Đổi mới sự quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội - 6


cạnh tranh. Tuy nhiên, trợ cấp có nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hay không thì chưa có được kết quả rõ nét.

Hội nhập kinh tế quốc tế có tính cưỡng bức và là xu thế không thể đảo ngược, một quốc gia sẽ thất bại nếu từ bỏ không tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, thành công hay không trong quá trình hội nhập không phải là quá trình tự riêng nó vận động mà quan trọng là các quốc gia phải thực hiện nó như thế nào. Cần phải có chiến lược và các chính sách cụ thể đón bắt các cơ hội của quá trình hội nhập cũng như phải dự đoán, phòng ngừa được những nguy cơ để quá trình hội nhập không gây tổn hại quá lớn. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu và chính sách hướng ngoại; chính sách thay thế hàng nhập khẩu mà Việt Nam và nhiều nước đã từng làm chỉ giúp nền kinh tế phát triển trong ngắn hạn, không tạo ra sự phát triển bền vững (Krueger 1996) [63]. Tác động của chính sách phát triển kinh tế lại phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh và quy mô của thị trường nội địa, các mô hình kinh tế phát triển từ Solow (1957), được Romer (1986) và Lucas (1988) kế thừa và phát triển một khung khổ phân tích cho những chính sách thương mại và phát triển kinh tế đã chứng minh điều đó [98],[109],[112]. Do đó, song song với việc thực hiện chính sách hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, thương mại Hà Nội ngày càng phải củng cố thị trường nội địa, nếu không các doanh nghiệp của chúng ta sẽ thua các công ty nước ngoài ngay tại thị trường nội địa.

Trong quá trình toàn cầu hóa, các nước sẽ phải đối mặt với những sự lựa chọn mang tính chiến lược trong nỗ lực biến quá trình toàn cầu hóa mang lại những ích lợi cho tăng trưởng, phát triển kinh tế và giảm thiểu những tổn thất do quá trình tham gia toàn cầu hóa gặp phải. Một là, các nước sẽ sử dụng một loạt các công cụ mang tính bảo hộ và làm giảm thiểu các tác động tới nền kinh tế trong nước; hoặc mở cửa nền kinh tế với sự tham gia của các hệ thống quốc tế rộng lớn hơn, và sự lựa chọn này sẽ mang lại tính cạnh tranh lớn hơn cho các công ty quốc tế, nhưng nó sẽ mang lại các kết quả về thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, nếu tất cả các giai đoạn vận hành tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Sự lựa


chọn này đang và sẽ vẫn là trọng tâm tranh cãi trong chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia.

Mở rộng thương mại sẽ làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế trong nước bởi các công ty trong nước phải cạnh tranh gay gắt hơn. Quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới kể cả tuân theo các qui định thương mại toàn cầu sẽ nâng cao sự minh bạch và khả năng dự đoán về những chuyển đổi kinh tế. Những ảnh hưởng này thường làm tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh tế, cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài của những quốc gia đang phát triển. Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế là việc chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Một mặt, Việt Nam phải tham gia một loạt các tổ chức thương mại quốc tế, đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, và sẽ phải chấp nhận cuộc chơi mang tính toàn cầu; sẽ phải mở cửa thị trường dịch vụ, một loạt các rào cản thương mại phải được dỡ bỏ theo các cam kết song phương và đa phương. Mặt khác, khi hội nhập các doanh nghiệp Việt Nam dần dần phải chấp nhận cạnh tranh không cân sức với các công ty lớn của thế giới tại thị trường trong nước và quốc tế, đó là thực tế phải đối mặt. Trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, khi mà quá trình toàn cầu hóa về kinh tế chưa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hầu hết các nước công nghiệp phát triển, bao gồm cả Mỹ và Nhật Bản và cả những con rồng Châu Á như Hàn Quốc đã xây dựng nền kinh tế của họ bằng cách bảo hộ một cách khôn khéo, có lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp cho đến khi đủ mạnh để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, dưới sức ép của quá trình toàn cầu hóa, dù các nước có muốn bảo hộ thì cũng không thể thực hiện được và sẽ phải chấp nhận quá trình tự do hóa thương mại [86]. Việc một nước đang phát triển phải mở cửa thị trường cho hàng hoá nhập khẩu cạnh tranh với các sản phẩm nội địa trong những ngành công nghiệp còn yếu, dễ tổn thương có thể gây ra những hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. Tham gia quá trình toàn cầu hóa nếu các chính phủ vận hành không tốt sẽ không tranh thủ được các cơ hội do toàn cầu hóa mang lại. Do đó, nâng cao năng lực quản lý nhà nước cũng như công tác hoạch định chính sách cần được các nhà hoạch định chính sách từ trung ương đến các địa phương nhận thức


đây là quá trình hoàn toàn khác so với phương thức thực hiện trước kia. Tuy nhiên, việc thực thi các cam kết quốc tế cũng như các hiệp định thương mại sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế. Đó là, các cam kết sẽ hỗ trợ sự gia tăng cạnh tranh trong các ngành kinh tế và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trực tiếp do cạnh tranh mang lại do có nhiều sự lựa chọn hơn, giá cả thấp hơn và chất lượng cao hơn chưa kể đến tăng cường sự hiểu biết và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cạnh tranh sẽ mang lại hiệu quả và năng suất lao động cao hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia và các doanh nghiệp.

Việt Nam đã không tham gia vào quá trình toàn cầu hoá thứ nhất (1500- 1800) và làn sóng toàn cầu hoá thứ hai (1800-1914). Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tư tưởng rất cởi mở, hợp thời thế về hội nhập thể hiện trong bức thư gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc: “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực; nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc” [28], Tuy vậy, do hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng như nhiều yếu tố khác đã dẫn đến chúng ta không triển khai được đường lối cởi mở của Hồ Chủ tịch và Việt Nam đã xuất phát chậm hơn các nước trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Trong những thập niên cuối của thế kỷ trước, khu vực Đông Á đã có sự phát triển thần kỳ và một nguyên nhân thường được nhấn mạnh là định hướng xuất khẩu đã tạo ra sức cạnh tranh của tăng trưởng cũng như khả năng tiếp thu công nghệ. Mối quan hệ giữa mức độ mở cửa và tăng trưởng dường như khá vững chắc (Irwin và Tervio 2000), những nền kinh tế càng mở thì càng có khả năng tăng trưởng tốt hơn và ổn định hơn nhờ những kỹ năng học hỏi được khi xuất khẩu [84]. Thuế quan thấp, ít nhất là đối với các mặt hàng đang xuất khẩu cũng như những chính sách hỗ trợ kinh doanh khác cho phép các doanh nghiệp phát triển các kỹ năng về công nghệ và tiếp cận thị trường.


Đổi mới sự quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội - 6

Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, các nền kinh tế trên thế giới mở cửa hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá, năng động hơn, cạnh tranh quyết liệt nhưng cũng đối mặt với nhiều rủi ro và khủng hoảng thị trường. Thị trường hàng hoá và dịch vụ đã mang tính toàn cầu, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã xoá nhoà mọi khoảng cách về không gian, thời gian và biên giới quốc gia; những rào cản truyền thống đã dần nhường chỗ cho tự do trao đổi thông tin, công nghệ. Các tập đoàn xuyên quốc gia ra đời, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh như vậy, vai trò quản lý truyền thống của Nhà nước dần dần mất đi và đòi hỏi cần đổi mới và nâng cao năng lực mới có thể đáp ứng được tính quốc tế hoá cao độ trong tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội quốc gia. Yêu cầu tiên quyết chính là Nhà nước phải hoạt động có hiệu quả, phân định một cách rõ ràng những lĩnh vực nào cần có sự quản lý, điều tiết. Phải đảm bảo tính ổn định, rõ ràng các quy phạm được ban hành như hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế. Nhà nước cần làm tốt hai chức năng cơ bản là quản lý, điều tiết thị trường và thúc đẩy, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Cho dù tác nhân chính của sự phát triển kinh tế là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nhưng thực tiễn tại các nước chứng minh rằng các nước trong quá trình chuyển đổi kinh tế, chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu vai trò của Nhà nước (trung ương và địa phương) chỉ là nơi hoạch định chính sách, xây dựng cơ chế, pháp luật thì chưa đủ tạo ra động lực cho sự phát triển khi mà các thị trường như tài chính, khoa học công nghệ...vẫn đang kém phát triển, nhân lực và công nghệ còn hạn chế, năng suất lao động thấp. Việc đổi mới các doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành cho phù hợp với tình hình mới (như cổ phần hoá, bán khoán cho thuê, giải thể doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước), tuy đã mang lại diện mạo mới cho khu vực kinh tế nhà nước nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước


bắt nguồn từ việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế trường, sự yếu kém trong quản lý điều hành hoạt động đối với các doanh nghiệp của Nhà nước cũng như sự không phù hợp đối với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh không còn phù hợp trong tình hình mới. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho các thành phần kinh tế phát triển theo đúng định hướng nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng đặt ra. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước phải là động lực cho quá trình hội nhập sâu rộng, nhưng cũng phải dự báo và cảnh báo những nguy cơ trong quá trình hội nhập, đảm bảo lợi ích về phát triển bền vững nhưng vẫn giữ được ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội.

1.2.3 Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên cơ sở cách mạng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ mà chỉ cách đây 15-20 năm không thể dự đoán được, đưa loài người bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên kinh tế tri thức. Vấn đề xác định vai trò của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin từ lâu đã được đặt ra trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới. Năm 1987, Solow đã viết một câu “Người ta nhìn thấy máy vi tính ở khắp nơi, trừ trong lĩnh vực thống kê” [112], và sau này các nhà nghiên cứu thường gọi là “nghịch lý Solow”. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu trong những năm gần đây tại những nước phát triển như Mỹ, Pháp....cho thấy nghịch lý Solow phần nào đã được giải quyết. Trong những năm cuối thế kỷ 20, ở Mỹ, công nghệ thông tin đã góp vào tới 0.9 điểm tăng trưởng [22]. Theo Edward Dennison (1985) chỉ ra rằng 25% tăng trưởng thu nhập trên đầu người ở Hoa Kỳ từ 1929-1982 là do gia tăng tỷ số vốn /lao động, phần còn lại chủ yếu do tiến bộ công nghệ [74]. Công nghệ vừa là nguyên nhân cũng vừa là kết quả của đầu tư. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều nghiên cứu về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của 4 con hổ Châu Á là Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong, Malaisia trong thập kỷ 90 thế kỷ trước bởi nguồn lực chính là nguồn nhân lực, nhưng từ 10-20% là sự đóng góp của khoa học công nghệ [81]. Tăng trưởng và phát triển kinh tế có sự đóng góp rất lớn của khoa


học công nghệ, cụ thể là sự lan truyền của công nghệ bằng việc thu hút đầu tư nước ngoài là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng để có thể tận dụng được những lợi ích do công nghệ mang lại không phải là có sản xuất hay không sản xuất ra chúng mà là có biết sử dụng chúng tốt không. Không có sự cải thiện công nghệ, một quốc gia khó có thể duy trì tốc độ đầu tư cao trong một thời gian dài. Trong một nghiên cứu của Stephen Roach (tập đoàn Morgan Stanley) về ứng dụng công nghệ thông tin trong khu vực dịch vụ tại Hoa Kỳ năm 1994 đã cho kết quả; sự gia tăng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp có sự tương quan tỷ lệ thuận với sự gia tăng với đội ngũ nhân lực chất xám trong doanh nghiệp đó [114].

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông, thương mại điện tử đã làm tăng thêm tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Thương mại điện tử cho phép các công ty dễ dàng cung cấp cho khách hàng sự hiện diện toàn cầu và có xu thế tạo lợi nhuận cho cả công ty lớn và nhỏ. Vì sân chơi bình đẳng hơn nên thông qua các Website của mình, các công ty nhỏ cũng có thể đạt được một doanh thu như một công ty lớn mà điều này dường như không tưởng trong môi trường thương mại truyền thống. Công nghệ thông tin và thương mại điện tử cũng cho phép chính phủ có thể thông qua Internet để cung cấp các dịch vụ công cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân với sự minh bạch, thuận tiện và nhanh chóng.

Dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và công nghệ thông tin, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành/quốc gia không còn chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động mà còn cạnh tranh bằng hàm lượng tri thức và chất xám. Theo Michael Porter (1990a và 1990b) cho rằng sự gia tăng mức sống và sự thịnh vượng của quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền công nghệ của nền kinh tế cũng như đề cao vai trò của các doanh nghiệp đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các ngành và rộng hơn là năng lực cạnh tranh quốc gia. Tổng quát hơn, năng lực cạnh tranh một quốc gia phụ thuộc khả năng cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế [103], [104].


Chiến lược, cơ cấu công ty và đối thủ cạnh tranh

Vai trò của Chính phủ


Các điều kiện về cầu

Các điều kiện về nhân tố /đầu vào sản xuất


Các ngành bổ trợ và liên quan

Yếu tố thời cơ


Hình 1.1: ‘Khối kim cương’ các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia

Nguồn: Porter M. [104]

Các yếu tố quyết định của mô hình là các điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có 2 biến số bổ sung là vai trò của Nhà nước và yếu tố thời cơ. Mô hình giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được sức mạnh trên thị trường để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh quốc gia thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía


cạnh nào đó của một quốc gia hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự nhiên, tài nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho sự thành công trên thị trường quốc tế.


Số người sử

dông

1000


10


10


1

Internet


Multimedia Java (1985)


HTTP


Arpanet TCP/IP Email


HT

WWW

Internet ở khắp nơi


Thương mại

điện tử

ML

Kinh doanh


Nghiên cứu


Sử dụng tại các trường

ĐH và quân


1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020


Hình 1.2: Các bước phát triển của Internet

Nguồn: Siemens AG [102]

Thời gian

Khoa học công nghệ đã giúp các quốc gia, các doanh nghiệp chuyển từ cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và tài nguyên thiên nhiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh của hàng hoá và dịch vụ dựa trên giá trị tri thức có giá trị gia tăng cao. Công nghệ thông tin và truyền thông là nền tảng cho sự hình thành và phát triển của Internet và thương mại điện tử. Thương mại điện tử có thể coi là một dịch vụ thương mại hỗ trợ cho sự phát triển của thương mại. Với doanh số đạt gần 700 tỉ USD trong năm 2005, đến năm 2012 ước tính hơn 1.000 tỉ USD, thương mại điện tử đã và đang làm đổi thay lớn diện mạo của thương mại quốc tế.

Khi bắt đầu phổ biến cách đây 10 năm, Internet đã làm nảy sinh nhiều hi vọng ở các nhà kinh tế theo trường phái tân cổ điển cho rằng thuyết của Leon Walras về cạnh tranh hoàn hảo cũng đã thành hiện thực. Mạng Internet dường như

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí