 quy định chung về đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và 4 điều khác (45, 46, 48 và 49) có nhắc đến quyền này trong chương IV về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. BLDS năm 1995 bổ sung Điều 418 quy định đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng là một trường hợp chấm dứt HĐDS, cũng có Điều 420 quy định chung về đơn phương đình chỉ hợp đồng và có tới 22 điều trong quy định về các HĐDS thông dụng quy định cụ thể về quyền này: hợp đồng thuê tài sản (4 điều), hợp đồng thuê nhà ở (3 điều), hợp đồng thuê khoán tài sản (2 điều), hợp đồng dịch vụ (2 điều), hợp đồng vận chuyển hành khách (1 điều), hợp đồng gia công (3 điều), hợp đồng bảo hiểm (2 điều), hợp đồng ủy quyền (1 điều) và hợp đồng thuê quyền sử dụng đất (4 điều).
Trong BLDS năm 2005 có 26 điều đề cập đến thuật ngữ "đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng" cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Những điều trong BLDS năm 2005
đề cập đến thuật ngữ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Điều | Tên Điều | |
1 | 424 | Chấm dứt HĐDS |
2 | 426 | Đơn phương chấm dứt thực hiện HĐDS |
3 | 485 | Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê |
4 | 486 | Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê |
5 | 488 | Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích |
6 | 489 | Trả tiền thuê |
7 | 491 | Chấm dứt hợp đồng thuê tài sản |
8 | 494 | Quyền của bên cho thuê nhà ở |
9 | 496 | Quyền của bên thuê nhà ở |
10 | 498 | Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở |
11 | 507 | Khai thác tài sản thuê khoán |
12 | 510 | Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán |
13 | 521 | Quyền của bên thuê dịch vụ |
14 | 525 | Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ |
15 | 534 | Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách |
16 | 550 | Quyền của bên đặt gia công |
17 | 555 | Chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công |
18 | 556 | Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công |
19 | 573 | Nghĩa vụ thông tin của bên mua bảo hiểm |
20 | 574 | Nghĩa vụ phòng ngừa thiệt hại |
21 | 588 | Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền |
22 | 589 | Chấm dứt hợp đồng ủy quyền |
23 | 706 | Quyền của bên cho thuê quyền sử dụng đất |
24 | 708 | Quyền của bên thuê quyền sử dụng đất |
25 | 709 | Chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất |
26 | 713 | Chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Đơn Phương Chấm Dứt Thực Hiện Hợp Đồng Dân Sự
- Nhằm Bảo Vệ Quyền Lợi Cho Bên Có Quyền Đơn Phương Chấm Dứt Thực Hiện Hợp Đồng Dân Sự
- Nguyên Nhân Dẫn Đến Đơn Phương Chấm Dứt Thực Hiện Hợp Động Dân Sự
- Bên Cho Thuê Phải Bảo Đảm Quyền Sử Dụng Tài Sản Ổn Định Cho Bên Thuê.
- Bên Cho Thuê Nhà Có Quyền Đơn Phương Chấm Dứt Thực Hiện
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 - 9
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Nguồn: BLDS năm 2005.
So với số lượng quy định về đơn phương đình chỉ hợp đồng của Pháp lệnh HĐDS năm 1991 và BLDS năm 1995 thì số lượng điều quy định về ĐPCDHĐDS của BLDS hiện hành đã tăng lên đáng kể: BLDS năm 2005 có 26 điều quy định về quyền này (bổ sung 1 điều về ĐPCDHĐ với hợp đồng thuê tài sản và 1 điều với ĐPCDHĐ ủy quyền). Nội dung của một số quy định đã được điều chỉnh cho phù hợp hơn so với thực tế so với quy định tương ứng tại BLDS năm 1995 nhưng mức độ thay đổi là không nhiều (giống như sự nâng cấp nhỏ thì đúng hơn) giữa hai BLDS này. Nhiều HĐDS thông dụng và những HĐDS không thông dụng chưa có quy định cụ thể về ĐPCDHĐ.
2.1.3. Quy định về các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
2.1.3.1. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự do có vi phạm của bên đối tác
BLDS năm 2005 có quy định về ĐPCDHĐ xuất phát từ tất cả các nguyên nhân mà luận văn đã nêu tại mục 1.7 cụ thể như sau:
- Về vi phạm về thời hạn hợp đồng
Các quy định chung về ĐPCDHĐ ở cả Pháp lệnh HĐDS năm 1991 (Điều 29), BLDS năm 1995 (Điều 420) và BLDS năm 2005 (Điều 426) đều không nêu rõ vi phạm thời hạn thế nào thì một bên có quyền ĐPCDHĐ. Nếu không có thỏa thuận khi giao kết thì muốn ĐPCDHĐ do vi phạm thời hạn phải tìm cơ sở trong những quy định với các HĐDS cụ thể. Sau đây luận văn đánh giá các quy định của BLDS năm 2005 về ĐPCDHĐ do vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng:
* Khoản 2 Điều 489 về trả tiền thuê tài sản quy định: "…2. Trong trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" [27].