Các Cam Kết Của Việt Nam Trong Tiến Trình Hội Nhập


các quyền sở hữu trí tuệ thì chính các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất e ngại khi đầu tư vào Việt Nam, bởi quyền sở hữu của họ không được đảm bảo và lĩnh vực vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam hiện nay là một ví dụ điển hình.

Quyền tự do của các bên trong việc quyết định có tham gia vào một giao dịch cụ thể và đồng ý về các điều khoản của giao dịch đó hay không là nền tảng pháp lý của kinh tế thị trường; các mối quan hệ pháp lý được xác lập dễ dàng và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo đảm. Trong nền kinh tế thị trường diễn ra các giao dịch giữa các tổ chức/cá nhân với nhau và được điều tiết bởi cơ chế thị trường thông qua các thể chế, nếu không có hệ thống thể chế có hiệu quả thì các hoạt động này không thể diễn ra vì các giao dịch không có được sự đảm bảo. Các cá nhân và doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các hợp đồng mua bán, trao đổi nếu họ tin rằng các giao dịch của họ được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật và được các bên nghiêm túc thực thi.

1.2.4.5 Các cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Về cắt giảm thuế: Việc cắt giảm thuế dẫn đến vấn đề giảm thu ngân sách Nhà nước. Thực hiện các Hiệp định ưu đãi thuế quan dẫn đến việc giảm thuế suất đánh vào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Trong tổng số thuế thu được từ hàng hóa xuất nhập khẩu thì thuế thu được từ hàng hóa xuất khẩu không đáng kể, chủ yếu là thu từ hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, việc giảm thuế suất đánh vào hàng hóa nhập khẩu sẽ dẫn đến số thuế thu được từ hàng hóa nhập khẩu giảm làm giảm thu ngân sách. Cắt giảm thuế đặt ra vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước; ngành công nghiệp của Việt Nam nhìn chung đang ở trình độ non trẻ, thấp kém để có thể phát triển lớn mạnh làm động lực cho nền kinh tế phải cần rất nhiều yếu tố; trong đó, yếu tố cung, cầu, thị trường là rất quan trọng. Nếu không tranh thủ tốt các điều kiện hiện nay để phát triển trước khi thực hiện lộ trình cam kết thì khi phá bỏ các rào cản, áp lực giảm giá bán là không tránh khỏi và là thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Việc giảm thuế theo lộ trình cam kết hội nhập kinh tế quốc tế có tác động đến mở rộng và tăng kim ngạch xuất khẩu; tuy nhiên nhập siêu tăng cũng là thách thức đối với cán cân thương mại. Việc mở rộng thị trường sang khu vực AFTA để tận dụng cam kết


giảm thuế quan chưa đạt hiệu quả vì khả năng cạnh tranh hàng hoá của ta còn rất yếu, hàm lượng chất xám và chế biến trong sản phẩm còn thấp. Nhập siêu từ khu vực này đang là vấn đề đáng quan tâm. Cần tạo ra một cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp, có giá trị gia tăng cao, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nội địa. Đối với thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp mới chỉ thâm nhập qua các đối tác trung gian, chưa tạo được kênh hàng ổn định.

Về mở cửa thị trường dịch vụ và hệ thống phân phối

Trong đàm phán WTO, tại bản chào thứ tư, về dịch vụ, Việt Nam đã chào 92/155 phân ngành thuộc 10/11 ngành dịch vụ (trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là 65/155 thuộc 8/11 ngành) là: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ tài chính (cả ngân hàng), dịch vụ phân phối, dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ có liên quan, dịch vụ y tế và xã hội, dịch vụ du lịch và các dịch vụ có liên quan, dịch vụ văn hóa và giải trí, dịch vụ vận tải, dịch vụ giáo dục; cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hầu hết các ngành dịch vụ là thách thức lớn, đặc biệt là dịch vụ du lịch, phân phối, viễn thông, tài chính, môi trường, vận tải. Xóa bỏ hạn chế về đầu tư sẽ khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh với các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới ngay tại địa bàn Hà Nội trong các lĩnh vực liên quan sản xuất, kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu. Mở cửa khu vực dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho Việt Nam đa dạng hóa, tiếp tục nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam và tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư nước ngoài xâm nhập thị trường nội địa, với sức mạnh và quy mô lớn thường đè bẹp các đối thủ cạnh tranh trong nước, bóp nghẹt tham vọng phát triển của các doanh nhân bản địa. Quá trình tự do hóa tài chính quá nhanh nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới khủng hoảng tài chính như ở các nước Đông Á trong những năm cuối của thế kỷ trước. Hậu quả của tự do hoá thị trường tài chính, theo nhiều cách, thậm chí còn tai hại hơn so với những tác hại của tự do hoá thương mại quá sớm và thiếu kiểm soát. Tự do hoá thị trường tài chính kéo theo sự dỡ bỏ các luật lệ kiểm được dự định để kiểm soát dòng chu chuyển tiền và các khoản vay ngắn hạn - vào và ra khỏi đất nước.


Trong khi khả năng cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng chưa bền vững. Sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ còn nhiều yếu kém, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu khi nhận được những đơn hàng lớn. Tỷ trọng nguyên liệu trong nước của sản phẩm xuất khẩu chủ yếu mới đạt khoảng 20%, phần lớn khai thác nguyên liệu gia công (ngành dệt may, da giày...). Một số ngành công nghiệp công nghệ cao (điện tử, ô tô) của Hà Nội chủ yếu mới đảm nhiệm được một số khâu đơn giản như lắp ráp và chế tạo những linh kiện thay thế đơn giản. Một số dịch vụ chi phí cao (như điện, cước viễn thông quốc tế, Internet...) nên ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, cũng như sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Theo báo cáo mới đây của UNDP thì hiện nay nền kinh tế nước ta đang tồn tại một nghịch lý; tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ chỉ đạt gần 40% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 50% của các nước có thu nhập thấp và 71% của các nước phát triển. Có thể có 2 nguyên nhân sau: do Nhà nước chưa chú ý tạo môi trường phát triển phù hợp; hoặc là do thống kê chưa đầy đủ. Tuy nhiên, với lý do nào đi nữa nghịch lý này đang đe dọa đến mục tiêu tăng trưởng bền vững mà Việt Nam đang phấn đấu.

Biểu 1.1: Kim ngạch xuất khẩu một số dịch vụ của cả nước

Đơn vị tính: triệu USD


TT

Ngành dịch vụ

2003

2004

2005

1

Du lịch

1.050

1.400

2030

2

Dịch vụ viễn thông

333,90

384

460,8

3

Vận tải hàng không

360

405

498,15

4

Vận tải biển

197,24

215

240,8

5

Tài chính, bảo hiểm ngân hàng

605,5

660

671,55

6

Các dịch vụ khác

613,66

406

510

Tổng kim ngạch

3160,3

3470

4411,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Đổi mới sự quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội - 8

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại [11], [41]

Tính đến cuối năm 2003, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam là 13,4%, thấp hơn mức trung bình của thế giới (20%) và thậm chí còn thấp hơn cả mức trung


bình của các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi (14,7%) và một trong những nghi ngại cần giải đáp là: về thực chất, chiến lược xuất khẩu của chúng ta là chiến lược thay thế nhập khẩu chứ chưa phải là chiến lược hướng đến xuất khẩu như chúng ta vẫn tưởng. Tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2004 của cả nước đạt 3,470 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2003; riêng với Hà Nội, tốc độ tăng trưởng dịch vụ Hà Nội giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 8,5%/năm; giai đoạn 2001-2003 đã đạt trên 9,1%/năm.

Trong thoả thuận song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết ngày 30/5/2006 về việc Việt Nam gia nhập WTO đã thể hiện rất rõ các nguy cơ đối với thương mại Việt Nam trong thời gian tới nếu chúng ta không chuẩn bị tốt thì sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn; Đó là, trong một số lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết:

Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn và sẽ được hưởng quy chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng...vv. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đồng ý xem xét việc mở cửa thị trường một cách rộng hơn so với những gì đã được thỏa thuận.

Ngân hàng và chứng khoán: Hiện tại, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài nắm giữ mức cổ phần tối đa là 49%. Các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng các công ty chứng khoán nước ngoài chỉ được phép thành lập văn phòng đại diện. Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bao gồm: Kể từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng nước ngoài khác sẽ được phép thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Cũng như các pháp nhân Việt Nam, các chi nhánh và văn phòng đại diện này sẽ được hưởng chế độ đối xử không phân biệt (đãi ngộ quốc gia) ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các ngân hàng của Mỹ sẽ được phép thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài, nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam không giới hạn từ các pháp nhân đồng thời phát hành thẻ tín dụng.


Kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, các công ty chứng khoán nước ngoài có thể tham gia thành lập liên doanh với số cổ phần tối đa là 49%. 5 năm sau đó, số cổ phần tối đa của phía nước ngoài tại các liên doanh này có thể được tăng lên tới 100% và các công ty chứng khoán này có thể đưa vào Việt Nam một số hoạt động chứng khoán của mình như quản lý tài sản, tư vấn..v.v. Các công ty đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia trong lĩnh vực tài chính. Các quy chế về tiếp cận thị trường nước ngoài sẽ tương tự hoặc cao hơn so với các quy chế này của các nước OECD.

Viễn thông: Việt Nam sẽ mở cửa thị trường viễn thông của mình và cho phép các công ty mà cổ phần nước ngoài chiếm đa số cung cấp trong 4 lĩnh vực phản ánh những ưu tiên thương mại chính của Mỹ, đó là: các dịch vụ viễn thông công cộng cơ bản mà phía nhà cung cấp không có cơ sở hạ tầng (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và di động nhờ đường truyền thuê của một công ty Việt Nam); mạng dữ liệu nội bộ (trước hết để phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài; cung cấp các dịch vụ dựa trên mạng Internet); dịch vụ vệ tinh và dịch vụ cáp ngầm đường biển.

Dịch vụ kinh doanh: Việt Nam sẽ mở cửa thị trường rộng hơn nữa cho các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh như tư vấn luật, kế toán, kiến trúc, quảng cáo, thị trường, thú y...vv. Doanh nghiệp nước ngoài trong phần lớn các lĩnh vực này được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài ngay sau thời điểm gia nhập hoặc một thời gian ngắn sau đó. Việt Nam cũng sẽ mở cửa thị trường rộng hơn cho dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan khác, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực đang tăng trưởng rất nhanh chóng mà các công ty Mỹ có khả năng cạnh tranh toàn cầu này.

Dịch vụ phân phối: Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Sau thời điểm gia nhập, các doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực này được phép thành lập liên doanh với phía Việt Nam và từ 1/1/2009, các doanh nghiệp Mỹ được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cung cấp cả các hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước [101].


1.3 SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

1.3.1 Thương mại và phát triển kinh tế

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chính sách thương mại luôn là trọng tâm đối với việc hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Theo Krueger (1996) để phân biệt một cách rạch ròi về vai trò của thương mại là động lực của sự phát triển hay chỉ là sự trợ giúp cho phát triển kinh tế thì vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi [63]. Trong những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là động lực của sự phát triển và nhiều học thuyết sau này về tăng trưởng kinh tế nghiên cứu mối liên hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế cho thấy thương mại có ảnh hưởng rõ ràng trong dài hạn tới tăng trưởng kinh tế thông qua sự lan truyền công nghệ hoặc ý tưởng [64], [65]. Tuy nhiên, các mục tiêu tăng trưởng và phát triển luôn coi thương mại là nhiệm vụ trọng tâm của công tác hoạch định chính sách kinh tế của các quốc gia luôn là điều hiển nhiên. Sachs và Warner (1995) cũng đã chỉ ra sự tương quan dương giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế [110]. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà kinh tế cho rằng phần lớn mối tương quan giữa mở cửa và tăng trưởng kinh tế chỉ có thể giải thích bởi hai nhân tố: đó là vai trò độc quyền của Nhà nước trong vấn đề xuất nhập khẩu và lỗ hổng trong thị trường tín dụng đen. Mở cửa là tiên quyết chứ chưa chắc là động lực cho tăng trưởng và phát triển. Mở cửa sẽ là động lực kéo theo đầu tư, đổi mới trong hoạch định chính sách và tín dụng hỗ trợ cho sự phát triển.

Hội nhập kinh tế thay đổi mức thu nhập và tác động tới tăng trưởng dài hạn của các quốc gia. Có nhiều nghiên cứu truyền thống liên quan tới hội nhập trước đây như của: Cecchini (1988) nghiên cứu về thị trường chung 1992 của Liên minh Châu Âu [72]; ảnh hưởng động của mậu dịch đã được nhấn mạnh và trong phân tích của Baldwin (1989,1992), người mở rộng lý thuyết tân cổ điển về quá trình tích luỹ vốn [67]. Những cống hiến này cho thấy rằng các ảnh hưởng động của sự hội nhập có tác động tích cực rất rõ nét. Do đó, nhiều công trình nghiên cứu mở rộng sau này đã tạo được nhiều sự chú ý, đó là các nghiên cứu gần đây của Baldwin, Francois và


Portes (1997) về mở rộng về phía đông của liên minh Châu Âu [69]. Các nghiên cứu lý thuyết và theo kinh nghiệm toàn diện khác về các ảnh hưởng của hội nhập phát triển kinh tế, yêu cầu những đổi mới nội sinh là một trong số các động lực phát triển quan trọng nhất của các nền kinh tế hiện đại như của Romer (1990), Grossman và Helpman (1991) tới các tác động của quốc tế hoá lên các hoạt động đổi mới và sự phát triển nội sinh đã trở thành một lĩnh vực chính để nghiên cứu trong học thuyết kinh tế [81], [108]. Khi áp dụng những mô hình này vào đánh giá tác động của quá trình hội nhập thì cần xem xét một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tác động của thương mại tới sự khuyến khích đổi mới. Trong các mô hình nghiên cứu và phát triển (R&D) thì khoa học công nghệ có vai trò lớn trong việc tăng năng suất, ngoại ứng lan truyền của công nghệ tới nền kinh tế thực và có tác động tích cực tới tăng trưởng và phát triển cũng như khuyến khích đổi mới.

Thứ hai, thương mại không thể hiện được ích lợi rõ ràng đối với các quốc gia trong các mô hình đổi mới nội sinh. Tác động động của hội nhập tuỳ thuộc vào việc liệu đầu tư đổi mới giảm hay tăng khi các thị trường mở để cạnh tranh quốc tế. Trong quá trình chuyển sang tự do thương mại các nhân tố kinh tế sẽ chuyển sang lợi thế cạnh tranh. Nếu như lợi ích giảm và các đầu vào được phân phối lại từ nghiên cứu sang thành phần khác của nền kinh tế thì hội nhập sẽ làm giảm tỷ lệ tăng trưởng của một nền kinh tế (Grossman và Helpman 1991).

Thứ ba, quy mô có ảnh hưởng tới các mô hình đổi mới trong thương mại. Các ngoại ứng mang tính tích cực sẽ có tác động lan truyền tích cực. Cùng với việc mở rộng lĩnh vực kinh tế do có sự hội nhập kinh tế khuyến khích sự tăng trưởng. Nhưng nếu các nền kinh tế hầu như chỉ là phạm vi trong nước thì điều ngược lại có thể xảy ra với các nền kinh tế tụt hậu. Ngay từ đầu Graham (1923) đã tranh luận rằng dưới các điều kiện này thì các ảnh hưởng thương mại không phải là tích cực rõ ràng [80]. Hội nhập có thể dẫn đến sự co lại của các thành phần có nền kinh tế quy mô trong sản xuất. Ethier (1982) thừa nhận tầm quan trọng của các ảnh hưởng quy mô đối với lý thuyết mậu dịch nhưng tập trung vào các nền kinh tế quy mô thông qua việc tăng sự đa dạng của các mặt hàng khác nhau [78]. Trong trường hợp này


hội nhập không có lợi cho tất cả các quốc gia tham gia do các nguồn thu từ sự đa dạng hoá của các mặt hàng khác nhau dồn về tất cả các đối tác buôn bán. Do đó, tuỳ thuộc vào phạm vi của các ảnh hưởng tỷ lệ, thương mại có các ảnh hưởng khác nhau lên thu nhập và sự tăng trưởng.

Tác động của hội nhập và các chính sách kinh tế mở lên tỉ lệ tăng trưởng của các nền kinh tế đã trở thành một chủ đề trong rất nhiều các nghiên cứu theo kinh nghiệm. Do các cống hiến theo kinh nghiệm ngay từ sớm đã có tác động tích cực, và các chính sách thương mại mở lên tỉ lệ tăng trưởng nên các nghiên cứu gần đây vẫn chưa thể có kết luận rõ ràng. Edwards (1998) xác nhận mối quan hệ tích cực nhưng Rodriguez và Rodrik (2000) cũng xem xét một cách hoài nghi về giá trị chung của sự hội nhập kinh tế [76], [107]. Thực tế rằng mô hình đổi mới nội sinh đã mang lại những ảnh hưởng chưa rõ ràng của thương mại lên sự phát triển có thể là một trong những cách giải thích hợp lý cho kết quả pha trộn trong những nghiên cứu theo kinh nghiệm. Thêm nữa, thương mại và các chính sách thương mại không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến sự phát triển. Rất nhiều nhà kinh tế cho rằng: “Để cho các chính sách thương mại có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển cần thiết phải có sự phối hợp với các chính sách tốt khác như là chính sách khuyến khích đầu tư, cho phép giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn và nâng cao nguồn vốn con người” (Winters; 2004) [116].

1.3.1.1 Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

Yếu tố then chốt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là tạo ra khả năng chuyên môn hoá cao vào những ngành mà nhu cầu thế giới đang tăng trưởng nhanh chóng, tức những ngành đang có độ co dãn cao của cầu hàng xuất khẩu theo thu nhập; tập trung phát triển những hàng hoá - dịch vụ có giá trị gia tăng cao và chính sách của chính phủ có vai trò rất lớn trong việc tạo ra những thuận lợi đó. Trong giai đoạn phát triển thần kỳ của Đông Á thường nhấn mạnh đến định hướng xuất khẩu như một nguyên nhân chính tạo ra sức cạnh tranh của tăng trưởng và khả năng tiếp thu công nghệ. Trong giai đoạn phát triển thần kỳ của Đông Á thường nhấn mạnh đến định hướng xuất khẩu như một nguyên nhân chính tạo ra sức cạnh

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí