Đổi mới sự quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội - 13


Cơ sở hạ tầng hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn

Từ năm 2000-2005, hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại đã phát triển mạnh, số lượng từ 26 vào năm 2000 đã lên đến 76 siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn vào cuối năm 2005. Do sự phát triển nhanh về kinh tế và đô thị của Thủ đô trong những năm gần đây, mức sống người dân đã được nâng lên rõ rệt, vì vậy nhu cầu mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại đã trở thành nhu cầu và thói quen của một bộ phận người dân Hà Nội và khách trong nước, nước ngoài thăm quan Hà Nội, có thể phân loại các Trung tâm thương mại, siêu thị như sau:

Về cấp quản lý:

- Doanh nghiệp Nhà nước: 27

- Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn: 43

- Doanh nghiệp tư nhân: 03

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 03

Công tác giải toả tụ điểm chợ cóc, chợ tạm, xây dựng tuyến phố văn minh thương mại, tuyến phố chuyên doanh

Thành phố trong 5 năm (2001-2005) đã kiên quyết chỉ đạo giải toả triệt để các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm, xây dựng các tuyến phố văn minh thương mại. Từ năm 2002 đến 2005 đã giải toả 123/188 tụ điểm chợ tạm, chợ cóc, bố trí sắp xếp các hộ kinh doanh vào các chợ trong quy hoạch, xây dựng từ 25 tuyến lên 100 tuyến phố văn minh thương mại.

Từ 2001- 2005, Thành phố Hà Nội có kế hoạch và đã triển khai xây dựng hơn 100 tuyến phố văn minh thương mại. Các Quận /huyện duy trì tốt các tuyến phố đã triển khai từ năm 2001- 2004, đồng thời năm 2005 mở rộng thêm nhiều tuyến khác, trong đó: Quận Hoàn Kiếm tiếp tục duy trì 18 tuyến phố, năm 2005 chỉ đạo xây dựng thêm 17 tuyến phố; quận Ba Đình duy trì 12 tuyến, xây dựng thêm 5 tuyến; quận Hai Bà Trưng duy trì 19 tuyến; quận Đống Đa duy trì 3 tuyến thuộc 12 phường, trong năm 2005 mở rộng thêm 6 tuyến mới; quận Hoàng Mai đã thành lập Ban Chỉ đạo, lên kế hoạch xây dựng 10 tuyến; quận Cầu Giấy triển khai xây dựng 11 tuyến; quận Thanh Xuân xây dựng 11 tuyến; quận Long Biên xây dựng 02


tuyến; quận Tây Hồ xây dựng 01 tuyến thuộc 02 phường; một số huyện cũng đã có phương án xây dựng điểm tuyến phố văn minh thương mại tại các thị trấn. Nhiều tuyến phố đã được nâng cấp, cải tạo vỉa hè, đường điện, cây xanh, hệ thống thoát nước; vỉa hè đã thông thoáng, giảm ùn tắc giao thông; trật tự mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường được đảm bảo; các cửa hàng đã gọn đẹp; hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ thương mại tại các tuyến phố này đã văn minh hơn.

Tuy nhiên, căn cứ các tiêu chí tại Quyết định 68/2005/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội thì nhiều tuyến phố chưa đạt, bên cạnh đó tại một số tuyến phố để tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh; vẫn còn hiện tượng xe thồ, gánh rong đi trên hè, dưới lòng đường, đeo bám khách ép mua, ép bán, đổ rác, nước thải ra đường gây mất trật tự mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường. Nguyên nhân là do việc cải tạo, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì các vỉa hè đã bị xuống cấp chưa được làm đồng bộ ở tất cả các tuyến phố. Sự phối hợp giữa các ngành Thành phố chưa chặt chẽ. Lực lượng giữ trật tự chưa thật kiên quyết xử lý vi phạm, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh nên kết quả còn hạn chế, tính tự giác của một bộ phận người dân còn thấp.

- Về hoạt động hội chợ triển lãm

Trong những năm vừa qua, hoạt động hội chợ - triển lãm trên địa bàn diễn ra tương đối sôi động, có chuyên đề, đa dạng và có nhiều hội chợ thường niên như Hội chợ xuân...đã khẳng định được tầm quan trọng và được tổ chức thường xuyên. Số lượng các hội chợ - triển lãm trên địa bàn được Sở Thương mại cấp phép tăng đều đặn hàng năm, cụ thể:

Biểu 2.9: Số lượng hội chợ - triển lãm được cấp phép trên địa bàn giai đoạn 2001-2005

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Số lượng

93

130

109

115

120

77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Đổi mới sự quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội - 13

Nguồn: Sở Thương mại Hà Nội [40]

- Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

Hàng năm tham mưu giúp lãnh đạo Sở xây dựng kế hoạch chỉ đạo các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, hợp tác xã thương mại dịch vụ trên địa


bàn: Thực hiện việc kinh doanh hàng hoá đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao phong cách phục vụ văn minh, có kế hoạch nâng cấp cửa hàng cửa hiệu, kho hàng, mua sắm trang phục bán hàng, các thiết bị máy móc, tủ hàng, kệ hàng, dây truyền sản xuất hàng thực phẩm, thay thế các loại bao bì đảm bảo chất lượng, vệ sinh.

Phối hợp với các ngành trong việc đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang nâng cấp chợ, lò mổ gia súc tập trung, giải toả chợ cóc, chợ tạm, hướng dẫn các chợ mua sắm thay thế trang thiết bị bán hàng như bàn, tủ bán hàng, dụng cụ bán hàng, hướng dẫn việc sắp xếp hàng hoá trong chợ gọn gàng, văn minh thương mại, đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng năm phối hợp với Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tổ chức tốt phong trào “Chợ an toàn -văn minh - hiệu quả”. Sở Thương mại cũng thường xuyên, định kỳ phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban ngành Thành phố, UBND các Quận, huyện và các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Đánh giá các kết quả đạt được của thương mại nội địa giai đoạn 2001 - 2005

Trong giai đoạn 2001- 2005, thương mại nội địa Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Hà Nội và cả nước. Thương mại nội địa có tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ, đạt gần 20%/năm. Thương mại nội địa đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của người tiêu dùng và sản xuất trong nước ngày càng tốt hơn, văn minh hơn với quyền lựa chọn đa dạng cả về chủng loại, nhà cung cấp và phương thức cung cấp hàng hóa. Trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chi phối (chiếm trên 60%). Trong cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán lẻ những năm qua, đáng ghi nhận sự tăng trưởng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ trọng từ 4,8% năm 2001 lên 9,4% năm 2004, năm 2005 dự kiến chiếm trên 10%. Kinh tế nhà nước cũng tăng trưởng, nhưng chậm hơn (16,7% lên 17,5%). Kinh tế ngoài nhà nước dù giảm tỷ trọng nhưng vẫn tăng trưởng đều đặn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trên thị trường bán lẻ (72,5%).


Các chủ thể tham gia thương mại nội địa thuộc mọi thành phần kinh tế, gồm doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, hộ cá thể, góp phần hình thành nên một thị trường cạnh tranh, sôi động. Trên thị trường đã hình thành và phát triển một số nhà phân phối lớn, có tính chuyên nghiệp cao với mạng lưới phân phối trải rộng trên nhiều tỉnh, thành phố. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại phát triển mạnh trong giai đoạn 5 năm qua, đến cuối năm 2005 trên địa bàn Hà Nội có 76 siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn (so với 26 của năm 2000). Đến hết năm 2005, đã có nhiều tập đoàn bán lẻ, phân phối của nước ngoài có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Big C, Metro Cash & Carry...đã kinh doanh thành công và đang cố gắng mở rộng hệ thống phân phối của mình tại Việt Nam. Kết cấu hạ tầng thương mại, gồm các loại: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Được củng cố và không ngừng mở rộng. Các hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, đại lý phát triển mạnh, đang dần tạo từng bước văn minh thương mại của Hà Nội.

Trong những năm qua, Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, UBND các Quận, huyện triển khai việc xây dựng, cải tạo, chỉnh trang phát triển có hiệu quả mạng lưới chợ. Hoạt động của khối chợ trên địa bàn đã đi vào nề nếp, đảm bảo trật tự văn minh thương mại, góp phần phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội. Mỗi năm trung bình khối chợ đóng góp cho ngân sách nhà nước 60 tỷ đồng. Cơ sở vật chất kỹ thuật mạng lưới chợ đang dần được cải thiện. Số lượng, chất lượng, nghiệp vụ quản lý chợ của đội ngũ cán bộ quản lý chợ ngày được nâng cao. Nhìn chung, ý thức người kinh doanh tại các chợ cũng được nâng lên, kinh doanh đúng pháp luật, không kinh doanh hàng cấm, hàng giả, thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản thu khác.

Tuy nhiên, hệ thống phân phối của Hà Nội cũng như cả nước còn vụn vặt, manh mún, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ còn kém hiệu quả và người tiêu dùng thực tế chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận sử dụng những dịch vụ phân phối hiện đại trong việc lựa chọn và mua sắm hàng hóa. Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại tại Hà Nội hiện nay còn nhiều bất cập, cần có sự điều chỉnh


hợp lý để đi vào hoạt động có hệ thống, có hiệu quả, đem lại lợi ích cho xã hội, thể hiện được bộ mặt thương mại của Hà Nội cũng như sự phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian tới Hà Nội cần quan tâm xây dựng và hình thành phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá, bao gồm: chợ, trung tâm thương mại (bán buôn, bán lẻ hàng hoá), siêu thị và mạng lưới các cửa hàng; xoá bỏ các chợ cóc, chợ tạm; chuyển đổi mô hình Ban Quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp và Hợp tác xã đầu tư kinh doanh khai thác quản lý chợ; xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử và các phương thức kinh doanh hiện đại.


2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI CỦA HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 1986-2006

2.2.1 Xây dựng, hoàn thiện thể chế và triển khai cơ chế, chính sách

Đối với vấn đề hoạch định chính sách và xây dựng thể chế kinh tế thị trường thì bên cạnh việc tuân thủ các quy luật thị trường, Thành phố Hà Nội đã chủ động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các cam kết quốc tế, đổi mới sâu rộng cả về chất lượng và tầm nhìn trong việc hoạch định chính sách, xây dựng thể chế nhằm đáp ứng được đòi hỏi cho quá trình phát triển hiện tại, nhưng mặt khác cần chủ động, phòng ngừa tránh bị động khi đối phó với những vấn đề nảy sinh trong quá trình hội nhập. Thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc gia, các chính sách thương mại luôn là nhân tố cơ bản trong các kế hoạch phát triển kinh tế. Bởi vì thông qua thương mại quốc tế các doanh nghiệp hay các quốc gia có thể chuyên môn hoá vào các loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và nhập khẩu những sản phẩm khác từ những nước có lợi thế chi phí hơn.

Sở Thương mại Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội được quy định lại chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 113/2005/QĐ-UB ngày 28/7/2005 của UBND Thành phố Hà Nội; tham mưu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn bao gồm các lĩnh vực: lưu thông hàng hoá trong nước, xuất khẩu, nhập


khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế; quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công của ngành thương mại trên địa bàn Thành phố; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND Thành phố Hà Nội và theo quy định của pháp luật [57].

Xây dựng và hoàn thiện thể chế về thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Thành ủy, UBND Thành phố và Ngành thương mại đặt ở vị trí trọng tâm trong quản lý nhà nước. Trong những năm vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế cũng như tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về thương mại đã có những đổi mới đáng khích lệ, cả về nhận thức, nội dung, phương pháp, công cụ quản lý cũng như tổ chức và kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, luật pháp; xây dựng và từng bước hoàn chỉnh cơ chế điều tiết cung - cầu, giá cả thị trường các mặt hàng trọng yếu, từng bước chú trọng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường, phát triển hoạt động thương mại nội địa phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước ở từng giai đoạn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Hà Nội trong qúa trình đổi mới kinh tế. Nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có nhiều đổi mới cơ bản và ngày càng được hoàn thiện trong quá trình phát triển. Chủ trương của Đại hội X Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã nhận định: “Một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới ổn định và phát triển được và đề ra mục tiêu từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý của thủ đô”, và “Phải xây dựng cơ cấu kinh tế bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại”, “Công nghiệp phải tiến lên trình độ hiện đại, có những ngành mũi nhọn, những sản phẩm tiêu biểu cho thủ đô và giữ vị trí quan trọng trong việc cung ứng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho cả nước...,dịch vụ phải được xây dựng và từng bước hiện đại hoá để đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của một trung tâm công nghiệp lớn...kinh tế đối ngoại bao gồm cả xuất, nhập khẩu và các quan hệ hợp


tác kinh tế dưới mọi hình thức giữa Hà Nội với thủ đô các nước xã hội chủ nghĩa và các nước khác, phải được mở rộng nhanh chóng để sử dụng có hiệu quả sự phân công hợp tác quốc tế” [5].

Đại hội XI Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1990) đã đề ra chủ trương mới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô, theo đó, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là “công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch - nông nghiệp” [6]. Đến Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII, khởi đầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội vẫn lựa chọn công nghiệp là ưu tiên số một, nhưng trong các ngành dịch vụ đã có sự thay đổi so với Đại hội XI với việc ưu tiên phát triển du lịch và cơ cấu kinh tế Hà Nội được xác định là “công nghiệp - thương mại, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp” [7].

Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội, công nghiệp vẫn được chú trọng phát triển, nhưng đồng thời có sự quan tâm hơn đến phát triển dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu rõ: “Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng ưu tiên phát triển các lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn, ít gây ô nhiễm môi trường; giải quyết nhiều việc làm; nâng cao trình độ, chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh kinh tế thủ đô" và khẳng định cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 2005: Hà Nội cần tiếp tục thực hiện tốt cơ cấu kinh tế “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp” đồng thời đề ra chủ trương cho giai đoạn tiếp theo phải “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” [8].

Đại hội XIV Đảng bộ Thành phố Hà Nội tháng 12/2005 tiếp tục khẳng định “Nâng cao chất lượng phát triển, đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”; phát triển những ngành, lĩnh vực, sản phẩm tạo nền tảng phát triển kinh tế, có tính liên kết, liên ngành, có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, có triển vọng tại thị trường trong nước và quốc tế, phù hợp với lợi thế so sánh của Hà Nội [9].

Thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế của Đảng, Nhà nước, trong những năm vừa qua, dưới sự phân công, chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Sở Thương


mại ngoài nhiệm vụ chính là cơ quan tham mưu cho Thành phố trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, đã xây dựng và đang triển khai thực hiện các quy hoạch được Thành phố phê duyệt: Qui hoạch tổng thể phát triển thương mại đến năm 2020(phê duyệt năm 2000), Qui hoạch cải tạo và phát triển mạng lưới chợ Hà Nội đến năm 2020(phê duyệt năm 1998), Chiến lược xuất khẩu của Thành phố Hà Nội thời kỳ 2001-2010(phê duyệt năm 2001), Qui hoạch chi tiết xây dựng chợ và trung tâm thương mại tại các khu đô thị mới. Trong năm 2005, Sở Thương mại tiếp tục triển khai các dự án: Qui hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Điều chỉnh, bổ sung Qui hoạch tổng thể phát triển Thương mại Thành phố Hà Nội đến năm 2010, định hướng đến 2020; điều chỉnh “Chiến lược xuất khẩu của Thành phố Hà Nội thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn đến năm 2015”; xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của Thành phố Hà Nội đến năm 2010, điều chỉnh, bổ sung Qui hoạch chi tiết xây dựng chợ và trung tâm thương mại tại các khu đô thị mới” [40].

Tuy nhiên, công tác quy hoạch thương mại của Hà Nội có rất nhiều hạn chế, đơn cử như quy hoạch chi tiết là “Qui hoạch cải tạo và phát triển mạng lưới chợ Hà Nội đến năm 2020(phê duyệt năm 1998) làm trước, trong khi đó “Qui hoạch tổng thể phát triển thương mại đến năm 2020(phê duyệt năm 2000) lại hoàn thành sau dẫn đến không nhất quán, có nhiều mâu thuẫn và khó trong triển khai, thực hiện. Các quy hoạch chưa dự đoán được xu thế của phát triển thuơng mại, đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ đô thị hóa của Hà Nội cũng diễn ra mạnh mẽ...nên dẫn đến quy hoạch vừa xây dựng xong đã nhận thấy không phù hợp, lại phải điều chỉnh, dẫn đến tình trạng chắp vá, không thống nhất.

Thiếu sự phối kết hợp giữa Trung ương và Thành phố Hà Nội, giữa Thành phố Hà Nội với cộng đồng doanh nghiệp, giữa các Sở, ngành của Thành phố Hà Nội trong xây dựng quy hoạch; các quy hoạch được điều chỉnh bổ sung trong năm 2005 chưa thực hiện xong thì ngay trong năm 2006 lại điều chỉnh, bổ sung tiếp, đó là: Quyết định số 3025/QĐ – UBND ngày 30/6/2006 về việc phê duyệt bổ sung nhiệm

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí