Nhằm Bảo Vệ Quyền Lợi Cho Bên Có Quyền Đơn Phương Chấm Dứt Thực Hiện Hợp Đồng Dân Sự

nhà nước… khiến cho bên kia bị ảnh hưởng đến quyền lợi ban đầu dự kiến hoặc có những hợp đồng mà tiếp tục thực hiện có thể gây ra một thiệt hại trong tương lai. Vì thế, để đảm bảo lợi ích của mình mà một bên chủ thể có thể đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng và bên kia không được phép từ chối. Mặc dù lợi ích của các bên ít nhiều được bảo đảm (nếu so với việc tiếp tục thực hiện hợp đồng ấy) do ĐPCDHĐDS nhưng bao giờ cũng thấp hơn so với trường hợp chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng đã được hoàn thành là do các bên chưa thực hiện xong các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. HĐDS hoàn thành và chấm dứt đáp ứng đầy đủ mục đích, nguyện vọng ban đầu của các bên. Vì chưa đáp ứng trọn vẹn mục đích, nguyện vọng của một hoặc các bên nên mức độ "vui vẻ" với việc chấm dứt HĐDS đó là không cao với bên chưa được đáp ứng trọn vẹn mục đích, nguyện vọng đó. Nếu các bên đều đã được đáp ứng trọn vẹn mục đích ban đầu của mình thì hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên, kể cả khi chưa hết thời hạn hợp đồng.

1.3.5. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

Bản chất và cũng là ý nghĩa lớn nhất của việc luật dân sự quy định về ĐPCDHĐDS chính là nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền ĐPCDHĐDS vì qua việc thực hiện quyền này mà quyền lợi của bên có quyền ĐPCDHĐDS được đảm bảo, hạn chế mức độ thiệt thòi cho họ so với việc tiếp tục thực hiện hợp đồng trong những điều kiện, tình thế đe dọa đến quyền lợi của bên đó. HĐDS (là sự biểu hiện và thống nhất ý chí giữa các bên) được hình thành, nghĩa là được Nhà nước bảo vệ lợi ích cho các bên thông qua các quy định của pháp luật. Do đó việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt hợp đồng là kết quả của sự thỏa thuận của các bên và đáp ứng quyền lợi của các bên. Tuy nhiên với ĐPCDHĐDS thì mục đích chính là bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền chấm dứt hợp đồng. Quy định quyền ĐPCDHĐDS nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền ĐPCDHĐDS thể hiện dưới hai góc độ sau:

- Khi có hoặc sẽ có sự vi phạm của bên đối tác: thì ĐPCDHĐ bảo vệ quyền lợi cho bên kia nhưng được coi như là một chế tài đối với bên vi phạm và vì chịu chế tài này nên quyền lợi của bên vi phạm không được đảm bảo.

- Khi không có sự vi phạm của bên đối tác nhưng theo dự báo thì nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây ra một thiệt hại cho bên một hoặc các bên: Nếu hợp đồng tiếp tục thực hiện thì có thể một bên hoặc các bên bị thiệt hại nhưng chủ yếu là bên có quyền ĐPCDHĐDS. Vì thế ĐPCDHĐDS được coi là một biện pháp mang tính đề phòng, ngăn ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại xảy ra trong tương lai.

1.4. Phân loại đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

BLDS năm 2005 quy định về ĐPCDHĐDS tại Điều 426 và rải rác tại một số điều luật quy định về các HĐDS chuyên biệt. Ngoài những quy định của BLDS, cần nhìn nhận vấn đề này qua thực tiễn để thấy có rất nhiều trường hợp ĐPCDHĐDS mà chúng ta thường gặp. Vừa dựa trên quy định của BLDS năm 2005 vừa dựa trên phương diện lý luận, có thể phân loại ĐPCDHĐDS với những căn cứ như sau:

Thứ nhất: Căn cứ vào thời điểm ĐPCDHĐDS, thì ĐPCDHĐDS được chia thành ĐPCDHĐ sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng và ĐPCDHĐ trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng.

- ĐPCDHĐDS sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà hợp đồng không được thực hiện thì bên có quyền lợi không được đáp ứng có quyền ĐPCDHĐ.

- ĐPCDHĐDS trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng là trường hợp một bên có quyền ĐPCDHĐ trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng khi thấy rõ bên kia sẽ vi phạm hợp đồng hoặc thấy rõ những yếu tố khách quan sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thứ hai: Căn cứ vào cơ sở của quyền ĐPCDHĐDS, thì ĐPCDHĐDS được chia thành ĐPCDHĐDS theo thỏa thuận của các bên và ĐPCDHĐDS theo quy định của pháp luật.

- ĐPCDHĐDS theo thỏa thuận của các bên là trường hợp trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về việc ĐPCDHĐ, cụ thể là điều kiện, trình tự thủ tục ĐPCDHĐ. Tức là ý chí ĐPCDHĐDS xuất phát từ sự thỏa thuận ban đầu khi giao kết. Tính tự do ý chí, quyền tự định đoạt của chủ thể HĐDS luôn được pháp luật dân sự tôn trọng.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 - 4

- ĐPCDHĐDS theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật quy định trong điều kiện nhất định thì một bên có quyền ĐPCDHĐ cho dù các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về ĐPCDHĐ. Quy định của pháp luật là quy định chung cho các HĐDS, nó cũng mang tính hỗ trợ khi các bên không thỏa thuận nhưng thực tế lại rơi vào tình thế mà nếu để hợp đồng tiếp tục thực hiện sẽ gây bất lợi cho ít nhất một bên.

Thứ ba: Căn cứ vào sự vi phạm của bên đối tác, thì ĐPCDHĐDS được phân thành ĐPCDHĐDS có sự vi phạm của bên đối tác và ĐPCDHĐDS khi không có sự vi phạm của bên đối tác.

- ĐPCDHĐDS có sự vi phạm của bên đối tác là trường hợp một bên ĐPCDHĐDS do có sự vi phạm hợp đồng với lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý:

+ Lỗi cố ý: Một người bị coi là có lỗi cố ý nếu họ đã nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu người này mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì lỗi của họ là lỗi cố ý trực tiếp. Nếu họ không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra thì lỗi của họ là lỗi cố ý gián tiếp.

+ Lỗi vô ý: người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vô ý nếu họ không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra thì lỗi của họ được xác định là lỗi vô ý cẩu thả. Nếu họ cho rằng có thể ngăn chặn được

thiệt hại thì lỗi của họ là lỗi vô ý vì quá tự tin. Vô ý như vậy hoặc không tính đến hậu quả hoặc tính đến hậu quả nhưng cho rằng có thể ngăn chặn được.

Một bên có thể ĐPCDHĐ nếu các bên khác vi phạm nghiêm trọng một nghĩa vụ quan trọng theo hợp đồng khiến cho bên có quyền tin rằng không thể tin cậy vào việc thực hiện hợp đồng trong tương lai.

- ĐPCDHĐDS khi không có sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác: Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu như quyền lợi của một trong hai bên không đạt được hoặc gặp các sự kiện khách quan thì có thể ĐPCDHĐ dù bên đối tác vẫn có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng, quyền ĐPCDHĐ chủ yếu là căn cứ vào hoàn cảnh khách quan hoặc bản chất của hợp đồng mà có.

Vậy ĐPCDHĐDS là ý chí của một trong các bên về việc không tiếp tục duy trì hợp đồng theo các điều khoản đã cam kết vì bên kia có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc một bên lâm vào hoàn cảnh không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có lỗi. Tuy nhiên, hợp đồng chủ yếu được đơn phương chấm dứt khi có sự vi phạm hợp đồng hay nói cách khác ĐPCDHĐDS chủ yếu là ĐPCDHĐDS do có sự vi phạm của bên đối tác.

1.5. So sánh đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự với hủy bỏ hợp đồng dân sự

Huỷ bỏ HĐDS có thể gây nhầm lẫn với ĐPCDHĐDS do cùng có một số yếu tố giống nhau, tuy nhiên đây là những hình thức chấm dứt HĐDS khác nhau. Trong số các trường hợp chấm dứt HĐDS quy định tại Điều 424 của BLDS năm 2005 (đã nêu tại mục 1.1.3) thì hủy bỏ HĐDS và ĐPCDHĐDS được xếp vào một nhóm (thậm chí có thể hiểu nằm trong một trường hợp vì cùng ở khoản 4 nhưng được tách ra bởi dấu phẩy), chúng còn được quy định riêng tại Điều 425 và Điều 426 của Bộ luật này. Vậy giữa chúng có điểm giống và khác nhau.

1.5.1. Giống nhau

- Đều là việc kết thúc thực hiện HĐDS khi hợp đồng chưa hoàn thành. Qua việc huỷ bỏ hay ĐPCD, hợp đồng kết thúc khi nó còn chưa được thực hiện xong về nghĩa vụ hợp đồng - kết thúc "nửa chừng".

- Đều được quy định tại Điều 424 BLDS năm 2005 về chấm dứt HĐDS. Trước đó, chúng cũng đều được quy định tại Pháp lệnh HĐDS năm 1991 và BLDS năm 1995.

- Đều thể hiện ý chí của một bên trong việc kết thúc hợp đồng, đó là bên có quyền được chấm dứt hợp đồng (quyền đơn phương). Bên kia dù muốn hay không muốn hợp đồng kết thúc cũng không đi ngược lại ý chí kết thúc hợp đồng của bên có quyền đơn phương.

- Quyền chấm dứt hợp đồng của một bên có được đều do sự thỏa thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định. Ý chí của bên ĐPCDHĐ xuất phát từ việc các bên đã thoả thuận về việc ĐPCDHĐ trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định về việc này để nâng cao tính kỷ luật của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ.

- Để được chấm dứt hợp đồng, bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng hoặc ĐPCDHĐ đều phải thông báo về việc chấm dứt hợp đồng cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải BTTH (khoản 2 Điều 425 và khoản 2 Điều 426 BLDS năm 2005).

- Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt đều phải BTTH. Mục đích của các bên sẽ đạt được nếu các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nhưng vì một lý do nào đó dẫn đến hợp đồng bị hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt nên nghĩa vụ không được thực hiện toàn bộ với nhau, do vậy các bên đều không đạt được quyền lợi của mình như mong muốn khi giao kết hợp đồng. Bên có lỗi (cố ý hay vô ý) dẫn đến hợp đồng bị hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt phải BTTH cho bên còn lại.

1.5.2. Khác nhau

- Về vấn đề vi phạm hợp đồng: Với hủy bỏ HĐDS thì bắt buộc phải có vi phạm hợp đồng của bên đối tác, khoản 1 Điều 425 BLDS năm 2005 quy định: "… khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định" [27], còn với ĐPCDHĐDS có thể xảy ra khi không có sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác, khoản 1 Điều 426 BLDS năm 2005 quy định: "… nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định" [27].

- Về hậu quả của việc hợp đồng bị chấm dứt: Với huỷ bỏ HĐDS, theo khoản 3 Điều 425 BLDS năm 2005: "Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền" [27], bỏ HĐDS khiến hợp đồng không có hiệu lực tính từ thời điểm giao kết, các bên không có nghĩa vụ với nhau tính từ thời điểm giao kết và nếu đã nhận tài sản của nhau thì hoàn trả lại. Xét về bản chất, tại thời điểm giao kết hợp đồng cũng như sau khi hợp đồng được giao kết, hợp đồng vẫn có hiệu lực nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự vi phạm hợp đồng là điều kiện để hợp đồng bị hủy bỏ thì coi như hợp đồng không có hiệu lực tại thời điểm giao kết. "Vướng mắc" nếu có giữa các bên sau khi HĐDS bị huỷ bỏ là hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận kể từ khi giao kết hợp đồng, nếu không trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.

Còn với ĐPCDHĐ thì "hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, các bên thanh toán cho nhau phần hợp đồng đã được thực hiện" [27, Điều 426]. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán bởi hợp đồng đã thực hiện được một phần, còn phần hợp đồng chưa được thực hiện thì bị chấm dứt, các bên không phải thực hiện tiếp tục hợp đồng nữa. "Vướng mắc" nếu có giữa các bên sau khi hợp đồng bị ĐPCD là thanh toán cho nhau nghĩa vụ đã được thực hiện.

- Về vấn đề bồi thường thiệt hại: Với hủy bỏ HĐDS thì theo khoản 4 Điều 425 BLDS năm 2005: "bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại" [27], còn với ĐPCDHĐDS, khoản 4 Điều 426 BLDS năm 2005 quy định: "Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại" [27]. Bên có lỗi dẫn đến hủy bỏ hay ĐPCDHĐ đều phải BTTH nhưng với hủy bỏ hợp đồng thì bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ (bên BTTH) là bên không có quyền hủy bỏ hợp đồng hay bên bị yêu cầu (thông báo) chấm dứt hợp đồng tức là bên huỷ bỏ hợp đồng không phải BTTH; trong khi với ĐPCDHĐ thì bên phải BTTH có thể là bất kỳ bên nào, kể cả bên có quyền ĐPCDHĐ trong trường hợp không có sự vi phạm của bên đối tác.

1.6. So sánh đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự với đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng lao động

BLDS năm 2005 với các quy định về HĐDS cùng với các quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 thay thế cho các quy định về hợp đồng kinh tế theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 (hết hiệu lực từ ngày 01/01/2006). "Bằng việc chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, các quy định về hợp đồng sẽ tuân thủ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005" [31, tr. 21]. Từ thời điểm 01/01/2006 (BLDS năm 2005 có hiệu lực), không còn sự phân biệt giữa hai loại hợp đồng kinh tế - dân sự.

Vấn đề ĐPCDHĐDS hiện được quy định trong BLDS năm 2005 được áp dụng cho cả hợp đồng kinh tế và HĐDS theo quan điểm trước khi BLDS năm 2005 ra đời. Do vậy, luận văn không so sánh ĐPCDHĐDS với ĐPCDHĐ kinh tế mà so sánh với ĐPCDHĐLĐ, vốn được quy định khá chi tiết và có nhiều khác biệt tại BLLĐ năm 1994.

1.6.1. Giống nhau

- Đều là việc kết thúc thực hiện hợp đồng đã giao kết khi hợp đồng chưa hoàn thành.

- Đều thể hiện quyền ĐPCDHĐ, tức là đều thể hiện ý chí của một bên chủ thể trong việc kết thúc thực hiện hợp đồng khi hợp đồng còn chưa hoàn thành.

- Quyền ĐPCDHĐ có được đều do sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Tuy BLLĐ năm 1994 không có quy định cụ thể về ĐPCDHĐLĐ theo thỏa thuận nhưng căn cứ vào khoản 3 Điều 36 BLLĐ về "hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng" để xác định rằng hai bên có thể thỏa thuận về việc một bên ĐPCDHĐ nếu "có vấn đề" và sự thỏa thuận này nêu trong hợp đồng lao động, còn việc ĐPCDHĐDS theo thỏa thuận thì luận văn đã nêu ở mục 1.4. ĐPCDHĐLĐ và ĐPCDHĐDS còn do pháp luật quy định tại Điều 37 BLLĐ năm 1994 và Điều 426 BLDS năm 2005.

- Cả hai loại ĐPCDHĐ này đều có thể do lỗi của một bên trong hợp đồng hoặc không do lỗi của bên nào nhưng có lý do khách quan khiến một bên phải đề nghị ĐPCDHĐ.

- Để được chấm dứt hợp đồng, với cả hai loại hợp đồng này, bên ĐPCDHĐ đều phải thông báo về việc chấm dứt hợp đồng cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng. Nếu vi phạm về việc thông báo thì phải BTTH.

- Bên ĐPCDHĐ đều có thể phải bồi thường cho bên kia. Với ĐPCDHĐDS thì đó là bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt phải BTTH còn với ĐPCDHĐLĐ thì bên ĐPCDHĐ trái pháp luật phải bồi thường cho bên kia, bên người lao động ĐPCDHĐ phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có), bên ĐPCDHĐLĐ đúng pháp luật nhưng vi phạm quy định về thời hạn báo trước cũng phải bồi thường.

- Các bên của hợp đồng đều không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ sau khi hợp đồng chấm dứt và đều phải thanh toán cho nhau phần nghĩa vụ đã được thực hiện (nếu có). Điều 43 BLLĐ năm 1994 quy định: "Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên" [23],

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2024