Đổi Mới Và Nâng Cao Hiệu Quả Các Hoạt Động Công Ích Xã Hội


tầm nhận thức, hiểu biết về lịch sử cũng như nâng cao đạo đức của HS, giúp phát triển toàn diện năng khiếu của HS đối với bộ môn Lịch sử, qua đó phát triển các kĩ năng liên quan như: kĩ năng thuyết trình sự kiện, kĩ năng viết bài, kĩ năng sưu tầm sự kiện, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề... Các trường phổ thông có thể thành lập các CLB sử học, trong đó quan trọng nhất là xây dựng được Ban Chủ nhiệm CLB, đó là những GV nhiều kinh nghiệm chuyên môn, có tâm huyết với bộ môn Lịch sử, là những HS tiêu biểu của các lớp. Đội ngũ Ban Chủ nhiệm này sẽ là nòng cốt để triển khai các hoạt động chuyên đề về sử học, các vấn đề xã hội, hay tổ chức các buổi xem phim lịch sử…

Về yêu cầu: Muốn tổ chức thành công CLB Lịch sử, theo chúng tôi cần có những yêu cầu sau:

Thứ nhất. Xác định rõ mục đích, nội dung hoạt động của CLB, xây dựng hoàn chỉnh, khoa học bản Quy chế hoạt động của CLB. Dựa trên đặc trưng của môn học, điều kiện thực tiễn của trường phổ thông, GV xây dựng kế hoạch thành lập CLB Lịch sử, trong đó xá định mục đích cơ bản của CLB, Ban Chủ nhiệm, thành viên, các hoạt động chủ yếu và phân công phụ trách các mảng hoạt động của CLB, cũng như các hình thức thi đua, khen thưởng... Đây là những vấn đề hết sức quan trọng, quyết định thành công hay thất bại của CLB Lịch sử, vì thế GV cần nghiên cứu thật kỹ và đề cao tính khả thi trong xây dựng kế hoạch.

Thứ hai. Cần có sự phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong Nhà trường để xây dựng và triển khai các hoạt động của CLB. Các hoạt động của CLB không thể tách rời những hoạt động của Nhà trường, do đó, sự ủng hộ, tham gia của các Thầy Cô giáo, của các tổ chức đoàn thể như các tổ bộ môn, Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh… là hết sức cần thiết, đảm bảo tính hiệu quả của CLB.

Thứ ba. GV và Ban chủ nhiệm CLB cần xây dựng kế hoạch hoạt động trong suốt cả năm học, nghiên cứu, xây dựng những chương trình thu hút đông đảo HS tham gia. Cần xây dựng được đội ngũ nòng cốt cho CLB, đó phải là những HS có năng lực, đam mê với bộ môn Lịch sử để từ đó triển khai các ý tưởng của CLB vào thực tiễn.

Trong quá trình triển khai HĐNK CLB lịch sử, Ban chủ nhiệm CLB có thể tổ chức các hoạt động dưới đây: Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa về lịch sử, Tổ chức xem phim, xem tư liệu lịch sử, Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu


của những HS yêu thích môn lịch sử...

3.2.2.3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động công ích xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

HS có thể tham gia HĐNK dưới hình thức là các công tác công ích xã hội (đóng góp ủng hộ nhân dân những vùng gặp khó khăn, xây dựng nhà bảo tàng...). Hoạt động này tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. HS trải nghiệm hoạt động này nhằm hiểu được hoàn cảnh thực tế của con người ở những vùng còn khó khăn, hiểu được những di chứng còn lại, những mất mát mà các em HS cần được nhìn thấy đằng sau những trang sách ngợi ca chiến công của các anh lính bộ đội Cụ Hồ, hoạt động này sẽ giúp các em hình thành trách nhiệm cộng đồng, ý thức bảo tồn, gìn giữ văn hóa địa phương. Hình thức hoạt động của công tác này rất phong phú như:

- Đóng góp, chung tay xây dựng nhà bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng tại địa phương. Công việc này do GV lịch sử phụ trách, nhưng phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền xã, ban văn hóa xã và biến thành một việc chung của nhân dân địa phương.

Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 13

- Tổ chức triển lãm nói chuyện ở địa phương nhân ngày lễ lớn nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức lịch sử cho nhân dân.

- Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ theo hướng dẫn của những người có chức trách. Tiến hành thăm viếng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, lão thành cách mạng, gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách, neo đơn, nghèo khổ…

Thông qua việc tham gia các hoạt động công ích xã hội này, HS sẽ hiểu hơn về cuộc sống xung quanh, về những mất mát, đau thương mà lịch sử để lại, biết trân trọng quá khứ và tin tưởng ở tương lai của đất nước và dân tộc, có ý thức rèn luyện bản thân để xứng đáng với những mất mát, hi sinh mà biết bao thế hệ đi trước đã gánh chịu.

3.3. Một số biện pháp tiến hành đổi mới hoạt động ngoại khóa

3.3.1. Quán triệt quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong đổi mới hoạt động ngoại khoá

Phát huy vai trò tích cực và chủ động của HS trong dạy học là một trong những nguyên tắc và nội dung cơ bản của dạy học hiện đại. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, một trong những điểm nhấn cơ bản của hoạt động đổi mới dạy học hiện nay, cũng được xuất phát từ quan điểm cơ bản này. Đây cũng


là một trong những nội dung quan trọng trong các biện pháp sư phạm nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng HĐNK ở trường phổ thông hiện nay. Quan điểm tích cực và chủ động hóa vai trò của HS trong tổ chức các HĐNK Lịch sử ở trường phổ thông được thể hiện trong các hình thức ngoại khóa cụ thể như sau:

3.3.1.1. Trong hoạt động đọc sách.

Thứ nhất, diễn đạt một cách nghệ thuật nội dung của sách có tác dụng rất tốt trong việc tạo hứng thú và củng cố những kiến thức đã tiếp thụ ở sách để bổ sung và củng cố bài học. Thực hiện hình thức này, GV có thể hướng dẫn HS Đọc và thi đọc diễn cảm một bài viết hay một đoạn trích nào đó trong sách. Mỗi sự kiện lịch sử, khi đọc GV cần đưa vào đó tư tưởng, tình cảm của mình, muốn vậy GV phải hướng dẫn HS sử dụng các thao tác sư phạm để thể hiện sự phấn khởi, tin tưởng như giọng nói xúc động, trầm hùng, ánh mắt nhìn thẳng... Ví dụ, để tìm hiểu thêm về sự hi sinh mất mát, những khó khăn của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ, giữ vững miền Bắc, thực hiện nhiệm vụ hậu phương cho miền Nam, GV có thể hướng dẫn HS tìm đọc cuốn “Thánh ca Truông Bồn”, trong đó có rất nhiều những câu chuyện cảm động về sự hi sinh của 13 thanh niên xung phong tại đây. Trong đó có những đoạn khi đọc cần sự trầm lắng, xúc động, đau thương nhưng rất đỗi tự hào. Ví như: “Vào lúc 20h ngày 30/10/1968, Tiểu đội được nhận mật lệnh: “0 giờ ngày 01/11 máy bay ngừng ném bom miền Bắc, 7 giờ sáng có đoàn xe quân sự đi qua. Các đơn vị đóng quân trên tuyến đường 30 nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu; khẩn trương sửa chữa cầu đường, san lấp hố bom, bảo vệ an toàn cho đoàn xe vượt qua”.

Đến 6h10 phút, công việc vừa hoàn thành, có kẻng báo động máy bay địch. Các tiểu đội đã kịp rút về hầm trú ẩn. Riêng “Tiểu đội thép” đảm nhiệm cả nhiệm vụ trực chiến nên rút về hầm trú ẩn sau cùng. Bất ngờ, một tốp 4 chiếc máy bay Mỹ đã trút xuống 52 quả bom phá, Truông Bồn đã chìm trong biển khói. Ngớt tiếng bom, đơn vị dồn sức đào bới, tìm kiếm các Chị, các Anh - nhưng chỉ duy nhất chị Trần Thị Thông - Tiểu đội trưởng còn sống sót.

Sau hai ngày, đơn vị chỉ tìm được 6 chiến sĩ, đó là các chị: Trần Thị Doãn, Hà Thị Đang, Nguyễn Thị Phúc, Đinh Thị Vinh, Đàm Thị Bốn và anh Cao Ngọc Hòa. Còn lại 7 chiến sĩ, thân thể đã hòa lẫn vào đất đá, cỏ cây Truông Bồn, đó là các chị: Hoàng Thị Nhung, Nguyễn Thị Tâm, Phan Thị Dung, Vũ Thị Hiền, Nguyễn Thị


Hoài, Nguyễn Thị Văn và anh Trần Văn Hạp. Những gì tìm được của 7 chiến sĩ, đồng đội và người thân đành phải ngậm ngùi chia thành 7 phần để các chị, các anh được yên nghỉ trong ngôi mộ chung này! Trở lại với thời khắc định mệnh đau lòng ngày ấy: “Đau xé ruột gan nhìn mẹ - cha khóc/ Xót thương con không nguyên vẹn hình hài”. Nhung ơi!, Tâm ơi!, Dung ơi!, Hiên ơi!, Hoài ơi!, Vân ơi!, Hạp ơi! Vẫn như đang văng vẳng, mãi khắc khoải, nhói đau những người ở lại! 13 liệt sĩ TNXP hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ - người nhiều tuổi nhất là chị Nguyễn Thị Tâm vừa tròn 22 tuổi; người ít tuổi nhất là chị Nguyễn Thị Hoài chỉ mới 17 tuổi, và tất cả các Chị, các Anh chưa ai kịp xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Trong đó, anh Cao Ngọc Hòa và chị Nguyễn Thị Tâm yêu nhau suốt 3 năm trời, họ đã được hai gia đình định ước ngày cưới sau khi hai con hoàn thành nhiệm vụ - nhưng có ngờ đâu đêm hôm ấy cũng là lần cuối anh chị cùng đơn vị ra hiện trường và họ đã mãi mãi ra đi! Cuộc đưa dâu nơi quê nhà đã phải đành bỏ ngỏ!... “Anh Hòa ơi lời hẹn với chị Tâm/ Nơi chín suối có trăm năm hạnh phúc?!”… Chị Đàm Thị Bốn trước khi ra hiện trường cũng vừa nhận được tin anh trai đã hi sinh ở chiến trường miền Nam, ở nhà chỉ còn cha mẹ già không ai chăm sóc, nhưng rồi chị cũng đã ra đi!

“…Cảnh cổng trường hôm nay rộng mở/ Mà hàng tên còn trống ở trang đầu/ Bạn bè chờ đón cô dâu/ Bộ áo cưới đã thành niềm mơ ước/ Bông hoa hồng không còn cài lên ngực/ Hoa héo khô năm tháng người xa/ Tiểu đội mừng vừa mới hôm qua/ Tin ngừng bắn ngày mai mồng một/ Nếu như không có ngày ba mốt/ Em vỗ về… lời ru à ơi…”. Lời thơ như một nén tâm nhang cầu mong cho linh hồn các Chị, các Anh luôn được siêu thoát.

Nhớ về các chị, các anh, nhớ về những năm tháng chiến tranh khốc liệt ngày ấy, trước mắt chúng ta như đang hiện rõ hình ảnh của các Chị, các Anh: tiểu đội 14 người. Cứ mỗi chiều, khi mặt trời sắp gác núi, các chị, các anh lại ra đi làm nhiệm vụ cho đến hơn 6h sáng hôm sau mới trở về. Suốt đêm các chị, các anh bắc cầu, san lấp hố bom thông đường, phá bom nổ chậm và thay nhau làm “cọc tiêu sống” dẫn đường cho từng chuyến xe qua; các chị, các anh đã sống chết với con đường, đã vui với niềm vui của từng đoàn xe nối đuôi nhau ra chiến trường an toàn và cũng đã từng hồi hộp lo âu, căng thẳng sau những loạt bom rơi để kịp thời san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, kịp thời thông xe…

Thứ hai, Đóng vai các nhân vật trong sách thể hiện qua một đoạn đối thoại,


như sự đối lập giữa hai nhân vật ở hai trận tuyến: cách mạng và phản cách mạng, người yêu nước và bọn cướp nước. Ví dụ, đoạn đối thoại giữa Trần Bình Trọng và quân Nguyên; Nguyễn Trung Trực và giặc Pháp… Dựa vào nội dung của tác phẩm hay một chương, phần của sách để xây dựng một tiểu phẩm, diễn đạt một sự kiện lịch sử, như cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Ở đây, có thể kết hợp đọc sách với trình bày thơ ca, âm nhạc, múa... Hình thức này được sử dụng trong các buổi dạ hội lịch sử. Để hướng dẫn HS thực hiện các hình thức diễn đạt nghệ thuật nội dung của sách, bản thân GV cần tìm hiểu và rèn luyện về nghệ thuật trình bày trong các trường hợp trên. GV có thể tổ chức gặp gỡ tác giả sách, những nhà nghiên cứu để họ trình bày về cảm nghĩ quá trình biên soạn của mình, giới thiệu những vấn đề hay lí thú trong nội dung cuốn sách. Trong buổi gặp gỡ, HS có thể phát biểu ý kiến nêu thắc mắc, trao đổi. Đây là hình thức có tác dụng giáo dục và gây hứng thú đọc sách cho HS, song khó tổ chức. Hình thức phổ biến nhất là HS tổ chức các buổi sinh hoạt dưới sự giúp đỡ, chỉ đạo của GV. Ở đây, các em trình bày những hiểu biết của mình về tác giả, về sách, phát biểu cảm nghĩ, kể lại nội dung tóm tắt hoặc trích đọc, dẫn ra những đoạn hay, ý đẹp trong sách…

Thứ ba, Giới thiệu cho HS những tài liệu liên quan đến các vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật lịch sử điển hình, giao nhiệm vụ cho HS dưới hình thức dạy học dự án.

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, kéo theo đó là sự bùng nổ thông tin trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin, truyền thông, điều đó đã làm cho HS trở nên thụ động, lười đọc sách, tìm sách. Vì thế, để khuyến khích HS tìm và đọc sách, GV cần biết cách khơi gợi, đặt ra những tình huống có vấn đề, giới thiệu cho HS những cuốn sách cần đọc để HS về tìm hiểu và tự mình giải quyết vấn đề đó, sau đó sẽ trình bày kết quả trước tập thể lớp vào các buổi sinh hoạt chuyên đề hoặc các buổi ngoại khóa.

Ví dụ: Để tìm hiểu thêm về Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và xu thế toàn cầu hóa hiện nay GV có thể hướng dẫn HS về đọc thêm các sách như:

- “Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư - cuộc Cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm”. Tác giả: TSKH Phan Xuân Dũng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

- “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của tác giả Klaus Schwab, Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu.



sau:

- “Toàn cầu hoá” NXB Tri thức.

Để tạo động cơ, hứng thú cho HS, GV có thể phân lớp thành các nhóm như


Lớp:………………………………………………………………………….. Nhóm:……………………………………………………………………….

PHIẾU BÀI TẬP NHÓM

Dự án: Đọc sách về Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và xu thế toàn cầu hóa Thời gian thực hiện: 2 tuần

Danh sách các thành viên trong nhóm:

Các em tìm hiểu và thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1. Mặt tích cực và tiêu cực của cuộc CM KHKT hiện nay?

Nhiệm vụ 2. Toàn cầu hóa là gì? Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam Nhiệm vụ 3. Việt Nam đứng trước những thuận lợi và khó khăn nào trong bối cảnh sự bùng nổ của Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và xu thế toàn cầu hóa


Để hoạt động đọc sách của HS có hiệu quả, mang ý nghĩa thiết thực, GV cần có định hướng rõ ràng, xác định đúng đối tượng, mục đích của việc đọc sách, đồng thời, căn cứ vào từng đối tượng HS mà có những hình thức kích thích động cơ học tập, việc phân nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân tìm hiểu theo từng chủ đề là một trong những biện pháp phù hợp để giúp các em tiếp cận được với các tài liệu có liên quan đến các vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật lịch sử điển hình, rèn luyện kĩ năng đọc sách, hướng tới phát triển năng lực tự học của các em. Quy trình thực hiện của GV sẽ phải trải qua những bước cơ bản sau:

+ Hướng dẫn HS chọn sách

+ Hướng dẫn HS đọc sách, giao nhiệm vụ cho HS trong quá trình triển khai đọc sách

+ Tiến hành cho HS thảo luận trong tổ, lớp… để tìm ra được nội dung lịch sử hoặc nhân vật lịch sử có thể diễn xuất

+ Hướng dẫn cho HS diễn xuất (đọc diễn cảm hoặc đóng vai)

+ Nhận xét, đánh giá hoạt động cua HS


Thực tế, cuộc cách mạng KHKT càng phát triển, với ứng dụng của CNTT vào đời sống của con người thì việc đọc sách đã và đang ít được nhiều người sử dụng. Vì thế, chỉ có đổi mới biện pháp tổ chức thì mới có thể thu hút HS tham gia và phát huy giá trị của hoạt động này.

3.3.1.2. Trong kể chuyện và nói chuyện lịch sử

Kể chuyện lịch sử là một trong số các hình thức ngoại khóa truyền thống khá hấp dẫn, được HS yêu thích và có tác dụng giáo dục rất lớn về tư tưởng, tình cảm đối với tuổi trẻ học đường, đồng thời phát triển năng lực tư duy, hành động cho HS. Vấn đề quan trọng ở đây là làm sao HĐNK truyền thống này phải có những đổi mới để kích thích hứng thú và nâng cao hiệu quả trong dạy học. Một trong những biện pháp quan trọng ấy, theo chúng tôi, đó là tích cực và chủ động hóa vai trò của HS, hay là phát huy vai trò tích cực và chủ động của HS trong tổ chức hoạt động kể chuyện. Bản chất của định hướng đổi mới này chính là ở chỗ, thay cho việc HS chỉ thuần túy ngồi nghe kể chuyện như trước đây, bằng việc việc họ được tham gia vào quá trình tổ chức kể chuyện, từ khâu chuẩn bị đến khâu trực tiếp kể chuyện. GV bây giờ đóng vai trò là người hoạch định, hướng dẫn cho HS, chứ không làm thay HS.

Về mặt hình thức, GV có thể hướng dẫn HS sưu tầm câu chuyện trong sách báo, trên internet, hoặc trong thực tế của lịch sử địa phương, sau đó tổ chức các cuộc thi kể chuyện trong các HĐNK. Một trong những biện pháp hiệu quả và hấp dẫn nữa là tổ chức cho HS đóng vai các nhân vật trong chuyện kể lịch sử thông qua các hoạt động dạ hội hoặc sân khấu hóa. Hoặc có thể cho HS trao đổi, thảo luận về các câu chuyện để phân tích, đánh giá, nêu lên bản chất của sự kiện lịch sử, thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ đối với câu chuyện lịch sử và những nhân vật được nhắc đến trong câu chuyện lịch sử. Qua đó, rèn luyện HS biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, ngữ điệu và những biểu cảm thể hiện rõ thái độ của mình đối với lịch sử.

Ví dụ, Trong chương trình lịch sử lớp 12, GV có thể tổ chức triển khai Cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; về “Anh bộ đội Cụ Hồ”…qua các hoạt động nhóm, hoặc theo hình thức dự án, những hình thức tổ chức dạy học luôn đòi hỏi ở HS tính tích cực và chủ động rât cao.


Ví dụ: Để giúp HS tìm hiểu thêm về phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, GV có thể phân công các nhóm làm dự án như sau:


PHIẾU BÀI TẬP NHÓM

(Lớp:........Nhóm......)

Dự án

Sưu tầm Câu chuyện lịch sử ở địa phương trong phong trào cách mạng 1930-1931

Thời gian thực hiện: 2 tuần

Danh sách các thành viên trong nhóm:

Các em tìm hiểu và thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về phong trào cách mạng 1930-1931 tại địa phương Nhiệm vụ 2. Sưu tầm những câu chuyện lịch sử liên quan đến các địa

danh,các nhân vật trong phong trào cách mạng 1930-1931.


Sau đó, GV có thể lựa chọn 1 buổi sinh hoạt lớp để HS trao đổi, thảo luận về những câu chuyện của mình

Chúng tôi đã thử nghiệm nội dung này tại Trường THPT Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Huyện Hưng Nguyên là một trong những địa phương đi đầu của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, do đó, để HS về sưu tầm những câu chuyện liên quan đến Xô Viết Nghệ Tĩnh chính là nhằm mục đích giúp HS hiểu thêm về lịch sử đấu tranh hào hùng của quê hương, từ đó tạo niềm tin, niềm tự hào về truyền thống của các thế hệ đi trước, giúp cho các em có ý thức và trách nhiệm tốt hơn với quê hương, sống xứng đáng với tên gọi là ngọn cờ đầu của phong trào Xô Viết, nơi có cuộc biểu tình lớn nhất và đau thương nhất vào ngày 12/9/1930. Kết quả thử nghiệm cho thấy HS nắm chắc, hiểu sâu hơn về ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, các em nhận thức sự kiện tốt hơn, hiểu bản chất của cuộc đấu tranh trong phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo, thêm tin, thêm tự hào về mảnh đất mà mình đang sinh sống và học tập.

3.3.1.3. Trong hoạt động Tham quan lịch sử.

a. Kết hợp tham quan với trao đổi, thảo luận

Một trong những nội dung đổi mới hoạt động tham quan chính là tổ chức cho

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí